Các Thành Phần Và Thuộc Tính Chủ Yếu Của Nguồn Lực Tri Thức Trình Bày Trên Bctc Doanh Nghiệp Việt Nam

- 158 -


Bảng 3.2: Các thành phần và thuộc tính chủ yếu của nguồn lực tri thức trình bày trên BCTC doanh nghiệp Việt Nam


Số thứ tự

Nội dung

I

Nguồn lực con người

1

Tinh thần kinh doanh

2

Giáo dục, đào tạo

3

Kiến thức về công việc

4

Khả năng làm việc

5

Kĩ năng công việc

II

Nguồn lực tổ chức

1

Triết lý quản trị

2

Các quy trình quản trị

3

Văn hóa doanh nghiệp

4

Hệ thống thông tin

III

Nguồn lực quan hệ

1

Các quan hệ hợp tác kinh doanh

2

Các tên công ty

3

Các khách hàng

4

Sự trung thành của khách hàng

5

Các kênh phân phối

6

Các nhãn hiệu hàng hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam - 22

Nguồn : Tổng hợp và đề xuất của tác giả.


Phương pháp xác định tài sản tri thức trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính

Xây dựng phương xác định các tài sản tri thức của doanh nghiệp, cần dựa trên ba tiêu chuẩn định tính được nêu trong IAS 38 (và có thể điều chỉnh bổ sung sau này), bao gồm:

- Khả năng nhận biết tài sản (tách rời từ các tài sản vật chất và hình thành từ các hợp đồng hoặc thoả thuận hợp pháp). Đây là điều kiện tiên quyết cho việc xác

- 159 -


định một nguồn lực tri thức là tài sản của doanh nghiệp. Ví dụ, để xác định một sáng kiến của công nhân là tài sản của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải chứng minh được quyền sở hữu đối với sáng kiến đó thông qua chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ.

- Vấn đề về kiểm soát (có quyền thu lợi ích từ tài sản). Yếu tố này bắt nguồn từ yếu tố thứ nhất. Cùng với quyền sở hữu tài sản, doanh nghiệp phải đạt được quyền vận hành và khai thác tài sản. Ví dụ, việc vận dụng một sáng kiến trong sản xuất kinh doanh để đem lại hiệu quả kinh tế.

- Các lợi ích kinh tế trong tương lai (làm phát sinh doanh thu hoặc giảm chi phí của doanh nghiệp). Yếu tố này cần được giải trình rõ khi xác định tài sản. Ví dụ, dự tính việc tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp là bao nhiêu phần trăm khi áp dụng một sáng kiến.

Hệ thống chỉ số đánh giá nguồn lực tri thức doanh nghiệp

Có nhiều phương pháp đo lường nguồn lực tri thức, chẳng hạn phương pháp dựa trên giá trị thị trường (market to net book value), phương pháp tính toán giá trị vô hình (Calculated intangible value - CIV), phương pháp trực tiếp (Direct Intellectual Capital method), phương pháp xác định giá trị tri thức do Baruch Lev hay Paul Strassmann đề xuất… Các phương pháp này không được chấp nhận rộng rãi vì những hạn chế nhất định của nó. Chẳng hạn, trong phương pháp CIV, chi phí vốn sẽ áp đặt giá trị hiện tại thuần của tài sản vô hình, hay trong phương pháp trực tiếp, kỹ thuật tính toán vẫn chưa hoàn thiện và rất khó để có thể xác định đủ các thành phần của nguồn lực tri thức của một doanh nghiệp…

Từ đó, bên cạnh việc hoàn thiện các mô hình đo lường nguồn lực tri thức, việc xây dựng một hệ thống chỉ số đánh giá nguồn lực tri thức có thể được xem là cách thức hữu ích để báo cáo hoạt động của doanh nghiệp.

Trên cơ sở lộ trình đã được phác thảo ở trên, luận án trình bày tóm tắt những vấn đề cơ bản mang tính định hướng cho Việt Nam trong xây dựng chỉ số đánh giá nguồn lực tri thức doanh nghiệp, căn cứ các mô hình và thông lệ quốc tế.

Mô hình khung xây dựng các hệ số đánh giá nguồn lực tri thức doanh nghiệp được phác thảo dưới đây. Mô hình này dựa trên một đề xuất của Abeysekera (2003) và tổng hợp, phân tích của tác giả (Hình 3.3).

- 160 -


Các tác nhân chung

Lợi nhuận, doanh thu, tài sản thuần

mục

ri thức


Các tác nhân chung

Giá trị hợp lý, sự thay đổi giá trị hợp lý

Mô hình đo lường


Được chấp nhận rộng rãi





Mô hình đo lường Không được chấp nhận rộng rãi

Các khoản mục tài chính


Các khoản nguồn lực t


Chỉ số

Giá trị hợp lý, giá trị thị trường, chỉ số chứng khoán công nghiệp


Xây dựng chỉ số

Các Hệ số (Ratios)








Báo cáo lợi nhuận

Khoản mục doanh thu tri thức

• Bí quyết

• Thẩm quyền

• Công khai thuận lợi

• Doanh thu khách hàng lặp lại

Khoản mục chi phí tri thức

• Các khiếu nại

• Chi phí vắng mặt

• Quan hệ với công đoàn

• Công khai các bất lợi

• Nghỉ ốm

• Các tai nạn.

Báo cáo tình hình tài chính

Khoản mục tài sản tri thức

• Chi phí đào tạo

• Sự trung thành với nhãn hiệu

• Sở hữu trí tuệ

• Sự trung thành của khách hàng

• Khách hàng chiến lược

• Thâm niên của chuyên gia

• Quy trình công nghệ

Khoản mục công nợ tri thức

• Sự cân đối khách hàng lớn

• Thuế, sự tăng thuế.


Hình 3.3: Mô hình khung xây dựng các hệ số đánh giá nguồn lực tri thức doanh nghiệp Việt Nam

Nguồn : Abeysekera (2003) và tổng hợp, đề xuất của tác giả.

- 161 -


Các hệ số đánh giá nguồn lực tri thức doanh nghiệp đề xuất từ mô hình trên được minh họa tại Phụ lục 17.


3.2.2.3. Định hướng ghi nhận và báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC

(a) Khái quát về trách nhiệm xã hội và yêu cầu trình bày trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC

Có nhiều cách tiếp cận về trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility-CSR).

Theo Ủy ban châu Âu (2011), CSR là trách nhiệm của doanh nghiệp về ảnh hưởng của họ đối với xã hội. Anguss Duff (2011) đề cập trách nhiệm xã hội như là tác động tích cực và cải thiện các tác động tiêu cực của doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường, thông qua các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ và sự tương tác của nó với các bên liên quan như nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư, cộng đồng và các nhà cung cấp.

Stone (2005) phân tích khái niệm CSR thành những trách nhiệm có tính chất bắt buộc, trách nhiệm được thừa nhận và trách nhiệm tùy ý đối với cộng đồng của doanh nghiệp. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu chia trách nhiệm xã hội thành khía cạnh bên trong (gồm: quản lý nguồn nhân lực, sức khỏe và an toàn lao động, thích ứng với sự thay đổi, quản lý tác động môi trường và tài nguyên thiên nhiên) và khía cạnh bên ngoài (gồm: cộng đồng địa phương, đối tác kinh doanh, nhà cung cấp và người tiêu dùng, quyền con người, vấn đề môi trường toàn cầu) (EC, 2001).

Những vấn đề của trách nhiệm xã hội, theo Quazi and O’Brien (2000), bao gồm: bảo vệ môi trường; quan hệ tốt với người lao động; đảm bảo lợi ích cổ đông; lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp, đóng góp cho cộng đồng xã hội. Còn theo Tilt (2010), CSR bao gồm: đạo đức; quản trị; hoạt động xã hội như từ thiện và tham gia cộng đồng; an toàn sản phẩm; cơ hội bình đẳng; quyền con người và các hoạt động môi trường.

- 162 -


Việc thực hiện trách nhiệm xã hội nói chung bảo vệ môi trường nói riêng mang lại những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp. Milton Friendman, nhà kinh tế học người Mỹ đoạt giải thưởng Nobel kinh tế, đã nói: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận của họ”. Chính sách giảm phế thải, lãng phí trong sản xuất sẽ làm giảm chi phí của doanh nghiệp. Người tiêu thụ có thể sẵn sàng bỏ ra thêm hay trả giá cao hơn cho các sản phẩm, dịch vụ ít ảnh hưởng đến môi trường, mang hiệu “sản phẩm xanh”. Việc tiếp thị, quảng cáo thông qua những hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường tỏ ra có hiệu quả hơn nhiều so với các phương pháp tiếp thị truyền thống. Nghiên cứu của Schmitdt (2003) cited by Nguyen Dinh Hung (2009) cũng cho thấy, có sự tương quan nhất định giữa thành quả thực hiện môi trường xã hội và thành quả tài chính của doanh nghiệp.

Kế toán trách nhiệm xã hội tập trung vào đóng góp của các doanh nghiệp cho xã hội và môi trường thông qua hoạt động của mình. Hiện tại IASB quy định các nội dung áp dụng đối với nợ phải trả về môi trường và dự phòng tổn thất tại IAS37 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng và IFRS 3 - Hợp nhất kinh doanh. Những phân tích gần đây cho thấy sự đa dạng trong các báo trách nhiệm xã hội, bao gồm cả báo cáo cam kết, báo cáo môi trường, báo cáo hoạt động kinh tế và xã hội (còn gọi là báo cáo 3 P: con người-people, hành tinh-planet, lợi nhuận-profit) và một phần trong báo cáo thường niên hoặc BCTC, cũng như sự đa dạng trong thể thức, mức độ và tính chất của báo cáo, đặc biệt là các ngành công nghiệp và giữa các quốc gia (Labelle, 2006 cited by Tilt, 2010).

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm và thực hiện báo cáo trách nhiệm xã hội. Một nghiên cứu của KPMG trên 250 công ty hàng đầu (G 250) tại 21 quốc gia cho thấy, tỷ lệ các công ty có báo cáo trách nhiệm xã hội (trong một báo cáo riêng hoặc là một phần của báo cáo thường niên) tăng từ mức trung bình 45% năm 2000 lên 64% năm 2005, 83% năm 2008 và 95% năm 2011. Nhật Bản, một quốc gia châu Á, được xem là quốc gia đi đầu trong thực hiện báo cáo trách nhiệm xã hội. Theo đó, tỷ lệ doanh nghiệp ở Nhật Bản báo cáo thực hiện trách nhiệm xã hội (trong dữ liệu nghiên cứu của KPMG) năm 2008 là 93%, năm 2011 là 99% (KPMG, 2011).

- 163 -


Các doanh nghiệp trên thế giới đang ngày càng nhận ra rằng báo cáo CSR thúc đẩy sự đổi mới và nghiên cứu, giúp các công ty phát triển kinh doanh và tăng giá trị của tổ chức. Các công ty chưa báo cáo về hoạt động CSR của họ đang bắt đầu chịu áp lực đáng kể. Điều này sẽ ngày càng quan trọng, không chỉ để cạnh tranh trong một bối cảnh xã hội, mà còn để đạt được một sự hiểu biết tốt hơn về cách thức mà hoạt động trách nhiệm xã hội tác động và mang lại lợi cho kinh doanh như tiết kiệm chi phí và tạo cơ hội kinh doanh mới (KPMG, 2011).

Như vậy, tương tự như việc ghi nhận và trình bày nguồn lực tri thức, mặc dù chưa có một cơ sở hoàn chỉnh quy định về nguyên tắc, nội dung cũng như phương pháp, việc ghi nhận và báo cáo về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC hoặc báo cáo thường niên hiện đang là một xu hướng tất yếu tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại Việt Nam, báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp không phải là một điều quá mới mẻ. Một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Vinamilk, VNGroup… đã có báo cáo về thực hiện trách nhiệm xã hội từ những năm 2007. Một nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và xã hội năm 2008 tại các doanh nghiệp dệt may và da giày, cho thấy, nhờ thực hiện trách nhiệm xã hội mà năng suất lao động đã tăng từ 34,2 triệu lên 35,8 triệu đồng/người/năm (Nguyễn Đình Hùng, 2009).

Tuy nhiên, hiện có nhiều rào cản và thách thức cho việc thực hiện và báo cáo thực hiện CSR ở Việt Nam. Nhận thức về trách nhiệm xã hội nói chung và bảo vệ môi trường nói riêng của doanh nghiệp hạn chế; thiếu nguồn tài chính và phương pháp để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội; chưa có một khung quy định về nguyên tắc hoặc nội dung báo CRS áp dụng cho doanh nghiệp; việc báo cáo CSR mang tính tự phát là chủ yếu, số lượng doanh nghiệp có báo cáo CRS rất ít, chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp quy mô lớn.

Từ thực trạng trên, để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về kế toán, Việt Nam không thể không nghiên cứu và từng bước áp dụng việc ghi nhận và báo cáo trách nhiệm xã hội trên BCTC doanh nghiệp theo xu hướng và thông lệ quốc tế, với một lộ trình thích hợp.

- 164 -


(b) Lộ trình áp dụng báo cáo trách nhiệm xã hội trên BCTC doanh nghiệp Việt Nam

Căn cứ mức độ yêu cầu của quá trình hội nhập và điều kiện của Việt Nam, luận án định hướng lộ trình áp dụng việc ghi nhận và báo cáo về nguồn lực tri thức trên BCTC doanh nghiệp như sau:

Từ nay đến hết năm 2016

Thứ nhất, thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, hội thảo… nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, lợi ích của thực hiện CSR và báo cáo CSR, tạo sự đồng thuận từ doanh nghiệp, người làm công tác kế toán cho đến các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC. Từng bước biến việc thực hiện trách nhiệm xã hội nói chung và đối với môi trường nói riêng của doanh nghiệp trở thành động cơ bên trong của nhà quản trị.

Thứ hai, rà soát, điều chỉnh VAS 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng và VAS 11- Hợp nhất kinh doanh phù hợp với các quy định tại IAS 37 và IFRS 3. Ban hành quy định và hướng dẫn những vấn đề cơ bản về báo cáo trách nhiệm xã hội nói chung và chi phí môi trường nói riêng, chẳng hạn, phạm vi các nội dung cần báo cáo hoặc thuyết minh, trình bày chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội… Quy định áp dụng bắt buộc trước hết với các công ty niêm yết, các tập đoàn, khuyến khích áp dụng với các loại hình doanh nghiệp khác.

Từ năm 2017-2020

Thứ nhất, xây dựng một hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải thực thi trách nhiệm đối với môi trường một cách đầy đủ và nghiêm túc, bao gồm: bổ sung, hoàn chỉnh, đầy đủ và đồng bộ các văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường, chẳng hạn, quy định cụ thể về chất lượng không khí, chất lượng nước, chất thải rắn, chất thải độc hại, đa dạng sinh học…; thực thi nghiêm minh các quy định về bảo vệ môi trường, kiên quyết xử lý vi phạm, không vì mục tiêu trước mắt (chẳng hạn thu hút vốn đầu tư) mà xem nhẹ các quy định về bảo vệ môi trường.

- 165 -


Thứ hai, căn cứ các hướng dẫn, quy định mới của IASB cũng như việc áp dụng tại các quốc gia, tiến hành cập nhật, quy định và hướng dẫn việc ghi nhận và trình bày báo cáo trách nhiệm xã hội trên BCTC Việt Nam phù hợp với IASB và thông lệ quốc tế.

(c) Định hướng một số nội dung báo cáo CSR trên hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam

Căn cứ vào mục tiêu và phạm vi của luận án, phần này chỉ trình bày định hướng những vấn đề cơ bản về trình bày trách nhiệm xã hội trên BCTC, trên tinh thần hòa hợp với thông lệ quốc tế.

Các yếu tố của CSR trình bày trên BCTC hoặc Báo cáo thường niên

Báo cáo trách nhiệm xã vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ với các quốc gia. Việc xác định nội dung, các yếu tố của CSR trình bày trên báo cáo và thứ tự ưu tiên của nó hiện không giống nhau giữa các quốc gia và các doanh nghiệp.

Nội dung và các yếu tố của CSR trình bày trên BCTC hoặc Báo cáo thường niên mà luận án đề xuất dưới đây chủ yếu dựa trên: Hướng dẫn của Liên hiệp quốc năm 2008 về các chỉ số trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên (UNCTAD/ITE/TEB/2007/6); các yếu tố CSR đã được trình bày phổ biến tại các doanh nghiệp của Nhật Bản, một số quốc gia Châu Á; và tổng hợp, đề xuất của tác giả.

Nội dung cơ bản của Báo cáo CSR trên hệ thống BCTC tài chính doanh nghiệp Việt Nam, theo xuất của luận án, được trình bày tại Bảng 3.3.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2022