Nội Dung Cơ Bản Của Báo Cáo Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Việt Nam

- 166 -


Bảng 3.3 : Nội dung cơ bản của Báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Việt Nam



Thứ tự

Nội dung

Phần 1

Giới thiệu về công ty

- Tóm lược về hồ sơ công ty và kết quả tài chính;

- Tầm nhìn và các cam kết trách nhiệm xã hội của công ty.

Phần 2

Trình bày thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (có thể bao gồm hệ thống chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội) về :

- Sản phẩm;

- Môi trường;

- Tuân thủ luật lệ;

- Nhân lực;

- Đầu tư cho cộng đồng;

- Xã hội;

- ……

Phần 3

Các ghi nhận của cộng đồng đối với trách nhiệm xã hội của công ty

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam - 23

Nguồn : UNCTAD (2008) và tổng hợp, đề xuất của tác giả.


Các yếu tố và thứ tự ưu tiên trình bày trên báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Việt Nam, theo đề xuất của luận án, được mô tả tại Bảng 3.4.

- 167 -


Bảng 3.4: Các yếu tố trình bày trên báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Việt Nam



Yếu tố CRS

Thứ tự ưu tiên

Cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn

1

Tuân thủ luật lệ và hành xử đạo đức

2

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất kinh doanh

3

Đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng địa phương nơi công ty đóng trụ sở

4

Tạo ra lợi nhuận và nộp thuế

5

Tôn trọng và bảo vệ quyền con người

6

Tạo công ăn việc làm

7

Không cung cấp sản phẩm/dịch vụ có hại cho con người

8

Đóng góp cho xã hội thông qua hoạt động từ thiện và bảo trợ


9

Trả cổ tức

10

Tạo ra công nghệ mới

11

Nguồn : UNCTAD (2008) và tổng hợp, đề xuất của tác giả.


Hệ thống chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Hệ thống chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội luận án đề xuất dưới đây chủ yếu dựa vào Hướng dẫn của Liên hiệp quốc năm 2008 về các chỉ số trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên (UNCTAQ/ITE/TEB/2007/6) và tổng hợp, đề xuất của tác giả. Theo đó, các chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được trình bày tại Bảng 3.5.

- 168 -


Bảng 3.5 : Hệ thống chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Việt Nam


Nhóm

Chỉ số

Thương mại, đầu tư và liên kết

1. Tổng doanh số;

2. Giá trị nhập khẩu, xuất khẩu;

3. Tổng giá trị đầu tư mới;

4. Giá trị mua nội địa.

Vi phạm pháp luật

5. Số lần bị kết án do vi phạm liên quan đến pháp luật và số tiền bị phạt, phải bồi hoàn.

Tạo việc làm và chính sách đối với người lao động

6. Tổng số nhân viên với chi tiết phân loại công việc, loại hợp đồng, giới tính;

7. Lương và các lợi ích của người lao động phân chia theo loại công việc và giới tính;

8. Tổng số lao động và tỷ lệ nghỉ việc phân chia theo loại lao động và giới tính;

9. Tỷ lệ nhân viên được đảm bảo bằng thỏa ước lao

động tập thể.

Phát triển nguồn nhân lực

10. Số giờ đào tạo trung bình 01 người lao động 01 năm phân chia theo loại nhân viên;

11. Chi phí đào tạo trung bình 01 người lao động

01 năm phân chia theo loại nhân viên;

An toàn và sức khỏe

12. Chi phí an toàn sức khỏe trên đầu người;

13. Số ngày làm việc bị thất thoát do tai nạn, thương tật và đau ốm.

Đóng góp cho Chính phủ

14. Các khoản đã nộp cho Nhà nước.

Đóng góp cho cộng đồng, xã hội

15. Các khoản tự nguyện đóng góp cho phát triển cộng đồng;

16. Các khoản tự nguyện đóng góp cho xã hội (từ

thiện và bảo trợ xã hội).

Bảo vệ môi trường

17. Chi phí bảo vệ môi trường;

18. Tỷ lệ tái chế, tỷ lệ sử dụng năng lượng mặt trời;

19. Tỷ lệ cắt giảm khí nhà kính.

Công nghệ

20. Chi phí nghiên cứu phát triển.

Nguồn : UNCTAD (2008) và tổng hợp, đề xuất của tác giả.

- 169 -


Các chỉ số nêu trên chỉ mang tính định hướng cơ bản cho việc trình bày chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội trên BCTC của doanh nghiệp Việt Nam. Tùy theo điều kiện phát triển kinh tế, môi trường kinh doanh và đặc điểm của từng doanh nghiệp mà có sự thêm bớt, điều chỉnh hoặc chi tiết cho phù hợp.

3.2.3. Lộ trình thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống BCTC

Như đã trình bày ở Phương hướng hoàn thiện hệ thống BCTC, để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán, vấn đề quan trọng đối với hệ thống kế toán và BCTC Việt Nam là thực hiện hòa hợp với IAS/IFRS, tiến tới áp dụng đầy đủ IAS/IFRS. Đặc trưng và nội dung của lộ trình thực hiện các giải pháp hòa hợp toàn diện với IAS/IFRS cần thể hiện tính chủ động trong hội nhập. Theo đó, đối với các chuẩn mực liên quan trực tiếp đến thị trường vốn, TTCK, chuẩn mực trình bày BCTC, Việt Nam cần áp dụng gần như 100% các quy định theoIAS/IFRS. Bên cạnh đó, việc áp dụng giá trị hợp lý trong định giá các yếu tố của BCTC; ghi nhận và báo cáo nguồn lực tri thức, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC cũng phải tiệm cận với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Việc xây dựng một lộ trình hợp lý là cơ sở quan trọng cho việc kiểm soát quá trình thực hiện, phân bổ nguồn lực thực hiện hợp lý, hiệu quả. Định hướng và lộ trình hòa hợp toàn diện của hệ thống VAS nói chung và hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam nói riêng với IAS/IFRS phác thảo dưới đây nhấn mạnh đến tính “trình tự” hơn là thời điểm thực hiện. Bởi vì, cần căn cứ những biến động của điều kiện kinh tế- xã hội đất nước và của quá trình hội nhập trong nước lẫn quốc tế, để có điều chỉnh phù hợp.

Từ nay đến hết năm 2016 :

(1) Điều chỉnh, bổ sung Luật Kế toán;

(2) Điều chỉnh, bổ sung hệ thống Báo cáo tài chính hiện hành.

(3) Điều chỉnh, cập nhật các chuẩn mực đã ban hành theo hướng phù hợp với IAS/IFRS. Lưu ý, cần điều chỉnh, cập nhật các chuẩn mực Việt Nam đã ban liên quan đến :

+ IFRS 10 – Báo cáo tài chính hợp nhất : thiết lập các nguyên tắc soạn thảo và trình bày BCTC hợp nhất khi một doanh nghiệp kiểm soát một hoặc nhiều doanh nghiệp khác.

- 170 -


+ IFRS 11 – Hoạt động liên doanh: Quy định kế toán liên quan đến các thỏa thuận khi có sự kiểm soát chung, BCTC của các bên khi các doanh nghiệp liên doanh liên kết với nhau hoặc giữa các công ty trong một tập đoàn.

+ IFRS 12 – Công khai lợi ích trong các doanh nghiệp khác: Quy định các yêu cầu công bố thông tin về lợi ích trong công ty con, liên doanh, liên kết, cho phép người sử dụng BCTC đánh giá: bản chất, và các rủi ro liên quan với lợi ích của mình vào đơn vị khác; ảnh hưởng của những lợi ích về vị trí tài chính, hiệu suất tài chính và lưu chuyển tiền tệ;

(4) Ban hành mới 7 chuẩn mực kế toán liên quan đến thị trường vốn, thị trường chứng khoán, đo lường theo giá trị hợp lý và suy giảm giá trị tài sản và nâng cấp, thay thế Chuẩn mực chung (VAS1) thành Khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC. Các chuẩn mực này cần áp dụng gần như 100% các quy định theo chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế. Cụ thể :

+ Chuẩn mực kế toán số 32 - Trình bày công cụ tài chính (VAS 32);

+ Chuẩn mực kế toán số 39-Công cụ tài chính: Ghi nhận và đánh giá (VAS 39);

+ Chuẩn mực BCTC số 7 - Công cụ tài chính: Thuyết minh (VFRS 7);

+ Chuẩn mực BCTC số 9 - Công cụ tài chính (VFRS 9);

+ Chuẩn mực BCTC số 2 - Thanh toán bằng cổ phiếu (VFRS 2);

+ Chuẩn mực BCTC số 13 - Đo lường theo giá trị hợp lý (VFRS 13);

+ Chuẩn mực kế toán số 36 - Suy giảm giá trị tài sản (VAS 36);

+ Khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC (Vietnamese Conceptual Framework).

(5) Ban hành lại, thống nhất một chế độ kế toán doanh nghiệp và hệ thống BCTC. Chế độ kế toán doanh nghiệp và hệ thống BCTC cần thể hiện đầy đủ các nội dung đã trình bày tại mục 3.2.1.1, 3.2.1.2 của luận án và rà soát để đảm bảo tính thống nhất với các quy định tại các chuẩn mực kế toán đã được ban hành.

(6) Tiến hành xây dựng hệ thống BCTC linh hoạt.

(7) Ban hành quy định ban đầu về báo cáo nguồn lực tri thức và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong hệ thống BCTC doanh nghiệp.

Từ năm 2017 đến 2020 :

(1) Ban hành các chuẩn mực mới, chủ yếu bao gồm :

- 171 -


+ Chuẩn mực BCTC 05 - Tài sản nắm giữ để bán và hoạt động gián đoạn (VFRS 5);

+ Chuẩn mực BCTC 06 - Tìm kiếm, thăm dò và xác định giá trị các nguồn tài nguyên khoáng sản (VFRS 6);

+ Chuẩn mực kế toán 20 - Kế toán các khoản trợ cấp và công bố về sự tài trợ từ Chính phủ (VAS 20);

+ Chuẩn mực kế toán 19 - Lợi ích nhân viên (VAS 19);

+ Chuẩn mực kế toán 41 - Nông nghiệp (VAS 41).

(2) Tiếp tục cập nhật các chuẩn mực đã ban hành phù hợp với IAS/IFRS.

(3) Hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực đã ban hành và đẩy mạnh áp dụng đo lường giá trị hợp lý trong định giá các yếu tố của BCTC.

(4) Đẩy mạnh áp dụng, phát huy hiệu quả của hệ thống BCTC linh hoạt, trên cơ sở một chế độ kế toán thống nhất.

(5) Ban hành quy định và hướng dẫn áp dụng chính thức về báo cáo về nguồn lực tri thức và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong hệ thống BCTC doanh nghiệp.

Từ sau năm 2020 :

(1) Tiếp tục cập nhật hoặc ban hành các chuẩn mực còn thiếu; đưa hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam nói chung và hệ thống BCTC doanh nghiệp nói riêng cập nhật và áp dụng đầy đủ IAS/IFRS.

(2) Hoàn chỉnh quy định về hạch toán và báo cáo về Nguồn lực tri thức và Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong hệ thống BCTC doanh nghiệp. Quy định bước đầu hoặc hướng dẫn áp dụng về Công bố dự toán tài chính và Báo cáo giá trị gia tăng.

(3) Đến năm 2025, Ban hành lại hệ thống chuẩn mực, chế độ kế toán doanh nghiệp và hệ thống BCTC doanh nghiệp thống nhất, đảm bảo áp dụng đầy đủ IAS/IFRS và các quy định, hướng dẫn đã ban hành. Việt Nam thực sự trở thành một quốc gia áp dụng đầy đủ IAS/IFRS.

Như vậy, con đường phía trước của hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và hệ thống BCTC doanh nghiệp nói riêng đã được phác họa và định hình.

Lộ trình của con đường này được tóm tắt tại Bảng 3.6.

- 172 -


Bảng 3.6 : Lộ trình phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam


Giai đoạn

Giải pháp thực hiện

Mục tiêu



(1) Điều chỉnh, bổ sung Luật Kế toán ;



(2) Điều chỉnh, bổ sung hệ thống Báo cáo tài

- Khắc phục hạn


chính doanh nghiệp hiện hành.

chế của hệ thống

Từ nay

(3) Điều chỉnh, cập nhật các chuẩn mực đã ban

BCTC hiện

đến

hành theo hướng phù hợp với IAS/IFRS

hành, từng bước

hết năm

(4) Ban hành mới 7 chuẩn mực kế toán liên quan

chuẩn hóa hệ

2016

đến thị trường vốn, thị trường chứng khoán, đo

thống BCTC,


lường theo giá trị hợp lý, suy giảm giá trị tài sản

tạo cơ sở cho


và nâng cấp (VAS1) thành Việt Nam Conceptual

xây dựng và áp


Framework.

dụng hệ thống


(5) Ban hành lại, thống nhất một chế độ kế toán

BCTC linh hoạt;


doanh nghiệp và hệ thống BCTC.



(6) Tiến hành xây dựng hệ thống BCTC linh hoạt.

- Hòa hợp


(7) Ban hành quy định ban đầu về ghi nhận và báo cáo Nguồn lực tri thức và Trách nhiệm xã hội

một bước với IAS/IFRS


doanh nghiệp trên hệ thống BCTC .



Từ năm

(1) Ban hành 05 chuẩn mực kế toán mới.

(2) Tiếp tục cập nhật các chuẩn mực đã ban hành phù hợp với IAS/IFRS.

(3) Hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực đã ban hành và đẩy mạnh áp dụng đo lường giá trị hợp lý trong định giá các yếu tố của BCTC.

(4) Đẩy mạnh áp dụng, phát huy hiệu quả của hệ thống BCTC linh hoạt, trên cơ sở một chế độ kế toán thống nhất.

(5) Ban hành Quy định và hướng dẫn áp dụng chính thức về hạch toán và báo cáo về Nguồn lực tri thức và Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong hệ thống BCTC.


Hệ thống BCTC

2017

tiệm cận với

đến năm

chuẩn mực kế

2020

toán và thông lệ


quốc tế, linh


hoạt, hữu ích,


đáp ứng nhu cầu


đa dạng của


nhiều đối tượng


sử dụng thông


tin.

- 173 -



Giai đoạn

Giải pháp thực hiện

Mục tiêu


(1) Tiếp tục cập nhật hoặc ban hành các chuẩn

Đưa hệ thống

Từ

mực còn thiếu;

BCTC doanh

sau năm 2020

(2) Hoàn chỉnh quy định về hạch toán và báo cáo về Nguồn lực tri thức và Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong hệ thống BCTC. Quy định

bước đầu hoặc hướng dẫn áp dụng về Công bố

nghiệp Việt Nam cập nhật và áp dụng đầy đủ IAS/IFRS.


dự toán tài chính và Báo cáo giá trị gia tăng.

Việt Nam thực


(3) Đến năm 2025, Ban hành lại hệ thống chuẩn

sự trở thành một


mực, chế độ kế toán doanh nghiệp và hệ thống

quốc gia áp


BCTC doanh nghiệp thống nhất, áp dụng đầy đủ

dụng đầy đủ


IAS/IFRS và các quy định, hướng dẫn đã ban

IAS/IFRS.


hành.



3.3. Một số kiến nghị hỗ trợ cho việc hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam

Đây có thể được xem như là điều kiện cần của quá trình phát triển hoàn thiện kế toán Việt Nam nói chung và hệ thống BCTC nói riêng. Môi trường kinh doanh và hành lang pháp lý về kinh doanh bất cập thì hệ thống kế toán khó thể phát triển hoàn thiện. Thị trường giao dịch tài sản thiếu “minh bạch” thiếu “tích cực” thì khó có thể sử dụng giá trị hợp lý làm cơ sở đo lường giá trị tài sản… Ngoài ra, một số vấn đề không kém quan trọng cũng cần được xem xét như vai trò của hội nghề nghiệp về kế toán, chất lượng đào tạo kế toán, ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán v.v… Luận án đưa ra một số kiến nghị, trong mục tiêu và phạm vi của luận án, đối với Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan quản lý về kế toán kiểm toán; các tổ chức nghề nghiệp, cơ sở đào tạo kế toán, kiểm toán; và các doanh nghiệp.

3.3.1. Đối với Nhà nước, cơ quan chức năng quản lý về Kế toán kiểm toán và công bố thông tin trên TTCK.

(1) Quốc Hội

Xem xét sửa Luật Kế toán.

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 02/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí