Theo Hội Đồng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế (Iasb)

- 6 -


Về phương pháp nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp chuyên gia; phương pháp điều tra. Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp tư duy cũng được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp theo từng nội dung và mục tiêu cụ thể của luận án.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả phân loại, đánh giá, và chọn lọc nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu trong và ngoài nước, các quy định, thông lệ quốc tế, kinh nghiệm của các quốc gia… và các thông tin thứ cấp có liên quan đến BCTC doanh nghiệp để tiến hành phân tích, tổng hợp, làm rõ những vấn đề lý luận về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; mô tả, lý giải, làm rõ những vấn đề tồn tại của hệ thống BCTC hiện hành và xác định vấn đề cần phải giải quyết, phương hướng và giải pháp thực hiện.

- Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp tư duy đã được sử dụng kết hợp theo từng nội dung và mục tiêu cụ thể của luận án. Theo đó, phương pháp phân tích, tổng hợp đã được sử dụng để hệ thống hóa cơ sở lý luận, đưa ra nhận xét về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế và quá trình áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các quốc gia, kinh nghiệm cho Việt Nam. Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu hệ thống BCTC theo quy định của Việt Nam với hệ thống BCTC theo quy định của IASB, giữa thực trạng hệ thống BCTC với những yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Phương pháp tư duy được sử dụng phối hợp với phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng hợp để xác định vấn đề cần giải quyết, xây dựng phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống BCTC.

- Phương pháp chuyên gia: Tác giả tiến hành phỏng vấn để thu thập ý kiến các chuyên gia về kế toán và BCTC doanh nghiệp. Các ý kiến trả lời được tổng hợp, lý giải, làm cơ sở hoặc củng cố cho nhận định về hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam.

- 7 -


- Phương pháp điều tra: Tiến hành khảo sát bằng các phiếu điều tra đối với một số doanh nghiệp và nhà đầu tư. Thang đo Likert được sử dụng để đo lường các mức độ đánh giá. Thực hiện thống kê mô tả kết quả điều tra và phân tích phương sai Anova một yếu tố để kiểm tra về sự khác biệt trong kết quả đánh giá giữa các nhóm đối tượng. Kết hợp kết quả với những dữ liệu thứ cấp khác để diễn giải, so sánh, nhằm tạo ra cơ sở tham khảo hữu ích cho những nhận định, đánh giá.

Như vậy, phương pháp định tính, với những tổng hợp, lý giải, đánh giá các thông tin, là phương pháp được sử dụng chủ yếu, nhằm diễn giải hoặc quy nạp theo các chủ điểm về nội dung và mục tiêu đã được thiết kế của luận án. Các phân tích và đánh giá được thực hiện bằng những lý luận khách quan, theo các chủ điểm đã được thiết kế. Các biểu hiện cụ thể của các phương pháp nghiên cứu sẽ được thể hiện trong các nội dung của luận án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Ở một góc độ khác, khi xác định phương hướng hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp, trên quan điểm lịch sử, cụ thể, luận án đã xuất phát từ sự vận động và phát triển của các điều kiện môi trường kế toán, gắn với các yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán ở Việt Nam.

5. Những đóng góp chính của luận án

Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam - 3

(1) Phân tích, tổng hợp, đánh giá, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, trong đó có những vấn đề còn khá mới ở các quốc gia, như: đo lường giá trị hợp lý; báo cáo nguồn lực tri thức; báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.

(2) Phân tích thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam.

(3) Làm rõ tính tất yếu của quá trình cải cách hệ thống kế toán và BCTC doanh nghiệp Việt Nam. Đánh giá thực trạng hệ thống BCTC doanh nghiệp

- 8 -


Việt Nam hiện hành, nhận diện vấn đề tồn tại cần giải quyết.

(4) Xác lập một cách khoa học và phù hợp quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp, trên cơ sở nhận diện những điều kiện và bối cảnh mà hệ thống kế toán Việt Nam đang tồn tại và phát triển.

(5) Đề xuất các giải pháp ngắn hạn, đặc biệt là các giải pháp dài hạn, mang tính khoa học và khả thi, xác định lộ trình phù hợp, nhằm phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao tính hữu ích của BCTC, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Luận án đã định hướng về nội dung và phương pháp những vấn đề mang tính đột phá ở Việt Nam liên quan đến định giá và trình bày thông tin trên BCTC, như: đo lường giá trị hợp lý; báo cáo nguồn lực tri thức; báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.

6. Kết cấu luận án

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, luận án có 3 chương:

- Chương 1 : Cơ sở lý luận về Báo cáo tài chính doanh nghiệp.

- Chương 2 : Đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam.

- Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, luận án còn có 17 Phụ lục để minh họa hoặc mô tả chi tiết một số nội dung của luận án.

- 9 -


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


1.1. Bản chất của Báo cáo tài chính

1.1.1. Khái niệm Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính (Financial statements) là sản phẩm của kế toán tài chính, là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán, phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả tài chính của doanh nghiệp. BCTC cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kết quả tài chính và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế, nó cũng cho thấy kết quả quản lý của ban giám đốc đối với các nguồn lực được giao phó cho họ (IASB, 2012).

Để đáp ứng mục tiêu này, BCTC trình bày thông tin về: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí, bao gồm cả lãi và lỗ, khoản góp vốn của chủ sở hữu và phân phối cho chủ sở hữu, các dòng tiền. Thông thường, một hệ thống BCTC bao gồm: báo cáo tình hình tài chính, báo cáo thu nhập; báo cáo vốn chủ sở hữu; báo cáo lưu chuyển tiền và thuyết minh BCTC.

Có nhiều cách thức và khía cạnh khác nhau trong việc tiếp cận với BCTC. Chẳng hạn, khi xem xét dưới góc độ khoa học kế toán, thì BCTC được xem là kết quả của phương pháp tổng hợp - cân đối. Khi xem xét dưới góc độ các yếu tố của một hệ thống thông tin kế toán thì BCTC được xem là đầu ra của hệ thống này, được xử lý và cung cấp bởi quy trình kế toán tài chính. Khi đề cập đến lợi ích của người sử dụng thì BCTC là nguồn cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc ra quyết định kinh tế v.v… Vì vậy, khó có thể đưa ra một định nghĩa duy nhất về BCTC. Mục đích và vai trò của BCTC, vì vậy, cũng không phải là duy nhất và bất biến. Mục đích và vai trò của BCTC được đề cập dưới đây chủ yếu dựa trên các quan điểm của một số tổ chức có vai trò và ảnh hưởng quan trọng đến kế toán trên thế giới, được tiếp cận theo hướng phục vụ cho việc phát triển, hoàn thiện hệ thống BCTC như mục tiêu đề ra của luận án.

- 10 -


1.1.2. Mục đích của Báo cáo tài chính

1.1.2.1. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)

Khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC quốc tế (IFRS Framework) do IASB phê chuẩn tháng 09/2010 xác định mục đích của BCTC cho mục đích chung (sau đây gọi tắt là mục đích của BCTC) là “cung cấp thông tin tài chính hữu ích về doanh nghiệp cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác trong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp” (IASB, 2010a, p.OB2). Những quyết định này liên quan đến việc mua, bán hoặc nắm giữ cổ phiếu và công cụ nợ, cung cấp, thanh toán các khoản vay hoặc các hình thức vay mượn khác.

IFRS Framework lưu ý rằng, các đối tượng khác, chẳng hạn các nhà quản lý, có thể tìm thấy trong các BCTC những thông tin hữu ích. Tuy nhiên, mục đích của BCTC và mục tiêu của các quy chế quản lý tài chính có thể không phù hợp với nhau. Do vậy, cơ quan quản lý không được xem là đối tượng sử dụng chính của BCTC. BCTC không hướng chủ yếu đến cơ quan quản lý hoặc các đối tượng khác (IASB, 2010a).

BCTC cung cấp thông tin về tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đó là thông tin về các nguồn lực kinh tế và nghĩa vụ nợ của của doanh nghiệp. BCTC cũng cung cấp thông tin về những ảnh hưởng của giao dịch và các sự kiện khác làm thay đổi các nguồn lực kinh tế và nghĩa vụ nợ, nó hữu ích cho các quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp. Thông tin về bản chất, quy mô nguồn lực kinh tế và các các nghĩa vụ nợ có thể giúp người sử dụng xác định điểm mạnh và điểm yếu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Những thông tin này có thể giúp người sử dụng đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, cũng như nhu cầu bổ sung nguồn lực tài chính (IASB, 2010a).

Thông tin về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giúp người sử dụng đánh giá được các khoản thu nhập tạo ra từ việc sử dụng các nguồn lực kinh tế. Thông tin này giúp đánh giá trách nhiệm quản lý trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp. Thông tin về kết quả kinh doanh, cũng như sự thay đổi và các yếu tố cấu thành của các khoản thu nhập cũng quan trọng trong việc đánh giá

- 11 -


khả năng tạo tiền trong quá khứ và tương lai của doanh nghiệp.

Thông tin về lưu chuyển tiền trong một kỳ của doanh nghiệp giúp người sử dụng đánh giá khả năng doanh nghiệp tạo ra dòng tiền thuần trong tương lai. Nó chỉ ra phương thức doanh nghiệp tạo ra và chi tiêu tiền, bao gồm thông tin về vay và trả nợ, cổ tức bằng tiền hoặc phân phối bằng tiền khác cho các nhà đầu tư, và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Thông tin về dòng tiền “giúp người sử dụng dụng hiểu rõ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hoạt động đầu tư và tài chính, ước tính tính thanh khoản, khả năng thanh toán và giải thích các thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” (IASB, 2010a, p.OB20).

Theo IAS 1- Trình bày BCTC (IASB hiệu chỉnh tháng 05/2012), mục đích của BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kết quả tài chính và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. BCTC cũng báo cáo kết quả đạt được trên cương vị quản lý của ban giám đốc đối với các nguồn lực được giao phó. Để đáp ứng mục tiêu này, BCTC trình bày thông tin về: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí, khoản góp vốn và phân phối cho chủ sở hữu, lưu chuyển tiền tệ, cùng với những thông tin thuyết minh.

1.1.2.2. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB)

Mở đầu Chương Mục đích của BCTC trong Khái niệm kế toán tài chính số 8 - Statement of Financial Accounting Concepts No.8 (SFAC 8), FASB khẳng định, mục đích của BCTC là nền tảng của khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC. FASB cũng xác định mục đích của BCTC là cung cấp thông tin tài chính hữu ích về doanh nghiệp cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác trong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn tương đồng với IFRS Framework của IASB.

Các nội dung thông tin về các nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp và các nghĩa vụ nợ, cũng như sự thay đổi của chúng, thông tin về kết quả tài chính, thông tin về lưu chuyển tiền trình bày trong SFAC 8 cũng được FASB quy định hoàn toàn tương đồng với IFRS Framework của IASB. Đây là kết quả của một dự án

- 12 -


hội tụ kế toán giữa IASB và FASB (IASB - FASB Convergence Project) được triển khai từ năm 2004, trong đó có dự án hội tụ về khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC. Theo đó, với việc lựa chọn quan điểm đơn vị (entity pespective) thay vì quan điểm chủ sở hữu (proprietary pespective), cả IASB và FASB đều khẳng định cần có sự ưu tiên trong những người sử dụng BCTC để đảm bảo tính tập trung của thông tin cho việc ra quyết định.

Như vậy, mục đích của BCTC là cung cấp thông tin tài chính hữu ích về doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác, trong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp.

1.1.3. Vai trò của Báo cáo tài chính

Thông thường, vai trò của BCTC được xem xét thông qua mục đích và lợi ích mang lại của việc sử dụng thông tin của một số đối tượng chủ yếu.

Theo IASB và FASB, các đối tượng sử dụng BCTC bao gồm nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác và một số đối tượng khác liên quan đến việc ra các quyết định kinh tế.

Các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác cần thông tin về các nguồn lực của doanh nghiệp không chỉ để đánh giá triển vọng của dòng lưu chuyển tiền thuần trong tương lai mà còn đánh giá hiệu quả quản lý đối với việc sử dụng các nguồn lực hiện hữu của doanh nghiệp. Họ không thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin trực tiếp mà phải dựa vào BCTC cho nhiều thông tin tài chính mà họ cần. Vì vậy, họ là những người sử dụng chính mà BCTC hướng tới.

Các quyết định của nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng về việc mua, bán hoặc nắm giữ cổ phiếu và công cụ nợ phụ thuộc vào thu nhập mà họ mong đợi từ việc đầu tư, ví dụ như cổ tức, các khoản thanh toán nợ gốc và lãi hoặc sự gia tăng giá trị thị trường. Tương tự như vậy, quyết định của người cho vay và các chủ nợ khác về việc cung cấp các khoản cho vay và các hình thức tín dụng khác phụ thuộc vào các khoản thanh toán nợ gốc và lãi hoặc các khoản thu nhập khác mà họ mong đợi. Kỳ vọng của các các nhà đầu tư, người cho vay và các chủ nợ khác

- 13 -


về lợi nhuận phụ thuộc vào đánh giá của họ về giá trị, thời gian và triển vọng của dòng lưu chuyển tiền thuần trong tương lai. Do vậy, các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác cần thông tin để giúp họ đánh giá triển vọng lưu chuyển tiền thuần trong tương lai của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, BCTC không thể cung cấp tất cả thông tin mà nhà đầu tư, người cho vay và chủ nợ khác cần. Những người sử dụng cần phải xem xét thông tin cần thiết từ các nguồn khác, chẳng hạn, điều kiện và triển vọng của nền kinh tế, sự kiện, môi trường chính trị, công nghệ, tương lai doanh nghiệp. BCTC không được thiết kế để trình bày thông tin về giá trị doanh nghiệp nhưng chúng cung cấp thông tin giúp nhà đầu tư, người cho vay và các chủ nợ khác ước tính giá trị doanh nghiệp (IASB, 2010a).

IFRS Framework cũng lưu ý rằng, các bên liên quan khác như cơ quan quản lý, tổ chức, công chúng không phải là những nhà đầu tư, chủ nợ cũng có thể tìm thấy thông tin hữu ích trên BCTC, mặc dù BCTC không phục vụ trực tiếp cho những nhóm đối tượng này.

Ở một khía cạnh khác, khi tiếp cận vai trò của BCTC dưới góc độ yêu cầu pháp lý của việc cung cấp thông tin, thì vai trò của BCTC được thể hiện thông qua trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc soạn thảo BCTC và công bố thông tin. Chẳng hạn, các nội dung trình bày trên BCTC nộp cho cơ quan thống kê, thuế vụ có xu hướng khuôn mẫu, thiếu linh hoạt, đủ đáp ứng yêu cầu pháp lý có liên quan. Ngoài ra, vai trò của BCTC đối với người sử dụng còn bị chi phối bởi quy mô, đặc điểm của doanh nghiệp. Chẳng hạn, đối với các doanh nghiệp nhỏ, vai trò của BCTC hướng đến người quản lý doanh nghiệp nhiều hơn, mục đích công bố thông tin nhằm tìm kiếm vốn đầu tư hay nhà tài trợ thường hạn chế…

Tóm lại, bản chất của BCTC là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán, cung cấp thông tin cho những người có quan hệ lợi ích với doanh nghiệp trong việc ra các quyết định kinh tế, chủ yếu bao gồm nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác. Kết quả của dự án hội tụ giữa IASB và FASB khẳng định cần có sự ưu tiên trong những người sử dụng BCTC để đảm bảo tính tập

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2022