Trong Thí Nghiệm 1, Đá Bọt Và Bông Tẩm Naoh Đặc Có Vai Trò Gì? Để Thu Khí Etilen Sinh Ra Người Ta Sử Dụng Phương Pháp Nào? Tại Sao?


2. Điều chế và thử tính chất

của axetilen


Nhóm HS thảo luận nhanh về dụng cụ hóa chất cách tiến hành 1

.....................................................................................

.....................................................................................

.....................................................................................

.....................................................................................

.....................................................................................


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Nhóm HS thảo luận nhanh về dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành, sau đó thực hiện thí nghiệm theo yêu cầu của GV, có thể sử dụng phiếu hỗ trợ dưới đây (nếu cần). GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ các nhóm HS.

PHIẾU HỖ TRỢ

Thí nghiệm 1. - Cho 2 ml ancol etylic khan vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt, thêm từng giọt 4 ml dung dịch H2SO4 đặc, lắc đều. Lắp dụng cụ như hình vẽ sau:

Đun nóng hỗn hợp phản ứng sao cho hỗn hợp không trào lên ống dẫn 2

- Đun nóng hỗn hợp phản ứng sao cho hỗn hợp không trào lên ống dẫn khí. Dẫn khí sinh ra qua dung dịch dung dịch KMnO4. Quan sát sự thay đổi màu của dung dịch. Thí nghiệm 2. - Cho vài mẩu canxi cacbua vào ống nghiệm, dùng công tơ hút lấy khoảng 3 ml nước và lắp dụng cụ như hình vẽ sau:


- Chuẩn bị sẵn một ống nghiệm chứa dung dịch KMnO4 và một ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 trong NH3 (bằng cách lấy dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm, thêm NH3 đến khi kết tủa xuất hiện tan hết, tạo

thành dung dịch trong suốt).


Nhỏ từ từ nước trên công tơ hút xuống ống nghiệm đựng CaC 2 3

- Nhỏ từ từ nước trên công tơ hút xuống ống nghiệm đựng CaC2.

- Dẫn khí qua dung dịch KMnO4 và dung dịch AgNO3/NH3. Quan sát hiện tượng. GV yêu cầu đại diện 2 nhóm HS trình bày kết quả thí nghiệm.

GV tổ chức HS thảo luận các nội dung sau:

1. Trong thí nghiệm 1, đá bọt và bông tẩm NaOH đặc có vai trò gì? Để thu khí etilen sinh ra người ta sử dụng phương pháp nào? Tại sao?

2. Trong thí nghiệm 2, sản phẩm của phản ứng giữa axetilen với dung dịch AgNO3/NH3 dễ nổ khi va chạm mạnh. Làm thế nào để hủy sản phẩm này trước khi rửa ống nghiệm?

Hướng dẫn

1. Vai trò của đá bọt là để dung dịch sôi đều, tránh sôi cục bộ đẩy hỗn hợp dung dịch qua ống dẫn khí do đá bọt là loại đá thu được từ dung nham núi lửa, nhẹ, cấu trúc xốp, nhiều lỗ rỗng. Cần chú ý dùng đá bọt để điều hòa quá trình đun sôi không nên cho đá bọt vào chất lỏng đang sôi hay đang đun nóng vì sẽ làm cho chất lỏng sôi bùng lên trào ra ngoài, mất tác dụng điều hoà sự sôi.

Bông tẩm NaOH đặc có tác dụng loại bỏ các khí SO2, CO2 tạo ra cùng etilen (do phản ứng oxi hóa ancol etylic bởi H2SO4 đặc ở nhiệt độ cao) và hơi ancol.

Thu khí etilen bằng phương pháp đẩy nước vì etilen không tan trong nước.

2. Cho dung dịch HCl loãng vào kết tủa và lắc nhẹ, kết tủa sẽ tan hoàn toàn. GV chỉnh lý và tổng kết kiến thức.

Hoạt động 3.2. Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy (10 phút)

GV tổ chức các cặp đôi HS thảo luận để xác định các nội dung chính của SĐTD hệ thống kiến thức về phương pháp điều chế và ứng dụng của hiđrocacbon không no.

Các HS thảo luận cặp đôi (5 phút) và đề xuất.


GV góp ý, chốt các nội dung chính/từ khóa của SĐTD và yêu cầu HS tiếp tục về nhà chỉnh sửa, hoàn thiện SĐTD của cá nhân.

Hoạt động trực tuyến trên Teams:

GV tổ chức HS giải các bài tập sau (không bắt buộc đối với tất cả HS). Yêu cầu trình bày sáng tạo và làm rõ: (1) vấn đề cần giải quyết; (2) nội dung đã biết có liên quan; (3) các bước giải và lời giải.

HS/cặp đôi HS giải bài tập thực tiễn và gửi kết quả cho GV trong phần bài tập tương ứng trên Teams.

GV nhận xét, đánh giá tổng kết và công bố đáp án.


Bài tập 1: Một trong những ứng dụng thực tiễn của axetilen là dùng làm nhiên liệu trong đèn xì oxi - axetilen. Người ta sử dụng đèn xì oxi - axetilen để hàn và cắt các kim loại khi cắt phá, sửa chữa hoặc đóng mới tàu thủy; làm mới, sửa chữa các cây cầu và công

trình xây dựng,... .

Nguồn internet a Hãy cho biết ứng dụng này dựa trên tính chất nào của 4

(Nguồn internet)

a. Hãy cho biết ứng dụng này dựa trên tính chất nào của axetilen? Tại sao người ta không dùng metan hay etilen mà lại dùng axetilen làm nguyên liệu trong đèn xì? Biết nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol metan, etilen, axetilen lần lượt là 890, 1410, 1300 KJ.

b. Ngoài ứng dụng kể trên, axetilen còn được dùng làm nguyên liệu để tổng hợp nhiều hóa chất hữu cơ và vật liệu polime quan trọng. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng tổng hợp poli(vinyl clorua)/(PVC) từ axetilen và tính thể tích axetilen (ở đktc) cần dùng để tổng hợp được 45 kg PVC, biết hiệu suất của toàn bộ quá trình là 72%.

Hướng dẫn

a. Phản ứng cháy của axetilen trong oxi tạo ngọn lửa có nhiệt độ khoảng 30000C.

Axetilen dễ sử dụng và khi cháy tỏa nhiệt lượng thấp hơn so với metan và etilen nhưng tạo lượng nước ít hơn, do đó phần nhiệt lượng bị mất đi (để làm bay hơi nước) ít hơn, nhiệt độ ngọn lửa cao hơn và chỗ hàn cũng ít bị rỗ, sẽ bền hơn.

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O 2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O


b. Sơ đồ chuyển hóa: C2H2 → C2H3Cl → PVC. Thể tích axetilen cần dùng là 22400 lít.

Bài tập 2: Cao su là vật liệu có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống ngày nay. Cao su có tính đàn hồi, ít bị biến đổi khi gặp nóng hoặc lạnh, cách điện, cách nhiệt, không tan trong nước. Vật liệu này có thể có nguồn gốc thiên nhiên (lấy từ mủ cây cao su) hoặc được con người tổng hợp (thường từ các ankađien bằng phản ứng trùng hợp).

a. Em hãy cho biết các ứng dụng chủ yếu của cao su và tìm kiếm các hình ảnh minh họa cho các ứng dụng đó.

b. Nêu thành phần hóa học và các ưu, nhược điểm của cao su thiên nhiên. Quá trình sản xuất cao su thiên nhiên diễn ra như thế nào?

c. Từ metan và các chất vô cơ cần thiết (trong điều kiện thích hợp), hãy viết các PTHH của quá trình điều chế polibutađien dùng để sản xuất cao su buna qua 4 giai đoạn. Tính thể tích khí thiên nhiên (ở đktc) cần sử dụng để điều chế được 40,5 kg polibutađien theo phương pháp trên (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 75%).

Hướng dẫn

a. Ứng dụng chủ yếu của cao su

- Sản xuất các loại gối, nệm.

- Sản xuất xăm, lốp xe.

- Sản xuất thảm cao su, bóng, đế giày dép, ủng, găng tay, dụng cụ bơi, bọc cáp, gioăng cao su cửa kính, cao su khắc dấu,... .

- Sản xuất phụ tùng và tấm lót cao su giảm rung chấn cho các thiết bị, máy móc.

- Sản xuất gối cầu cao su, khe co giãn cầu đường, đệm chống va, gờ giảm tốc cao su, cao su lót sàn, cao su ốp cột, chèn bê tông, băng tải,… trong xây dựng.

- Sản xuất cao su tiếp xúc thực phẩm như ống cao su chuyên dụng dẫn nước, nguyên liệu, vận chuyển thực phẩm dạng lỏng,... trong chế biến thực phẩm.

- Sản xuất gioăng đệm, phớt cao su, băng cản nước, thiết bị chống thấm,… trong thủy lợi, thủy điện.

- Sản xuất nút, ống, dây, găng tay cao su,… trong y tế.

b. Thành phần chính của cao su tự nhiên là polime của isopren.

Ưu điểm: Độ đàn hồi và độ bền cao; an toàn do không chứa hóa chất độc hại; thân thiện với môi trường, có thể tự phân hủy ngoài môi trường tự nhiên; kháng


khuẩn, có khả năng hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại.

Nhược điểm: Giá thành khá cao; có mùi cao su đặc trưng có thể gây khó chịu đối với một số người nhạy cảm; dễ bị oxi hóa hơn do nhiệt độ, độ ẩm, hóa chất trong môi trường không thuận lợi; tự oxi hóa dần theo thời gian.

Quá trình sản xuất cao su tự nhiên: Canh tác cây cao su, thu hoạch mủ cao su, chế biến mủ cao su, xử lý nước thải.

c. CH4 → C2H2 → CH≡C-CH=CH2 → CH2=CH-CH=CH2 → polibutađien. Thể tích khí thiên nhiên cần lấy là 112 m3.

Bài tập 3: Chất dẻo (hay nhựa) là vật liệu polime có tính dẻo. Tính dẻo là khả năng biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt hoặc áp lực bên ngoài mà vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng. Ngày nay, chất dẻo được sử dụng phổ biến để chế tạo các vật dụng sinh hoạt trong gia đình.

a. Hãy cho biết một số loại chất dẻo được tổng hợp từ các hiđrocacbon không no và viết PTHH của các phản ứng tổng hợp chúng.

b. Kể tên một số vật dụng trong gia đình được tạo ra từ các chất dẻo trên. Làm thế nào để nhận biết thành phần chất dẻo trong các vật dụng đó và sử dụng chúng một cách an toàn, hiệu quả?.

c. Rác thải nhựa có ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường và con người? Hãy đề xuất một số biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa.

Hướng dẫn:

a. PE (polietilen), PP (polipropilen), PVC (poli (vinyl clorua)),… .

b. Dựa trên ký hiệu và thông số in trên vật dụng bằng nhựa.

Biện pháp: Lựa chọn sử dụng sản phẩm nhựa uy tín, chất lượng; tuân thủ các khuyến cáo và hướng dẫn sử dụng theo kí hiệu và thông số in trên vật dụng; không dùng ở nhiệt độ cao hoặc đặt gần nguồn nhiệt; không để tiếp xúc lâu ngày với các dung môi hòa tan, chất tẩy rửa mạnh,... .

c. Rác thải nhựa gây ra tác hại đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng đến đời sống của các loại sinh vật đặc biệt là sinh vật biển, gây ô nhiễm môi trường,… .

Biện pháp: Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa; sử dụng các vật dụng làm bằng các nguyên liệu như thủy tinh, vải, gỗ,… để có thể tái sử dụng nhiều lần; phân loại rác thải; tái chế rác thải nhựa;… .


Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập (ở nhà)

Mục tiêu: HS tự đánh giá được kết quả sau bài học, rút kinh nghiệm học tập cho bản thân.

Nội dung: HS được yêu cầu tự đánh giá điều đạt được sau bài học, rút kinh nghiệm và hoàn thành bảng KWL.

Sản phẩm: Nội dung cột L; các việc làm tốt, chưa tốt và cách cải thiện.

Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập tự luyện, tự đánh giá và rút kinh nghiệm. HS thực hiện, chụp ảnh bảng KWL và nộp lại cho GV qua bài tập trên Teams.

GV tổng kết và công bố kết quả đánh giá quá trình học tập của HS. GV yêu cầu HS xây dựng hồ sơ học tập.

HS xây dựng hồ sơ, lưu lại các minh chứng và nộp cho GV (nếu cần).


Phụ lục 5.3. Kế hoach bài dạy bài 44: Anđehit

BÀI 44: ANĐEHIT

A. Mục tiêu

1. Năng lực hóa học

(1) Nêu được định nghĩa và cách phân loại anđehit.

(2) Gọi được tên thay thế của một số anđehit đơn giản (C1-C5); tên thông thường một vài anđehit thường gặp.

(3) Nêu được đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ sôi, tính tan) của anđehit.

(4) Trình bày được tính chất hoá học của anđehit no, đơn chức, mạch hở: Tính khử (tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac), tính oxi hoá (tác dụng với hiđro). Viết các phương trình hoá học minh hoạ.

(5) Thực hiện thí nghiệm phản ứng tráng bạc, mô tả và giải thích hiện tượng.

(6) Trình bày được phương pháp điều chế anđehit từ ancol bậc I, điều chế trực tiếp anđehit fomic từ metan, anđehit axetic từ etilen và một số ứng dụng chính của anđehit.

(7) Nhận biết anđehit bằng phản ứng hoá học đặc trưng, tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit trong phản ứng.

(8) Giải thích một số hiện tượng thực tiễn có liên quan.


2. Năng lực chung

Phát triển NL chung đặc biệt NLTH của HS thông qua tổ chức các hoạt động học tập theo mô hình BL với các biểu hiện:

- HS xác định được mục tiêu và nội dung bài học.

- Lập kế hoạch TH trong sự hợp tác với 1 bạn học khác.

- Truy cập internet, xem bài giảng điện tử, trao đổi tích cực để hoàn thành các yêu cầu TH tương ứng với bài giảng.

- Vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn được GV giao trực tiếp trên lớp hoặc trực tuyến ở nhà.

- Hợp tác, hỗ trợ bạn học khác trong thực hiện nhiệm vụ trực tiếp trên lớp và trực tuyến ở nhà.

- Trình bày và bảo vệ kết quả học tập của bản thân và nhóm.

- Đánh giá kết quả sau TH trực tuyến và sau toàn bộ quá trình học tập.

- Nhận ra được các việc làm tốt, chưa tốt và đề xuất cách cải thiện trong giai đoạn học tập tiếp theo.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có thái độ hợp tác, chia sẻ, trách nhiệm trong các nhiệm vụ được phân công.

- Trung thực: Thống nhất giữa nội dung báo cáo và kết quả tiến hành thí nghiệm, đánh giá khách quan các kết quả TH của bản thân và bạn học.

B. Phương tiện dạy học và học liệu

- Lớp học trên Teams, bài giảng điện tử, phiếu học tập, trò chơi mảnh ghép.

- Máy tính, máy chiếu, giấy A4, A0, bút dạ, bút màu, nam châm.

C. Các hoạt động học

Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ học tập (5 phút trên lớp)

Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ TH, nhận biết được các mục tiêu bài học và lập kế hoạch TH.

Nội dung: HS được yêu cầu lựa chọn "bạn cùng tiến" và nghiên cứu mục tiêu của bài học và lập kế hoạch TH.

Sản phẩm: Mục tiêu bài học (mục A.1), kế hoạch TH của HS.

Tổ chức thực hiện:


Hoạt động trực tiếp trên lớp GV giới thiệu các nhiệm vụ học tập yêu 5

Hoạt động trực tiếp trên lớp: GV giới thiệu các nhiệm vụ học tập, yêu cầu và tiêu chí đánh giá đối với các nhiệm vụ cho HS.

Nhiệm vụ

Tiêu chí

Điểm

1. Xem bài giảng điện tử bài 44:

Anđehit (https://sway.office. com/5a4T5kiqbwL1 XIHv?ref=Link)

Trả lời chính xác các câu hỏi định

hướng TH (bắt buộc).

3,0

Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy

hoặc các hình thức khác (infographic, video,…).

1,0

2. Giải bài tập thực tiễn (1 trong 2

bài tập)

Trả lời chính xác, đầy đủ, sáng tạo.

1,5

3. Tự đánh giá

Hoàn thành chính xác bài tập tự luyện.

1,5

Hoàn thành tự đánh giá theo sơ đồ KWL và chỉ ra được minh chứng khi tự

đánh giá.

1,0

4. Thành tích khác (hỗ trợ bạn học/thuyết trình sản phẩm/ trả lời câu hỏi,… )

Hỗ trợ hiệu quả bạn học khác trong học

tập trực tuyến.

1,0

Tích cực trả lời câu hỏi, thuyết trình

sản phẩm, đóng góp lớn và nổi bật cho nhóm trên lớp học.

1,0

Tổng điểm tối đa

10

HS tiếp nhận, nêu thắc mắc về các nhiệm vụ được giao (nếu có). GV giải đáp và yêu cầu HS chọn "bạn cùng tiến".

Hoạt động trực tuyến trên Teams:

HS nghiên cứu mục tiêu bài học và lập kế hoạch TH (trong sự phối hợp với bạn học cùng tiến) (chỉ rõ phương tiện, cách thức thực hiện, thời gian và dự kiến kết quả).

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (trực tuyến ở nhà)

Mục tiêu: (1), (2), (3), (6). HS tự chiếm lĩnh được các nội dung cơ bản của bài học qua bài giảng điện tử được cung cấp trực tuyến trên MS Teams.

Nội dung: HS được yêu cầu:

- Xem bài giảng điện tử và trả lời các câu hỏi định hướng TH vào vở ghi, hệ thống kiến thức bằng SĐTD/dưới các hình thức khác; nêu thắc mắc và trao đổi trực tuyến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022