Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam - 2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BCTC Báo cáo tài chính

CĐKT Cân đối kế toán

FASB Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (Financial Accounting Standard Board)

Framework Khuôn mẫu lý thuyết cho Báo cáo tài chính

(The Conceptual Framework for Financial Reporting)

GAAP Các nguyên tắc kế toán được thừa nhận rộng rãi (Generally accepted accounting principles)

IASB Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standard Board )

IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standard)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (International Financial Reporting Standard)

KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh TTCK Thị trường chứng khoán

Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam - 2

TSCĐ Tài sản cố định

VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1 : Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích theo IASB và FASB

Bảng 1.2 : Tác động của các giá trị văn hóa đến giá trị kế toán

Bảng 1.3 : Tình hình sử dụng IAS/IFRS tại các quốc gia đến tháng 06/2013

Bảng 2.1: Đối chiếu mục đích, đặc điểm chất lượng, ghi nhận các yếu tố và nguyên tắc soạn thảo, trình bày BCTC giữa VAS và IAS/IFRS

Bảng 2.2 : Đối chiếu hệ thống báo cáo, các BCTC cơ bản giữa VAS và IAS/IFRS

Bảng 2.3 : Đối chiếu nội dung một số khoản mục chủ yếu trên BCTC giữa VAS và IAS/IFRS

Bảng 2.4 : Thống kê mô tả kết quả khảo sát doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Bảng 2.5 : So sánh việc ghi nhận giá trị các nguồn lực tri thức trong cơ cấu tài sản vô hình của doanh nghiệp giữa VAS và IAS/IFRS

Bảng 3.1 : Các thành phần và thuộc tính của nguồn lực tri thức

Bảng 3.2 : Các thành phần và thuộc tính chủ yếu của nguồn lực tri thức trình bày trên BCTC doanh nghiệp Việt Nam

Bảng 3.3 : Nội dung cơ bản của Báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Việt Nam

Bảng 3.4 : Các yếu tố trình bày trên báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Việt Nam

Bảng 3.5 : Hệ thống chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Việt Nam

Bảng 3.6 : Lộ trình phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam.

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1 : Mô hình quan hệ giữa nguồn cung cấp vốn và văn hóa


Hình 3.1 : Mô hình về phạm vi của thông tin công bố trong hệ thống BCTC linh hoạt

Hình 3.2 : Mô hình về mức độ chi tiết của thông tin công bố trong hệ thống BCTC linh hoạt

Hình 3.3 : Mô hình khung xây dựng các hệ số đánh giá nguồn lực tri thức doanh nghiệp Việt Nam.

- 1 -


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Báo cáo tài chính (BCTC) là sản phẩm của kế toán tài chính, là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán. Mục đích của BCTC là cung cấp thông tin tài chính hữu ích về doanh nghiệp cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác trong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp (IASB, 2010a). BCTC là nguồn thông tin quan trọng cho các giao dịch về vốn của doanh nghiệp, đặc biệt trên thị trường chứng khoán. Việc hoàn thiện BCTC không chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết mà nó còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc đáp ứng một cách phù hợp nhu cầu thông tin đa dạng trong quá trình phát triển không ngừng của các nền kinh tế.

Trên phương diện lý thuyết, những kết quả của dự án hội tụ giữa IASB và FASB về việc xây dựng một khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày BCTC là sản phẩm của một vấn đề được tranh luận tích cực, từ việc xác định cách tiếp cận, mục đích, đặc điểm chất lượng, cho đến các nguyên tắc chi phối việc soạn thảo và trình bày BCTC (Choi and Meek, 2011).

Trên phương diện thực tiễn, các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đang trong quá trình đổi mới để hướng đến một bộ chuẩn mực kế toán toàn cầu, chất lượng cao (a high quality, global accounting standards), phục vụ cho thị trường vốn.

Ở Việt Nam, sau hơn 35 năm kể từ khi thống nhất đất nước, hệ thống kế toán và BCTC doanh nghiệp hiện nay về cơ bản đã được xây dựng theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam, có sự cải cách, khá đầy đủ và có tính hệ thống. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán mạnh mẽ như hiện nay, tính hữu ích của thông tin kế toán

- 2 -


không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, các tiêu chuẩn chất lượng và công bố thông tin phải được tiếp cận theo thông lệ quốc tế, hệ thống BCTC hiện nay đã bộc lộ những tồn tại chưa được giải quyết, từ những vấn đề cụ thể như đo lường, ghi nhận, đến việc củng cố các luận cứ khoa học, làm cơ sở vững chắc, ổn định cho việc ban hành các chuẩn mực kế toán, đánh giá chất lượng BCTC. Cơ sở định giá, đặc điểm chất lượng và nguyên tắc lập BCTC chưa được quy định đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; hệ thống BCTC mang tính khuôn mẫu, thiếu sự linh hoạt; hệ thống báo cáo, một số nội dung, khoản mục trên BCTC chưa đầy đủ, hoặc chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; chưa đề cập hoặc quy định việc ghi nhận và trình bày nguồn lực tri thức, trách nghiệm xã hội doanh nghiệp trên báo cáo… Những hạn chế này có nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, ảnh hưởng đáng kể đến tính hữu ích và quá trình hội nhập quốc tế của hệ thống BCTC.

Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu liên quan đến BCTC, cũng như việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia. Tuy nhiên, hầu như chưa có một nghiên cứu có hệ thống liên quan trực tiếp đến việc đánh giá và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán.

Ở Việt Nam, gần đây, có một số nghiên cứu chuyên sâu về BCTC doanh nghiệp. Nghiên cứu của Nguyễn Phúc Sinh (2008) đã tiếp cận với các luận điểm về hệ thống BCTC doanh nghiệp của IASB, FASB nhằm đưa ra giải pháp nâng cao tính hữu ích của hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Cúc (2009) đã nhận định lại về khung pháp lý cho việc lập và trình bày BCTC doanh nghiệp, tương thích với quy mô và cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Hùng (2010) đề cập đến việc kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính công bố của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Các nghiên cứu của Võ Thị Ánh Hồng (2008), Phạm Đức Tân

- 3 -


(2009)… đề xuất một số giải pháp nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán phục vụ việc ra quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương (2010) mô tả sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế và ảnh hưởng của nó đến thông tin trình bày trên BCTC và quyết định của nhà đầu tư...

Bên cạnh đó, Vũ Hữu Đức và Trình Quốc Việt (2009) đã đề nghị áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho các công ty niêm yết, công ty đại chúng, ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm. Tăng Thị Thu Thủy (2009) đề xuất hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo thông lệ quốc tế trên cơ sở những đặc điểm của Việt Nam. Nguyen &Tran (2012) đề cập đến những khó khăn của việc tồn tại song song hệ thống chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán trong quá trình hòa hợp kế toán quốc tế…

Các nghiên cứu này đã đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu ích của hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam, trên cơ sở vận dụng và hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, hạn chế trong việc củng cố luận cứ khoa học và kinh nghiệm cho việc ban hành các chuẩn mực, chế độ kế toán, quy định soạn thảo và đánh giá chất lượng BCTC trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, chưa được làm rõ. Giải pháp dài hạn và lộ trình cho sự phát triển, hội nhập của hệ thống BCTC chưa được phác họa. Các nghiên cứu cũng chưa đề cập hoặc giải quyết các nội dung mang tính toàn cầu hiện nay trong soạn thảo và trình bày BCTC, chẳng hạn, vấn đề sử dụng giá trị hợp lý trong định giá, trình bày nguồn lực tri thức hay trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC.

Luận án này kế thừa các nghiên cứu trước đây, góp phần giải quyết các vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng nêu trên.

- 4 -


2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xác lập quan điểm, phương hướng, đề xuất các giải pháp ngắn hạn, giải pháp dài hạn hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, nâng cao tính hữu ích của BCTC, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Các quan điểm, phương hướng và giải pháp được xây dựng trên cơ sở đã phân tích, tổng hợp, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, cũng như trên cơ sở nhận diện các đặc điểm về môi trường kế toán tại Việt Nam, ưu điểm, hạn chế và các vấn đề cần giải quyết đối với hệ thống BCTC doanh nghiệp hiện hành.

3. Phạm vi, nội dung nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định trong khuôn khổ BCTC riêng của các loại hình doanh nghiệp, không bao gồm các ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự.

Phạm vi chuẩn mực kế toán quốc tế được vận dụng để hoàn thiện hệ thống BCTC bao gồm các IAS/IFRS liên quan trực tiếp đến trình bày và công bố thông tin BCTC, không bao gồm toàn bộ các IAS/IFRS hiện có.

Luận án tập trung vào các nội dung sau:

(1) Lý luận về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế;

(2) Thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam;

(3) Quá trình phát triển của hệ thống BCTC Việt Nam qua các thời kì;

- 5 -


(4) Đánh giá thực trạng hệ thống BCTC Việt Nam hiện hành trên cơ sở đối chiếu hệ thống BCTC theo quy định của Việt Nam với hệ thống BCTC theo quy định của IASB, ý kiến của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và chuyên gia về hệ thống BCTC doanh nghiệp, các nhân tố môi trường kế toán, cũng như yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam.

(5) Quan điểm, phương hướng, mục tiêu hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam;

(6) Các giải pháp ngắn hạn và giải pháp dài hạn mang tính khoa học và khả thi, trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, nhằm phát triển, hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp, nâng cao tính hữu ích của BCTC, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Định hướng về nội dung và phương pháp đo lường giá trị hợp lý, báo cáo nguồn lực tri thức, báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC.

4. Phương pháp nghiên cứu

Về định tính, tác giả phân loại, đánh giá và chọn lọc nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu trong và ngoài nước, khai thác các thông tin thứ cấp có liên quan đến BCTC để phân tích, lý giải, đánh giá các đối tượng nghiên cứu theo các chủ điểm về nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã được thiết kế. Tác giả đã thực hiện việc phỏng vấn ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về kế toán và BCTC doanh nghiệp, sử dụng kết hợp với các thông tin đáng tin cậy khác để lý giải, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp.

Về định lượng, tác giả sử dụng phiếu câu hỏi điều tra, khảo sát ý kiến của một số doanh nghiệp và nhà đầu tư về hệ thống BCTC, kết hợp với sử dụng các dữ liệu định lượng khác để diễn giải, so sánh, phân tích, nhằm tạo ra cơ sở tham khảo hữu ích cho những nhận định, đánh giá hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam trong mối quan hệ với đặc điểm, yêu cầu của quá trình phát triển.

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 02/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí