Tác Động Của Các Giá Trị Văn Hóa Đến Giá Trị Kế Toán

- 22 -


pháp; thuế; kinh tế - chính trị; lạm phát; trình độ phát triển kinh tế, trình độ giáo dục; và nền văn hoá.

Với góc độ nhận diện sự tồn tại và tác động của các nhân tố đến hệ thống kế toán và BCTC nhằm đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển, hoàn thiện hệ thống BCTC, luận án tập trung xem xét 5 nhóm nhân tố tác động đáng kể đến hệ thống kế toán và BCTC, bao gồm: nhân tố kinh tế; nhân tố chính trị; nhân tố pháp lý; nhân tố văn hóa và quá trình toàn cầu hóa.

(1) Nhân tố kinh tế

Sự phát triển của kế toán là một quá trình phụ thuộc vào và đan xen với phát triển kinh tế. Nói cách khác, môi trường kinh tế có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của kế toán (Zhang, 2005). Các nhân tố kinh tế chủ yếu tác động đến hệ thống kế toán và BCTC bao gồm: đặc điểm và giai đoạn phát triển của nền kinh tế; nguồn cung ứng tài chính và lạm phát.

Đặc điểm và giai đoạn phát triển của nền kinh tế có quan hệ với kế toán và BCTC. Một nền kinh tế phát triển sẽ đòi hỏi công cụ kế toán hữu hiệu nhằm tạo niềm tin cho giao dịch và sử dụng vốn hiệu quả (Enthoven, 1965 cited by Yapa, 1995). Môi trường kinh doanh của một quốc gia sẽ có ảnh hưởng đến các công bố tài chính thông qua nhiều nhân tố: thị trường vốn, quyền sở hữu công ty… (Jaggi and Lowf, 2000).

Các yếu tố đặc trưng của một nền kinh tế, như cơ chế quản lý, hình thức sở hữu chủ đạo (tư nhân, nhà nước, nước ngoài), định hướng phát triển (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, tri thức), đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô, đặc điểm của thị trường hàng hoá…, cùng với hình thức kinh doanh chiếm ưu thế và phổ biến trong hoạt động của các doanh nghiệp, sẽ tác động đến các chính sách kế toán và đối tượng kế toán, nhằm làm tương thích với bản chất các quan hệ kinh tế, đáp ứng yêu cầu ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin.

Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh và đầu tư theo nhu cầu thị trường, điều này đã làm nảy sinh sự ràng buộc lẫn nhau về nhu cầu thông tin tài chính. Chính vì vậy, kinh tế thị trường đòi hỏi sự đa dạng trong cung cấp, sử dụng thông tin trên BCTC. Khi mức độ hoạt động kinh tế và quy mô của các công ty tăng lên, có một sự gia tăng

- 23 -


tương ứng trong hoạt động kế toán. Mức độ phát triển của xuất khẩu và nhập khẩu có thể có một tác động tích cực đến sự phát triển của kế toán (Belkaoui, 1985 cited by Zhang, 2005). Khi TTCK phát triển, nó sẽ làm phát sinh kế toán mua bán, phát hành, chuyển đổi cổ phiếu, trái phiếu; nhiều đối tượng, hình thức giao dịch mới phát sinh cần được kế toán đo lường, ghi nhận và trình bày trên BCTC, như lãi cơ bản trên cổ phiếu, thặng dư vốn cổ phần, cổ phiếu quỹ, hoặc báo cáo dòng tiền cũng được chú ý hơn để phục vụ cho nhu cầu thông tin dự báo của các nhà đầu tư…

Nguồn cung ứng tài chính sẽ quyết định đối tượng chủ yếu sử dụng thông tin tài chính và do vậy, quyết định đặc điểm của thông tin tài chính được cung cấp.

Theo đó, tại các nước mà nguồn cung ứng tài chính chủ yếu là thị trường vốn (như Mỹ, Anh, Úc…), nơi mà các công ty cổ phần chiếm vị trí chủ yếu trong nền kinh tế, TTCK là nơi cung cấp vốn chủ yếu cho doanh nghiệp, yêu cầu đối với thông tin tài chính là cần đảm bảo trình bày trung thực, hợp lý và đầy đủ. Sự đầy đủ của thông tin tài chính giúp nhà đầu tư có thể dựa vào các BCTC để đưa ra quyết định kinh tế mà ít khi phải thu thập thêm các thông tin khác (Nobes, 1998).

Ngược lại, tại những quốc gia mà nguồn cung ứng tài chính chủ yếu là nhà nước (như ở Pháp…) hoặc hệ thống ngân hàng (như ở Đức…) thường không có sự đòi hỏi cao về sự đầy đủ và hợp lý của thông tin tài chính. Yêu cầu đối với thông tin kế toán tại các quốc gia này thường là sự tuân thủ các luật định. Ngoài ra, thông tin kế toán sẽ hướng đến việc bảo đảm lợi ích của người cho vay, việc công bố thông tin ra công chúng trở thành thứ yếu.

Một minh chứng khá rõ ràng cho ảnh hưởng của nguồn cung ứng vốn đến hệ thống kế toán và BCTC là trường hợp Nhật Bản. Chính sự phát triển nhanh chóng của TTCK và sự giảm dần vai trò của ngân hàng trong cung ứng vốn đã làm cho hệ thống kế toán của Nhật Bản có những thay đổi đáng kể theo hướng xích lại gần với việc trình bày trung thực, hợp lý và đầy đủ (Nobes and Parker, 1995, trích trong Vũ Hữu Đức, 2010).

Lạm phát cũng được xem là một nhân tố tác động đến hệ thống kế toán

- 24 -


của các quốc gia. Tại các quốc gia có lạm phát cao, ảnh hưởng lũy kế của nó qua nhiều năm có thể làm cho các thông tin kế toán trở nên vô nghĩa, trừ khi nó được điều chỉnh phù hợp (Zhang, 2005). Lạm phát là một nhân tố bên ngoài khó kiểm soát, gây ảnh hưởng may rủi đến BCTC, mức độ ảnh hưởng thay đổi giữa các công ty (Ilter, 2007).

Đối với các quốc gia đang phải đối đầu với lạm phát (như Brazil, Iran, Bangladest…), khái niệm bảo toàn vốn trở nên quan trọng và một số biện pháp kế toán cần phải được sử dụng để loại trừ ảnh hưởng của biến đổi giá giá cả đến BCTC. Chẳng hạn, tại Brazil, BCTC của các công ty phải được điều chỉnh để phản ánh đúng giá trị tài sản và thu nhập.

(2) Nhân tố chính trị

Hệ thống chính trị xác định cơ chế kinh tế của một quốc gia, và vì vậy, xác định mô hình kế toán. Một hệ thống kế toán có ích cho nền kinh tế quản lý tập trung phải khác với hệ thống kế toán tối ưu cho một nền kinh tế thị trường. Nhân tố này còn được đề cập dạng các thể chế chính trị trong đó Nhà nước can thiệp nhiều hay ít vào nền kinh tế.

Hệ thống chính trị cũng phát triển ra bên ngoài và du nhập các chuẩn mực và thông lệ kế toán. Chẳng hạn như việc nước Đức đã sử dụng chính trị để ảnh hưởng đến kế toán tại Nhật Bản và Thụy Điển.

Trong những năm gần đây, nhân tố chính trị còn được đề cập dưới dạng các chính sách của quốc gia trong tiến trình hội tụ quốc tế. Chẳng hạn, Zeff (2007) đã đề cập đến ảnh hưởng của quan hệ chính trị giữa EU, Hoa Kỳ và IASB trong việc ra quyết định về hội tụ kế toán.

(3) Nhân tố pháp lý

Môi trường pháp lý có tác động mạnh mẽ đến hệ thống kế toán và BCTC tại các quốc gia. Doupnik and Salter (1992) đã nghiên cứu tác động của hệ thống pháp luật trên sự phát triển của hệ thống kế toán tại các quốc gia khác nhau, và đưa ra giả thuyết rằng sự khác biệt về hệ thống pháp luật của các nước khác nhau có thể giải thích sự khác biệt trong sự phát triển của hệ thống kế toán. Các nhân tố chủ yếu của môi trường pháp lý tác động đến hệ thống kế toán bao gồm: hệ thống pháp luật; vai trò của Nhà nước và tổ chức nghề nghiệp; và pháp luật về thuế.

- 25 -


Hệ thống pháp luật tại các quốc gia, một cách chung nhất, có thể được phân thành 2 loại: hệ thống pháp luật dựa dựa trên thông luật (common law) và hệ thống pháp luật dựa trên điển luật (codified law).

Thông luật dựa trên những phán quyết theo tập quán của tòa án. Hệ thống này hình thành ban đầu ở Anh và sau đó lan sang nhiều nước chịu ảnh hưởng của Anh như Mỹ, Úc, Canada… Thông luật về cơ bản không hướng đến việc xây dựng những bộ quy tắc chung; luật công ty thường không đưa ra các quy tắc cụ thể và chi tiết về việc lập và trình bày BCTC (Zhang, 2005). Những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, ở các nước mà hệ thống pháp luật dựa trên thông luật, mức độ cao của sự bảo hộ pháp luật đối với nhà đầu tư và chủ nợ cũng như đặc điểm của công ty, đã tạo ra nhu cầu cao hơn của người sử dụng thông tin trên BCTC (Jaggi et al, 2000).

Điển luật là hệ thống pháp luật có nền tảng từ hệ thống pháp luật của Pháp, Đức, hiện được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc điểm của nó là sử dụng luật thành văn, dưới dạng các văn bản quy phạm pháp luật. Trong lĩnh vực kế toán, việc soạn thảo và trình bày BCTC được quy định chi tiết trong các đạo luật, thường là Luật Công ty hay Luật Thương mại. Chẳng hạn, tại Pháp, các quy định về kế toán chủ yếu được ban hành dưới dạng một hệ thống kế toán thống nhất bao gồm các tài khoản kế toán thống nhất, thường được gọi là Tổng hoạch đồ kế toán (Plan Comptable Géneral - PCG). Ở nhiều quốc gia như Đức, Pháp, Việt Nam…, cơ sở, nguyên tắc kế toán được quy chiếu vào chế độ kế toán quốc gia; Nhà nước có vai trò kiểm soát kế toán về phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày báo cáo, bao gồm cả phương phép ghi chép số liệu, phương pháp lập và trình bày BCTC.

Vai trò của Nhà nước và Hội nghề nghiệp trong vấn đề về kế toán giữa các quốc gia cũng khác nhau.

Tại một số quốc gia như Anh, Pháp, Úc…, Nhà nước ít khi đưa ra các quy định cụ thể về kế toán; những nguyên tắc, chuẩn mực kế toán thường được thiết lập bởi các hội nghề nghiệp, là những tổ chức tư nhân chuyên nghiệp. Các nguyên tắc và chuẩn mực nghề nghiệp do hội nghề nghiệp ban hành thường được sự chấp thuận rộng rãi của xã hội và Nhà nước. Chẳng hạn, tại Mỹ hiện nay, Hội

- 26 -


đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB), một tổ chức tư nhân độc lập, được sự ủng hộ và thừa nhận của Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) trở thành tổ chức chịu trách nhiệm chính trong xây dựng và ban hành chuẩn mực BCTC (SFAS).

Tại nhiều quốc gia khác như Pháp, Đức, Việt Nam…, Nhà nước giữ vai trò quyết định trong những vấn đề về kế toán. Việc soạn thảo, ban hành các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các hướng dẫn thực hiện ở các quốc gia này thường do các cơ quan nhà nước thực hiện và được đặt trong luật hoặc các văn bản dưới luật. Vai trò của hội nghề nghiệp thường không đủ mạnh để chủ trì xây dựng và ban hành các nguyên tắc hay chuẩn mực nghề nghiệp.

Pháp luật về thuế cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống kế toán và BCTC.

Tại một số quốc gia như Anh, Mỹ, Hà Lan…, ảnh hưởng của thuế đến việc tính toán lợi nhuận của kế toán là không đáng kể.

Tại một số quốc gia khác, không có sự khác biệt đáng kể giữa kế toán thuế và kế toán tài chính. Các tài khoản thuế gần như tương đồng với các tài khoản thương mại; việc ghi chép sổ sách kế toán phải tuân thủ quy định của thuế.

Tại các quốc gia như Đức, Bỉ, hay Việt Nam, tồn tại mối liên hệ nhất định giữa BCTC và báo cáo thuế, và điều này có thể làm cho nhà đầu tư có thái độ thiếu dứt khoát khi sử dụng thông tin trên BCTC.

Gần đây, mối quan hệ giữa kế toán và thuế ngày càng thay đổi, thường là theo hướng từ phụ thuộc chuyển sang độc lập với nhau. Chẳng hạn, tại Tây Ban Nha, sau một thời gian dài luật thuế chi phối kế toán thì từ sau cuộc cải cách năm 1989, chúng đã trở nên độc lập với nhau hơn (Choi and Meek, 2011).

(4) Nhân tố văn hóa

Hofstede (1984) đã đưa ra 5 yếu tố văn hóa quan trọng để giải thích sự tương đồng và khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới, bao gồm: chủ nghĩa cá nhân (Individualism - Idv); khoảng cách quyền lực (Power distance - Pd); sự tránh né những vấn đề chưa rõ ràng (Uncertainty avoidance - Uav); nam tính (Masculinity - Mas) và định hướng dài hạn (Long-term orientation - Lto).

Trên cơ sở đó, Gray (1988) đã đưa ra bốn giá trị kế toán có liên quan đến năm yếu tố trên, bao gồm: phát triển nghề nghiệp và kiểm soát theo luật định;

- 27 -


thống nhất và linh hoạt; thận trọng và lạc quan; và bảo mật và công khai. Gray cũng đã lập luận và mô tả tác động của các giá trị văn hóa đến giá trị kế toán (Bảng 1.2).

Bảng 1.2 : Tác động của các giá trị văn hóa đến giá trị kế toán


Các giá trị văn hóa

Các giá trị kế toán

Phát triển nghề nghiệp

Thống nhất

Thận trọng


Bảo mật

Chủ nghĩa cá nhân

Tăng

Giảm

Giảm

Giảm

Khoảng cách quyền lực

Giảm

Tăng

Không

Tăng

Tránh né vấn đề chưa rõ ràng


Giảm


Tăng


Tăng


Tăng

Nam tính

Tăng

Không

Giảm

Giảm

Định hướng dài hạn

Giảm

Không

Tăng

Tăng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam - 5

Nguồn : Gray et al, 2001, cited by Vũ Hữu Đức, 2010.


Các nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành để kiểm tra ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa đến hệ thống kế toán và BCTC các quốc gia theo lý thuyết của Hofstede và Gray.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, lý thuyết của Gray đã không thể giải thích mối quan hệ giữa kế toán và giá trị văn hóa một cách hoàn toàn thỏa đáng. Các giá trị văn hóa dân tộc ít có ảnh hưởng đáng kể, trực tiếp trên các thuyết minh tài chính của các công ty tại các quốc gia thông luật (Jaggi et al, 2000). Hoặc là, không có bằng chứng thuyết phục cho thấy mối quan hệ giữa văn hóa và tính thận trọng (Doupnik, 2004, trích trong Vũ Hữu Đức, 2010).

Bên cạnh đó, phần lớn các nghiên cứu đã chỉ ra, giữa các giá trị văn hóa với vấn đề công bố thông tin có mối mối quan hệ nhất quán với lý thuyết của Gray. Eddie (1991) đã tìm kiếm mối liên hệ giữa các giá trị xã hội và kế toán bằng cách nghiên cứu mười ba nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, xác nhận dấu hiệu về mối liên hệ giữa các giá trị xã hội và kế toán. Nghiên cứu thực nghiệm của Salter and Niswander (1995) chỉ ra rằng mô hình của Gray có

- 28 -


một sức mạnh giải thích đáng kể, cũng như đã cung cấp một lý thuyết khả thi để có thể giải thích sự khác biệt giữa các quốc gia trong cấu trúc và thực hành kế toán. Chow (1995) đã áp dụng mô hình Hofstede-Gray với trường hợp của Trung Quốc, và cho rằng với tình trạng hiện tại của nghề kế toán, đo lường và công bố thông tin ở Trung Quốc, sự phát triển của hệ thống kế toán sẽ bị hạn chế bởi ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc…

(5) Quá trình toàn cầu hóa

Quá trình hòa hợp khu vực và quốc tế trong những năm gần đây cũng có những tác động đáng kể đến hệ thống kế toán và BCTC của các quốc gia. Kết quả của tiến trình toàn cầu hóa là sự gia tăng tính phụ thuộc của các quốc gia trong các luồng đầu tư và thương mại quốc tế, các quyết định về phân bổ nguồn lực, giá cả, các giao dịch quốc tế. Friedman (2005), trong “Thế giới phẳng”, đã chỉ rõ: toàn cầu hóa đã thúc đẩy việc phát triển các quá trình kinh doanh được tiêu chuẩn hóa. Còn cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Paul Volcker (2000) thì cho rằng, trong thế giới toàn cầu hóa nhanh chóng, cùng giao dịch kinh tế phải được hạch toán cùng tính chất dù ở các vùng quốc gia lãnh thổ khác nhau.

Như vậy, quá trình toàn cầu đã dẫn đến nhu cầu phải có một tiêu chuẩn thống nhất trình bày và công bố thông tin về BCTC. Kết quả tất yếu của yêu cầu này là quá trình hòa hợp và hội tụ kế toán giữa các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, có nhiều tổ chức tham gia vào việc đề xuất các chuẩn mực kế toán quốc tế và thúc đẩy hòa hợp kế toán quốc tế, trong đó có một số tổ chức giữ vai trò quan trọng như: Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), Ủy ban Châu Âu (EC)

… Sự ra đời của chuẩn mực kế toán quốc tế cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống kế toán của nhiều quốc gia.

1.2.2.2. Nhận xét về các nhân tố tác động đến hệ thống BCTC

Thứ nhất, kế toán và sự phát triển của hệ thống kế toán và BCTC không tách rời mà phản ánh và chịu tác động của môi trường kinh tế, chính trị, pháp lý và văn hóa tại mỗi quốc gia và khu vực. Các nhân tố này không độc lập mà có mối quan hệ với nhau khá chặt chẽ. Chẳng hạn, các quốc gia theo điển chế luật phần lớn có thị trường vốn không mạnh và kế toán có mối quan hệ với thuế, các giá trị kế toán thiên về hướng thận trọng, bảo mật, thống nhất và tuân thủ. Ngược

- 29 -


lại, các quốc gia theo hướng thông luật (common law) có nguồn cung cấp vốn chủ yếu từ thị trường vốn, không có quan hệ chặt chẽ giữa kế toán và thuế, các giá trị kế toán thiên về hướng minh bạch, linh hoạt và phát triển nghề nghiệp.

Trong một chừng mực nào đó, môi trường kinh tế, chính trị, pháp lý và các giá trị kế toán có gốc rễ từ các giá trị văn hóa, cùng chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố khác như địa lý, lịch sử… và tạo nên mối quan hệ chặt chẽ (Gray, 1988). Chẳng hạn, khoảng cách quyền lực có thể tác động đến hệ thống pháp lý, hay chủ nghĩa cá nhân có thể tác động đến sự phát triển của các tổ chức nghề nghiệp. Nobes (1998) cũng đã phát triển một mô hình giải thích mối quan hệ giữa nguồn cung cấp vốn và văn hóa. Theo đó, ông chia các quốc gia phát triển thành 2 nhóm: nhóm quốc gia A - kế toán phục vụ cho cổ đông bên ngoài; nhóm quốc gia B - kế toán phục vụ cho cơ quan thuế và chủ nợ (Hình 1.1).


Văn

hóa,

bao gồm cả

thể chế

Môi trường bên

ngoài

Tầm quan trọng của nguồn tài trợ từ

bên ngoài

Nhóm quốc gia (A hoặc B)


Hình 1.1 : Mô hình quan hệ giữa nguồn cung cấp vốn và văn hóa.

Nguồn : Nobes (1998).

Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa trong những năm gần đây trở thành một nhân tố quan trọng tác động mạnh đến hệ thống kế toán và BCTC của các quốc gia. Quá trình này một mặt tác động đến các nhân tố kinh tế, văn hóa, pháp lý, một mặt nó tạo ra nhu cầu phải có một tiêu chuẩn thống nhất trong trình bày và công bố thông tin về BCTC. Quá trình hòa nhập khu vực và quốc tế tuy không phải là nhân tố trực tiếp song nó là yếu tố gián tiếp có tác động quan trọng đến hệ thống kế toán và BCTC tại nhiều quốc gia.

Thứ ba, việc xác định các nhân tố, phạm vi ảnh hưởng và khả năng tác động của nó đến hệ thống kế toán và BCTC cần được xem xét trong những điều kiện cụ thể của quá trình phát triển hệ thống kế toán tại từng quốc gia. Bởi lẽ, bản thân các nhân tố này thường xuyên thay đổi, có mối quan hệ đan xen với nhau và với nhiều nhân tố khác. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu thực nghiệm

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 02/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí