Định Hướng Ghi Nhận Và Báo Cáo Nguồn Lực Tri Thức Doanh Nghiệp Trên Bctc

- 150 -


Mục tiêu của sử dụng kỹ thuật định giá để ước tính giá trao đổi trong một giao dịch có trật tự để bán tài sản hoặc chuyển giao nợ phải trả diễn ra giữa những thành viên thị trường tại thời điểm xác định giá trị hợp lý theo các điều kiện thị trường hiện tại. Ba kỹ thuật định giá được sử dụng rộng rãi là: phương pháp thị trường, phương pháp chi phí; và phương pháp thu nhập.

(1) Phương pháp thị trường

Phương pháp thị trường là kỹ thuật định giá sử dụng giá và các thông tin liên quan khác được thu thập từ các giao dịch thị trường cho các tài sản và nợ phải trả giống hệt hoặc có thể đem so sánh được (tương tự).

Kỹ thuật định giá thích hợp với phương pháp tiếp cận thị trường thường sử dụng nhiều thị trường xuất phát từ tập hợp giá của loại tài sản hoặc nợ phải trả tương đương. Các thị trường này nằm trong phạm vi khác nhau giữa mỗi cặp so sánh. Lựa chọn các thị trường thích hợp trong phạm vi yêu cầu sự điều chỉnh về các yếu tố định tính và định lượng ảnh hưởng tới việc định giá.

Kỹ thuật đánh giá phù hợp với phương pháp tiếp cận thị trường bao gồm cả ma trận giá. Ma trận giá là dùng kỹ thuật toán học để định giá phần lớn một số loại công cụ tài chính, như chứng khoán nợ, không cần dựa hoàn toàn trên giá niêm yết trên sàn cho các loại chứng khoán đang định giá, mà dựa vào mối quan hệ giữa chứng khoán đang định giá với mã chứng khoán chuẩn niêm yết trên sàn (IASB,2011).

(2) Phương pháp chi phí

Là phương pháp định giá phản ánh chi phí cần thiết hiện tại để thay thế toàn bộ tài sản đang định giá (thường được gọi là chi phí thay thế hiện tại).

Đứng từ quan điểm của bên tham gia thị trường là người bán, giá nhận được từ bán tài sản dựa trên tổng phí tổn đối với người mua để mua lại hoặc chi phí để thiết kế tài sản thay thế với chức năng hoạt động tương đương, giảm trừ sự lỗi thời. Vì người mua sẽ không mua tài sản có sẵn với giá cao hơn tổng chi phí thiết kế lại tài sản. Lỗi thời bao gồm sự suy giảm khả năng sản xuất của tài sản, lỗi thời về chức năng (công nghệ), lỗi thời lợi ích kinh tế và do vậy chi phí này

- 151 -


lớn hơn khoản khấu hao trên BCTC và khấu hao cho mục đích thuế.

(3) Phương pháp thu nhập

Phương pháp thu nhập là kỹ thuật định giá chuyển đổi các dòng tiền trong tương lai (thu nhập hoặc chi phí) với một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Khi sử dụng phương pháp này, giá trị hợp lý đã phản ánh giả định của thị trường hiện tại về dòng tiền trong tương lai. Các kỹ thuật định giá của phương pháp này này có thể bao gồm:

- Mô hình giá trị hiện tại;

- Mô hình định giá quyền chọn, hoặc mô hình nhị thức khi kết hợp với mô hình giá trị hiện tại sẽ phản ánh giá trị thời gian và giá trị nội tại của quyền chọn đó;

- Mô hình thu nhập vượt trội đa giai đoạn sử dụng để đo lường giá trị hợp lý của tài sản vô hình.

Nguyên tắc chung về dữ liệu đầu vào trong các kỹ thuật định giá là các kỹ thuật định giá được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý phải tối đa hóa sử dụng dữ liệu liên quan có thể quan sát được có liên quan và giảm thiểu sử dụng yếu tố đầu vào không quan sát được (IASB,2011).

Công bố thông tin

Doanh nghiệp phải thuyết minh các thông tin giúp người sử dụng BCTC đánh giá các mặt sau (IASB, 2011):

- Đối với tài sản và nợ phải trả được đo lường theo giá trị hợp lý định kỳ hoặc không định kỳ trên báo cáo tình hình tài chính sau khi ghi nhận ban đầu, những kĩ thuật định giá và các dữ liệu đầu vào được sử dụng trong quá trình xác định giá trị hợp lý.

- Ảnh hưởng của phương pháp xác định giá trị hợp lý trên Báo cáo lợi nhuận tổng hợp trong kỳ đối với các giá trị hợp lý được xác định định kỳ chủ yếu dựa trên các dữ liệu đầu vào không sẵn có tại ngày xác định giá trị hơp lý.

Doanh nghiệp phải cân nhắc các vấn đề sau:

- Mức độ chi tiết cần thiết để đáp ứng các yêu cầu thuyết minh;

- Cần phải chú trọng như thế nào theo từng yêu cầu thuyết minh;

- Cần phải thực hiện việc nhóm hoặc phân tách các khoản mục thế nào;

- 152 -


- Liệu người sử dụng BCTC có cần thêm thông tin bổ sung gì để đánh giá các thông tin định lượng được công bố.

3.2.2.2. Định hướng ghi nhận và báo cáo nguồn lực tri thức doanh nghiệp trên BCTC

(a) Khái quát về nguồn lực tri thức và yêu cầu báo cáo về nguồn lực tri thức doanh nghiệp

Theo Leif Edvinsson (2000), nguồn lực tri thức (intellectual capital) là sở hữu trí tuệ, kinh nghiệm áp dụng, công nghệ tổ chức, các mối quan hệ khách hàng và các kỹ năng chuyên nghiệp mà nó tạo ra cho công ty lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Abeysekera (2003) xác định nguồn lực tri thức bao gồm 3 thành phần: nguồn lực con người (human capital), nguồn lực tổ chức (structural capital) và nguồn lực quan hệ (relational capital), trong đó, nguồn lực tổ chức bao gồm sở hữu trí tuệ (intellectual property) và các tài sản hạ tầng (infrastructure assets). Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh (CIMA, 2005) phân chia nguồn lực tri thức thành các thành phần và thuộc tính chi tiết (Bảng 3.1).

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích của việc ghi nhận và báo cáo nguồn lực tri thức của doanh nghiệp. (Connell, 2000) cho rằng các khoản mục về nguồn lực tri thức có tác động mạnh mẽ đến việc sử dụng các thông tin tài chính cho việc ra các quyết định kinh tế, các doanh nghiệp sẽ được lợi nếu trình bày đầy đủ hơn nguồn lực tri thức của mình. Holmen (2005) cited by Moolman (2010) chỉ ra năm lợi ích của việc tăng cường ghi nhận và trình bày nguồn lực tri thức trên BCTC, bao gồm: (1) thu hẹp khoảng cách giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường, (2) cung cấp thông tin về "giá trị thực" của doanh nghiệp, (3) làm giảm thông tin bất đối xứng, (4) tăng khả năng huy động vốn bằng cách cung cấp giá trị của tài sản vô hình, và (5) nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Một kết quả nghiên cứu trên các công ty hàng đầu ở Ai Cập cho thấy, có 83% cho rằng thông tin về nguồn lực tri thức hữu ích cho việc ra quyết định đầu tư liên quan đến công ty; 71,9% cho rằng thông tin về nguồn lực tri thức hữu ích cho việc đánh giá hoạt động của công ty (Ismail, 2008).

- 153 -


Bảng 3.1 : Các thành phần và thuộc tính của nguồn lực tri thức


Nguồn lực con người (Human capital)

Nguồn lực quan hệ (Relational capital)

Kĩ năng công việc;

Thương hiệu;

Trình độ văn hóa;

Các khách hàng;

Trình độ chuyên môn nghề nghiệp;

Lòng trung thành của khách hàng;

Kiến thức về công việc;

Các tên công ty;

Khả năng làm việc;

Đơn đặt hàng;

Tâm lý;

Kênh phân phối;

Chủ động, sáng tạo trong công việc;

Các quan hệ hợp tác kinh doanh;

Khả năng thích ứng với công việc.

Hợp đồng bản quyền;


Các hợp đồng được quyền ưu tiên;


Giấy phép kinh doanh.

Nguồn lực tổ chức (Structural capital)

Sở hữu trí tuệ

Tài sản hạ tầng

(Intellectual property)

(Infrastructure assets)

Bằng sáng chế;

Triết lý quản lý;

Quyền tác giả;

Văn hóa doanh nghiệp;

Quyền thiết kế;

Quy trình quản lý;

Bí mật thương mại;

Hệ thống thông tin;

Nhãn hiệu hàng hóa;

Quan hệ tài chính.

Nhãn hiệu dịch vụ.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam - 21

Nguồn : CIMA (2005), cited by Moolman (2010).


IASB quy định, phương pháp đo lường và báo cáo về các nguồn lực tri thức (nếu được vốn hoá) thực hiện theo quy định về phương pháp kế toán các tài sản vô hình. Khái niệm “Tài sản vô hình là các tài sản có thể nhận biết được, không phải là tiền và không mang hình vật chất cụ thể” là cơ sở để nhận biết tài sản vô hình. IAS 38- Tài sản vô hình, quy định cụ thể các loại tài sản vô hình và

- 154 -


điều kiện ghi nhận tài sản vô hình. Theo đó, hai điều kiện ghi nhận tài sản vô hình là: doanh nghiệp thu được các lợi ích kinh tế trong tương lai gắn liền với tài sản; và, chi phí cho việc hình thành tài sản được xác định một cách đáng tin cậy. Các khoản mục không đáp ứng được yêu cầu ghi nhận trên Báo cáo tình hình tài chính thì được tính vào chi phí trong Báo cáo lợi nhuận tổng hợp. IASB (2009, p.A49 ) lưu ý rằng, trong một số trường hợp, chi phí phát sinh để tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai, nhưng vẫn không có kết quả trong việc tạo ra một tài sản vô hình đáp ứng các tiêu chí công nhận. Theo đó, một số nguồn lực tri thức mang bản chất của tài sản vô hình lại được hạch toán như những khoản chi phí của doanh nghiệp, chẳng hạn: chi phí đào tạo, chi phí trước khi đi vào hoạt động, lợi thế thương mại phát sinh nội bộ… Nói cách khác, trong trường hợp này, các khoản chi cho đầu tư vào các nguồn lực tri thức được xem là các chi phí phát sinh trong quá khứ hơn là các tài sản có thể đem lại lợi ích trong tương lai.

Như vậy, khó khăn lớn nhất cho việc kế toán và báo cáo các nguồn lực tri thức cũng như các tài sản vô hình khác là việc thiếu các nguyên tắc và phương pháp liên quan đến việc đo lường. Bên cạnh đó, các tranh luận chống lại việc ghi nhận và báo cáo nguồn lực tri thức trên BCTC xoay quanh hai vấn đề: (1) thông tin về nguồn lực tri thức không đáp ứng các đặc tính quan trọng về chất lượng thông tin tài chính hữu ích; (2) nguồn lực tri thức không đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn của một tài sản (Cronje, 2012).

Tháng 12 năm 2010, IASB ban hành Báo cáo phân tích quản trị (Management Commentary), cung cấp một khuôn khổ của việc trình bày các phân tích quản trị có liên quan đến BCTC lập theo IAS/IFRS. Một trong những vấn đề được đề xuất là báo cáo này trình bày về cách thức mà những nguồn tài nguyên không được trình bày trong BCTC có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của một doanh nghiệp (IASB, 2010b). Báo cáo nên bao gồm thông tin bổ sung cho các BCTC, chẳng hạn thông tin về mối quan hệ với các khách hàng lớn, các biện pháp thực hiện, và các chỉ số… Báo cáo phân tích quản trị đã mở đường cho các doanh nghiệp báo cáo thông tin về nguồn lực tri thức của doanh nghiệp mình.

- 155 -


Như vậy, mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi, nguồn lực tri thức đã được ghi nhận và trình bày trên BCTC thường niên của các công ty lớn tại nhiều quốc gia như Thụy Điển, Đan Mạch, Úc, Mỹ, Ai Cập, Malaysia…. Theo đó, các công ty lớn như Skandia ở Thụy Điển đã áp dụng các hình thức của báo cáo nguồn lực tri thức như là báo cáo bổ sung cho các BCTC hàng năm. Nguồn lực tri thức cũng là một phần của nguyên tắc kế toán và nội dung công bố tại Đan Mạch kể từ tháng 01 năm 2002, công ty có nghĩa vụ báo cáo về nguồn lực tri thức nếu nó trọng yếu và kiểm toán viên phải xác nhận báo cáo (Raj, R., 2012).

Như vậy, việc ghi nhận và báo cáo về nguồn lực tri thức trên BCTC đang trở thành một xu hướng tất yếu tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Như đã trình bày ở mục 2.3.3.2, hiện nay, quy định về việc ghi nhận, đo lường và thông tin về giá trị các nguồn lực tri thức trong cơ cấu các tài sản vô hình của doanh nghiệp trong hệ thống kế toán Việt Nam còn có điểm chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về kế toán, Việt Nam không thể không nghiên cứu và từng bước áp dụng các quy định về việc ghi nhận, đo lường và báo cáo về nguồn lực tri thức trên BCTC doanh nghiệp theo xu hướng và thông lệ quốc tế, với một lộ trình thích hợp.

(b) Lộ trình áp dụng việc ghi nhận và báo cáo nguồn lực tri trên BCTC doanh nghiệp Việt Nam

Căn cứ mức độ yêu cầu của quá trình hội nhập và điều kiện của Việt Nam, luận án đề xuất lộ trình áp dụng việc ghi nhận và báo cáo về nguồn lực tri thức trên BCTC doanh nghiệp như sau :

Từ nay đến hết năm 2016

Thứ nhất, Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, hội thảo… nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, lợi ích của nguồn lực tri thức và báo cáo về nguồn lực tri thức của doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận từ người làm công tác kế toán cho đến các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC.

- 156 -


Thứ hai, sửa đổi, bổ sung VAS 04 cho phù hợp với IAS 38, nội dung chủ yếu bao gồm:

- Xây dựng hệ thống xác định các tài sản tri thức của doanh nghiệp, dựa trên ba tiêu chuẩn định tính được nêu trong IAS 38: khả năng nhận biết tài sản; vấn đề về kiểm soát; các lợi ích kinh tế trong tương lai;

- Bổ sung các tài sản vô hình theo IAS 38, bao gồm: phim ảnh; danh sách khách hàng; ký quỹ nhà cửa; giấy phép kinh doanh; mối quan hệ với khách hàng và các nhà cung cấp; đặc quyền quảng cáo;

- Thời gian sử dụng của tài sản cố định vô hình có thể hữu hạn hoặc vô hạn. Tài sản cố định vô hình có thời gian sử dụng vô hạn sẽ không trích khấu hao nhưng doanh nghiệp phải đánh giá khả năng suy giảm giá trị tài sản.

Thứ ba, quy định về việc trình bày thông tin nguồn lực tri thức trên thuyết minh BCTC, ngoài các thông tin về tài sản cố định vô hình đã ghi nhận và trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính. Quy định được áp dụng bắt buộc trước hết với các công ty niêm yết, các tập đoàn, khuyến khích áp dụng với các loại hình doanh nghiệp khác.

Từ năm 2017 - 2020

- Thứ nhất, xây dựng phương pháp đo lường các đại lượng định tính một cách phù hợp và xác định mối quan hệ giữa các phương pháp định lượng truyền thống và các phương pháp định tính. Việc kết hợp các chỉ tiêu định tính với các chỉ tiêu định lượng cho phép các doanh nghiệp có sự mềm dẻo trong việc thông tin về các nguồn lực tri thức của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp khó khăn trong việc xác định giá trị và thời gian sử dụng của tài sản, có thể trình bày tài sản tại thuyết minh của BCTC.

- Thứ hai, căn cứ các hướng dẫn, quy định mới của IASB cũng như việc áp dụng tại các quốc gia, tiến hành cập nhật, quy định và hướng dẫn về đo lường, ghi nhận và trình bày nguồn lực tri thức trên BCTC doanh nghiệp Việt Nam phù hợp với IASB và thông lệ quốc tế.

- 157 -


(c) Định hướng một số nội dung về trình bày nguồn lực tri thức trên BCTC doanh nghiệp Việt Nam

Căn cứ vào mục tiêu và phạm vi của luận án, phần này chỉ trình bày định hướng những vấn đề cơ bản về ghi nhận, đo lường và trình bày nguồn lực tri thức, trên tinh thần hòa hợp với thông lệ quốc tế.

Nguồn lực tri thức trình bày trên BCTC hoặc Báo cáo thường niên

Báo cáo nguồn lực tri thức doanh nghiệp vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ. Xác định các khoản mục của nguồn lực tri thức được trình bày là một vấn đề quan trọng trong báo cáo nguồn lực tri thức.

Nghiên cứu của Sujan et al (2007) trên 20 công ty hàng đầu của Úc chỉ ra rằng, các nguồn lực quan hệ (bên ngoài) là thành phần được báo cáo nhiều nhất (48%), tiếp theo là nguồn lực tổ chức (bên trong) với 31% và nguồn lực con người là 21%.

Trong khi đó, kết quả nghiên cứu trên 40 công ty hàng đầu niêm yết trên TTCK Nam Phi năm 2009 cho thấy, số thuộc tính bình quân được một công ty báo cáo liên quan đến nguồn lực con người là 8, nguồn lực tổ chức là 4,9 và nguồn lực quan hệ là 7. Trong tổng số thuộc tính được báo cáo, 40 % thuộc nguồn lực con người, 25% thuộc nguồn lực tổ chức và 35% là nguồn lực quan hệ (Cronje et al, 2012).

Một số nghiên về trình bày nguồn lực tri thức của Aprial et al (2003), Abeysekera and Guthria (2005) cho thấy phần lớn các thuộc tính được báo cáo liên quan đến nguồn lực quan hệ, kế đến là nguồn lực con người…

Như vậy, các thành phần và thuộc tính chủ yếu của nguồn lực tri thức yêu cầu trình bày trên BCTC doanh nghiệp Việt Nam, được luận án đề xuất theo xu hướng và thông lệ quốc tế hiện nay, được trình bày tại Bảng 3.2.

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 02/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí