Vận dụng mô hình Blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Mức độ biểu hiện NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL 51

Bảng 2.2. Mối quan hệ giữa hoạt động học của HS trong các bước của quy trình dạy học theo mô hình LHĐN với việc phát triển NLTH 62

Bảng 2.3. Mối quan hệ giữa hoạt động học của HS trong các bước của quy trình DHDA theo mô hình BL với việc phát triển NLTH 86

Bảng 2.4. Hệ thống chủ đề dự án phần Hóa học hữu cơ lớp 11 THPT 90

Bảng 3.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm 110

Bảng 3.2. Thống kê thông tin thực nghiệm thăm dò 111

Bảng 3.3. Thống kê thông tin thực nghiệm sư phạm vòng 1 111

Bảng 3.4. Thống kê thông tin thực nghiệm sư phạm vòng 2 112

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Bảng 3.5. Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng của Hopkins 114

Bảng 3.6. Thống kê điểm TB đánh giá từng tiêu chí của NLTH ở HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 1 (vòng 1) 120

Vận dụng mô hình Blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông - 2

Bảng 3.7. Các tham số đặc trưng đối với biện pháp 1 (vòng 1) 121

Bảng 3.8. Thống kê điểm TB đánh giá từng tiêu chí của NLTH ở HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 1 (vòng 2) 121

Bảng 3.9. Các tham số đặc trưng đối với biện pháp 1 (vòng 2) 122

Bảng 3.10. Thống kê điểm TB đánh giá từng tiêu chí của NLTH ở HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 2 (vòng 1) 123

Bảng 3.11. Các tham số đặc trưng đối với biện pháp 2 (vòng 1) 124

Bảng 3.12. Thống kê điểm TB đánh giá từng tiêu chí NLTH ở HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 2 (vòng 2) 125

Bảng 3.13. Các tham số đặc trưng đối với biện pháp 2 (vòng 1) 125

Bảng 3.14. Phân phối tần suất lũy tích điểm BKT của HS lớp TN và ĐC qua biện pháp 1 130

Bảng 3.15. Tổng hợp các tham số đặc trưng các BKT qua biện pháp 1 130

Bảng 3.16. Phân phối tần suất lũy tích điểm BKT của HS lớp TN và ĐC qua biện pháp 2 131

Bảng 3.17. Tổng hợp các tham số đặc trưng của các BKT qua biện pháp 2 132


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Hình 1.1. Mô hình sự phát triển của dạy học kết hợp 6

Hình 1.2. Cấu trúc đa thành tố của năng lực 12

Hình 1.3. Sơ đồ cấu trúc chung của năng lực hành động 13

Hình 1.4. Mô hình học tập theo thuyết nhận thức 15

Hình 1.5. Vùng phát triển hiện tại và vùng phát triển gần của Vygotsky 17

Hình 1.6. Hoạt động của HS và GV trong hình thức tự học có hướng dẫn 19

Hình 1.7. Các phẩm chất và năng lực của HS THPT 20

Hình 1.8. Biểu hiện của NLTH 21

Hình 1.9. Biểu hiện của người có NLTH 21

Hình 1.10. Mô hình dạy học kết hợp 23

Hình 1.11. Các cấp độ của BL 25

Hình 1.12. Các mô hình blended learning 28

Hình 1.13. So sánh mô hình LHĐN và lớp học truyền thống 29

Hình 1.14. LHĐN, lớp học truyền thống và các cấp độ tư duy của HS trong thang đo của Bloom 29

Hình 1.15. Đặc điểm của DHTDA 31

Hình 1.16. Các giai đoạn tổ chức DH sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép 36

Hình 1.17. Nhận thức của HS về vai trò của TH 38

Hình 1.18. Thời gian TH của HS 38

Hình 1.19. Khó khăn của HS trong quá trình TH môn Hóa học 39

Hình 1.20. Các công cụ để học tập trực tuyến của HS 40

Hình 1.21. Mức độ sử dụng các PP/KTDH tích cực trong DH hóa học 41

Hình 1.22. Mức độ sử dụng các PP/công cụ đánh giá trong DH hóa học 42

Hình 1.23. Kết quả GV đánh giá NLTH của học sinh THPT 42

Hình 1.24. Mức độ DH trực tuyến môn Hóa học 43

Hình 1.25. Cách thức dạy học trực tuyến môn Hóa học 43

Hình 1.26. Kĩ năng công nghệ thông tin của GV môn Hóa học 44

Hình 2.1. Quy trình xây dựng khung NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL 48


Hình 2.2. Khung NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL 50

Hình 2.3. Mối liên hệ kiến thức phần Hóa học hữu cơ lớp 11 56

Hình 2.4. Quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược 62

Hình 2.5. Tạo nhóm lớp học trên Microsoft Teams 64

Hình 2.6. Tạo cuộc hội thoại trên Microsoft Teams 65

Hình 2.7. Giao bài tập và quản lí sổ điểm trên Microsoft Teams 66

Hình 2.8. Bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học theo mô hình LHĐN 71

Hình 2.9. Nội dung bộ Domino hóa học về đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của hiđrocacbon không no 77

Hình 2.10. HS nộp vở ghi trên Microsoft Teams 81

Hình 2.11. HS hoạt động nhóm và trình bày kết quả học tập 83

Hình 2.12. HS tham gia trò chơi học tập 83

Hình 2.13. HS nộp mô hình phân tử hiđrocacbon không no qua Teams 84

Hình 2.14. HS nộp kết quả tự đánh giá theo sơ đồ KWL qua Teams 85

Hình 2.15. Quy trình dạy học dự án theo mô hình blended learning 85

Hình 2.16. Khảo sát lựa chọn HS về các chủ đề dự án 102

Hình 2.17. Công bố danh sách HS thực hiện các chủ đề dự án 103

Hình 2.18. HS họp nhóm và chia sẻ kết quả thực hiện DA 104

Hình 3.1. HS Trường THPT Võ Văn Kiệt, Tp Hồ Chí Minh thực hiện thí nghiệm kiểm chứng 118

Hình 3.2. HS Trường THPT Vân Cốc, Hà Nội tham gia trò chơi học tập 118

Hình 3.3. HS Trường THPT Hiệp Hòa số 2, Bắc Giang trình bày kết quả thảo luận nhóm 118

Hình 3.4. HS Trường THPT Yên Dũng số 2, Bắc Giang trình bày sản phẩm dự án tìm hiểu về ankan 118

Hình 3.5. HS Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội trình bày sản phẩm dự án tìm hiểu về ancol 118

Hình 3.6. HS Trường THPT Kon Tum, Kon Tum trình bày sản phẩm dự án tìm hiểu về axit cacboxylic 118

Hình 3.7. Sự phát triển NLTH của HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 1 (vòng 1) 121

Hình 3.8. Sự phát triển NLTH của HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 1 (vòng 2) 122

Hình 3.9. Sự phát triển NLTH của HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 2 (vòng 1) 124

Hình 3.10. Sự phát triển NLTH của HS qua các thời điểm đánh giá với biện pháp 2 (vòng 2) 126

Hình 3.11. Kết quả tự đánh giá của HS ở thời điểm trước và sau tác động với biện pháp 1 (vòng 1) 127

Hình 3.12. Kết quả tự đánh giá của HS ở thời điểm trước và sau tác động với biện pháp 1 (vòng 2) 127

Hình 3.13. Kết quả tự đánh giá của HS ở thời điểm trước và sau tác động với biện pháp 2 (vòng 1) 128

Hình 3.14. Kết quả tự đánh giá của HS ở thời điểm trước và sau tác động với biện pháp 2 (vòng 2) 129

Hình 3.15. Đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC qua biện pháp 1 (vòng 1) 131

Hình 3.16. Đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC qua biện pháp 1 (vòng 2) 131

Hình 3.17. Đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC qua biện pháp 2 (vòng 1) 132

Hình 3.18. Đồ thị đường lũy tích biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC qua biện pháp 2 (vòng 2) 133

Hình 3.19. Ý kiến đánh giá của GV về mức độ ảnh hưởng của biện pháp 1 134

Hình 3.20. Ý kiến đánh giá của GV về mức độ ảnh hưởng của biện pháp 2 134

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đổi mới giáo dục là vấn đề cấp thiết và xu thế toàn cầu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới. Các thành tựu khoa học công nghệ và giáo dục đã mang lại những điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới giáo dục của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, nền giáo dục đang bước vào giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện, chuyển mạnh từ chú trọng truyền đạt kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực (NL) người học nhằm đào tạo ra nguồn lao động chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Nghị quyết 29-NQ/TW của Đảng đã chỉ đạo:“Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực, chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [2]. Từ đó, Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 [8] đã xác định năng lực tự học (NLTH) là một trong những năng lực cốt lõi của học sinh (HS) phổ thông, phát triển NLTH là một nhiệm vụ cấp thiết, lâu dài nhằm giúp HS chiếm lĩnh, cập nhật tri thức, rèn luyện ý chí, năng lực làm việc độc lập và sáng tạo ngay khi còn trên ghế nhà trường, có năng lực tự học (TH) suốt đời để luôn sẵn sàng thích ứng trước biến động của cuộc sống.

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) thế kỷ XXI đã tác động mạnh mẽ tới giáo dục, việc ứng dụng ICT đã trở thành một trong những xu hướng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học (DH) hiện nay. Sự phát triển của ICT và thiết bị công nghệ đã cho ra đời các hình thức DH E-learning, trong đó blended learning (BL) chính là một tiêu biểu. BL là các mô hình DH có sự kết hợp linh hoạt của DH giáp mặt trên lớp (face to face) và DH trực tuyến (online learning) trong mối liên hệ mật thiết, bổ sung lẫn nhau hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng DH. BL kết hợp các ưu điểm của cả DH trực tuyến và trực tiếp đã được triển khai khá hiệu quả ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Canada, Nhật Bản…, và được nhận định sẽ trở thành mô hình DH chủ đạo trong tương lai [116]. Trong mô hình này, GV sẽ chủ động tạo ra nguồn học


liệu sinh động, phong phú và tổ chức, quản lý các hoạt động học của HS qua các nền tảng trực tuyến. HS sẽ được cung cấp các học liệu, hướng dẫn, hỗ trợ, kết nối và tương tác đa chiều với GV và bạn học khác, từ đó đáp ứng tối đa nhu cầu TH mọi lúc, mọi nơi, khuyến khích HS chủ động, tích cực tham gia vào quá trình học tập, rèn luyện và phát triển các NL, đặc biệt NLTH. Ở Việt Nam, mô hình BL bước đầu đã được quan tâm, nghiên cứu và vận dụng trong một số môn học ở trường phổ thông. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn ít và hạn chế so với yêu cầu phát triển của giáo dục giai đoạn mới, vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu sâu để vận dụng linh hoạt trong các điều kiện và nội dung DH cụ thể.

Môn Hóa học là môn học trang bị cho học sinh tri thức cơ bản về hóa học, phát triển các năng lực đặc thù và góp phần tích cực vào việc phát triển các năng lực chung và phẩm chất cho HS. Phần Hóa học hữu cơ (HHHC) là phần có khối lượng kiến thức khá lớn và khó đối với HS phổ thông, đòi hỏi HS cần chủ động và đầu tư nhiều thời gian cho việc TH. Bên cạnh đó, phần HHHC cũng có nhiều nội dung liên quan đến thực tiễn đời sống, rất thiết thực và gần gũi, là điều kiện tốt để GV có thể tổ chức cho HS TH thông qua các DA học tập.

Kết quả khảo sát thực trạng TH cho thấy việc học của HS còn thụ động, chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu và thói quen của HS mà vẫn còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của GV, nhiều HS chưa biết TH như thế nào. GV cũng ít quan tâm đến việc phát triển và đánh giá NLTH của HS, các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực phát triển NLTH vẫn chưa được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, phần lớn GV và HS đều có kĩ năng cơ bản để truy cập internet và có thái độ tích cực với việc DH trực tuyến, các công cụ kĩ thuật truy cập internet đã phổ biến đối với lứa tuổi HS sẽ là những điều kiện thuận lợi cho việc triển khai DH theo mô hình BL ở các trường Trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Vận dụng mô hình blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông”.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu các biện pháp vận dụng mô hình BL trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển NLTH của HS Trung học phổ thông.


3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Quá trình DH môn Hóa học ở trường THPT.

Đối tượng nghiên cứu: NLTH của học sinh THPT và các biện pháp vận dụng mô hình BL trong dạy học hóa học để phát triển NLTH cho HS THPT.

Phạm vi nghiên cứu:

- Nội dung: Phần Hóa học hữu cơ lớp 11 THPT.

- Địa bàn: Một số trường THPT ở 3 miền Bắc, Trung, Nam.

- Thời gian: Từ tháng 11/2016 đến tháng 6/2021.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu vận dụng mô hình lớp học đảo ngược (LHĐN) và dạy học dự án (DHDA) theo mô hình BL trong phần HHHC lớp 11 một cách hợp lý, phù hợp với đối tượng thì sẽ phát triển được NLTH cho HS THPT.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng hợp, phân tích các tài liệu về NL, TH và NLTH, BL, các phương pháp DH tích cực và đánh giá NL HS,… nhằm tổng quan cơ sở lý luận của đề tài.

- Điều tra làm rõ thực trạng vấn đề TH, phát triển NLTH và vận dụng mô hình BL trong DH môn Hóa học ở trường THPT.

- Xây dựng khung NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL.

- Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung và đặc điểm về PPDH phần HHHC lớp 11.

- Đề xuất các biện pháp vận dụng mô hình BL trong DH nhằm phát triển NLTH cho HS THPT, xây dựng các quy trình DH cụ thể, thiết kế kế hoạch bài dạy (KHBD), các công cụ và nội dung hỗ trợ DH theo mô hình BL trong phần HHHC lớp 11. Đề xuất các hoạt động quản lý và nâng cao hiệu quả TH của HS trong DH theo mô hình BL.

- Thiết kế bộ công cụ đánh giá NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL.

- Thực nghiệm sư phạm (TNSP) tại một số trường THPT nhằm khẳng định tính khả thi, hiệu quả của các thiết kế DH đã đề xuất.

6. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp, đánh giá, hệ thống hóa, khái quát hóa… trong tổng quan các cơ sở lý luận của đề tài.

- Nhóm phương pháp thực tiễn: Quan sát, điều tra, phỏng vấn, trao đổi ý kiến với chuyên gia, GV, HS,… .


Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành TNSP DH theo mô hình BL trong DH phần HHHC lớp 11 nhằm phát triển NLTH cho HS ở một số trường THPT.

- Phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục để xử lý số liệu thực nghiệm và rút ra các kết luận.

7. Điểm mới của luận án

- Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc vận dụng mô hình BL để phát triển NLTH cho học sinh THPT.

- Làm rõ thực trạng vấn đề TH, phát triển NLTH và vận dụng mô hình BL trong DH môn Hóa học ở trường THPT.

- Xây dựng khung NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL.

- Đề xuất 02 biện pháp vận dụng mô hình BL phát triển NLTH cho HS THPT bao gồm (1) Vận dụng mô hình LHĐN và (2) Vận dụng DHDA theo mô hình BL. Xây dựng 02 quy trình DH cụ thể với 08 KHBD minh họa, lựa chọn và thiết kế các công cụ, nội dung hỗ trợ tổ chức DH theo các mô hình BL trong phần HHHC lớp 11 (gồm nền tảng DH trực tuyến - MS Teams, 05 bài giảng điện tử, 05 trò chơi DH, 30 bài tập thực tiễn và 28 chủ đề DA).

- Đề xuất 05 hoạt động quản lý và nâng cao hiệu quả TH của HS trong DH theo mô hình BL.

- Thiết kế các công cụ đánh giá NLTH của HS THPT trong DH theo mô hình BL gồm: phiếu đánh giá theo tiêu chí của GV, phiếu tự đánh giá của HS.

8. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu (4 trang), kết luận và khuyến nghị (2 trang), tài liệu tham khảo (118 tài liệu), nội dung luận án có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề vận dụng mô hình blended learning phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông (43 trang).

Chương 2: Biện pháp vận dụng mô hình blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông. (61 trang)

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm (28 trang).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022