DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 1: Khung phân tích đánh giá HĐQCTT theo mô hình AIDA 20
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức Công ty Cổ phần CodeGym Việt Nam 28
Sơ đồ 3: Cơ cấu nhân sự Công ty Cổ phần CodeGym Việt Nam 28
Sơ đồ 4: Đặc điểm tổ chức nhân sự CodeGym Huế 29
Sơ đồ 5: Quy trình tư vấn tuyển sinh của CodeGym Huế 33
Hình 1: Mô hình AIDA 17
Hình 2: Logo tên công ty với slogan của Hệ thống đào tạo lập trình CodeGym Việt Nam 24
Có thể bạn quan tâm!
- Vận dụng mô hình aida trong đánh giá hoạt động quảng cáo trực tuyến của hệ thống đào tạo lập trình Codegym chi nhánh Huế - 1
- Một Số Vấn Đề Lý Luận Liên Quan Đến Mô Hình Aida Trong Đánh Giá Hoạt
- Đánh Giá Hiệu Quả Quảng Cáo Trực Tuyến Thông Qua Aida
- Kinh Nghiệm Rút Ra Trong Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Quảng Cáo Trực Tuyến Thông Qua Khung Phân Tích Aida
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Hình 3: Cơ cấu tổ chức của Agilead Global 25
Hình 4: Một số bài đăng quảng cáo của CodeGym Huế hướng đến đối tượng người thất nghiệp trong tháng 3 & 4/ 2021 35
Hình 5: Một số bài đăng quảng cáo của CodeGym Huế hướng đến đối tượng người chuyển việc trong tháng 3 & 4/ 2021 36
Hình 6: Fanpage CodeGym Huế (https://www.facebook.com/codegymhue) 37
với 3.423 người theo dòi 37
Hình 7: Một số nội dung cập nhật trên fanpage CodeGym Huế 37
Hình 8: Giao diện trang chủ website CodeGym Việt Nam và CodeGym Huế 39
Hình 9: Các bài viết mục Blog của CodeGym Huế 40
Hình 10: Landing page tại website CodeGym Huế 40
Hình 11: Nội dung QC email cho khách hàng G3 của CodeGym Huế 41
Hình 12: Mailchimp và GetRespond - Công cụ quản lý email marketing của CodeGym Huế 42
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Nguồn thông tin khách hàng nhận biết HTĐTLT CodeGym CN Huế 46
Biểu đồ 2: Kênh thông tin khách hàng tiếp cận để tìm hiểu về CodeGym Huế 48
Biểu đồ 3: Kênh thông tin quảng cáo phù hợp với khách hàng 54
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ số, kinh tế số như hiện nay, công nghệ thông tin đang được đánh giá là một trong những ngành mũi nhọn cho nền kinh tế Việt Nam, khi mà đây được coi là điểm đến lý tưởng để những công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới và trong khu vực tìm đến đầu tư và phát triển sản phẩm. Thực tế, năm 2020, Việt Nam cần hơn 400,000 nhân lực IT, và con số đó là 500,000 trong năm 2021 [1]. Trong thời điểm hiện tại, thị trường Việt Nam đòi hỏi rất lớn cả về số lượng lẫn chất lượng đối với nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến từ nhiều phương diện, chủ yếu do số lượng nhân lực có trình độ chuyên môn vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, trong khi đội ngũ nhân sự mới lại thiếu những kỹ năng cần thiết do chương trình đào tạo thiếu sự định hướng, chưa đúng trọng tâm doanh nghiệp tìm kiếm [2].
Thực tế cho thấy thị trường IT tại Việt Nam rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng lượng cung luôn ít hơn cầu. Chiếc chìa khóa duy nhất để giải quyết vấn đề nan giải này chính là nằm ở đào tạo. Hiện tại, các trung tâm đào tạo tại Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp về nhân sự. Chỉ có 30% trong số 50,000 sinh viên CNTT đáp ứng yêu cầu chuyên môn của doanh nghiệp, 70% sinh viên ra trường cần đào tạo lại.
Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường, CodeGym được thành lập tháng 12/2017, là hệ thống đào tạo lập trình hiện đại theo mô hình Coding Bootcamp (trại huấn luyện). CodeGym đã phát triển 7 chi nhánh trên cả nước, trong đó có CodeGym chi nhánh Huế, là các đơn vị hướng đến đào tạo học viên trở thành lập trình viên trong thời gian ngắn nhưng đảm bảo khả năng thực hành để làm việc cho doanh nghiệp. Sản phẩm của CodeGym là các khóa học part-time, full-time đào tạo 3 ngôn ngữ lập trình chính Java, PHP và .NETCore/ C#.
Để hoạt động hiệu quả, CodeGym cần phải thu hút, thuyết phục học viên lựa chọn khóa học của mình, trong đó, các hoạt động truyền thông, đặc biệt là quảng cáo luôn là yếu tố quan trọng tác động đến nhận thức, sự quan tâm và quyết định lựa chọn
của khách hàng mục tiêu, nhất là đối với hình thức đào tạo mới mẻ này. Với đối tượng khách hàng mục tiêu có độ tuổi từ 18 – 30, có quan tâm đến công nghệ thông tin thì các quảng cáo được thực hiện trên các kênh trực tuyến như mạng xã hội, website luôn cần được triển khai hiệu quả. Việc đánh giá hoạt động quảng cáo trên các kênh trực tuyến có thể được theo dòi thông qua các chỉ số hiệu quả, tuy nhiên các chỉ số đó chỉ đánh gía được hiệu quả một số khía cạnh nhất định chứ chưa thể hiện được hết thái độ, sự thỏa mãn hay khả năng thuyết phục đối với khách hàng, vì vậy tác giả cho rằng việc phân tích đánh giá của khách hàng về hoạt động quảng cáo trực tuyến là cần thiết.
Xuất phát từ lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “VẬN DỤNG MÔ HÌNH AIDA TRONG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN CỦA HỆ THỐNG ĐÀO TẠO LẬP TRÌNH CODEGYM CHI NHÁNH HUẾ” cho khóa luận tốt
nghiệp này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở sử dụng mô hình AIDA trong đánh giá hoạt động quảng cáo trực tuyến của Hệ thống đào tạo lập trình CodeGym chi nhánh Huế, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quảng cáo trực tuyến cho đơn vị nghiên cứu trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động quảng cáo trực tuyến và mô hình đánh giá quảng cáo AIDA.
- Đánh giá các hoạt động quảng cáo trực tuyến của Hệ thống đào tạo lập trình CodeGym chi nhánh Huế thông qua mô hình AIDA.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao đẩy mạnh hoạt động quảng cáo trực tuyến của Hệ thống đào tạo lập trình CodeGym chi nhánh Huế.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Hoạt động quảng cáo trực tuyến của CodeGym Huế được học viên đánh giá như
thế nào thông qua mô hình AIDA?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến đánh giá hoạt động quảng cáo trực tuyến thông qua mô hình AIDA.
- Đối tượng điều tra: Học viên hiện tại và cựu học viên của Hệ thống đào tạo lập trình CodeGym chi nhánh Huế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Hệ thống đào tạo lập trình CodeGym chi nhánh Huế.
- Phạm vi thời gian:
+ Nghiên cứu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được thu thập và phân tích trong giai đoạn 2019 – 2020.
+ Nghiên cứu sơ cấp: Nghiên cứu được xây dựng, thu thập dữ liệu và phân tích trong khoảng thời gian từ tháng 01/2021 đến tháng 04/2021.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
5.1.1. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các giáo trình, các bài báo, tạp chí khoa học, các website liên quan, các luận văn từ thư viện trường và internet để hệ thống lý thuyết nghiên cứu, tham khảo khung nghiên cứu và các tiêu chí trong đánh giá.
Các dữ liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức và nhân sự, kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình các hoạt động quảng cáo trực tuyến,…được tác giả thu thập từ các bộ phận marketing, tư vấn tuyển sinh và kế toán của CodeGym Huế.
5.1.2. Dữ liệu sơ cấp
- Nghiên cứu sơ bộ:
Đây là giai đoạn tìm hiểu thực trạng hoạt động truyền thông và quảng cáo trực tuyến tại CodeGym Huế. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng cách quan sát, tìm kiếm thông tin và phỏng vấn sâu anh Lê Tường Phúc – Giám đốc CodeGym Huế, anh Trần Văn Cường - Phụ trách Marketing CodeGym Huế, chị Dương Minh Châu – Trưởng bộ phận tư vấn tuyển sinh CodeGym Huế và một số học viên hiện tại của
CodeGym chi nhánh Huế. Giai đoạn này nhằm xác định và điều chỉnh các tiêu chí
đánh giá hoạt động quảng cáo trực tuyến thông qua mô hình AIDA.
- Nghiên cứu chính thức:
Nghiên cứu chính thức thông qua nghên cứu định lượng được tiến hành trong giai đoạn này bằng cách điều tra học viên hiện tại và các khóa trước bằng bảng hỏi.
Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm thang đo định danh, thang đo
thứ bậc và thang đo Likert:
Thang đo định danh được sử dụng để đo các biến như giới tính, nghề nghiệp, nguồn thông tin tiếp cận, …
Thang đo thứ bậc được sử dụng để đo các biến tuổi tác nhằm phân loại các câu trả lời giữa các nhóm được phỏng vấn.
Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để đo các biến định lượng nhằm đánh giá các hoạt động quảng cáo trực tuyến mà công ty thực hiện dưới góc độ khách hàng. Thang đo Likert gồm 5 mức độ từ 1 – Rất không đồng ý đến 5 – Rất đồng ý.
Xác định kích thước mẫu
( )
Để xác định kích cỡ mẫu, tác giả sử dụng công thức của Slovin (1984). Theo đó:
n =
Trong đó:
n: cỡ mẫu
N: số lượng tổng thể e: sai số cho phép
.( , )
Tác giả lựa chọn mức sai số là 7% với độ tin cậy là 93%. Với tổng thể số học viên của CodeGym là 291 học viên, áp dụng công thức ta có cỡ mẫu là:
n =
Tiếp cận mẫu
= 119,96 = 120 (học viên)
Nghiên cứu được điều tra với học viên ở tất cả các loại khóa học của CodeGym Huế bằng phương pháp chọn mẫu xác suất với kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
dựa trên danh sách học viên của công ty. Trong đó, có 50 phiếu khảo sát thu được từ học viên hiện tại và 70 phiếu thu được từ khảo sát qua email với cựu học viên.
5.2. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với đối tượng điều tra, sau đó được tiến hành mã hóa, làm sạch và phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Kết hợp phân tích số liệu sơ cấp và thứ cấp để đánh giá được các hoạt động quảng cáo của công ty.
Một số phương pháp phân tích và xử lí số liệu được sử dụng:
Thống kê mô tả: Dùng bảng thống kê tần suất để mô tả đặc điểm các biến giới
tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, kênh thông tin tiếp cận,…
Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha):
Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của thang đo, kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát và nhằm loại bỏ các biến không phù hợp. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0;1]. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì mức độ đánh giá các biến thông qua hệ số Cronbach’s Alpha được đưa ra như sau:
Những biến có hệ số tương quan tổng (Correct Item Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 thì được xem là đáng tin cậy và giữ lại. Cụ thể là:
+ 0,8 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 1: Thang đo lường tốt
+ 0,7 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0,8: Thang đo có thể dùng được
+ 0,6 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0,7: Thang đo có thể dùng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới.
Đối với những biến có hệ số tương quan biến tổng (Item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ là những biến không phù hợp hay biến rác và sẽ bị loại ra khỏi mô hình.
Kiểm định One Sample T – Test: được dùng để kiểm định giá trị trung bình của tống thể với một giá trị cụ thể.
- Giả thuyết kiểm định là:
: µ = giá trị kiểm định (test value); với µ = 3
: µ ≠ giá trị kiểm định (test value); với µ ≠ 3
- Nguyên tắc bác bỏ :
+ Nếu Sig > 0,05: với độ tin cậy 95%, chưa có sơ sở bác bỏ giả thuyết .
+ Nếu Sig ≤ 0,05: với độ tin cậy 95%, có đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết .
6. Bố cục của khoá luận
Bố cục của khóa luận bao gồm 3 phần chính như sau:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vận dụng mô hình AIDA
trong đánh gía hoạt động quảng cáo trực tuyến
- Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động quảng cáo trực tuyến của Hệ thống đào tạo
lập trình CodeGym chi nhánh Huế
- Chương 3: Các định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động quảng cáo trực tuyến
của Hệ thống đào tạo lập trình CodeGym chi nhánh Huế .
Phần III: Kết luận