Di Tích Tỉnh Bắc Ninh Phân Theo Cấp Di Tích


trong nước và quốc tế… Nhờ đó du lịch Bắc Ninh đã có những sự phát triển đáng kể trong thời gian qua.

Dễ dàng nhận ra, hình ảnh du lịch Bắc Ninh gắn liền với di sản dân ca Quan họ. Giống như nhiều địa phương khác, việc quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh được tiến hành bằng hình thức là Lễ hội, festival. Tuy nhiên, hình ảnh này chưa đủ tầm vóc thương hiệu du lịch vì chưa thể hiện được sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Dân ca Quan họ có thể coi là hình ảnh biểu tượng của địa phương, nhưng đối với hình ảnh du lịch thì vẫn còn thiếu sức hút và thông tin. Thông tin về các sản phẩm du lịch được cho là giảu tiềm năng như: du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, du lịch văn hóa – tâm linh… vẫn còn mờ nhạt với du khách, nhất là khách quốc tế. Khách du lịch không biết đến Bắc Ninh sẽ sử dụng loại hình du lịch nào. Họ chỉ nghĩ, nếu có đến Bắc Ninh thì phải nghe quan họ, thay vì muốn đi du lịch cộng đồng, văn hóa thì phải đến Bắc Ninh.

Mảnh đất Bắc Ninh – Kinh Bắc gợi cho chúng ta những cảm nhận về một mảnh đất cổ, có lịch sử lâu đời với các công trình có giá trị nhân văn cao cả. Vì vậy cũng cần đầu tư tôn tạo hơn nữa các công trình trên thứ nhất là để giữ được trọn vẹn hình ảnh lịch sử, trở nên đẹp hơn trong mắt du khách và hơn thế nữa đưa những công trình đấy trở thành biểu tượng du lịch của tỉnh.

Ngoài ra, hình ảnh du lịch địa phương còn được thể hiện thông qua người dân địa phương, hướng dẫn viên du lịch, người kinh doanh, các vật phẩm… Các yếu tố này cũng chưa được chú trọng đầu tư vì nó tác động đến cảm xúc, tinh thần của khách du lịch.

3.2.2.2 Marketing đặc trưng nổi bật

Tài nguyên du lịch của Bắc Ninh khá đa dạng và phong phú với nhiều loại hình khác nhau, nhưng nổi bật nhất và được nhiều người biết đến là các di tích lịch sử, văn hoá, tiêu biểu là đình, chùa và dân ca Quan Họ Bắc Ninh. Miền đất Kinh Bắc xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh


Dương Vương, Lý Bát Đế, nơi hội tụ của kho tàng văn hoá nghệ thuật đặc sắc với những làn điệu Quan họ trữ tình đằm thắm đã được UNESSCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện cho nhân loại, dòng nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng. Con người Bắc Ninh mang trong mình truyền thống văn hoá Kinh Bắc, mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, vẽ tranh dân gian… cộng với nhiều cảnh quan đẹp là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hoá – lễ hội, du lịch tâm linh kết hợp với sinh thái, nghỉ dưỡng, phát triển sản phẩm du lịch…

a. Các di tích lịch sử văn hoá

Theo số liệu thống kê của Ban quan lý di tính tỉnh Bắc Ninh: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.259 di tích, trong đó có 428 di tích xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh.

Một số di tích tiêu biểu có tiềm năng thu hút khách du lịch phân bố tập trung trên địa bàn thị xã Từ Sơn, huyện Thuận Thành, Gia Bình, thành phố Bắc Ninh

Bảng 3.5: Di tích tỉnh Bắc Ninh phân theo cấp di tích


Bảng 3 6 Các di tích lịch sử nổi bật tại Bắc Ninh STT TÊN DI TÍCH ĐẶC ĐIỂM 1


Bảng 3.6: Các di tích lịch sử nổi bật tại Bắc Ninh


STT

TÊN DI TÍCH

ĐẶC ĐIỂM


1


Đền Lý Bát Đế

- Thuộc xóm Thượng, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn

- Thờ tám vị vua thời Lý

- Được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá vào ngày 25/01/1991.


2


Đền thờ

Lê Văn Thịnh

- Thuộc thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình

- Thờ Lê Văn Thịnh còn có tên gọi là đền Đức Thánh Trạng

- Đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia theo quyết định số 226QĐ/BT ngày

05/02/1994


3


Chùa Dâu

- Xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành

- Là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam

- Được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày

28/04/1962


4


Chùa Bút Tháp

- Thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, Thuận Thành

- Trong chùa có tượng Bồ tát Quan Thế Âm bằng gỗ lớn nhất VIệt Nam

- Được xếp hạng là di tích cấp quốc gia ngày

28/04/1962


5


Chùa Tiêu

- Thuộc xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn

- Trung tâm Phát giáo xưa của Việt Nam

- Được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào 28/04/1962

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.




6


Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương

- Thuộc thôn Á Lũ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành.

- Là nơi thờ phụng Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, nhưng bậc Thuỷ tổ của dân tộc Việt Nam

- Được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá ngày

02/02/1993

7

Chùa Dạm

- Thuộc xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh

- Xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá từ năm 1962


8


Chùa Phật Tích

- Xã Phật Tích, huyện Tiên Du

- Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất VIệt Nam

- Được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp

Quốc gia vào 28/04/21962

Nguồn : Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh

Hiện tại, đa số các di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh đều mang tính chất cục bộ địa phương, chỉ có giá trị về mặt lịch sử - văn hóa chứ chưa được khai thác dưới dạng sản phẩm du lịch. Nói cách khác, các di tích này "chưa hướng đến du lịch" và không đem lại doanh thu cho du lịch tỉnh. Ngoại trừ chùa Dâu, lăng Kinh Dương Vương, chùa Phật Tích, đền Đô, chùa Dạm, lăng và đền thờ Cao Lỗ Vương đã được quy hoạch, lập dự án đầu tư tôn tạo theo hướng phục vụ mục tiêu phát triển du lịch, đa số các dự án đang trong quá trình lập dự án đầu tư để trùng tu, tôn tạo là chính. Thực tế cho thấy, khách đến tham quan các di tích này tập trung vào mùa xuân, mùa lễ hội, còn ngày thường thì các địa điểm trên hầu như không có khách.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do các di tích lịch sử văn hóa chưa được quy hoạch để phục vụ cho du lịch. Dẫn đến các địa điểm trên không


hình thành được hoạt động kinh doanh du lịch, thiếu dịch vụ, chất lượng kém, không có hướng dẫn viên… qua đó không thu hút được khách du lịch.

Một vấn đề quan trọng nữa đó là công tác truyền thông. Các doanh nghiệp lữ hành, khách du lịch có quá ít thông tin về du lịch Bắc Ninh, đặc biệt là du lịch tâm linh liên quan đến các di tích lịch sử văn hóa. Xưa nay, nhắc đến Bắc Ninh là nhắc đến Quan họ, các làng nghề chứ không ai biết về du lịch tâm linh. Khi nói về du lịch tâm linh ở phía Bắc, người ta thường nhắc đến Bái Đính, Quảng Ninh… chứ còn Bắc Ninh thì hầu như không ai biết đến. Mặc dù cho hệ thống chùa, đền, các di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh là vô cùng nhiều và có giá trị nhân văn cao cả. Việc đó cho thấy công tác quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin còn nhiều hạn chế.

b. Lễ hội

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng chú ý trong năm được duy trì. Trong đó có những lễ hội có ý nghĩa đặc biệt và có tầm ảnh hưởng lớn như: Hội chùa Dâu, hội Lim, hội đền Đô, hội đền bà Chúa Kho…

Tất cả các lễ hội mang đậm nét đặc trưng cho lễ hội cổ truyền của vùng Kinh Bắc độc đáo, đặc sắc mang nhiều bí ẩn tín ngưỡng về những đấng thần lình, anh hùng dân tộc. Mỗi lễ hội giống như một viện bào tàng sống về văn hoá, truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc với những lễ nghi tôn giáo và những trò chơi dân gian. Dưới đây là một số lễ hội tiêu biểu :

Lễ hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du) được tổ chức và 13 tháng Giêng hàng năm, tổ chức thi hát Quan họ.

Lễ hội làng Tam Đảo – Phú Lâm – Tiên Du. Được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 2 hàng năm. Kỷ niệm ngày sinh của ông bà Phụ Quốc Đại Vương Trần Quý và Minh Phúc Hoàng Thái Hậu Phương Dung. Tưởng nhớ


ơn hai vị tướng Đào Lại Bộ người có công giúp Thục Phán An Dương Vương đánh bại Triệu Đà xâm lược.

Lễ hội Đền Đô (Đình Bảng, thị xã Từ Sơn) để kỷ niệm ngày đăng quang của vua Lý Thái Tổ - 15 tháng 3 năm Canh Tuât 1010 và tưởng niệm các vị vua nhà Lý.

Lễ hội Phù Đổng (của bốn xã trong đó có xã Phù ĐỔng, huyện Tiên Du) ngày 9 tháng 4 để kỷ niệm vị anh hùng dân tộc Phù Đổng Thiên Vương.

Lễ hội Thập Đình (của mười xã thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Bình) để kỷ niệm trang nguyên đầu tiên của Việt Nam tức Thái sư Lê Văn Thịnh và Doãn Công (Cao Doãn Công).

Lễ hội Đền Cao Lỗ Vương ngày 10 tháng 3 ở làng Tiểu Than (làng Dựng) xã Vạn Ninh và làng Đại Than (làng Lỡ) ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình.

Các lễ hội truyền thống, các Festival là công cụ rất tốt để thu hút khách du lịch đến với tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác. Tuy nhiên để phát triển bền vững thì đòi hỏi các lễ hội, Festival này phải luôn được đầu tư cả về nội dung và hình ảnh. Yêu cầu là vậy, tuy nhiên việc thực hiện chung như thế nào để hiệu quả lại là một bài toán khó đối với lãnh đạo tỉnh và các nhà hoạch định du lịch. Hiện nay các lễ hội được tổ chức ở Bắc Ninh theo phong tục tập quán lâu đời, không có sự đổi mới. Một số lễ hội còn gây ra những hình ảnh không đẹp cho du lịch tỉnh như nghi thức chém lợn ở lễ hội thôn Ấp Thượng

– TP. Bắc Ninh, đốt vàng mã, ném tiền, đổi tiển… đã tồn tại lâu đời và gây khó khăn trong công tác quản lý. Ngoài ra còn nhiều biến tướng, tiêu cực nảy sinh trong quá trình tổ chức lễ hội. Công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Một vấn đề nữa, là các lễ hội tuy nhiều nhưng tổ chức rời rạc, không theo chuyên đề, chủ đề du lịch. Đây là hạn chế lớn nhất trong phát triển du


lịch văn hoá ở Bắc Ninh. Làm sao để có thể triển khai nhiều dịch vụ, tăng thời gian lưu trú, chi tiêu của du khách trong bối cảnh các địa điểm du lịch không có sự liên kết với nhau, các lễ hội tổ chức không theo quy hoạch du lịch, không khai thác được hoạt động kinh doanh du lịch lâu dài, chỉ loé lên vào thời điểm lễ hội diễn ra, còn sau đấy thì là cảnh đìu hiu không có khách du lịch tham quan.

c. Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Với giá trị đã được UNESCO công nhận, không khó hiểu khi Quan họ Bắc Ninh được tỉnh chú trọng đầu tư cho công tác du lịch. Để khai thác tiềm năng của Quan họ trong phát triển du lịch, không chỉ địa phương mà doanh nghiệp cũng đã tham gia và đóng góp lớn trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch liên quan đến loại hình nghệ thuật này. Nhiều công ty lữ hành đã thiết kế những tour du lịch riêng về miền quan họ nhân dịp các sự kiện văn hóa thể thao lớn của tỉnh như "Festival Bắc Ninh", chương trình nghệ thuật "Về miền Quan họ" hay Hội Báo Xuân, Hội thi hát dân ca Quan họ đầu xuân… kết hợp tham quan các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn. Trung tâm xúc tiến du lịch Bắc Ninh đã tổ chức được những tour du lịch ngắn ngày vào cuối tuần cho các khách Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… làm việc tại các khu công nghiệp.

Bên cạnh đó, Bắc Ninh còn tổ chức hát quan họ tại hầu hết các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên hoạt động giới thiệu, quảng bá, phát huy giá trị của các làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh; khuyến khích các nghệ nhân hát quan họ trong các lễ hội; có chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân quan họ; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và khuyến khích người dân gìn giữ các làn điệu dân ca, dân vũ và biểu diễn nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là hát quan họ.


Trong quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, lãnh đạo cũng xác định coi phát triển du lịch Miền Quan họ là mũi nhọn nhằm khai thác hết những nguồn lợi mà loại hình dân ca nay mang lại. Cần thiết hơn cả là việc xây dựng, thiết kế những sản phẩm du lịch đặc trưng chỉ có riêng ở Bắc Ninh.

Phát triển du lịch Quan họ sẽ góp phần hình thành xu hướng tìm hiểu văn hóa Quan họ, cũng chính là tìm hiểu lịch sử truyền thống, phong tục tập quán của ông cha ta, bản sắc dân tộc ta. Đối với bạn bè quốc tế thì dân ca Quan họ đã trở thành hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam. Vì vậy, phát triển du lịch di sản văn hóa Quan họ góp phần quảng bá, đưa hình ảnh đất nước Việt Nam ra với thế giới

Đây là cách làm cũng như hướng đi đúng của những nhà hoạch định du lịch tỉnh Bắc Ninh. Cần thiết phải có sự chung tay giữa nhà nước và doanh nghiệp để có những chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, đột phá và đổi mới tư duy làm du lịch. Làm sao để vừa khai thác có hiệu quả loại hình dân ca ngày, vừa duy trì, gìn giữ được các giá trị vô cùng to lớn của nó. Đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn hơn nữa, đưa Quan họ trở thành bảo vật quốc gia, phát triển đến tầm cỡ châu lục và thế giới.

d. Làng nghề truyển thống

Nhờ có vị trí liền kề với thủ đô Hà Nội qua nhiều thế kỷ, Bắc Ninh xưa và nay vốn là vùng có nhiều nghề thủ công nổi tiếng như : làng tranh dân gian Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, làng đúc đồng Đại Bái, làng rèn Đa Hội, làng dệt Lũng Giang, Hồi Quan, sơn mài Đình Băng, chạm khắc Đồng Kỵ, làng nghề Tre trúc Xuân Lai… Ngày nay nhiều làng nghề đã bị mai một, việc khôi phục và phát triển các làng nghề vừa để phát triển kinh tế địa phương vừa để phát triển du lịch được tỉnh quan tâm với việc quy hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề tập trung.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí