Giải Pháp Marketing Địa Phương Trong Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bắc Ninh


Nhược điểm:

- Chưa có hình ảnh đại diện, thương hiệu cho du lịch địa phương

- Chưa có những sản phẩm du lịch đặc thù cho các loại hình du lịch có thế mạnh như du lịch văn hoá, tâm linh, làng nghề…

- Hạn chế trong việc quy hoạch phát triển dịch vụ công ích và các công trình dịch vụ du lịch, mở rộng dịch vụ.

- Nguồn lao động còn yếu cả về lượng và chất, chưa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển.

Trong vận dụng quy trình Marketing địa phương Ưu điểm:

- Có kế hoạch phát triển tổng thể cho địa phương

- Đánh giá được thực trạng phát triển du lịch tỉnh.

- Nhận thấy được tiềm năng và xu hướng phát triển của du lịch địa phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Có những quy hoạch phát triển theo không gian, liên kết vùng

- Có chú trọng đến bảo vệ môi trường và gìn giữ giá trị truyền thống. Nhược điểm:

- Hạn chế trong việc dự đoán, đánh giá nhu cầu, khả năng phát triển của du lịch địa phương

- Khai thác chưa triệt để những tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh do chưa đầu tư cho phát triển dịch vụ du lịch.

- Trong quá trình thực thi chưa có sự điều chỉnh kịp thời đề phù hợp với tình hình thực tế.


CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP MARKETING ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẮC NINH


4.1 Thiết lập tầm nhìn và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh

Từ việc nghiên cứu và đánh giá được thực trạng phát triển của ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2011 – 2015, nắm bắt được những tiềm năng, thế mạnh của du lịch tỉnh, bên cạnh việc xác định được rõ ràng giá trị cốt lõi cũng như các yếu tố đặc trưng nổi bật của địa phương, luận văn cần đưa ra được mục tiêu, định hướng và các giải pháp hỗ trợ đắc lực nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững.

4.1.1 Quan điểm phát triển

Trong việc quy hoạch, hoạch định phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng, thì đưa ra quan điểm phát triển là yếu tố đầu tiên vô cùng quan trọng. Kế hoạch phát triển du lịch ngoài việc phải phù hợp với quy hoạch phát triển chung của kinh tế - xã hội địa phương, còn phải xác định được mục đích, mục tiêu dài hạn, hình hài trong tương lai mà địa phương hướng đến. Phát triển du lịch là một quá trình dài hơi và cần nhiều giải pháp đồng bộ để đi được đến cái đích cuối cùng là một ngành du lịch phát triển bền vững. Tránh sa vào lối đầu tư dàn trải gây lãng phí và không tận dụng được lợi thế và hiệu quả cao nhất.

Vì những lý do trên, quan điểm phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2030 sẽ kế thừa và bổ sung thêm từ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 và các quy hoạch phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh, quy hoạch phát triển Vùng thủ đô…

Như đã trình bày ở chương III, thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh chỉ ra rằng tỉnh có một tiềm năng phát triển vô cùng lớn. Cùng với


xu hướng phát triển trong thời đại mới gắn liền với phát triển bền vững – phát triển ngành dịch vụ dựa trên những tiềm năng, nguồn lực sẵn có, “vô hạn”. Bắc Ninh hoàn toàn có cơ sở và nguồn lực hỗ trợ để phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong thời gian tới. Nếu muốn coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh thì ngoài việc dựa trên những thế mạnh, nguồn lực của mình, địa phương cũng phải đảm bảo được các yếu tố xã hội khi trong tương lai tỉnh sẽ là điểm đến của số lượng du khách đến từ các vùng văn hoá khác nhau, an ninh – xã hội phức tạp, sự tham gia đầu tư – kinh doanh của nhiều thành phần kinh tế, vấn đề môi trường cũng như biến đổi khí hậu. Nói tóm lại, việc định hướng phát triển phải dựa trên quan điểm khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và phải đảm bảo được sự hài hoà giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.

Các quan điểm phát triển được trình bày cụ thể như sau:

- Phát triển du lịch Bắc Ninh nhanh, tương xứng với tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh.

- Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

- Phát triển du lịch trong sự phát triển kinh tế xã hội ổn định và bền

vững.

- Phát triển du lịch dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của

các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

- Phát triển du lịch gắn với gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Phát triển du lịch Bắc Ninh phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng... đặc biệt là mối quan


hệ với thủ đô Hà Nội nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn khách du lịch.

4.1.2 Tầm nhìn

Công nghiệp hoá – hiện đại hoá là sự lựa chọn tất yếu của bất kỳ địa phương nào trong quá trình phát triển kéo theo đô thị hoá ngày càng mạnh, Bắc Ninh không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên nếu Bắc Ninh tiếp tục duy trì đà phát triển và chú trọng cho công nghiệp theo tinh thần "trải thảm đỏ thu hút đầu tư" mà thiếu quan tâm đầu tư, xây dựng mô hình phát triển theo chiều ngang với các ngành dịch vụ khác trong đó có du lịch thì sẽ đem lại một hiệu quả kinh tế xã hội rất thấp, không cân đối và kém bền vững.

Du lịch Bắc Ninh phải có sự định hướng và đầu tư bài bản, khoa học và có chiều sâu. Phân tích đã cho thấy việc đầu tư cho phát triển du lịch là đúng xu thế và cần thiết cho sự phát triển chung của địa phương. Vì vậy, cần đưa ra tầm nhìn cho du lịch tỉnh Bắc Ninh đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển:

- Đưa Bắc Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và của cả nước, tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh với trọng tâm là khai thác giá trị văn hoá đặc trưng Quan họ Bắc Ninh và tâm linh để phát triển du lịch.

- Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách; hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển.

4.1.3 Mục tiêu

Về mục tiêu tổng quát, như đã nhận định, Bắc Ninh có những tiềm lực to lớn đề trở thành một điểm du lịch văn hóa – tâm linh trọng điểm của miền Bắc và cả nước. Những hạn chế trong công tác dự đoán, đánh giá tiềm năng


phát triển du lịch của địa phương đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc đề ra những chỉ tiêu phù hợp, xứng đáng với tiềm năng phát triển của tỉnh. Trước những cơ hội và thách thức đã được đề ra, kế hoạch và mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế lớn, ngành trụ cột, có đóng góp quan trọng cùng với công nghiệp vào phát triển kinh tế, phát triển xã hội; trở thành tuyến du lịch trọng điểm có ý nghĩa quốc gia và quốc tế ; có tính chuyên nghiệp cao, cơ sở vật chất – kỹ thuật đồng bộ, hiện đài; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, mang thương hiệu địa phương, tiếp thu tinh hoa văn hóa hiện đại những vẫn luôn giữ được đậm đà bản sắc dân tộc và đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và trọng điểm phát triển du lịch của cả nước.

Mục tiêu kinh tế:

- Về số lượng khách du lịch, đến năm 2020, đón trên 3 triệu lượt khách (trong đó có 150 ngàn lượt khách quốc tế). Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016

- 2020 đạt 20,5 %/năm. Năm 2030, đón trên 7,5 triệu lượt khách, (trong đó có 400 ngàn lượt khách quốc tế). Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2030 đạt 15%/năm. Tỷ trọng khách quốc tế tăng dần từ 5,2% (năm 2015) lên 7,5% (năm 2020) và 10% (năm 2030).

Bảng 4.1 Dự báo các phương án phát triển du lịch đến năm 2030


Phương án cao được tính toán dựa trên triển vọng các điều kiện phát triển 1


Phương án cao được tính toán dựa trên triển vọng các điều kiện phát triển du lịch có nhiều thuận lợi, phát huy được đà phát triển mạnh mẽ hiện tại của du lịch tỉnh Bắc Ninh và thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế khu vực, thị trường đã biết đến những điểm đến du lịch Bắc Ninh đang nổi lên mạnh mẽ, với sự hợp lực trong nước để đảm bảo khả năng tiếp đón, phục vụ khách và liên tục phát triển sản phẩm. Phương án thấp đặt ra trong một số trường hợp như các biến động toàn cầu, khu vực có ảnh hưởng liên tiếp tới ngành du lịch hoặc một vài điều chỉnh về chính sách biên giới cửa khẩu hoặc khả năng hoàn thiện đồng bộ về kết cấu hạ tầng không theo kịp định hướng đề ra.

- Về tổng doanh thu từ du lịch, đến năm 2016 thu nhập du lịch đạt 51 triệu USD, tương đương 1.020 tỷ đồng. Năm 2020 đạt 165 triệu USD, tương đương 3.300 tỷ đồng. Năm 2030 đạt hơn 1 tỷ USD, tương đương 20.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 28%/năm (giai đoạn 2016 - 2020) và 20%/năm (giai đoạn 2021 - 2030).

- Nâng dần tỷ trọng đóng góp GDP du lịch vào GDP của tỉnh: Năm 2016 là 2,5%. Năm 2020 là 4,36% và năm 2030 khoảng 5%. Huy động vốn đầu tư du lịch giai đoạn 2011 - 2015 đạt 150 triệu USD, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 356 triệu USD và giai đoạn 2021 - 2030 đạt 2.240 triệu USD.

- Tăng cường năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển. Số lượng cơ sở lưu trú cần có đến năm 2020 là 5,500 buồng lưu trú, năm 2030 là 7.500 buồng

Bên cạnh những mục tiêu về kinh tế, phát triển du lịch cũng cần hướng tới những mục tiêu về văn hóa và môi trường.

Mục tiêu xã hội:

- Phát triển du lịch nhằm tạo them nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo. Đảm bảo lực lượng lao động du lịch cần có: Năm 2016 là 14.000 lao động, trong đó có 4.500 lao động trực tiếp. Năm 2020 là 27.300 lao động,


trong đó có 9.000 lao động trực tiếp. Năm 2030 là 136.500 lao động, trong đó có 45.500 lao động trực tiếp.

- Phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, nhằm góp phần phát triển thể chất, nâng cao dân trí, đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, tăng cường đoàn kết, hữu nghị, tinh thần tự tôn dân tộc

Mục tiêu về môi trường:

Phát triển dịch vụ xanh, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường. Khẳng định môi trường du lịch là yếu tố hấp dẫn du lịch, đảm bảo chất lượng và giá trị thụ hưởng du lịch, thương hiệu du lịch. Các dự án phát triển du lịch phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về môi trường.

Mục tiêu an ninh:

Đảm bảo an toàn, an ninh trong du lịch. Hạn chế tình trạng tiêu cực như chăn dắt, chặt chém, cướp giật, quấy rối… tạo niềm tin cho du khách vào sự an toàn khi đến du lịch tại Bắc Ninh. Đặc biệt khi phát triển du lịch văn hóa – tâm linh sẽ kéo theo những hủ tục, mê tín dị đoan. Cần xây dựng một môi trường du lịch văn minh, trong sạch tránh lừa gạt, lợi dụng khách du lịch vào mục đích không đúng đắn.

4.2 Các giải pháp Marketing địa phương nhằm phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh

4.2.1 Giải pháp hoàn thiện các công cụ Marketing địa phương

4.2.1.1 Marketing hình tượng địa phương

Hình ảnh địa phương là tổng thể giá trị sản phẩm địa phương theo quan điểm marketing địa phương, tạo ra ấn tượng, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, khách du lịch và những người quan tâm hợp tác với địa phương. Hình ảnh địa phương bao gồm cả dấu ấn về tầm nhìn chiến lược cũng như sứ mệnh


hoặc năng lực thực hiện tầm nhìn ấy; tiện ích, môi trường đầu tư của địa phương. Hình ảnh địa phương quyết định đến năng lực cạnh tranh ở địa phương.

Một trong nhưng công việc cần thiết và quan trọng nhất trong việc xây dựng hình ảnh của việc địa phương đó là việc tạo ra một thương hiệu cho địa phương. Ở Việt Nam, một số địa phương đã xây dựng được thương hiệu của mình theo giá trị cốt lõi mà họ hướng đến. Ví dụ như trường hợp Thành phố Đà Nẵng với thương hiệu "Thành phố đáng sống" đồng hành cùng giá trị cuộc sống văn minh, tiện lợi, gần gũi và thân thiện ; hay trường hợp Bình Dương theo đuổi hình ảnh "Thành phố công nghệ" với những đột phá về việc ứng dụng khoa học công nghệ trong vận hành, quản lý, đào tạo của địa phương. Một số thương hiệu địa phương nổi bật khác như "Thành phố du lịch" Nha Trang, "Thành phố Hoa" Đà Lạt… Đó là bước đi đầu tiên cho việc xây dựng hình tượng cho địa phương.

Trong trường hợp của Bắc Ninh, xác định các giá trị cốt lõi là những yếu tố đặc trưng của địa phương là tâm linh, nhân văn, tình người mà nổi bật là Quan họ Bắc Ninh và các giá trị văn hoá tâm linh lâu đời. Hình ảnh của Bắc Ninh sẽ được xây dựng dựa trên nhưng giá trị đó. Du lịch Bắc Ninh sẽ hướng đến loại hình du lịch tâm linh với thông điệp "Tâm linh – Tình người" hướng du khách đến các giá trị về nhân văn của con người của một "Thành phố tâm tình".

Sau khi thực hiện xong bước cơ bản nhưng quan trọng nhất là việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu, thông điệp của địa phương, cần phải đưa ra kế hoạch và các giải pháp để quảng bá hình ảnh, thương hiệu đó và xây dựng các giá trị phù hợp với hình tượng đã đề ra. Đó là việc xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp, ở đây là hình thức du lịch tâm linh; các dịch vụ bổ trợ; tuyên truyền cho người dân địa phương xây dựng hình ảnh con người thân thiện, tình cảm và hiếu khác; đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển…

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí