Doanh Thu Du Lịch Tỉnh Bắc Ninh Giai Đoạn 2011 – 2015


3.1.3.2 Mức chi tiêu và ngày lưu trú trung bình

Đối với số ngày khách lưu trú: Cả khách quốc tế và khách nội địa lưu trú ở khách sạn của Bắc Ninh tương đối ngắn, trung bình chỉ khoảng 0,9 – 1,4 ngày. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do Bắc Ninh tương đối gần với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh trong đó điều kiện di chuyển đến các địa phương ngày lại khá thuận lợi nên số khách đi từ Hà Nội thường chỉ đến thăm quan các địa điểm di tích trong ngày

Đối với chi tiêu: Theo số liệu thống kê cho thấy doanh thu hoạt động du lịch của tỉnh Băc Ninh tăng liên tục, năm 2010 đạt 81,5 tỷ đổng tăng lên 144 tỷ đồng năm 2014, tăng bình quân giai đoạn là 15,29%/năm, trong đó mức tăng doanh thu của khách nội địa là 11,74%/năm, trong khi đó mức tăng doanh thu của khách quốc tế lại nhanh hơn với mức bình quân trung bình giai đoạn 2010 – 2014 là 21,73, đây đang là hướng mở Bắc Ninh cần phải phát huy mạnh mẽ hơn. Xét về cơ cầu nguồn thu cho thấy thu từ khách nội địa vẫn là đa số, năm 2010 chiếm 67,37% tăng lên 59,44% năm 2014, khách quốc tế năm 2010 chiếm 32,63% tổng doanh thu thì đến năm 2014 tăng lên 40,56%.

3.1.3.3 Doanh thu du lịch

Số liệu thống kê chỉ ra rằng, Doanh thu du lịch tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2011-2015 có mức độ tăng trưởng bình quân vào 21%/năm. Phân theo ngành kinh tế, thì doanh thu của các cơ sở lưu trú và doanh thu của các cơ sở lữ hành lần lượt là 21,08% và 20%. Đáng nói hơn cả là về cơ cấu doanh thu du lịch, thì các cơ sở lưu trú đóng góp đến trên 95% doanh thu du lịch của tỉnh. Từ đó cho thấy hoạt động du lịch lữ hành, các hoạt động, dịch vụ du lịch của tỉnh Bắc Ninh còn rất nhiều hạn chế nếu không muốn nói là ở mức yếu kém. Cần rất lưu tâm đến con số này đề có phương hướng phát triển kịp thời trong thời gian tới.


Bảng 3.4: Doanh thu du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2015


3 1 4 Kết quả điều tra khảo sát hoạt động du lịch của du khách đến tỉnh 1


3.1.4 Kết quả điều tra khảo sát hoạt động du lịch của du khách đến tỉnh Bắc Ninh

Cuộc khảo sát khách du lịch đối với hoạt động du lịch của tỉnh Bắc Ninh đã được tác giá tiến hành trên 200 đối tượng khách du lịch đã đến địa phương trong thời gian vừa. Nhằm mục đính đánh giá đánh giá hoạt động kinh doanh du lịch của địa phương dựa trên cơ sở những lựa chọn, thói quen, hành vi du lịch của du khách. Ngoài ra cũng tìm hiểu thêm về sự hài lòng hay những nhu cầu mà du khách mong muốn được đáp ứng trong tương lại. Cuộc khảo sát đã đem lại những kết quả sau đây:

Tổng số phiếu phát ra: 200 phiếu Tổng số phiếu thu về: 200 phiếu

Tổng số phiếu không có giá trị: 0 phiếu Tổng số phiếu có giá trị: 200 phiết

Câu hỏi 1: Địa điểm du lịch tại Bắc Ninh

A. Đền Đô 124

B. Hội Lim 158

C. Đền thờ Kinh

Dương Vương 51

D. Chùa Phật

Tích 96

E. Làng Quan họ

132

F. Đền bà chúa

Kho 104

G. Làng cổ Vạn

Ninh 23

H. Làng Tranh

Đông Hồ 47

Câu hỏi 2: Thời điểm du lịch trong năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.



A. Tết Nguyên

Đán 174

B. Quốc khánh 4

C. 30/4 – 1/5 6

D. Giỗ Tổ 0

E. Tết dương lịch

1

F. Cuối tuần 15



Câu hỏi 3: Tần suất du lịch Bắc Ninh trong năm

A. 1 lần 92

B. 2 lần 55

C. 3-5 lần 42

D. Trên 5 lần 11

Câu hỏi 4: Thời gian du lịch Bắc Ninh

A. 1 ngày 136

B. 2 ngày 36

C. 3-5 ngày 20

D. 1 tuần 8

Câu hỏi 5: Đi du lịch cùng ai

A. Một mình 35

B. Bạn bè 67

C. Gia đình 51

D. Đồng nghiệp

46

E. Khách du lịch

5




Câu hỏi 6: Tham gia hoạt động du lịch nào ?

A. Tham quan 55

B. Lễ chùa 84

C, Lễ hội 130

D. Vui chơi 3

E. Nghỉ dưỡng 5

F. Ẩm thực 12

G. Mua sắm 15


Câu hỏi 7: Mức chi tiêu du lịch

A. Dưới 500

nghìn 74

B. 500 nghìn đến

1 triệu 48

C. 1 triệu đến 3

triệu 43

D. Trên 3 triệu 35

Câu hỏi 8: Mức độ đánh gia du lịch Bắc Ninh

A. Tuyệt vời 11

B. Tốt 45

C. Khá 115

D. Kém 29

Câu hỏi 9: Hạn chế của du lịch Bắc Ninh

A. Dịch vụ du

lịch 106

B. Cơ sở hạ tầng

33

C. Chưa có tour

du lịch 46

D. Chưa có sản

phẩm du lịch 25

Câu hỏi 10: Đặc trưng du lịch Bắc Ninh

A. Quan họ 132

B. Đền chùa 22

C. Lễ hội 36

D. Làng nghề 6



E. Danh nhân 3

F. Sinh thái 1



Câu hỏi 11: Hướng phát triển du lịch

A. DL Văn hoá

96

B. DL Tâm linh

68

C.DL nghỉ dưỡng

- sinh thái 10

D. DL Danh nhân

3

E. DL làng nghề

5




Câu hỏi 12: Tour du lịch nào

A. HN – BN – HD – QN 54

B. HN – BN – BG – LS 56

C. HN – BN – QN – HP 90



Câu hỏi 13: Lĩnh vực đầu tư du lịch

A. CSHT du lịch 22

B. SP DL đặc thù 112

C. DV lưu trú, vui chơi, giải trí

94

D. Di tích lịch sử văn hoá 66

E. Lễ hội truyền

thống 72

F. Nguồn nhân

lực 36

G. Quảng bá –

xúc tiến 41

H. Ý kiến khác 5


- Về địa điểm du lịch: Các địa điểm du lịch được yêu thích lựa chọn khi đến du lch tỉnh Bắc Ninh (sắp xếp theo thứ tự giảm dần sự yêu thích) là: Hội Lim (79%), Làng Quan họ Bắc Ninh (66%), đền Đô (62%), Đền bà chúa Kho (52%), chùa Phật Tích (48%)…

- Thời điểm đến du lịch Bắc Ninh đa số vào dịp tết Nguyên Đán (87%), gần một nửa số lượng người được hỏi (46%) đến Bắc Ninh du lịch nhiều hơn một lần trong năm. Thi gian họ dành để du lịch trong mỗi lần đến Bắc Ninh là 1 ngày (68%) và 2 ngày (18%).

- Loại hình du lịch được ưa chuộng là tham gia lễ hội (65%), lễ chùa (42%). Các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đều có dưới 10% sự lựa chọn.


- Mức chi tiêu phổ biến của du khách là dưới 1 triệu đồng (61%)

- Khi được hỏi về mức độ đánh giá về du lịch Bắc Ninh thì 11 người đánh giá Tuyệt vời, 45 người đánh giá Tốt, 115 người Khá và 29 người đánh giá là kém. Điểm trung bình là 2,19 < 2,5.

- Hạn chế lớn nhất mà du khách cho rằng là do dịch vụ du lịch còn chưa đa dạng (53%).

- 66% du khách coi rằng nét đặc trưng nhất của Bắc Ninh là Dân ca Quan họ, 18% chọn Lễ Hội, 11% chọn Đền chùa

- Khi được hỏi về loại hình du lịch nên hướng đến trong thời gian tới thì 48% người được hỏi lựa chọn Du lịch văn hóa, 34% chọn du lịch tâm linh

- Tour du lịch Hà Nội – Bắc Ninh – Quảng Ninh – Hải Phòng được đa số du khách lựa chọn để đi du lịch (45%), 28% chọn tour Hà Nội – Bắc Ninh

– Bắc Giang – Lạng Sơn.

- Và cuối cùng, khi được hỏi về giải pháp đầu tư du lịch thì 56% du khách chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, 47% lựa chọn phát triển hệ thống lưu trú, vui chơi, giải trí, 36% muốn khôi phục và phát triển các lễ hội truyền thống, 33% nghĩ nên đầu tư, tu bổ tôn tạo các di lích lịch sử - văn hóa.

Đánh giá: Khảo sát tuy chưa được tiến hành rộng rãi mà chỉ được một bộ phận nhỏ người tham gia nên kết quả chỉ có tác dụng tham khảo. Tuy vậy, một số kết quả điều tra cũng chỉ ra đúng được thực trạng của du lịch tỉnh Bắc Ninh.

+ Du khách đến du lịch Bắc Ninh chủ yếu là dạng du lịch thuần túy. Họ đến với Bắc Ninh là do nhu cầu được định hình sẵn từ trước là để tham quan di tích lịch sử, đền chùa hay tham gia lễ hội chứ không có sự kết hợp nhiều mục đích khi đi du lịch.


+ Khách du lịch đến Bắc Ninh đa số là trong ngày, chi tiêu ít, không sử dụng nhiều dịch vụ, vật phẩm du lịch

+ Hoạt động du lịch ở Bắc Ninh chỉ ở mức Trung bình khá, mà nguyên nhân là do quá ít các dịch vụ du lịch.

+ Du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, lễ hội là những loại hình du lịch mà du khách quan tâm khi đến với Bắc Ninh.

3.2 Thực trạng vận dụng Marketing địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh

3.2.1 Xác định đối tượng, thị trường mục tiêu của Marketing địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh

3.2.1.1 Đối tượng của Marketing địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh

Như đã giới thiệu qua trong phần cơ sở lý luận, đối tượng của Marketing địa phương trong phát triển du lịch gồm 3 nhóm hữu quan chính

Nhóm 1: khách hàng trong thị trường du lịch bao gồm du khách, các nhà đầu tư và các chuyên gia về du lịch. Cụ thể:

- Đối tượng du khách của Bắc Ninh sẽ là người du lịch cá nhân, gia đình và tổ chức có độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi, có thu nhập ổn định, có nhu cầu tìm hiểu, tham quan các di tích lịch sử - văn hoá, đền chùa; tham gia các hoạt động lễ hội, văn hoá tn ngưỡng – tâm linh, các hoạt động cộng đồng gắn với làng quê, làng nghề truyền thống.

- Các nhà đầu tư về cơ sở hạ tầng du lịch như khách sạn, resort, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại… Hiện tại, ngoài hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện, thì các điều kiện khác về cơ sở hạ tầng du lịch ở Bắc Ninh còn đang rất hạn chế. Vậy nên rất cần sự chung tay với các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước để gây dựng mặt bằng cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch phù hợp và thúc đẩy du lịch tỉnh phát triển đúng với tiềm năng, thế mạnh.


- Các chuyên gia về du lịch bao gồm các tổ chức cá nhân am hiểu, có chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch với vai trò tư vấn, đầu tư hoặc làm việc trực tiếp tại các cơ sở du lịch.

Nhóm 2: Các yếu tố để Marketing đến nhóm khách hàng như các di tích lịch sử - văn hoá của tỉnh Bắc Ninh, các giá trị nhân văn của tỉnh như Dân ca Quan Họ, các lễ hội, làng nghề truyền thống…; cơ sở hạ tầng du lịch và nguồn lực lao động tham gia vào hoạt động du lịch tại tỉnh Bắc Ninh. Đây đồng thời là các công cụ của Marketing Địa phương trong phát triển du lịch, sẽ được trình bày cụ thể trong phần 3.2.2.

Nhóm 3: Là các nhà hoạch định du lịch của tỉnh Bắc Ninh bao gồm UBND Tỉnh Bắc Ninh, Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Ninh, trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Bắc Ninh, các công ty du lịch, công ty lữ hành trên địa bàn, và dân cư tỉnh Bắc Ninh.

3.2.1.2 Thị trường mục tiêu của Marketing địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh

Thị trường mục tiêu của Marketing địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh là Du khách, các nhà đầu tư và các chuyên gia về du lịch

- Du khách là những người đế Bắc Ninh du lịch từ các thị trường :

+ Thị trường nội địa: bên cạnh thị trường truyền thống là Hà Nội và các tỉnh lân cận miền Bắc nên hướng đến các thị trường tiềm năng khác, đó là: thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam có nhu cầu du lịch các tỉnh miền Bắc và các thành phố lớn miền Trung.

+ Thị trường Quốc tế: thị trường Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan và Hồng Kông), thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây là 3 thị trường có nhiều lợi thế do có một lực lượng đông đảo người ở các quốc gia này hiện đang sinh sống và làm việc tại Bắc Ninh. Do đó thông tin được cung cấp đầy đủ hơn bên cạnh việc thu hút người thân, gia đình họ đến với Bắc Ninh. Ngoài ra cũng


nên hướng đến các thị trường khác như các nước trong khu vực ASEAN, các nước khu vực châu Âu đặc biệt là Pháp, Nga…

- Các nhà đầu tư du lịch là các tập đoàn, tổ chức kinh tế trong nước như VINGROUP, SUNGROUP, FLC… hoặc đến từ các quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh và hay đầu tư vào các thị trường mới giảu tiềm năng như Trung Quốc, Nhật Bàn, Hàn Quốc, Trung Đông…

- Các chuyên gia về du lịch: các nhà quản lý điều hành, điều phối viên, chuyên viên, chuyên gia, hướng dẫn viên… có chuyên môn, kinh nghiệm hoạt động du lịch.

3.2.2 Thực trạng vận dụng các công cụ Marketing địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh

3.2.2.1 Marketing hình ảnh địa phương

Trong thời gian qua, Bắc Ninh đã có khá nhiều nỗ lực trong việc tạo dựng và quảng bá hình ảnh. Nhắc đến Bắc Ninh là nhắc đến một địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, năng động và giàu tiềm năng. Trong lĩnh vực du lịch, Bắc Ninh hấp dẫn với bề dày truyền thống lịch sử văn hiến, nhiều di sản văn hóa đặc sắc, người dân thân thiện hiếu khách, ẩm thực độc đáo, phong phú…

Những nỗ lực định vị điểm đến của du lịch Bắc Ninh được thể hiện thông qua các chương trình xúc tiến du lịch, các hoạt động quảng bá nổi bật nhất là chương trình "Về miền Quan họ" được tổ chức định kỳ hàng năm. Qua nhiều lần tổ chức, chương trình đã giới thiệu, quảng bá bản sắc, giá trị văn hóa của Dân ca Quan họ Bắc Ninh – di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Gần đây nhất, chương trình Festival Bắc Ninh 2014 với chủ đề "Hào khí Bắc Ninh - Kinh Bắc" với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc đã góp phần quảng bá rộng rãi, mạnh mẽ hơn hình ảnh Bắc Ninh đến với bạn bè

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí