3.2.2.3 Cơ sở hạ tầng du lịch
Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách và nhu cầu xã hội ngày càng tăng nên các khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng thêm để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Năm 2011, toàn tỉnh có 254 cơ sở lưu trú (18 khách sạn, 236 nhà nghỉ) thì năm 2015 toàn tỉnh đã có 314 cơ sở lưu trú (19 khách sạn, 295 nhà nghỉ), số khách sạn tăng thêm 1 khách sạn 4 sao và số nhà nghỉ tăng 25%. Số buồng, giường cũng phát triển mạnh, năm 2011 toàn tỉnh có 2.592 buồng và 3.159 giường thì năm 2015 toàn tỉnh đã có
4.248 buồng và 5.496 giường, tăng 64% về số buống và tăng 74% về số giường so với năm 2011. Về hệ số sử dụng buồng cũng cho thấy mức tăng khá qua từng năm.
Bảng 3.7: Số lượng cơ sở lưu trú tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015
Ngoài hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, các hệ thống vui chơi khác bao gồm nhà hàng, phòng hội nghị, cơ sở vui chơi giải trí… Hệ thống cơ sở ăn uống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng ngày càng đa dạng hầu hết các cơ sở lưu trú đều kinh doanh dịch vụ ăn uống. Các nhà hàng ăn uống luôn đáp ứng được nhu cầu của du khách. Các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao số lượng cũng như chất lượng còn rất hạn chế, mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của người dân địa phương, chưa đáp ứng cược nhu cầu của khách du lịch.
3.2.2.4 Nguồn nhân lực
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Vận Dụng Marketing Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch
- Doanh Thu Du Lịch Tỉnh Bắc Ninh Giai Đoạn 2011 – 2015
- Di Tích Tỉnh Bắc Ninh Phân Theo Cấp Di Tích
- Giai Đoạn Xây Dựng Tầm Nhìn Và Mục Tiêu Phát Triển
- Đánh Giá Thực Trạng Áp Dụng Marketing Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch Ở Tỉnh Bắc Ninh
- Giải Pháp Marketing Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bắc Ninh
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Hiện tại toàn tỉnh có 1.140 người hoạt động trong lĩnh vực du lịch, tăng bình quân giai đoạn 2010 – 2014 là 12,41%, trong đó xu hướng tăng lao động đại học và trên đại học tăng nhanh bình quân 61,98%, chứng tỏ nhân lực ngành Du lịch đang đòi hỏi cao dần và phù hợp với hội nhập quốc tế. Một điểm bất cập hiện nay là cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cấp huyện, thị xã mới chỉ từ 1 đến 2 cán bộ theo dõi về du lịch theo hướng kiêm nhiệm chuyên môn nhiều lĩnh vực. Do vậy còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước, mức độ tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương về du lịch còn yếu. Đối với các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, lực lượng lao động chưa qua đào tạo du lịch chiếm đến 50%. Tình trạng chung là thừa lao động lớn tuổi, chưa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, thiếu lao động được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ có chất lượng. Đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên tại các điểm du lịch đang gặp rất nhiều khó khăn. Do lực lượng mỏng và thiếu cả về kinh nghiệm lẫn chuyên môn dịch vụ.
Bảng 3.8: Số lao động ngành du lịch phân theo trình độ giai đoạn 2010 – 2014
3.2.3 Thực trạng vận dụng Quy trình Marketing địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh
3.2.3.1 Giai đoạn đánh giá hiện trạng địa phương
a. Thiết lập các đặc trưng hấp dẫn cho địa phương
Về điều kiện tự nhiên Bắc Ninh có những lợi thế lớn để phát triển du lịch mà không phải địa phương nào cũng sở hữu được: với vị trí địa lý là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, là cầu nối của nhiều khu vực – vùng kinh tế phía Bắc, có hệ thống giao thông thuận tiện dễ dàng kết nối được với những địa phương khác, đó sẽ là một lợi thế không nhỏ trong phát triển kinh tế xã hội trong đó có phát triển du lịch; khí hậu cận nhiệt đới ẩm phù hợp cho hoạt động du lịch diễn ra trong cả năm; nằm trong vùng văn minh châu thổ sông Hồng, có 3 con sông lớn chảy qua các làng mạc, thôn xóm và bồi đắp hình thành các bãi bồi ven sông. Đây là điều kiện hết sức thuận lới để phát triển du lịch sinh thái, làng quê Kinh Bắc.
Về điều kiện kinh tế - xã hội: như đã được phân tích ở các phần trên, tỉnh Bắc Ninh có một nền tảng về phát triển kinh tế xã hội rất tốt do thành quả của Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá, tỉnh có tốc độ phát triển GDP cao, các
chỉ số về GDP trên đầu người, thu ngân sách, nộp NSNN… đều nằm trong Top. Đấy là những lợi thế không phải địa phương nào cũng có được. Không chỉ riêng du lịch, mà bất kể một ngành nghề kinh doanh nào cũng cần một nền kinh tế - xã hội đủ mạnh để thúc đẩy phát triển.
Về lịch sử - văn hoá và các đặc trưng của địa phương: chỉ sau Hà Nội, Bắc Ninh là địa phương có số lượng, mật độ các di tích lịch sử văn hoá vô cùng lớn và giá trị. Trong khai thác phát triển du lịch, Bắc Ninh có thể đồng loạt cung cấp những loại hình du lịch hoàn toàn dựa trên các đặc trưng về lịch sử - văn hoá của địa phương: du lịch văn hoá, tâm linh, sinh thái, làng quê, làng nghề truyền thồng và đặc biệt hơn cả là các loại hình du lịch liên quan đến di sản nhân loại Quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận vào năm 2009.
Về trình độ quản lý, bộ máy lãnh đạo: là một tỉnh đã có nền công nghiệp hiện đại, đạt được những thành quả nhất định của công cuộc CNH- HĐH đất nước, là nơi đóng đô của nhiều tập đoàn kinh tế lớn của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… tỉnh Bắc Ninh đã có cơ hội được tiếp thu, kế thừa với những quy trình quản lý chuẩn mực quốc tế, bộ máy lãnh đạo thật sự là những con người năng động, biết tiếp thu và đổi mới tư duy phát triển. Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để du lịch Bắc Ninh nói riêng và kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh có thể phát triển nhanh và mạnh trong thời gian tới.
b. Mục tiêu và xu hướng phát triển
Hiện tại, chúng ta đang sống trong một thời đại với sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội. Trình độ kinh tế, xã hội và dân trí của mọi người không chỉ dừng lại ở mức ăn mặc, đi lại thông thường mà còn bao gồm cả những nhu cầu giải trí và làm đẹp, thưởng thức những cái đẹp, thư giãn tinh thần, nâng cao hiểu biết xã hội.
Và du lịch chính là một hoạt động giúp cho con người có thể thỏa mãn được những điều “cần” đấy.
Theo nghiên cứu số lượng người du lịch của các quốc gia trên thế giới, tổ chức du lịch thế giới đã đưa ra các con số về tỷ lệ du lịch như sau:
Theo số liệu của ITC Trademap, tốc độ tăng của nhập khẩu thế giới về du lịch là 2,86%/năm trong giai đoạn 2008-2012. Phân tích về xu hướng tăng trưởng của thị trường du lịch thế giới từ Báo cáo của UNWTO (2013) Travel Highlights cho thấy:
+ Tuy kinh tế khó khăn, đi du lịch vẫn còn là một thói quen của đông đảo người dân các quốc gia. Đóng góp 6% cho tổng GDP toàn thế giới, ngành du lịch năm 2012 có số lượt khách quốc tế là hơn 1 tỷ lượt khách và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 3,3% để đạt mức 1,8 tỷ lượt khách năm 2030. Trong đó, đáng lưu ý là các thị trường mới nổi sẽ đạt mức tăng trưởng gấp đôi so với trước và chiếm hơn một nửa lượng khách du lịch - ước tính với con số khách đến riêng các thị trường này đạt 1 tỷ lượt vào năm 2030.
+ Nhu cầu về sản phẩm du lịch sẽ có sự thay đổi, khách du lịch đang trong xu hướng thay đổi hành vi từ kiểu “viếng thăm, ngắm cảnh” thông thường tới các điểm đến mà muốn tìm hiểu sâu hơn về các giá trị và cuộc sống của bản địa nhằm phát triển bản thân cá nhân của chính mình Các hình thức này đang được gọi chung là du lịch vì sức khỏe (tinh thần và tâm trí - Wellness Tourism).
+ Ngoài ra, với Việt Nam là một nước có đường bờ biển dài, bên cạnh các phương thức đi lại của khách du lịch theo truyền thống cần lưu ý một phương thức đang nổi lên là du lịch bằng tàu biển (cruise) - đã xuất hiện và tập trung ở một số điểm đến ven biển như Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Phú Quốc... Theo một số số liệu, trong năm 2015, Việt Nam đón trên 285.000 lượt du khách tàu biển – dù mới chiếm khoảng 5% tổng
lượng khách du lịch đến Việt Nam song đây là một xu hướng mới theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) trong chiến lược phát triển du lịch tàu biển đến năm 2020.
+ Công nghệ phục vụ du lịch cũng có sự thay đổi- do đặc tính di chuyển cao, các dịch vụ xúc tiến, bán sản phẩm du lịch cũng sẽ đòi hỏi sự thay đổi theo yêu cầu của sản phẩm với mức độ phản hồi ngay lập tức để tạo sự hài lòng và thoải mái cho khách. Một con số thống kê nhanh sơ bộ cho biết giao dịch bán hàng qua mạng trên toàn thế giới năm 2015 đạt 524 tỷ USD, tăng trưởng với tốc độ 8,4% và còn được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng cao hơn nữa- 9,5-10% trong giai đoạn 5 năm tới đây.
Đi sâu vào các đặc thù của xu hướng du lịch, có thể lưu ý thêm một số điểm như sau của thị trường khách:
Thứ nhất: Cơ cấu nguồn khách sẽ ngày càng đa dạng :
+ Về khả năng chi tiêu: du lịch đang ngày càng phổ biến, không chỉ những người giàu có từ các nước phát triển mới đi du lịch mà tất cả các tầng lớp khác, từ nhiều quốc gia khác nhau cũng tham gia ngày càng đông đảo;
+ Về độ tuổi: người già, người mới nghỉ hưu đi du lịch ngày càng nhiều nên cần có những chương trình đặc biệt phục vụ nhu cầu về nghỉ dưỡng cho đối tượng khách này.
+ Về nhân thân: số người độc thân đi du lịch ngày càng tăng.
+ Về giới tính: Những thay đổi về vai trò và trách nhiệm trong gia đình khiến khách là phụ nữ ngày càng tăng, yêu cầu các cơ sở có những cải tiến, bổ sung các trang thiết bị, vật dụng và các dịch vụ, lịch trình phù hợp với nhu cầu của nữ thương nhân.
+ Về loại hình: ngày càng nhiều những nhóm gia đình đăng ký đi du lịch với sự tham gia của đầy đủ các thành viên của cả ba thế hệ trong gia đình, đặc biệt các dịp lễ, cuối tuần và kỳ nghỉ hè của trẻ em.
Thứ hai: Xu hướng chọn các dịch vụ, hàng hoá bền vững, có nhãn sinh thái, thân thiện với môi trường.
Đây là xu hướng của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, nhất là khách đến từ các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Thái Lan. Họ có ý thức và nhu cầu cao về an toàn và sức khoẻ, ngày càng nhiều người muốn quay về với thiên nhiên. Vì vậy, cần triển khai thực hiện và tập trung tuyên truyền cho các những chương trình, dịch vụ thân thiện với môi trường.
Thứ ba: ngày càng nhiều người sử dụng thời gian nhàn rỗi và thu nhập để nghỉ ngơi và hưởng thụ các dịch vụ có lợi cho sức khoẻ và sắc đẹp.
Đáp ứng xu hướng này, cần tạo những khu vực không hút thuốc lá, không bán và phục vụ rượu mạnh, bổ sung các thực đơn tăng cường rau, củ, quả chứng minh được nguồn gốc, các món ăn ít béo, đường, calo hoặc ít carbohydrate, các đồ uống ít calo và ít cafein, tăng cường tổ chức câu lạc bộ sức khoẻ với những dụng cụ, thiết bị thể thao, phòng tập yoga, sân tennis, sân tập gofl mini, bể bơi, bể sục, phòng tắm nước khoáng, ngâm thuốc bắc, nơi phơi nắng hoặc các phòng matxa... ; các dịch vụ du lịch kết hợp chữa bệnh thời đại như các bệnh gut, tiểu đường, tim mạch ..v.v.
Thứ tư: Xu hướng ngày càng tăng nhu cầu khách lựa chọn chương trình du lịch có sự kết hợp giữa các loại hình du lịch.
Ví dụ: nghỉ biển kết hợp với hội nghị, du lịch khen thưởng kết hợp thăm dò thị trường, du lịch nghỉ dưỡng ngắn ngày kết hợp với casino..v.v. đòi hỏi các cơ sở đa dạng hoá các sản phẩm như tạo chương trình nghỉ ngơi tham quan di tích lịch sử kết hợp thăm trang trại trồng rau, chè và cây ăn quả, tổ chức các hoạt động giải trí trên biển.
Thứ năm: xu hướng chọn tour du lịch tự thiết kế, đặt chỗ qua mạng; tự lựa chọn dịch vụ, không đi theo tour trọn gói.
Du lịch mang tính cá nhân nhiều nhất là dịch vụ ăn uống. Nếu có nhu cầu, khách có thể tiếp tục mua tour lẻ và các dịch vụ khác tại điểm đến. Như vậy, để hỗ trợ thúc đẩy xu hướng này, cần hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp, cơ quan xúc tiến du lịch bằng các công cụ cập nhật theo đời sống hiện đại như các mạng mobile, mạng xã hội như Facebook, Twitter…
Thứ sáu: Xu hướng đi nghỉ rời xa những nơi đô thị ồn ào, đến những nơi yên tính, biệt lập. Đây là một xu hướng khiến các điêm du lịch ở các vùng xa trung tâm đô thị ngày càng đông khách. Như vậy, xuất khẩu của dịch vụ du lịch có tiềm năng lớn cho những vùng sâu vùng xa và đặc biệt khả năng cùng hỗ trợ xúc tiến thương mại. Trong thời gian tới cần chú trọng hơn tới xu thế du lịch vì sức khỏe, vì xu hướng này hiện chưa được nhìn nhận một cách thích đáng trong các chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, vùng và cả nước. Theo đó cần đẩy mạnh liên kết vùng theo chuỗi cung ứng, hình thành các mô hình giúp phát triển sản phẩm du lịch mới: du lịch văn hóa, du lịch chăm sóc sức khỏe cá nhân, du lịch MICE, du lịch tàu biển, định vị du lịch cho từng khu vực.
Nắm được những xu hướng phát triển đó, để thu hút khách du lịch và biến du lịch nhanh chóng và kịp thời trở thành ngành kinh tế trọng điểm của, Bắc Ninh cần thực hiện các chiến lược cụ thể và thực thi để có thể đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách cũng như nhìn thấy tầm quan trong trong việc áp dụng các chiến lược Marketing địa phương để hoàn thiện hơn cơ chế và chính sách phát triển của tỉnh.