Học Sinh Nộp Kết Quả Tự Đánh Giá Theo Sơ Đồ Kwl Qua Teams


Hình 2 14 Học sinh nộp kết quả tự đánh giá theo sơ đồ KWL qua Teams 2 4 3 1


Hình 2.14. Học sinh nộp kết quả tự đánh giá theo sơ đồ KWL qua Teams

2.4.3. Biện pháp 2. Vận dụng dạy học dự án theo mô hình blended learning trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 11 phát triển NLTH cho HS THPT

2.4.3.1. Quy trình dạy học dự án theo mô hình BL

Quy trình DHDA theo mô hình BL được chúng tôi xây dựng gồm 4 bước tương ứng là các hoạt động học cụ thể của HS được tổ chức trực tiếp trên lớp học hoặc trực tuyến qua công cụ MS Teams được trình bày trong hình 2.15.

Hình 2 15 Quy trình dạy học dự án theo mô hình blended learning Các hoạt động 2

Hình 2.15. Quy trình dạy học dự án theo mô hình blended learning


Các hoạt động học của HS được sắp xếp theo thứ tự và mối quan hệ với việc phát triển NLTH cho HS THPT được trình bày trong bảng 2.3.

Bảng 2.3. Mối quan hệ giữa hoạt động học của HS trong các bước của quy trình DHDA theo mô hình BL với việc phát triển NLTH

Hoạt động học trực tuyến

trên Teams

Hoạt động học trực

tiếp trên lớp

Phát triển

NLTH

Bước 1: Lựa chọn chủ đề dự án

1. HS đề xuất ý tưởng DA dưới sự tổ chức của GV trên Teams (đề xuất tên, mục tiêu các chủ đề DA gắn nội dung học tập với thực tiễn đời sống). GV chỉnh lí và thống nhất các chủ đề DA.

2. HS quyết định lựa chọn chủ đề DA trong các chủ đề đã đề xuất hoặc được GV giới thiệu. GV dựa trên kết quả khảo sát lựa chọn của HS công bố danh sách các nhóm thực hiện DA.

3. HS tự xác định điều đã biết (kiến thức, kĩ năng) có liên quan và đề xuất các vấn đề cần giải quyết cho chủ đề DA đã lựa chọn, ghi vào vở TH. GV có thể hướng dẫn chung cho cả lớp về cách

lập kế hoạch thực hiện DA (nếu cần).


- Đặt ra mục tiêu, nội

dung học tập;

- Xác định điều đã biết có liên quan.

Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện dự án

7. Dưới sự hỗ trợ của GV, các nhóm HS tiếp tục thảo luận trong nhóm chat riêng trên Teams để điều chỉnh kế hoạch thực hiện DA cho phù hợp hơn. Công bố kế hoạch chính thức trên nhóm lớp học. Các thành viên

trong nhóm dựa trên kế hoạch chung

4. HS thảo luận nhóm để nhận định điều đã biết có liên quan, xác định mục tiêu và vấn đề cần giải quyết trong chủ đề DA của nhóm.

5. Nhóm HS lập kế

- Đặt ra mục tiêu, nội

dung học tập;

- Xác định phương tiện và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.


của nhóm để lập kế hoạch thực hiện chi tiết của cá nhân.

hoạch thực hiện DA gồm: xác định các nhiệm vụ, cách thức thực hiện; xác định thời gian, dự kiến sản phẩm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

6. GV và HS thảo luận, thống nhất các tiêu chí đánh giá sản phẩm DA.

cách thức

thực hiện

nhiệm vụ TH;

- Lập thời gian biểu và dự kiến kết quả TH;

- Hợp tác với

thầy cô và bạn học.

Bước 3: Thực hiện dự án

8. HS tiến hành thu thập/xử lý các thông tin để giải quyết vấn đề của DA theo phân công trong kế hoạch của nhóm.

10. HS chia sẻ và báo cáo kết quả của cá nhân đạt được sau mỗi giai đoạn theo kế hoạch đề ra, nêu rõ các vấn đề mới phát sinh, các khó khăn gặp phải để nhóm và GV góp ý, hỗ trợ phương án giải quyết trong giai đoạn tiếp theo. Nhóm trưởng được GV phân quyền quản lý nhóm, sẽ chủ động tổ chức các cuộc họp, đôn đốc, nhắc nhở thành viên, báo cáo thường xuyên kết quả của nhóm với GV. Khi đã có đầy đủ các kết quả cho từng nhiệm vụ, nhóm trưởng sẽ điều hành nhóm tổng hợp kết quả DA.

11. HS thảo luận nhóm để đề xuất ý tưởng

thiết kế sản phẩm, xây dựng kịch bản trình bày sản phẩm/kết quả của DA.

9. HS tiến hành các hoạt động thực hành, thực nghiệm tại trường hoặc tham quan, khảo sát thực tế,… (nếu cần).

12. Nhóm HS thiết kế và luyện tập trình bày sản phẩm/kết quả của DA.

- Thu thập thông tin;

- Xử lý

thông tin

và giải quyết vấn đề;

- Hợp tác với thầy cô, bạn học.


Bước 4: Đánh giá kết quả dự án

14. Các nhóm HS chỉnh sửa sản phẩm theo góp ý và chia sẻ trong lớp học của Teams. GV công bố kết quả đánh giá sản phẩm DA, phản hồi về tinh thần, thái độ học tập của các cá nhân và nhóm HS.

15. Các nhóm HS thảo luận trong nhóm chat để đánh giá quá trình thực hiện DA và đóng góp của các thành viên. Từng HS tự đánh giá kết quả thu được sau DA, xác định việc làm tốt, chưa tốt trong quá trình thực hiện DA, đề xuất biện pháp khắc phục, sau

đó tự đánh giá NLTH và nộp cho GV.

13. Nhóm HS báo cáo sản phẩm DA. GV tổ chức cho HS đánh giá đồng đẳng sản phẩm DA đồng thời với đánh giá của GV, sau đó công bố kết quả và khen thưởng nhóm HS (nếu có).

- Hợp tác với thầy cô, bạn học;

- Trình bày và bảo vệ kết quả học tập;

- Đánh giá kết quả học tập;

- Rút kinh nghiệm và điều chỉnh.

Các hoạt động trực tuyến được kết hợp trong các bước của quy trình DHDA tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện DA của HS. Cụ thể như sau:

Ở bước 1 việc học tập trực tuyến sẽ rút ngắn thời gian trên lớp học, giúp HS có nhiều thời gian suy ngẫm để đề xuất, lựa chọn chủ đề và có thời gian để chuẩn bị tốt hơn cho chủ đề DA sẽ lựa chọn.

Ở bước 2, việc học tập trực tuyến tạo điều kiện cho nhóm HS được trao đổi nhiều hơn, cụ thể hơn với nhau và với GV, từ đó lập ra kế hoạch thật phù hợp, từng thành viên cũng sẽ hiểu rõ ràng hơn về các nhiệm vụ của nhóm và của mình.

Ở bước 3, việc học tập trực tuyến giúp tăng cường sự tương tác, trao đổi trong nhóm và giữa nhóm với GV, nhóm HS sẽ được GV hỗ trợ nhiều hơn, kịp thời và hiệu quả hơn trong suốt quá trình thực hiện DA.

Ở bước 4, việc học tập trực tuyến giúp giảm bớt các hoạt động trên lớp học, GV có thời gian để phản hồi chi tiết cho hoạt động của các nhóm và từng HS. HS cũng có thời gian suy ngẫm để tự đánh giá và rút kinh nghiệm tốt hơn. Việc ghi nhận, công khai kết quả DA và khen thưởng trực tuyến còn có tác dụng tốt trong việc động viên, kích lệ tinh thần học tập của các HS trong lớp học.


2.4.3.2. Xây dựng hệ thống chủ đề dự án phần HHHC lớp 11 theo mô hình BL

Dạy học dự án là PPDH tích cực khuyến khích HS thực hiện các nhiệm vụ thực tiễn để đạt được các kỹ năng tư duy bậc cao, các kĩ năng TH và hợp tác qua việc chủ động lựa chọn chủ đề, thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và thực hiện DA trong sự hợp tác với bạn học. Xây dựng các chủ đề DA chính là yếu tố then chốt để tổ chức DHDA. Trong mỗi chủ đề DA, các vấn đề cần giải quyết cần phải được xác định rõ ràng, đây chính là mục tiêu cụ thể của DA, là các nội dung mà HS cần đạt được, là căn cứ để HS xác định được các công việc hay nhiệm vụ và lập kế hoạch thực hiện trong giai đoạn tiếp theo. Với GV, việc xây dựng chủ đề DA là cơ sở quan trọng để GV định hướng, hướng dẫn HS trong suốt quá trình thực hiện DA. Do đó, các chủ đề DA đã được chúng tôi xây dựng và đảm bảo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc xây dựng chủ đề dự án

Nguyên tắc 1: Chủ đề DA phải bám sát nội dung kiến thức và mục tiêu DH phần HHHC lớp 11, tập trung tạo điều kiện để HS vận dụng, mở rộng kiến thức thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học.

Nguyên tắc 2: Các chủ đề DA phải gắn với thực tiễn đời sống, những vấn đề xã hội gần gũi và hoạt động sinh hoạt của HS ở địa phương, có ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Nguyên tắc 3: Chủ đề DA phải bám sát mục tiêu phát triển NL HS, đặc biệt là NLTH. Chủ đề DA chứa đựng những vấn đề thực tiễn phức hợp, đòi hỏi HS phải tích hợp kiến thức của các môn học với hiểu biết xã hội để giải quyết và phải thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ TH trong sự phối hợp với bạn học. Qua đó, phát triển các NL của HS, đặc biệt là NLTH, năng lực hoạt động xã hội và hình thành thái độ tích cực trong sinh hoạt cộng đồng.

Nguyên tắc 4: Các chủ đề DA phải phù hợp với trình độ nhận thức, thu hút được sự quan tâm, chú ý và hứng thú của HS.

Nguyên tắc 5: Các chủ đề DA có nguồn tư liệu phong phú và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và xã hội, tạo điều kiện để HS khai thác, sử dụng nguồn thông tin trên internet để tạo ra những sản phẩm có ý nghĩa.

Nguyên tắc 6: Các chủ đề DA tạo điều kiện cho việc TH tích hợp với CNTT, đòi hỏi HS phải ứng dụng CNTT ở mức độ nhất định để giải quyết các vấn đề của DA.


Quy trình xây dựng các chủ đề dự án

Việc xây dựng các chủ đề dự án được chúng tôi tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Đề xuất ý tưởng chủ đề: Xuất phát từ việc phân tích cấu trúc, nội dung bài học trong chương trình và kiến thức thực tiễn có liên quan để xác định tên và mục tiêu cho các chủ đề dự án.

Bước 2: Xác định các vấn đề cần giải quyết của chủ đề dự án: Xác định những nội dung chính, những vấn đề/câu hỏi mà HS cần giải quyết trong quá trình thực hiện dự án phù hợp với trình độ của HS và điều kiện dạy học thực tế.

Bước 3: Xây dựng nguồn thông tin và hướng dẫn: Tìm kiếm các địa chỉ chứa thông tin (sách báo, địa chỉ website) và thiết kế các hướng dẫn cho học sinh tương ứng với các vấn đề cần giải quyết của chủ đề dự án.

Bước 4: Xin ý kiến chuyên gia: Tiến hành xin ý kiến chuyên gia là những giảng viên ngành Hóa học ở các trường Đại học, giáo viên phổ thông môn Hóa học có nhiều kinh nghiệm. Sau đó, chỉnh sửa theo các góp ý.

Bước 5: Thử nghiệm và chỉnh sửa hoàn thiện: Tiến hành dạy thử nghiệm ở trường phổ thông, lấy ý kiến phản hồi của giáo viên và học sinh tham gia thử nghiệm để tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện các chủ đề dự án.

Đề xuất hệ thống chủ đề dự án phần Hóa học hữu cơ lớp 11 THPT

Vận dụng nguyên tắc và quy trình ở trên, chúng tôi đã xây dựng được hệ thống gồm 28 chủ đề dự án với các vấn đề cần giải quyết (câu hỏi nghiên cứu) được trình bày trong bảng 2.4. Trong đó về Ankan (07 chủ đề); Hiđrocacbon không no (04 chủ đề), Ancol (07 chủ đề), Anđehit (04 chủ đề), Axit cacboxylic (05 chủ đề), Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ (01 chủ đề). Khi dạy học GV có thể linh hoạt tổ chức cho HS đề xuất hoặc gợi ý để HS lựa chọn các chủ đề này phù hợp với điều kiện cụ thể và văn hóa từng vùng miền. Các chủ đề DA có thể được thực hiện ở quy mô nhỏ hoặc lớn, HS cũng có thể kết hợp các chủ đề với nhau để trở thành các chủ đề có quy mô lớn hơn phù hợp với khả năng của HS.

Bảng 2.4. Hệ thống chủ đề dự án phần Hóa học hữu cơ lớp 11 THPT


Chủ đề dự án và các vấn đề cần giải quyết

Kiến thức có liên quan: Ankan

Câu hỏi khái quát: Làm thế nào để sử dụng các nguồn ankan và các sản phẩm từ


chúng một cách hợp lí, an toàn và hiệu quả?

Câu hỏi bài học: Các ankan được hình thành, khai thác, chế biến và sử dụng như thế nào trong đời sống? Làm thế nào để giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của việc khai thác, sử dụng các ankan đối với môi trường và con người?

Câu hỏi nội dung:

1. Dầu mỏ - ‘’Vàng đen’’ của quốc gia

1. Dầu mỏ có thành phần là gì? Chúng được hình thành như thế nào và phân bố ở những vùng, miền nào trên lãnh thổ nước ta? Ở đâu có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất?

2. Dầu mỏ được khai thác, chế biến và sử dụng như thế nào?

3. Dầu mỏ có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia?

4. Việc khai thác dầu mỏ và sử dụng các sản phẩm từ dầu mỏ có gây ô nhiễm môi trường không? Cần làm gì để giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi đó (nếu có)?

5. Làm thế nào để sử dụng các loại nhiên liệu (xăng, dầu) an toàn và hiệu quả?

2. Khí thiên nhiên và khí mỏ dầu – Tài nguyên không tái tạo

1. Thành phần của khí thiên nhiên, khí mỏ dầu là gì? Quá trình hình thành khí thiên nhiên, khí mỏ dầu diễn ra như thế nào?

2. Khí thiên nhiên, khí mỏ dầu phân bố ở những vùng, miền nào trên lãnh thổ Việt Nam, trữ lượng và chất lượng ra sao?

3. Khí thiên nhiên, khí mỏ dầu được khai thác, chế biến và sử dụng như thế nào? Quá trình khai thác và sử dụng có gây ra ảnh hưởng gì cho môi trường không?

4. Làm thế nào để sử dụng các loại nhiên liệu (gas, khí đốt) an toàn và hiệu quả?

3. Sự cố tràn dầu trên biển – Nguyên nhân và hệ quả

1. Hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí diễn ra như thế nào?

2. Đã có những sự cố tràn dầu nào xảy ra trên Thế giới và ở Việt Nam? Nguyên nhân gây ra các sự cố tràn dầu là do đâu?

3. Quá trình biến đổi của dầu tràn trên biển diễn ra như thế nào?

4. Sự cố tràn dầu gây ra những tác hại gì cho môi trường và hệ sinh thái?

5. Làm thế nào để ứng phó và xử lý sự cố tràn dầu? Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về việc ứng phó với sự cố tràn dầu?

4. Bình gas dân dụng - Cách sử dụng an toàn và hiệu quả

1. Thành phần chính của gas dân dụng là gì? Gas và bình gas dân dụng được sản


xuất như thế nào?

2. Phương pháp để nhận biết gas tốt (gas đạt chuẩn) như thế nào?

3. Cách phát hiện và xử lý gas rò rỉ như thế nào? Gas bị rò rỉ gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người? Cần làm gì khi có người bị ngạt do rò rỉ gas?

4. Làm thế nào để sử dụng gas tại nhà an toàn và hiệu quả? Trong gia đình nên có

những thiết bị chữa cháy nào để phòng tránh cháy nổ do gas?

5. Biogas - Nhiên liệu xanh

1. Chất thải từ các hộ chăn nuôi gây ra ô nhiễm môi trường như thế nào? Các chất thải đó đang được xử lý như thế nào ở địa phương?

2. Cấu tạo của các hầm biogas và cơ chế hình thành biogas như thế nào?

3. Thành phần chủ yếu của biogas là những khí gì?

4. Biogas mang lại những lợi ích gì cho cuộc sống con người và môi trường tự nhiên? Triển vọng của biogas ở Việt Nam như thế nào?

6. Metan và vấn đề môi trường

1. Metan có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất?

2. Khí metan phát thải ra bầu khí quyển từ những nguồn nào?

3. Metan phát thải ra bầu khí quyển có thể gây ra những biến đổi gì cho khí hậu và môi trường? Các biến đổi này tác động như thế nào đến sức khỏe và đời sống của con người?

4. Làm thế nào để giảm thiểu sự phát thải khí metan và các tác động bất lợi của nó đến môi trường?

5. Ở địa phương đã có những hoạt động nào làm gia tăng hoặc giảm thiểu (nồng

độ) khí metan trong khí quyển?

7. Parafin và nến thơm

1. Có những loại nến nào được sử dụng trong đời sống? Chúng có những công dụng gì và được sử dụng vào những dịp nào? Quá trình cháy của nến diễn ra những biến đổi vật lí, hóa học nào?

2. Để làm nến thơm (parafin) tại nhà cần sử dụng các nguyên liệu, công cụ gì? Các bước tiến hành như thế nào?

3. Cách tạo màu màu sắc, mùi thơm cho nến từ các nguyên liệu tự nhiên như thế

nào? Làm cách nào để tạo ra nến thơm có màu ngọn lửa khác nhau?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022