để điều chỉnh, bổ sung.
- Cặp đôi trao đổi, thống nhất và nộp ảnh chụp vở ghi/sản phẩm cho GV qua phần bài tập trên Teams, nhận phản hồi từ GV để tiếp tục chỉnh sửa.
- Kẻ bảng KWL vào vở TH, tự đánh giá các mục tiêu đã đạt được sau TH trực tuyến và điền thông tin tương ứng vào cột K, W.
Sản phẩm:
- Vở ghi của HS trình bày theo cấu trúc:
Thắc mắc/ điều chỉnh, bổ sung/ ghi chú (2) | Nội dung trả lời các câu hỏi định hướng TH (1) |
Sơ đồ tư duy/từ khóa trọng tâm (3): |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế Hoạch Bài Dạy Chủ Đề Hiđrocacbon Không No (Tiết 3,4)
- Vận dụng mô hình Blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông - 24
- Trong Thí Nghiệm 1, Đá Bọt Và Bông Tẩm Naoh Đặc Có Vai Trò Gì? Để Thu Khí Etilen Sinh Ra Người Ta Sử Dụng Phương Pháp Nào? Tại Sao?
- Tại Sao Nước Bắp Cải Tím Lại Có Khả Năng Đổi Màu Trong Môi Trường Axit?
- Kế Hoạch Bài Học Dự Án Tìm Hiểu Về Ankan Trong Thực Tiễn
- Kế Hoạch Bài Dạy Dự Án Tìm Hiểu Về Ancol Etylic Trong Đời Sống - Lợi Ích Và Tác Hại
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
- Nội dung cột K, W của bảng KWL:
W (Điều muốn trao đổi thêm) | L (Điều đạt được sau bài học) và minh chứng | |
Việc em đã làm tốt và chưa tốt? Cách cải thiện việc làm chưa tốt như thế nào? ............................................................................................................................... Mức độ hài lòng: Chưa hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng |
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động trực tuyến trên Teams:
GV cung cấp bài giảng điện tử trên nhóm lớp học của Teams kèm theo các yêu cầu (như mục nội dung).
HS thực hiện nhiệm vụ TH, trao đổi các thắc mắc với GV và bạn học để chỉnh sửa/bổ sung trong vở TH; thống nhất và chụp ảnh vở TH, nộp cho GV trong phần bài tập tương ứng trên Teams.
GV phản hồi nội dung vở TH và nhắc nhở HS. Tổ chức họp trực tuyến với HS để tiếp tục giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn HS điều chỉnh (nếu cần).
HS/cặp đôi HS tự đánh giá lần 1 theo yêu cầu của GV.
Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng (1 tiết trên lớp học + trực tuyến ở nhà)
Mục tiêu: (4), (5), (7), (8). HS chính xác, hệ thống được các kiến thức và hợp tác để luyện tập, vận dụng kiến thức đã học.
Nội dung: HS hợp tác theo nhóm để tiến hành thí nghiệm, giải bài tập hóa học, tham gia trò chơi học tập.
HS giải bài tập thực tiễn (cá nhân hoặc cặp đôi) ở nhà và nộp qua MS Teams.
Sản phẩm: Báo cáo kết quả thí nghiệm và lời giải cho các bài tập; kết quả tham gia trò chơi; câu trả lời cho các bài tập thực tiễn.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động trực tiếp trên lớp:
Hoạt động 3.1: Tiến hành thí nghiệm và giải bài tập hóa học (33 phút)
GV tổ chức dạy học hợp tác theo trạm: chia lớp học thành 8 nhóm (2 cụm, mỗi cụm 4 nhóm), phổ biến nhiệm vụ trong các phiếu học tập tại các trạm.
PHIẾU HỌC TẬP TRẠM 1
Xác định các chất hữu cơ X, Y, Z, T và viết PTHH của các phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa dưới đây, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
PHIẾU HỌC TẬP TRẠM 2
Viết công thức cấu tạo và gọi tên của các anđehit có công thức phân tử lần lượt là C4H8O và C5H10O.
PHIẾU HỌC TẬP TRẠM 3
Thực hiện thí nghiệm sau: Lấy vào ống nghiệm sạch khoảng 1 ml dung dịch AgNO3 1%, thêm từ từ từng giọt dung dịch NH3 5% đồng thời lắc đều cho đến khi kết tủa sinh ra vừa tan hết thì dừng lại. Thêm tiếp 1 ml etanal vào ống nghiệm (nhỏ vòng quanh theo thành), sau đó đun nóng nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn hoặc ngâm vào cốc đựng nước nóng (60 - 700C) trong vài phút.
Nêu hiện tượng và viết PTHH của phản ứng xảy ra.
PHIẾU HỌC TẬP TRẠM 4
1. Cho 1,97 gam dung dịch fomon tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (đủ) thu được 10,8 gam Ag kết tủa. Nồng độ % của anđehit fomic trong fomon là
A. 25,5%. B. 40,5%. C.38,1%. D. 36,7%.
2. Cho 10,9 gam hỗn hợp hai anđehit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của anđehit no, đơn chức, mạch hở tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam bạc kết tủa. Công thức phân tử của hai anđehit là?
A. C2H5CHO, C3H7CHO. B. C3H7CHO, C4H9CHO.
C.CH3CHO, C2H5CHO. D. HCHO, CH3CHO. HS tìm hiểu các nhiệm vụ ở các trạm, đặt câu hỏi thắc mắc (nếu có).
GV giải đáp các thắc mắc của HS, tổ chức HS chọn trạm xuất phát, hoạt động nhóm (thời gian 5 phút) và ghi kết quả trên giấy A4, hết thời gian di chuyển sang trạm mới. Ở trạm cuối cùng, nhóm HS ghi kết quả lên giấy A0 để chuẩn bị báo cáo.
Nhóm nào hoàn thành nhiệm vụ của trạm chính trước thời gian quy định có thể chuyển sang trạm bổ sung với nhiệm vụ sau đây:
PHIẾU HỌC TẬP TRẠM BỔ SUNG
Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các hóa chất sau: fomalin, ancol etylic, dung dịch phenol. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
GV yêu cầu đại diện các nhóm HS trình bày kết quả ở các trạm. Các nhóm khác nhận xét và nêu câu hỏi cho nhóm trình bày.
GV chỉnh lí và tổng kết kiến thức bài học.
Hoạt động 3.2. Tham gia trò chơi Mảnh ghép hóa học (12 phút)
GV thành lập 8 đội chơi, giới thiệu trò chơi, phổ biến yêu cầu và cách chơi cho HS.
Cách chơi: Mỗi đội chơi được giao một bộ gồm các mảnh ghép hình tam giác (đã được cắt rời) trong khoảng thời gian nhất định (khoảng 5-7 phút) các đội chơi phải ghép bắt đầu từ mảnh ghép có chữ “ANĐEHIT” sao cho các mảnh được ghép lại phải có 2 cạnh đối nhau biểu diễn 2 thông tin có mối liên hệ với nhau (hoặc 1 câu hỏi và 1 câu trả lời). Đội ghép đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc. Hết thời gian, tổ chức chấm chéo các nhóm theo đáp án GV đưa ra, tính số cặp cạnh ghép chính xác (mỗi cặp đúng được 1 điểm) và xác định đội thắng cuộc theo số điểm dành được của mỗi đội.
HS lắng nghe và trao đổi thắc mắc về luật chơi.
GV giải đáp các thắc mắc và bắt đầu tổ chức trò chơi. GV sử dụng các khẩu lệnh cho phép trò chơi bắt đầu, theo dõi và giám sát các hoạt động chơi của các đội.
HS tham gia trò chơi và báo cáo kết quả.
GV đưa ra các đáp án, chỉnh lí kết quả ghép của các đội, khắc sâu các kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ, sau đó đánh giá kết quả và trao thưởng (nếu có), nhận xét về tinh thần, thái độ của các HS. Sau đó, GV phổ biến nhiệm vụ học tập của buổi học tiếp theo (nếu cần).
Hoạt động trực tuyến trên Teams:
GV giao HS làm tối thiểu 1 trong 2 bài tập sau (không bắt buộc với tất cả các HS). Yêu cầu trình bày sáng tạo và làm rõ: (1) vấn đề cần giải quyết; (2) nội dung đã biết có liên quan; (3) các bước giải và lời giải.
HS/cặp đôi HS giải bài tập thực tiễn và gửi kết quả cho GV qua bài tập tương ứng trên Teams.
GV nhận xét, đánh giá tổng kết và công bố đáp án.
Bài tập 1: Fomon là dung dịch trong nước của fomanđehit. Dung dịch bão hòa của fomanđehit trong nước có nồng độ 37-40% gọi là fomalin.
a. Tại sao xác người hay động vật sử dụng làm tiêu bản phục vụ cho nghiên cứu thường được ngâm trong fomon?
(Nguồn internet) |
Hướng dẫn
a. Do fomanđehit (trong fomon) làm biến tính protein, biến protein thành chất đàn hồi, không thối rữa.
Fomanđehit cũng có tính độc đối với vi khuẩn (tính sát trùng) do đó tiêu diệt vi khuẩn gây phân hủy và thối rữa xác người, xác động vật làm tiêu bản.
b. Fomanđehit gây ức chế hoạt động, tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm và một số vi sinh vật làm hư hỏng bún phở, đồng thời gây biến tính protein (kết hợp với protein tạo thành các hợp chất bền, không thối rữa) do đó kéo dài thời gian bảo quản, làm bún phở trắng, bóng đẹp, dai và khó bị chua. Điều này khác với bún, phở thường có màu trắng đục hoặc trắng ngà của bột gạo, dẻo và nhanh chua.
Lạm dụng fomon trong bảo quản bún, phở và thực phẩm không những làm giảm giá trị dinh dưỡng mà có thể gây hại cho sức khỏe. Nếu sử dụng thường xuyên các thực phẩm chứa lượng lớn fomanđehit (trong fomon) vượt mức cho phép trong thời gian dài có thể gây nguy hiểm. Phản ứng cấp tính gây ra các triệu chứng: đau bụng dữ dội, nôn mửa, nôn ra máu, đái máu, đau thận, hoại tử tế bào,... . Khi fomanđehit vào đường tiêu hóa sẽ làm chậm, rối loạn tiêu hóa; gây đầy bụng giả no; viêm dạ dày, đại tràng, ruột; làm chậm quá trình trao đổi chất và chuyển hóa dinh dưỡng của cơ thể; fomanđehit chuyển hoá thành axit fomic làm tăng axit trong máu, giảm bạch cầu, tổn thương các cơ quan nội tiết (dạ dày, gan, tụy, thận). Hàm lượng fomanđehit cao có thể gây tử vong. Ngoài ra, các sản phẩm fomon thương mại còn có thể lẫn nhiều tạp chất, đặc biệt là các kim loại nặng, có thể gây ung thư ở người.
(Nguồn internet) |
b. Ở một số vùng cao, đồng bào còn treo thịt (thường là thịt trâu, bò, lợn,...) lên gác bếp để xông khói làm thành một món đặc sản “thịt gác bếp” với hương vị đặc trưng. Em hãy cho biết tại sao thịt gác bếp bảo quản được lâu và có hương vị đặc trưng? Việc sử dụng nhiều và thường xuyên các sản phẩm thịt gác bếp có gây hại gì cho sức khỏe con người không?.
Hướng dẫn
a. Trong khói bếp có chứa một lượng nhỏ anđehit fomic HCHO. HCHO có khả năng sát trùng, tiêu diệt các vi sinh vật, nấm mốc, chống mối mọt nên làm rổ rá, nong, nia,… được bền hơn.
b. Khói chứa rất nhiều thành phần gồm các ancol, phenol, anđehit, axit cacboxylic… (khoảng 200 chất). Các hợp chất này (nhất là fomanđehit và axit axetic) được hấp thụ chọn lọc và thấm vào thịt, hấp thụ mạnh ở thịt có độ ẩm cao, ức chế và tiêu diệt vi sinh vật gây hư hỏng trong khoảng thời gian nhất định, giúp cho thịt bảo quản được lâu hơn. Đồng thời, khói bếp còn sấy khô và làm thẩm thấu các hợp chất tự nhiên trong khói vào thịt giúp tạo màu sắc và hương vị đặc trưng.
Sử dụng thịt gác bếp (thịt hun khói) vừa đủ để đa dạng dinh dưỡng thì ít gây hại do trong sản phẩm có một số chất thuộc loại hiđrocacbon thơm đa vòng, phenol và anđehit có hại nhưng lượng tồn đọng trên sản phẩm ít và cơ thể có các phản ứng chuyển hóa sinh hoá hoặc hoá học nên làm giảm nhẹ hoặc mất độc tính của chúng. Tuy nhiên nếu sử dụng thường xuyên với lượng lớn cũng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến gan, thận, dạ dày, ruột,..., làm tăng nguy cơ gây ung thư. Ngoài ra, trong thịt gác bếp cũng có chứa các chất béo bão hòa làm tăng nồng độ cholesterol, gây tăng cân không lành mạnh, tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và đột quỵ.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập (ở nhà)
Mục tiêu: HS tự đánh giá được kết quả sau bài học, rút kinh nghiệm học tập cho bản thân.
Nội dung: HS được yêu cầu tự đánh giá điều đạt được sau bài học, rút kinh nghiệm và hoàn thành bảng KWL.
Sản phẩm: Nội dung cột L; các việc làm tốt, chưa tốt và cách cải thiện.
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS làm bài tập luyện tập, tự đánh giá và rút kinh nghiệm.
HS thực hiện, chụp ảnh bảng KWL và nộp lại cho GV qua bài tập trên Teams. GV tổng kết và công bố kết quả đánh giá quá trình học tập của HS.
GV yêu cầu HS xây dựng hồ sơ học tập.
HS xây dựng hồ sơ, lưu lại các minh chứng và nộp cho GV (nếu cần).
Phụ lục 5.4. Kế hoạch bài dạy bài 45: Axit cacboxylic (tiết 2)
BÀI 45: AXIT CACBOXYLIC (tiết 2)
A. Mục tiêu
1. Năng lực hóa học
(1) Trình bày được tính chất hoá học của axit cacboxylic: Thể hiện tính axit yếu (phản ứng với chất chỉ thị, bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh), phản ứng với ancol tạo thành este.
(2) Thực hiện được các thí nghiệm về tính axit của axit axetic (hoặc axit xitric); phản ứng của axit axetic với ancol etylic (điều chế etyl axetat); mô tả các hiện tượng và giải thích.
(3) Trình bày được phương pháp điều chế axit cacboxylic (điều chế axit axetic bằng phương pháp lên men giấm, oxi hoá anđehit axetic/ankan, đi từ metanol).
(4) Trình bày được ứng dụng của một số axit cacboxylic thông dụng.
(5) Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hoá học.
(6) Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch axit trong phản ứng và hiệu suất của phản ứng tạo thành este.
2. Năng lực chung
Phát triển NL chung đặc biệt NLTH của HS thông qua tổ chức các hoạt động học tập theo mô hình BL với các biểu hiện:
- HS xác định được mục tiêu và nội dung bài học (buổi 2).
- Lập kế hoạch TH trong sự hợp tác với 1 bạn học khác.
- Truy cập internet, xem bài giảng điện tử, trao đổi tích cực để hoàn thành các yêu cầu TH tương ứng với bài giảng.
- Vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn được GV giao trực tiếp trên lớp hoặc trực tuyến ở nhà.
- Hợp tác, hỗ trợ bạn học khác trong thực hiện nhiệm vụ trực tiếp trên lớp và trực tuyến ở nhà.
- Trình bày và bảo vệ kết quả học tập của bản thân và nhóm khi thảo luận.
- Đánh giá kết quả sau TH trực tuyến và sau toàn bộ quá trình học tập bài học.
- Nhận ra được các việc làm tốt, chưa tốt và đề xuất cách cải thiện trong giai đoạn học tập tiếp theo.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có thái độ hợp tác, chia sẻ, trách nhiệm trong các nhiệm vụ được phân công.
- Trung thực: Thống nhất giữa nội dung báo cáo và kết quả tiến hành các thí nghiệm, đánh giá khách quan các kết quả TH của bản thân và bạn học.
B. Phương tiện dạy học và học liệu
- Lớp học trên Teams, bài giảng điện tử, phiếu học tập, trò chơi Bingo hóa học!.
- Máy tính, máy chiếu, giấy A0, bút dạ, nam châm.
C. Các hoạt động học
Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ học tập (5 phút trên lớp)
Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ TH, nhận biết được các mục tiêu bài học và lập kế hoạch TH.
Nội dung: HS được yêu cầu lựa chọn "bạn cùng tiến", nghiên cứu mục tiêu của bài học và lập kế hoạch TH.
Sản phẩm: Mục tiêu bài học (mục A.1), kế hoạch TH của HS.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động trực tiếp trên lớp: GV giới thiệu các nhiệm vụ học tập, yêu cầu và tiêu chí đánh giá đối với các nhiệm vụ cho HS.