Phiếu Tự Đánh Giá Nlth Của Hs (Trong Dạy Học Theo Mô Hình Lhđn)


Phụ lục 7.2. Phiếu tự đánh giá NLTH của HS (trong dạy học theo mô hình LHĐN)

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ NLTH

(Trong dạy học theo mô hình Lớp học Đảo ngược) HS:.....................................Lớp:........... Trường:...............................................

Em hãy tự đánh giá mức độ đạt được các tiêu chí dưới đây của bản thân bằng cách cho điểm tương ứng vào ô trống:

Mức 1 (1 điểm); Mức 2 (2 điểm); Mức 3 (3 điểm)



TT


Tiêu chí

Mức độ đạt

được

TTĐ

STĐ

1

Nhận định mục tiêu và nội dung bài học



2

Xác định điều đã đạt được trước giờ lên lớp



3

Xác định phương tiện, cách thức thực hiện nhiệm vụ TH



4

Lập thời gian biểu và dự kiến kết quả TH



5

Thu thập thông tin



6

Xử lý thông tin và giải quyết vấn đề



7

Hợp tác với thầy cô, bạn học



8

Trình bày và bảo vệ kết quả học tập



9

Đánh giá kết quả học tập



10

Rút kinh nghiệm và điều chỉnh



Tổng điểm



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Vận dụng mô hình Blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông - 30


Phụ lục 7.3. Bài kiểm tra số 1 (biện pháp 1)

A. Mục đích

Đánh giá kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện NLTH của HS sau chủ đề: Hiđrocacbon không no, qua đó biết được kết quả học tập đạt được, mức độ phát triển NLTH của HS, giúp HS phát hiện lệch lạc và điều chỉnh.


B. Ma trận đề kiểm tra



Nội dung

Mức độ nhận thức


Cộng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Anken

2 câu

(0,5đ)

0

2câu

(0,5đ)

0

2 câu

(0,5đ)

0

0

0

1,5 đ

Ankadien

2 câu

(0,5đ)

0

2 câu

(0,5đ)

0

1 câu

(0,25đ)

0

0

0

1,25 đ

Ankin

4 câu

(1,0đ)

0

3 câu

(0,75đ)

0

0

0

0

0

1,75 đ

Tổng hợp

1 câu

(0,25đ)

0

2 câu

(0,5đ)

0

1 câu

(0,25đ)

1 câu

(2,0đ)


1 câu

(2,5đ)

5,50 đ

Cộng

2,25đ

0,0đ

2,25đ

0,0đ

1,0đ

2,0đ

0,0đ

2,5đ

10,0đ

Tác dụng đo lường các tiêu chí của NLTH qua bài kiểm tra như sau:


Thành phần NL

Hành vi/ tiêu chí

Câu hỏi

Xác định mục tiêu

học tập

- Xác định các vấn đề cần giải quyết (TC1)

23, 24

- Xác định nội dung đã biết liên quan (TC2)

23, 24

Lập kế hoạch học

tập

- Đề xuất các bước thực hiện (TC3)

23, 24

Thực hiện kế hoạch học tập

- Thu thập thông tin (TC5)

24

- Giải quyết vấn đề (TC6)

4, 7-8, 11-12,

22-24

- Trình bày kết quả (TC8)

23, 24

C. Nội dung đề kiểm tra

BÀI KIỂM TRA: HIĐROCACBON KHÔNG NO

Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM: (5,5 điểm)

Câu 1: Công thức CnH2n-2 (n ≥ 2) là công thức chung của dãy đồng đẳng nào?

A. Anken. B. Cả ankin và ankadien.

C. Ankadien. D.Ankin.


Câu 2: Cho các mệnh đề sau:

(1) Ankađien liên hợp là hiđrocacbon không no, mạch hở, phân tử có 2 liên kết đôi cách nhau một liên kết đơn.

(2) Chỉ có ankađien mới có công thức chung CnH2n-2.

(3) Ankađien có thể có 2 liên kết đôi cạnh nhau.

(4) C5H8 có 2 đồng phân cấu tạo là ankađien liên hợp.

(5) Buta-1,3-đien được điều chế từ butan bằng cách đề hiđro hóa. Các mệnh đề đúng là:

A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4), (5).

C.(1), (3), (4), (5). D. (1), (3), (4).

Câu 3: Sản phẩm chính của phản ứng cộng hợp nước vào 2-metylpropen là

A.(CH3)3C-OH. B. CH3-CH(CH3)-CH2-OH.

C. CH3-CH(OH)-CH2-CH3. D. CH3-O-CH2CH2CH3.

Câu 4: Một ankađien tác dụng được với dung dịch brom tạo thành sản phẩm có công thức cấu tạo Br-CH2-C(CH3)=CH-CH2-Br. Ankađien đó là

A. 3-metylbuta-1,3-đien. B. 3-metylbuta-1,4-đien.

C. 2-metylbuta-1,3-đien. D. 2-metylbuta-1,4-đien.

Câu 5: Tên thay thế của hợp chất có công thức cấu tạo dưới đây là


A 2 metylbut 3 en B 3 metylbut 1 in C 3 metylbut 1 en D 2 metylbut 1 en Câu 6 Cho các 1

A. 2-metylbut-3-en. B. 3-metylbut-1-in.

C.3-metylbut-1-en. D. 2-metylbut-1-en.

Câu 6: Cho các chất: CH3-C(CH3)=CH-CH3 (1), CH3-CH=C(CH3)-C2H5 (2),

CH3-CH=CH-C2H5 (3), CH2=CH-CH=CH-CH3 (4), CH≡C-CH3 (5), CH3-C≡C-CH3

(6). Các chất có đồng phân hình học (cis-trans) là

A.(2), (3), (4). B. (1), (2), (3), (4). C. (3), (5), (6). D. (1), (3), (4).

Câu 7: Có bao nhiêu đồng phân anken ứng với công thức phân tử C4H8 khi tác dụng với dung dịch HBr chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất?

A. 1. B.2. C. 3. D. 4.

Câu 8: Khi điều chế C2H4 từ C2H5OH và dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC, khí sinh ra thường có lẫn SO2 và CO2. Dùng dung dịch nào sau đây để loại bỏ tạp chất, thu C2H4


tinh khiết?

A. Dung dịch KMnO4 dư. B.Dung dịch NaOH dư.

C. Dung dịch Na2CO3 dư. D. Dung dịch Br2 dư.

Câu 9: Cho các chất: etan, etilen, but-2-in và propin. Kết luận nào sau đây đúng?

A.Có 3 chất làm mất màu dung dịch brom.

B. Có 2 chất tạo kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac.

C. Cả 4 chất đều làm mất màu dung dịch brom.

D. Không có chất nào làm nhạt màu dung dịch kali pemanganat.

Câu 10: Hai hiđrocacbon X, Y có cùng công thức phân tử là C5H8. X là monome dùng để điều chế cao su, Y có mạch cacbon phân nhánh và tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa màu vàng nhạt. Tên gọi của X, Y lần lượt là

A. isopren và 2-metylbut-3-in. B.isopren và 3-metylbutin-1.

C. isopentan và 3-metylbut-1-in. D. 2-metylbuta-1,3-đien và 2-metylbut-3-in.

Câu 11: Để tách riêng rẽ etilen và axetilen, người ta cần sử dụng

A. nước vôi trong và dung dịch HCl.

B. dung dịch AgNO3 trong NH3 và dung dịch KOH.

C. dung dịch Br2 và dung dịch KOH.

D. dung dịch AgNO3 trong NH3 và dung dịch HCl.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm C2H6, C3H4, C3H8, C4H10 được 35,2 gam CO2 và 21,6 gam H2O. Giá trị của m là

A. 14,4. B. 10,8. C. 12,0. D. 56,8.

Câu 13: Cho các chất: but-1-en, but-1-in, buta-1,3-đien, vinylaxetilen, isobutilen. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên khi phản ứng hoàn toàn với khí H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra butan?

A. 5. B. 6. C. 3. D.4.

Câu 14: Cần bao nhiêu tấn buta-1,3-đien để điều chế được 5 tấn polibutađien dùng để sản xuất cao su buna? Biết hiệu suất của phản ứng là 70%.

A.7,14. B. 4,52. C. 6,25. D. 5,56.

Câu 15: Có bao nhiêu đồng phân ankin có công thức phân tử C5H8 tạo được kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3?

A. 1. B.2. C. 3. D. 4.


Câu 16: Nếu muốn phản ứng cộng hiđro của axetilen dừng lại ở giai đoạn tạo thành etilen thì cần sử dụng chất xúc tác nào dưới đây?

A. H2SO4 đặc. B.Pd/PbCO3. C. Ni. D. HCl loãng.

Câu 17: Chất nào dưới đây được ứng dụng trong hàn cắt kim loại?

A. metan. B. etan. C. etilen. D.axetilen. Câu 18: Cho dãy chuyển hoá: CH4 X Y Z T. Cho biết T là chất dùng để sản xuất cao su buna. Công thức phân tử của Y là

A. C4H6 (buta-1,3-đien). B. C2H2 (axetilen).

C.C4H4 (vinylaxetilen). D. C2H6O (ancol etylic).

Câu 19: Hình vẽ thí nghiệm nào sau đây dùng để chứng minh nguyên tử H trong ank- 1-in linh động hơn ankan?

A. B C D Câu 20 Cho buta 1 3 đien phản ứng cộng HBr theo tỉ lệ mol 1 1 ở 2. B. C D Câu 20 Cho buta 1 3 đien phản ứng cộng HBr theo tỉ lệ mol 1 1 ở 3

C.D Câu 20 Cho buta 1 3 đien phản ứng cộng HBr theo tỉ lệ mol 1 1 ở nhiệt 4. D. Câu 20 Cho buta 1 3 đien phản ứng cộng HBr theo tỉ lệ mol 1 1 ở nhiệt 5.

Câu 20: Cho buta-1,3-đien phản ứng cộng HBr theo tỉ lệ mol 1:1 (ở nhiệt độ khoảng 40oC). Sản phẩm chính của phản ứng là

A. CH3CHBrCH=CH2. B.CH3CH=CHCH2Br.

C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CBrCH3.

Câu 21: Phản ứng cộng nước của axetilen (khi có mặt xúc tác HgSO4 trong môi trường axit) tạo ra sản phẩm là chất nào dưới đây?

A. CH2=CH-OH. B.CH3CHO.

C. CH3COOH. D. C2H5OH.

Câu 22: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình đựng nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. CTPT của 2 anken là

A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8.

C. C4H8 và C5H10. D. C5H10 C6H12.


II. TỰ LUẬN (4,5 điểm)

Câu 23 (2,0đ): Dẫn 3,36 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm metan, etilen, axetilen lần lượt qua bình 1 chứa lượng dư dung dịch bạc nitrat trong amoniac rồi qua bình 2 chứa dung dịch brom dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy có 7,20 gam kết tủa ở bình 1 và khối lượng bình 2 tăng thêm 1,26 gam. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X.

Câu 24 (2,5đ): Để một số loại trái cây như chuối, xoài, đu đủ, hồng, na, cà chua…. mau chín, chín đều, màu đẹp hơn và hạn chế bị hư thối, bà con nông dân và các tiểu thương thường sử dụng các cách khác nhau để giấm (ủ) trái cây. Hãy nêu ít nhất 3 cách để giấm (ủ) chín trái cây, giải thích cơ sở khoa học và đánh giá mức độ an toàn của các cách làm đó với sức khỏe con người.

Em hãy tóm tắt và giải các bài tập trên, trình bày kết quả một cách sáng tạo và thể hiện rõ:

- Các vấn đề cần giải quyết.

- Các nội dung đã biết có liên quan/đề bài đã cho cần sử dụng để giải bài tập.

- Các bước giải và lời giải.

D. Hướng dẫn chấm

I. Trắc nghiệm

Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 điểm. Tổng 22 câu x 0,25 = 5,5 điểm.

II. Tự luận

Câu 23 (2,0 điểm):


Hướng dẫn chấm

Điểm

- Vấn đề cần giải quyết.

0,25 điểm

- Các nội dung liên quan.

0,25 điểm

- Các bước giải và trình bày lời giải Ta có nX = 0,15 mol

Bình 1 chỉ có C2H2 tác dụng với AgNO3 trong NH3

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg ↓ + 2NH4NO3

𝑛𝐶2𝐻2 = 𝑛𝐴𝑔2𝐶2 = 0,03 mol.

Bình 2 chỉ có C2H4 tác dụng với dung dịch Br2, khối lượng bình 2 tăng


0,5 điểm


0,25 điểm


chính là khối lượng C2H4

CH2=CH2 + Br2 (dd) → BrCH2-CH2Br

𝑛𝐶2𝐻4 = 1,26 : 28= 0,045 mol

𝑛𝐶𝐻4 = nX - 𝑛𝐶2𝐻2 - 𝑛𝐶2𝐻4 = 0,15 - 0,03 - 0,045 = 0,075 mol

→ % 𝑉𝐶𝐻4 = 50%, % 𝑉𝐶2𝐻2 = 20%, % 𝑉𝐶2𝐻4 = 30%


0,25 điểm

- Trình bày logic, sáng tạo (dạng sơ đồ,… ).

0,5 điểm

Câu 24 (2,5 điểm):


Hướng dẫn chấm

Điểm

- Vấn đề cần giải quyết.

0,25 điểm

- Các nội dung liên quan.

0,25 điểm

- HS nêu được các bước giải và trình bày được 3 trong các cách giấm (ủ) chín trái cây dưới đây:

Cách 1. Không cần dùng hóa chất - cách giấm truyền thống, an toàn.

- Xếp lẫn những trái chín vào những trái còn xanh. Khi xếp lẫn trái chín và trái xanh, khí etilen sinh ra từ trái chín sẽ kích thích sự chín của những trái xanh khác.

- Tăng nhiệt độ nơi để trái cây. Ví dụ đặt trái cây gần bếp ăn hay trong các dụng cụ (vại, nu, khạp, có phủ rơm rạ, lá xoan, đốt hương,...

) để tận dụng sự tăng nhiệt và hạn chế thoát khí etilen nội sinh. Cũng có thể cho trái cây vào túi ni lông, túi giấy hoặc vải bông (không buộc kín) để ủ chín.

Cách 2. Dùng oxi. Oxi làm tăng hô hấp tế bào của trái cây, thúc đẩy nhanh quá trình chín. Khi được xử lý bằng oxi ở nồng độ 50-70% thì trái cây (cà chua) có thể chín nhanh gấp 3 lần so với để tự nhiên trong không khí. Phương pháp này an toàn nhưng khá tốn kém.

Cách 3. Dùng đất đèn. Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua. Khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen (còn gọi là “khí đá”) và tỏa nhiều nhiệt. Khí axetilen có khả năng kích thích trái cây mau chín

tương tự như etilen và nhiệt sinh ra trong phản ứng cũng làm trái cây

1,5 điểm


mau chín hơn. Tuy nhiên, khí axetilen sinh ra từ đất đèn có thể gây ngộ độc, ngất xỉu, hỏng mắt khi tiếp xúc ở nồng độ cao trong thời gian dài. Ngoài ra, đất đèn có một lượng nhỏ tạp chất chứa asen, Ca3P2 (sinh ra PH3 có mùi hôi khó chịu) là chất độc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Cách 4. Dùng etilen ngoại sinh (dạng khí hoặc bột).

- Dùng máy sinh khí etilen làm cho trái cây chín nhanh, đều, đẹp, an toàn cho sức khỏe tuy nhiên nếu sử dụng etilen trực tiếp từ các bình chứa khí mà không kiểm soát được nồng độ dễ gây nguy cơ cháy, nổ nguy hiểm.

- Dùng etilen dạng bột an toàn, ổn định, chi phí thấp hơn ở dạng khí, cho phép làm chín trái cây ngay trong quá trình vận chuyển tuy nhiên nếu etilen dư thừa có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh, mắt, da, phổi, trí nhớ, dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong cơ thể.

Cách 5. Sử dụng ethephon. Ethephon có tên hóa học là 2- chloroethylphosphonic acid (CEPA), là một tiền chất của etilen thuộc nhóm hóa chất điều hòa sinh trưởng thực vật với nhiều tên thương mại khác nhau như Ethrel, Bromeflor, Arvest… Ethephon tồn tại ở dạng lỏng, dễ tan trong nước. Ethephon thấm vào tế bào, kết hợp với nước và chuyển hóa thành khí etilen để thúc đẩy quá trình chín nhanh của trái cây và đã được cho phép sử dụng ở nhiều quốc gia. Ethephon không gây độc hại nếu sử dụng đúng liều lượng, đúng giai đoạn và sử

dụng sản phẩm có độ sạch, thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.


- Trình bày logic, sáng tạo.

0,5 điểm


Phụ lục 7.4. Bài kiểm tra số 2 (biện pháp 1)

A. Mục đích

Đánh giá kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện NLTH của HS sau các bài học về anđehit và axit cacboxylic, qua đó biết được kết quả học tập đạt được, mức độ phát triển NLTH của HS, giúp HS phát hiện lệch lạc và điều chỉnh.

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí