TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Nội dung chương 2 đã đồng thời chỉ ra vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình LS lớp 10 THPT và sự khác biệt trong chương trình môn Lịch sử tại trường PT liên cấp Olympia. Từ đó, đề xuất quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy vận dụng lý thuyết đa thông minh trong môn LS.
Về cơ bản, thứ tự các thao tác trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy thông thường và bài dạy vận dụng lý thuyết đa thông minh không có nhiều điểm khác biệt. Tuy nhiên, ở bài dạy vận dụng lý thuyết đa thông minh , GV buộc phải khảo sát trí thông minh của cả lớp vào đầu năm học, đánh giá bước đầu các trí thông minh nổi trội hay không nổi trội của các thành viên và kết thúc quy trình này, GV một lần nữa tổng kết hiệu quả thực hiện.
Việc thử nghiệm sư phạm đề xuất trong luận văn cũng có nhiều điểm khác biệt. Thay vì GV dạy cùng một nội dung song triển khai hai phương pháp DH khác nhau tại hai lớp khác nhau thì trong luận văn văn này, việc thử nghiệm được tiến hành trên cùng một đối tượng nhưng tại hai thời điểm khác nhau. Điều này cho thấy sự thay đổi, chuyển biến của đối tượng HS khi được áp dụng cùng một phương pháp DH trong một khoảng thời gian nhất định.
Những thành công bước đầu trong kết quả thử nghiệm cho thấy: Việc vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DHLS ở PT là có tính khả thi. Tuy nhiên, sự khả thi này trước hết phù hợp ở các cơ sở và môi trường giáo dục có sự ủng hộ của nhà trường trong việc ứng dụng các PPDH tích cực, cơ sở vật chất tốt và GV hưởng ứng việc thực hiện.
KẾT LUẬN
Đề tài “Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học Lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông” đã đạt được một số kết quả nghiên cứu sau:
Một là, về lý luận, đề tài đã làm rõ một số nội dung liên quan đến Howard Gardner, sự ra đời và nội dung của lý thuyết đa thông minh. Trên cơ sở chỉ ra các biểu hiện của 8 loại hình trí thông minh, đề tài cũng khẳng định mỗi HS có sự phát triển trí thông minh đa dạng và sự khác biệt này ảnh hưởng rất nhiều đến thiên hướng tiếp thu kiến thức của các em. Đề tài cũng đã chỉ ra yêu cầu và quy trình vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông một cách mạch lạc.
Hai là, về thực tiễn, trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu nguồn tài liệu sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, quan sát lớp học, sử dụng phiếu khảo sát và hiểu biết của bản thân, người viết cũng đã thu thập được những thông tin khách quan về thực trạng vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học nói chung và dạy học LS nói riêng. Về cơ bản, các trường PT và các GV đã chú trọng đến việc áp dụng các PPDH tích cực trong giảng dạy. Tuy nhiên, sự hiểu biết và vận dụng lý thuyết này trong DH chưa thật phổ biến.
Qua quá trình khảo sát tại trường PT liên cấp Olympia có thể đánh giá bước đầu: Nhà trường có rất nhiều lợi thế trong việc triển khai, vận dụng lý thuyết đa thông minh trong quá trình DH. Việc khảo sát trí thông minh HS lớp 10 trường PT liên cấp Olympia cho thấy các em có lợi thế về trí thông minh vận động, hình ảnh, âm nhạc và có phong cách học tập rất chủ động, tự tin. GV nhà trường có sự hiểu biết tốt và rất ủng hộ việc vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DH. Đây chính là cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất quy trình vận dụng và thử nghiệm ở chương 2.
Ba là, trong nội dung chương 2, người viết trên cơ sở chỉ ra vị trí, mục tiêu và nội dung chương trình LS PT và các chuyên đề môn LS của khối 10 trường PT liên cấp Olympia để đưa ra quy trình vận dụng lý thuyết đa thông minh vào DHLS. Điểm nhấn của quy trình này là phần khảo sát trí thông
minh HS trước khi bước vào học kì. Bên cạnh đó là việc quan tâm hơn đến mục tiêu kĩ năng và thái độ của HS khi tiến hành xác định mục tiêu. Khi lựa chọn phương pháp dạy học, GV cũng cần lựa chọn các phương pháp có lợi thế trong việc phát huy tốt các năng lực trí thông minh của các em. Cuối cùng, việc thử nghiệm sư phạm cho thấy hiệu quả bước đầu của việc vận dụng lý thuyết đa thông minh vào DH, đặc biệt là tạo điều kiện để HS bộc lộ và phát huy các trí thông minh của mình.
Như vậy, vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DH nói chung, DHLS nói riêng có ý nghĩa lý lý luận và thực tiễn sâu sắc. Lý thuyết này dựa trên cơ sở khoa học là sự phát triển đa dạng các trí thông minh của con người. Từ đó gợi ý cách thức thực hiện các PP và hình thức tổ chức DH phù hợp để góp phần phát triển trí thông minh và nâng cao chất lượng DH. Việc vận dụng lý thuyết này trước hết phù hợp với các cơ sở giáo dục quốc tế, tư thục và các trường chuyên, trường năng khiếu có cơ sở vật chất tốt, nhà trường ủng hộ và GV sẵn sàng thực hiện các PPDH tích cực.
Trong thời gian tới, để lý thuyết đa thông minh của Howard Gardner được ứng dụng nhiều hơn nữa trong DH nói chung, DHLS nói riêng cần sự nỗ lực lớn của toàn ngành giáo dục và XH. Luận văn cũng xin được đưa ra một số khuyến nghị như sau:
Một là, về phía các cơ quan lãnh đạo giáo dục Bộ Giáo dục, các Sở, phòng Giáo dục cần ban hành nhiều quy chế, chính sách thúc đẩy việc nghiên cứu và biên soạn các nội dung nghiên cứu, vận dụng lý thuyết đa thông minh; tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề để phổ biến và nâng cao nhận thức cho lãnh đạo và GV các trường PT; thực hiện các cuộc thi GV giỏi vận dụng lý thuyết đa thông minh giữa các cụm trường...
Hai là, về phía trường, khuyến khích các GV vận dụng lý thuyết đa thông minh trong DH, trước hết là việc tiến hành khảo sát trí thông minh một cách hệ thống nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các PPDH phù hợp. Các tổ chuyên môn cũng nên xây dựng các tiết chuyên đề vận dụng lý thuyết
đa thông minh và coi đó là các buổi trao đổi kinh nghiệm thực tế để cải tiến bài dạy. Bên cạnh đó là việc tăng cường cơ sở vật chất, đặc biệt là các thiết bị nghe nhìn trong phòng học để GV có thể sử dụng các đoạn phim tư liệu và trình chiếu tranh ảnh phục vụ bài dạy.
Với phương châm giáo dục, “HS là trung tâm của lớp học”, DH dựa trên sự đa dạng của trí tuệ HS và đặc thù của mỗi chủ thể, hy vọng rằng, trong thời gian tới, lý thuyết đa thông minh sẽ thực sự phát huy được hiệu quả của mình trong DH nói chung, DHLS nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.s Hồ Sỹ Anh (2013), Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực HS và mục tiêu dạy làm người, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 4.
2. Nguyễn Tuấn Anh (2010), Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí Dạy và học ngày nay.
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2015), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Trong chương trình giáo dục phổ thông mới .
4. Bộ giáo dục và đào tạo, Sách giáo viên lịch sử 10, NXB Giáo dục.
5. TS. Trần Đình Châu (2013), Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục số 316.
6. GS.TS Nguyễn Thị Côi, Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.
7. Th.s Nguyễn Thị Hồng Chuyên (2014), Dạy học phân hóa dựa vào phong cách học tập của học sinh, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 10.
8. PGS.TS Trần Khánh Đức, Lý thuyết đa thông minh và đổi mới phương pháp dạy học ở bậc đại học, Tạp chí Lý luận – Dạy học.
9. Hoàng Thanh Hải (2012), “Ý nghĩa giáo dục qua việc sử dụng di tích lịch sử trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục số 287, trang 55-57.
10.PGS.TS Vũ Quang Hiển – TS Hoàng Thanh Tú, Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
11.PGS. TS Đặng Thành Hưng (2007), Quan niệm và giải pháp phân hóa dạy học ở trung học phổ thông nhằm hội nhập quốc tế, Tạp chí Giáo dục.
12. TS. Vũ Ngọc Hoàng (2013), Một số ý kiến về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Tạp chí Dạy và học ngày nay.
13. Trương Thành Luân, “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử: một số vấn đề cần trao đổi”, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 9-2010, trang 32-33.
14. Nguyễn Thành Nhân (2002), “Sử dụng tranh ảnh trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 5-2002, trang 25-26.
15. Phạm Thành Nghị, Tâm lý học giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Hoàng Thanh Tú, Phương pháp ôn tập lịch sử ở trường trung học phổ thông – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
17.Phạm Thành Nghị, Tâm lý học sáng tạo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Bùi Thiết (2011), Những bất cập trong việc dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí Dạy và học ngày nay.
19. Thomas Armstrong (2006), 7 loại hình thông minh, NXB Lao động xã hội.
20. GS.VS Nguyễn Cảnh Toàn (2011), Hãy học lấy cái thông minh, Tạp chí Dạy và học ngày nay số 12.
21. Bùi Thiết (2011), “Những bất cập trong việc dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông”, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 9-2011.
22. Hồ Sỹ Tuệ (2010),“Thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học môn Lịch sử”, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 12 - 2010, trang 43-45.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát trí thông minh HS
Phụ lục 2: Kết quả đánh giá trí thông minh HS (Câu 1-7) Phụ lục 3: Kết quả đánh giá trí thông minh HS (Câu 8-10) Phụ lục 4: Phiếu trả kết quả
Phụ lục 5: Chuyên đề Văn hóa Phục hưng (Giáo án, phiếu học tập, hướng dẫn bài tập về nhà)
Phụ lục 6: Chuyên đề Văn hóa Việt Nam TK X – XIX (Kịch bản, vé mời, phiếu ghi chép, phiếu ưu đãi du lịch)
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TRÍ THÔNG MINH HỌC SINH (Câu 1-7)
Họ và tên | Số câu vi phạm | Kết quả đánh giá trí thông minh | ||||||||
NN | LG | ÂN | VĐ | HA | GT | TN | NT | |||
1 | Cao Hà Châu Anh | 1 | 18 | 5 | 22 | 25 | 24 | 32 | 4 | 7 |
2 | Nguyễn Hà Anh | 0 | 16 | 40 | 0 | 40 | 32 | 24 | 8 | 24 |
3 | Nguyễn Thế Anh | 2 | 9 | 40 | 29 | 28 | 31 | 18 | 11 | 14 |
4 | Nguyễn Trịnh Quỳnh Anh | 1 | 16 | 8 | 16 | 16 | 24 | 16 | 0 | 16 |
5 | Trần Lê Hà Anh | 0 | 23 | 17 | 46 | 34 | 48 | 36 | 15 | 5 |
6 | Đỗ Việt Hà | 1 | 11 | 9 | 20 | 14 | 39 | 29 | 10 | 16 |
7 | Nguyễn Thu Hà | 2 | 23 | 22 | 28 | 19 | 13 | 8 | 9 | 16 |
8 | Nguyễn Hoàng Hải | 2 | 1 | 18 | 21 | 46 | 15 | 12 | 3 | 24 |
9 | Vũ Minh Hiếu | 1 | 11 | 10 | 17 | 28 | 30 | 5 | 4 | 24 |
10 | Nguyễn Gia Khánh | 4 | 16 | 32 | 16 | 8 | 0 | 2 | 0 | 16 |
11 | Chu Hoài Linh | 1 | 26 | 12 | 9 | 13 | 27 | 47 | 6 | 24 |
12 | Nguyễn Diệu Linh | 1 | 29 | 40 | 14 | 19 | 36 | 17 | 10 | 23 |
13 | Thái Khánh Linh | 3 | 8 | 24 | 24 | 24 | 16 | 16 | 0 | 16 |
14 | Tô Hà Linh | 1 | 8 | 10 | 38 | 20 | 15 | 30 | 4 | 8 |
15 | Đỗ Nguyễn Thành Long | 1 | 2 | 14 | 48 | 17 | 23 | 12 | 3 | 29 |
16 | Nguyễn Duy Long | 2 | 1 | 14 | 11 | 32 | 31 | 2 | 4 | 13 |
17 | Tôn Lương Việt Long | 1 | 2 | 1 | 36 | 35 | 15 | 22 | 5 | 24 |
18 | Nguyễn Hoài Linh | 1 | 34 | 13 | 33 | 19 | 38 | 40 | 12 | 32 |
19 | Nguyễn Cẩm Ly | 3 | 15 | 9 | 14 | 19 | 45 | 10 | 4 | 16 |
20 | Bùi Quang Minh | 1 | 16 | 24 | 8 | 24 | 32 | 24 | 8 | 16 |
21 | Nguyễn Thị Hằng Nga | 0 | 23 | 25 | 32 | 28 | 54 | 27 | 18 | 13 |
22 | Nguyễn Trọng Nghĩa | 1 | 20 | 35 | 38 | 47 | 29 | 41 | 10 | 16 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học Lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông - 10
- Xác Định Hình Thức, Phương Thức Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh
- Đối Tượng Và Địa Bàn Thử Nghiệm
- Kết Quả Đánh Giá Trí Thông Minh Học Sinh (Câu 8-10)
- Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học Lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông - 15
- Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học Lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông - 16
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Đỗ Tri Nguyên | 2 | 13 | 13 | 38 | 26 | 20 | 27 | 11 | 24 | |
24 | Nguyễn Thảo Nguyên | 1 | 20 | 21 | 46 | 55 | 29 | 36 | 0 | 8 |
25 | Nguyễn Trường Thanh Nguyên | 0 | 16 | 17 | 11 | 32 | 15 | 26 | 4 | 21 |
26 | Nguyễn Tiến Pháp | 1 | 26 | 4 | 21 | 25 | 35 | 14 | 15 | 24 |
27 | Lê Nhật Quang | 1 | 20 | 21 | 17 | 31 | 19 | 18 | 14 | 24 |
28 | Ngô Ngân Trà | 0 | 20 | 32 | 7 | 17 | 45 | 18 | 19 | 38 |
29 | Tôn Nguyễn Minh Uyên | 0 | 24 | 42 | 43 | 41 | 38 | 37 | 12 | 31 |
30 | Đoàn Vân | 1 | 25 | 26 | 44 | 11 | 37 | 6 | 15 | 32 |