+ Ngoài ra, riêng đối với câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch của tỉnh Bắc Ninh với các mức đánh giá là Tuyệt vời, Tốt, Bình thường, Kém tương ứng với các điểm số từ 4 – 1. Điểm trung bình sẽ bằng Tổng điểm/200.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG MARKETING ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH BẮC NINH
3.1 Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Khái quát chung về tỉnh Bắc Ninh
Có thể bạn quan tâm!
- Đối Tượng Và Thị Trường Mục Tiêu Của Marketing Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch
- Thị Trường Mục Tiêu Của Marketing Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Marketing Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch
- Doanh Thu Du Lịch Tỉnh Bắc Ninh Giai Đoạn 2011 – 2015
- Di Tích Tỉnh Bắc Ninh Phân Theo Cấp Di Tích
- Số Lượng Cơ Sở Lưu Trú Tỉnh Bắc Ninh Giai Đoạn 2011-2015
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Diện tích: 823 km2
Dân số: 1.038.229 người (2010) ; Dân tộc : Việt (Kinh)
Mật độ: 1289 người/km2 (đứng thứ 3 cả nước sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Tỉnh lỵ : Thành Phố Bắc Ninh
Huyện, thị xã : Quế Võ, Yên Phong, Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài
3.1.1.2 Vị trí địa lý
Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 20058‟ đến 21016‟ vĩ độ Bắc và 105054‟ đến 106019‟ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương; phía Nam giáp với tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp với thành phố Hà Nội.
Bắc Ninh nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 30km, sân bay quốc tế Nội Bài 45km, thành phố Hải Phòng 110km. Là cửa ngõ phía Đông Bắc và là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và trn hành lang kinh tế Nam Ninh – Lang Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Với vị trí địa lý đắc địa, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh có các hệ thng giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh địa phương trong vùng. Đây là yếu tố phát triển quan trọng à là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh nói chung và thúc đẩy phát triển ngành du lịch nói riêng.
3.1.1.3 Khí hậu
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (Xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ẩm và mua đông khô lạnh. Sự chênh lệch đạt 15-160C. Ma mưa kéo dài từ tháng năm đến tháng mười hàng năm. Lượng mưa mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400 ~ 1.600 mm Nhiệt độ trung bình: 23,30C
Số giờ nng trong năm: 1.530 ~ 1.776 giờ Độ ẩm tương đối trung bình: 79%
Tỉnh Bắc Ninh phù hợp với phát triển du lịch văn hóa, nhân văn. Vì vậy, với kiểu khí hậu cận nhiệt đới ẩm này tỉnh có thể hoạt động du lịch trong cả năm.
3.1.1.4 Thủy văn
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 – 1,2km/km2, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình
Sông Đuống : có chiều dại 42km nm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m3. Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 – 4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1m3 nước có 2,8kg phù sa.
Sông Cầu: Tổng chiều dài sông Cầu là 290km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70km, lưu lượng nước hằng năm khoảng 5 tỷ m3. Sông Cầu có mực nước trong mùa lũ cao từ 3 – 6m, cao nhất là 8m, trên mặt ruộng 1 – 2 m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp (0,5 – 0,8 m).
Sông Thái Bình: thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17km. Do phần lớn lưu vực sống bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đt đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa rất lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thng sông ngòi nội địa như sông Ngũ, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình
Đánh giá : Bắc Ninh nm trong vùng văn minh châu thổ sông Hồng, có 3 con sông lớn chảy qua các làng mạc, thôn xóm và bồi đắp hình thành các bãi bồi ven sông. Đây là điều kiện hết sức thuận lới để phát triển du lịch sinh thái, làng quê Kinh Bắc
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Dân cư – lao động
Theo niên giám thống kê Bắc Ninh 2010, dân số toàn tỉnh là 1.038.229 người chiếm 1,22% dân số toàn quốc. So với năm 2005, dân số toàn tỉnh đã tăng 47.138 người, tốc độ tăng bình quân hàng năm 0,93%. Do sự gia tăng về dân số đã góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh như tăng cường nguồn lao động, xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ làm cho nền kinh tế của Bắc Ninh phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhiều trung tâm thị trấn, thị tứ được thành lập trở thành các trung tâm phát triển mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế, văn hoá và xã hội cho tỉnh, quốc phòng an ninh ngày càng được củng cố.
Mật độ dân số toàn tỉnh năm 2010 là 1.262 người/km2, cao hơn gấp 4,8 lần so với toàn quốc (mật độ dân số toàn quốc là 259 người/km2) nhng lại phân bố không đồng đều. Dân số chủ yếu tập trung ở các thị xã, thị trấn, ven
các trục giao thông chính, các vùng nông thôn mật độ dân số thưa hơn trong đó huyện Quế Võ có mật độ dân số thấp nhất.
Tổng số lao động xã hội toàn tỉnh khoảng 652.302 nghìn người, chiếm 62,8% tổng dân số, trong đó lao động làm việc trong các ngành kinh tế
593.143 người, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,89 %. Nhìn chung, chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật còn ít, mức sống dân cư còn thấp, số hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ 7,27 %. Mặc dù tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đạt 38,5 % nhưng tỷ lệ lao động ngành du lịch qua đào tạo còn thấp hơn nhiều. Chất lượng lao động thấp dẫn đến tình trạng chất lượng dịch vụ, phục vụ khách du lịch chưa cao, thiếu chuyên nghiệp. Đây là vấn đề tồn tại khá lớn đối với Du lịch tỉnh Bắc Ninh. Thời gian tới, song song với việc đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh, việc đầu tư đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động trong ngành du lịch Bắc Ninh là hết sức cần thiết để đảm bảo đồng bộ về dịch vụ, nâng cao tính chuyên nghiệp trong phát triển du lịch của tỉnh.
3.1.2.2 Tăng trưởng kinh tế
Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) giai đoạn 2011 – 2015 tăng cao, bình quân đạt 15,7%/năm (theo giá so sánh 1994). GRDP năm 2011 là 14.820 tỷ đổng, dự báo năm 2015 đạt 24.528 tỷ đồng. Quy mô GRDP của Bắc Ninh đứng thứ 6 toàn quốc. GRDP bình quân đầu người (2011) đạt 2,855 USD, dự báo năm 2015 đạt 4.709 USD, gấp hơn 1,5 lần. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đứng thứ 9 so với cả nước, dự báo năm 2015 đạt 42 triệu đồng, tốc dộ tăng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 là 16,3%/năm; trong đó khu vực nông thôn đạt 31,6 triệu đồng, tăng 15,8%/năm. Đến năm 2015, chỉ số phát triển con người (HDI) của Bắc Ninh dự báo đạt 0.83 (mức chỉ số HDI cao so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước).
Bảng3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015
3.1.2.3 Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu tỷ trọng năm 2011 và năm 2015: Nông nghiệp giảm từ 11% còn 5,2%; công nghiệp tăng từ 64,8% lên 74,3%. Còn lại là dịch vụ giảm từ 24.2% còn 20,5%. Năm 2015, tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ chiếm 95% GRDP. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 ước đạt 195,5 nghìn tỷ đồng, gấp 5,3 lần so với năm 2010 (đứng thứ 2 toàn quốc)
Bảng 3.2 : Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015
Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2015
3.1.2.4 Nguồn nhân lực
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 20 trường, trong đó có 4 trường đại học; 7 trường cao đẳng; 9 trường trung học chuyên nghiệp, trung cấp kỹ thuật. Năm học 2015-2016, trên cơ sở kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia, các trường đã xét tuyển được 37,6 nghìn sinh viên/học sinh, tăng 2,2% so với năm học trước; trong đó khối dạy nghề kỹ thuật chiếm tới 65,8% và chủ yếu là đào tạo nghề ngắn hạn (từ 3-12 tháng) nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng đang gia tăng của các DN trên địa bàn tỉnh.
3.1.3 Hiện trạng hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Bắc Ninh
3.1.3.1 Khách du lịch
Lượng khách du lịch đến Bắc Ninh trong giai đoạn 2011 – 2015 có xu hướng ngày càng tăng, năm 2011 có 1.183 nghìn lượt khách đến du lịch thì đến năm 2015 đã tăng lên 1.894 nghìn lượt khách, bình quân năm giai đoạn 2011 – 2015 tăng 12% năm, thấp hơn so với chỉ tiêu kế hoạch là 21%. Tuy nhiên, khách du lịch nội địa vẫn chiếm đa số của tỉnh, trung bình hàng năm
chiếm 95% tổng lượng khách đến. Trong giai đoạn 2011 – 2015, số lượng khách nội địa đến với Bắc Ninh có tốc độ tăng trưởng trung bình tuy cao nhưng vẫn thấp hơn so với khách quốc tế đạt 33,51%/năm. Nếu năm 2011 Bắc Ninh mới thu hút được 37 nghìn lượt khách quốc tế đến du lịch và chiếm 3,1% tổng lượng khách quốc tế đến với Bắc Ninh là 99 nghìn lượt người và chiếm 5,22%
Bảng 3.3: Số lượt khách đến du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015
Khách du lịch đến Bắc Ninh chủ yếu dến từ Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Do đặc thù vị trí địa lý nằm kề Hà Nội và chưa có hệ thống cơ sở lưu trú chất lượng cao, ít hoạt động vui chơi giải tr và các dịch vụ bổ sung khác nên đa phần khách du lịch chỉ tham quan du lịch tại Bắc Ninh trong ngày mà không lưu trú qua đêm (gọi là khách du lịch vãng lai). Theo kết quả điều tra mẫu của tác giả đối với khách du lịch nội địa đến với Bắc Nin, tỷ lệ khách du lịch nội địa vãng lai đến Bắc Ninh khá đông, chiếm khoảng 55% trong thời kỳ 2010-2015
Xét về mục đích của khách du lịch đến với Bắc Ninh cho thấy du lịch thuần tuý vẫn là chủ yếu, bình quân 45%, đến vừa du lịch vừa mua sắm chỉ chiếm 15% ; đến vừa du lịch vừa tham người thân bạn bè bình quân 10%, còn lại là đến mới mục đích khác.