- Hoạt động trực tiếp trên lớp: Nhóm HS họp trực tiếp để thiết kế sản phẩm và tập trình bày sản phẩm DA. GV có thể hỗ trợ nhóm HS (nếu cần).
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả dự án (1 tiết trên lớp)
Mục tiêu: HS trình bày, bảo vệ kết quả của DA; đánh giá và rút kinh nghiệm.
Nội dung: Các nhóm HS trình bày kết quả của DA; đánh giá đồng đẳng sản phẩm DA, sau đó mỗi nhóm và mỗi HS tự đánh giá và rút kinh nghiệm.
Sản phẩm: Kết quả đánh giá đồng đẳng sản phẩm DA; Kết quả tự đánh giá quá trình thực hiện dự án của nhóm; Bảng KWL và hồ sơ DA của mỗi HS.
Tổ chức thực hiện:
- Hoạt động trực tiếp trên lớp: GV bố trí không gian lớp học và tổ chức các nhóm báo cáo sản phẩm DA. GV đánh giá và tổ chức các nhóm đánh giá đồng đẳng theo tiêu chí đã thống nhất (ở phụ lục 7.7).
GV tổng hợp kết quả, khen thưởng (nếu có).
- Hoạt động trực tuyến trên Teams: Các nhóm thảo luận, chỉnh sửa sản phẩm DA để nộp lại. GV công bố sản phẩm, kết quả đánh giá sản phẩm DA và khen thưởng HS/nhóm HS tích cực trên lớp học của Teams. Kết hợp yêu cầu HS chia sẻ sản phẩm DA qua facebook (nếu cần) và tiếp tục trao thưởng cho nhóm có sản phẩm được thích và chia sẻ nhiều nhất. Mỗi nhóm HS tự đánh giá quá trình thực hiện DA (theo phụ lục 7.8), sau đó mỗi HS tự đánh giá và rút kinh nghiệm, hoàn thành bảng KWL, xây dựng hồ sơ DA và nộp lại cho GV qua Teams.
D. Hồ sơ dự án
Link tài liệu trực tuyến "Hồ sơ dự án Tìm hiểu về ankan trong thực tiễn": https://drive.google.com/drive/folders/1LgVISX4dVI5WrUHIN9UkLm22d1Br04q E?usp=sharing.
QR code:
Phụ lục 5.6. Kế hoạch bài dạy dự án Tìm hiểu về ancol etylic trong đời sống - Lợi ích và tác hại
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
DỰ ÁN TÌM HIỂU VỀ ANCOL ETYLIC TRONG ĐỜI SỐNG - LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI
A. Mục tiêu
1. Năng lực hóa học
- Trình bày và giải thích được các ứng dụng ancol etylic dựa vào tính chất của nó.
- Trình bày được quá trình hấp thụ ancol etylic trong cơ thể người, tác hại của việc lạm dụng rượu bia đối với sức khỏe và xã hội.
- Trình bày được phương pháp nấu rượu truyền thống, các lợi ích kinh tế và tác động của nghề nấu rượu ở quy mô hộ gia đình đến môi trường.
- Trình bày được phương pháp làm rượu từ hoa quả, giải thích được cơ chế chuyển hóa và ưu điểm của rượu làm từ hoa quả.
- Giải thích được vai trò của các thành phần trong nước rửa tay khô, pha chế được nước rửa tay khô đảm bảo yêu cầu diệt khuẩn.
2. Năng lực chung: Góp phần phát triển các NL chung đặc biệt là NLTH cho HS thông qua các hoạt động DHDA theo mô hình BL với các biểu hiện:
- Xác định được mục tiêu và các vấn đề cần giải quyết của một chủ đề DA đã lựa chọn như: Ứng dụng thực tiễn của ancol etylic, thực trạng và giải pháp cho vấn nạn lạm dụng rượu bia, tìm hiểu nghề nấu rượu tại địa phương, làm rượu từ hoa quả, pha chế nước rửa tay khô,... .
- Nhận định được điều đã biết có liên quan đến chủ đề DA đã lựa chọn ở trên.
- Xác định phương tiện và cách thực hiện nhiệm vụ của chủ đề DA đã lựa chọn.
- Xác định được thời gian biểu thực hiện DA và dự kiến kết quả đạt được cho chủ đề DA đã lựa chọn.
- Thu thập được thông tin cho chủ đề DA trên từ internet, tài liệu và thực tiễn.
- Xử lý thông tin và giải quyết được các vấn đề của chủ đề DA.
- Hợp tác được với thầy cô, bạn học trong quá trình thực hiện chủ đề DA.
- Trình bày sản phẩm và bảo vệ được các kết quả của chủ đề DA.
- Đánh giá được kết quả thu được sau khi thực hiện chủ đề DA.
- Xác định việc làm tốt và chưa tốt, đề xuất được cách khắc phục cho DA tiếp theo.
3. Phẩm chất
- Có thái độ hợp tác, chia sẻ, có trách nhiệm trong các nhiệm vụ được phân công, báo cáo trung thực và đánh giá khách quan các kết quả của dự án.
- Thể hiện được thái độ, cách ứng xử của cá nhân với việc bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng; chủ động, tích cực trong việc tuyên truyền đến mọi người về tác hại của việc lạm dụng rượu bia và cách sử dụng rượu bia an toàn, hợp lý; về cách sử dụng hợp lý nước rửa tay khô để phòng chống dịch bệnh.
B. Thiết bị dạy học và học liệu
- Nhóm lớp học trên Microsoft Teams, máy tính, điện thoại smartphone có kết nối internet, máy chiếu.
- Bảng các gợi ý về mục tiêu, các vấn đề cần giải quyết của các chủ đề DA.
- Mẫu sơ đồ KWL, Mẫu kế hoạch thực hiện DA, Phiếu đánh giá sản phẩm DA, Phiếu đánh giá quá trình thực hiện DA.
C. Các hoạt động học
Hoạt động 1: Lựa chọn chủ đề dự án
Mục tiêu: HS xác định được mục tiêu và các vấn đề cần giải quyết của DA.
Nội dung: HS được yêu cầu đề xuất các chủ đề DA, lựa chọn chủ đề, xác định điều đã biết có liên quan và các vấn đề cần giải quyết của chủ đề dự án đã lựa chọn.
Sản phẩm: Nội dung K, W trong sơ đồ KWL của cá nhân. Ví dụ:
K (Điều em đã biết về chủ đề DA) | W (Các vấn đề cần giải quyết của chủ đề DA đã lựa chọn) | L (Điều đã học được sau DA) |
- Cồn etanol có khả năng sát trùng. - Etanol có thể làm dung môi hòa tan | - Thành phần và vai trò của các thành phần trong nước rửa tay khô là gì? - Tỉ lệ của các thành phần trong nước rửa tay khô như thế nào? |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế Hoạch Bài Dạy Bài 45: Axit Cacboxylic (Tiết 2)
- Tại Sao Nước Bắp Cải Tím Lại Có Khả Năng Đổi Màu Trong Môi Trường Axit?
- Kế Hoạch Bài Học Dự Án Tìm Hiểu Về Ankan Trong Thực Tiễn
- Phiếu Tự Đánh Giá Nlth Của Hs (Trong Dạy Học Theo Mô Hình Lhđn)
- Vận dụng mô hình Blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông - 31
- Vận dụng mô hình Blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông - 32
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
- Quy trình pha chế nước rửa tay khô như thế nào? Cần chú ý gì khi pha chế nước rửa tay khô? - Cần có những thông tin gì trên nhãn mác sản phẩm nước rửa tay khô?Cách bảo quản và sử dụng hợp lí nước rửa tay khô như thế nào? | ||
Việc gì em đã làm tốt và còn làm chưa tốt khi thực hiện dự án? Cách khắc phục như thế nào?.............................................................................................................. Mức độ hài lòng: Chưa hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng |
Tổ chức thực hiện
Hoạt động trực tuyến trên Teams:
- GV đặt vấn đề trên nhóm lớp học: Ancol etylic (etanol) là ancol có nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tiễn, đây cũng là thành phần chính của rượu bia và các loại đồ uống có cồn quen thuộc trên thị trường hiện nay. Uống rượu là một nét đẹp văn hóa của người Việt đã có từ lâu đời tuy nhiên việc lạm dụng rượu bia cũng đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và gây ra những hệ lụy cho xã hội (như: vấn đề an toàn giao thông, trật tự xã hội, bạo lực gia đình,… ).
Vậy ancol etylic đã đem lại những lợi ích và tác hại gì cho đời sống của chúng ta? Làm thế nào tăng cường lợi ích và phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của nó?
Đóng vai là một nhà nghiên cứu đang muốn làm rõ các vấn đề trên, em hãy đề xuất các chủ đề DA có liên quan sau đó lựa chọn một chủ đề DA để thực hiện (trong các chủ đề em đề xuất hoặc được gợi ý) theo link khảo sát sau: https://bit.ly/3hFhCQt. Trong link khảo sát, GV gợi ý một số chủ đề dự án sau: Chủ đề 1: Ứng dụng thực tiễn của ancol etylic; Chủ đề 2: Thực trạng và giải pháp cho vấn nạn lạm dụng rượu bia; Chủ đề 3: Nghề nấu rượu truyền thống; Chủ đề 4: Làm rượu từ trái cây; Chủ đề 5: Pha chế nước rửa tay khô.
Dựa trên lựa chọn của HS về các chủ đề qua link khảo sát, GV xác định danh sách các nhóm HS thực hiện DA theo các chủ đề. Yêu cầu mỗi học sinh tự xác định điều đã biết (kiến thức/kĩ năng) có liên quan điền vào cột K và đề xuất các vấn đề cần giải quyết của chủ đề dự án điền vào cột W của sơ đồ KWL trong vở ghi (gợi ý HS tư duy theo kĩ thuật 5W1H).
Hoạt động trực tiếp trên lớp: GV tổ chức các nhóm HS theo chủ đề đã lựa chọn.
Hoạt động 2: Lập kế hoạch thực hiện DA
Mục tiêu: HS lập và điều chỉnh được kế hoạch thực hiện dự án.
Nội dung: Các nhóm HS thảo luận dưới sự điều hành của nhóm trưởng và hỗ trợ của giáo viên để lập và điều chỉnh kế hoạch thực hiện DA; thống nhất tiêu chí đánh giá sản phẩm DA.
Sản phẩm: Mục tiêu và các vấn đề cần giải quyết, kế hoạch thực hiện DA của các nhóm, các tiêu chí đánh giá sản phẩm DA.
Tổ chức thực hiện:
- Hoạt động trực tiếp trên lớp: GV chia nhóm và tổ chức các nhóm HS thảo luận để nhận định điều đã biết (kiến thức/kĩ năng) liên quan đến DA và thống nhất các vấn đề cần giải quyết của các chủ đề DA đã lựa chọn. Lập kế hoạch thực hiện DA, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. GV định hướng, hỗ trợ các nhóm, gợi ý các vấn đề cần giải quyết và hình thức trình bày sản phẩm cho nhóm học sinh (nếu cần).
GV tổ chức HS thảo luận và thống nhất các tiêu chí đánh giá sản phẩm của DA.
- Hoạt động trực tuyến trên Teams: GV tạo các nhóm chat trên Teams (tương ứng với mỗi nhóm học sinh), trao quyền quản trị cho nhóm trưởng. Hỗ trợ nhóm HS điều chỉnh kế hoạch thực hiện DA cho phù hợp.
HS trao đổi trong nhóm chat để điều chỉnh kế hoạch thực hiện DA. Thống nhất và thông báo kế hoạch thực hiện DA chính thức đến GV và các thành viên nhóm. Dựa vào kế hoạch chung, mỗi thành viên lập kế hoạch thực hiện của cá nhân.
Hoạt động 3: Thực hiện dự án (1 - 2 tuần ở nhà)
Mục tiêu: HS giải quyết được các vấn đề của DA.
Nội dung: HS thu thập thông tin để giải quyết các vấn đề của DA theo nhiệm vụ được giao, thiết kế và xây dựng kịch bản trình bày sản phẩm DA.
Sản phẩm: Sản phẩm DA của các nhóm theo chủ đề.
Tổ chức thực hiện:
- Hoạt động trực tuyến trên Teams: HS thực hiện nhiệm vụ đã được phân công, phát hiện và đề xuất các vấn đề mới nảy sinh để bổ sung, điều chỉnh kế hoạch và các hoạt động thực hiện DA. Sau mỗi giai đoạn theo kế hoạch, nhóm trưởng chủ động tạo cuộc họp nhóm trực tuyến trong nhóm chat để các thành viên báo cáo kết quả đã thực hiện, giải quyết các vấn đề nảy sinh. GV tham gia vào các cuộc họp của nhóm để tư vấn, hỗ trợ cho nhóm (nếu cần).
Nhóm HS tổng hợp các kết quả thu được, thảo luận để đề xuất ý tưởng thiết kế và kịch bản trình bày sản phẩm dự án.
- Hoạt động trực tiếp: Nhóm HS họp trực tiếp để thiết kế sản phẩm và tập trình bày sản phẩm DA. GV có thể hỗ trợ nhóm HS (nếu cần).
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả dự án (1 tiết trên lớp)
Mục tiêu: HS trình bày, bảo vệ được kết quả của DA; đánh giá và rút kinh nghiệm về quá trình thực hiện DA.
Nội dung: Các nhóm HS trình bày kết quả của dự án; đánh giá đồng đẳng các sản phẩm dự án, sau đó mỗi HS tự đánh giá và rút kinh nghiệm.
Sản phẩm: Kết quả đánh giá đồng đẳng sản phẩm DA; Kết quả tự đánh giá quá trình thực hiện DA của nhóm; Bảng KWL và hồ sơ DA của mỗi HS.
Tổ chức thực hiện
- Hoạt động trực tiếp trên lớp: GV bố trí không gian lớp học và tổ chức các nhóm báo cáo sản phẩm DA. GV đánh giá và tổ chức các nhóm đánh giá đồng đẳng theo tiêu chí đã thống nhất (ở phụ lục 7.7). GV tổng hợp kết quả, khen thưởng (nếu có).
- Hoạt động trực tuyến trên Teams: Các nhóm thảo luận, chỉnh sửa sản phẩm DA để nộp lại. GV công bố sản phẩm, kết quả đánh giá sản phẩm DA và khen thưởng HS/nhóm HS tích cực trên lớp học của Teams. Yêu cầu HS chia sẻ sản phẩm trên nhóm facebook (nếu cần) để tiếp tục đánh giá qua phản hồi, số lượt thích và chia sẻ.
Yêu cầu mỗi nhóm HS tự đánh giá quá trình thực hiện DA (theo phụ lục 7.8), sau đó mỗi HS tự đánh giá và rút kinh nghiệm, hoàn thành bảng KWL cá nhân, xây dựng hồ sơ DA và nộp lại cho GV qua Teams.
D. Hồ sơ dự án
Link tài liệu trực tuyến "Hồ sơ dự án Tìm hiểu về ancol etylic trong đời sống - Lợi ích và tác hại": https://drive.google.com/drive/folders/18jEEutdaf_T3s57hv Ks56DkmcLP0NCoK?usp=sharing.
QR code:
Phụ lục 5.7. Kế hoạch bài dạy dự án Tìm hiểu về axit cacboxylic trong đời sống con người
D. Hồ sơ dự án
Link tài liệu trực tuyến "Hồ sơ dự án Tìm hiểu về axit cacboxylic trong đời sống con người" (phụ lục 5.7): https://drive.google.com/drive/folders/116l8APPXiTf8w 6aZ6ul0vBBV7XR2alwW?usp=sharing.
QR code:
PHỤ LỤC 6. BÀI TẬP THỰC TIỄN PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11
Link tài liệu trực tuyến "Bài tập thực tiễn phần Hóa học hữu cơ lớp 11": https://drive.google.com/drive/folders/1zyRC89CDjxefjqeNOQNwbcOiX8j4H1Ma
?usp=sharing.
QR code:
PHỤ LỤC 7. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NLTH CỦA HS THPT TRONG DH THEO MÔ HÌNH BL
Phụ lục 7.1. Phiếu đánh giá theo tiêu chí của GV (trong DHDA theo mô hình LHĐN)
PHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ HỌC
(Trong dạy học dự án theo mô hình BL) HS:.........................................Nhóm:............Lớp:........... Trường:..................
GV đánh giá:....................................................................................................
Thời điểm đánh giá: ........................................................................................
Thầy/cô hãy đánh giá mức độ đạt được các tiêu chí của HS dựa vào các gợi ý và cho điểm vào ô trống tương ứng: Mức 1 (1 điểm); Mức 2 (2 điểm); Mức 3 (3 điểm)
Tiêu chí | Các mức độ | Gợi ý minh chứng | |||
1 | 2 | 3 | |||
1 | Đặt ra mục tiêu và xác định các vấn đề cần giải quyết của DA | Sơ đồ KWL cá nhân. | |||
2 | Nhận định điều đã biết có liên quan đến DA | ||||
3 | Xác định phương tiện và cách thức thực hiện các nhiệm vụ của DA | Kế hoạch thực hiện DA của cá nhân, của nhóm và các điều chỉnh. | |||
4 | Lập thời gian biểu thực hiện DA và dự kiến kết quả đạt được | ||||
5 | Thu thập thông tin cho DA | Kết quả nhiệm vụ cá nhân; Kết quả đánh giá sản phẩm DA của nhóm; Nhật ký hoạt động nhóm; Kết quả tự đánh giá quá trình thực hiện DA. | |||
6 | Xử lý thông tin và giải quyết vấn đề của DA | ||||
7 | Hợp tác với thầy cô, bạn học | ||||
8 | Trình bày và bảo vệ kết quả của DA | ||||
9 | Đánh giá kết quả DA | Kết quả đánh giá đồng đẳng; Kết quả tự đánh giá của nhóm; KWL cá nhân. | |||
10 | Rút kinh nghiệm và điều chỉnh | ||||
Tổng điểm: ......... /30 |