Những Công Trình Nghiên Cứu Về Bài Học Trong Việc Kết Hợp Hài Hòa Giữa Tự Do Và Trách Nhiệm Đạo Đức Trong Hoạt Động Khoa Học, Công Nghệ Ở Việt Nam


công nghệ, gây tâm lý hoang mang sợ hãi, tạo ra sự mất cân đối trong lĩnh vực đạo đức, tinh thần, con người hoảng hốt chối bỏ trách nhiệm, chạy trốn lịch sử, do đó đặt ra nhiều vấn để cần giải quyết.

Có thể nói, nhận định của tác giả Nguyễn Thái Sơn đã minh chứng cho thực trạng loài người đã và đang đứng trước nhiều vấn đề đe dọa đến tự do của chính mình trong cách mạng khoa học, công nghệ (nói rộng ra là toàn bộ hoạt động khoa học, công nghệ). Đây là vấn đề mà luận án sẽ tiếp tục làm rõ.

1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BÀI HỌC TRONG VIỆC KẾT HỢP HÀI HÒA GIỮA TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Hoạt động khoa học, công nghệ ở Việt Nam ngày càng gắn bó với sản xuất và đời sống, nổi bật là việc tiếp thu, ứng dụng nhanh các tiến Bộ Khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phần quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Lời giải cho câu hỏi: làm thế nào để có thể kết hợp hài hòa giữa phát triển tự do, đồng thời nâng cao trách nhiệm đạo đức của các chủ thể trong hoạt động khoa học, công nghệ ở Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cần thiết, nhưng, cho đến nay, tác giả luận án chưa tìm thấy một nghiên cứu nào về vấn đề này ở Việt Nam. Có thể nói, đây là một khoảng trống lớn cần nghiên cứu.

Để đưa ra bài học cụ thể đối với Việt Nam trong việc kết hợp hài hòa giữa phát triển tự do và nâng cao trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ, tác giả luận án đã tìm hiểu một số nghiên cứu về những lĩnh vực nhỏ là biểu hiện của hoạt động khoa học, công nghệ. Trong các nghiên cứu này, các tác giả ít nhiều có bàn đến giải pháp để con người có trách nhiệm hơn đối với các hậu quả do hoạt động khoa học, công nghệ của mình gây nên như: giải pháp đối với vấn đề môi trường, đối với các vấn đề của công nghệ y

- sinh học…


Theo tác giả Nguyễn Thị Lan Hương trong bài “Trách nhiệm môi trường

- một phương diện của trách nhiệm xã hội” [77], trách nhiệm môi trường của con người ngày càng quan trọng không thua kém trách nhiệm của con người đối với con người. Con người phải hành động khôn ngoan để không làm tổn hại đến môi trường vì lợi ích của chính con người và các sinh thể khác. Ý thức được vấn đề này, trong mấy chục năm qua các hội nghị thượng đỉnh về môi trường ở cấp độ toàn cầu đã diễn ra thường xuyên và tập trung bàn đến những vấn đề môi trường cấp bách nhất. Mặc dù còn những điểm bất đồng hay chưa nhất trí tuyệt đối, song nỗ lực trên đã cho thấy sự cố gắng rất lớn của nhân loại đối với các vấn đề môi trường toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Tác giả Phạm Văn Đức trong bài viết “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách” [52], đã nhìn nhận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên khía cạnh của sự phát triển bền vững. Đó là:

Sự phát triển bảo đảm tăng trưởng kinh tế trên cơ sở sử dụng một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ được môi trường tự nhiên nhằm vừa có thể thỏa mãn được nhu cầu của thế hệ hôm nay, vừa không làm ảnh hưởng đến điều kiện thỏa mãn nhu cầu và môi trường sống của các thế hệ mai sau. Thực chất của sự phát triển bền vững là giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo đảm sự công bằng giữa các thế hệ trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường [52].

Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay - 5

Tác giả Lê Thi trong bài viết “Mối quan hệ biện chứng giữa trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường Việt Nam” [137], đã tập trung phân tích mối quan hệ mật thiết, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam và trách nhiệm của công dân Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo tác giả, bồi đắp sức mạnh liên hợp, tổng hợp giữa trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhà nước vì lợi ích chính đáng của mỗi người dân và lợi


ích chung của toàn thể cộng đồng xã hội cần có sự cố gắng từ cả hai phía người dân và nhà nước, cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân của toàn thể công dân và ý thức trách nhiệm nhà nước của toàn thể bộ máy, của cán bộ, nhân viên nhà nước. Đây là gợi ý giúp tác giả luận án đưa ra những biện pháp cụ thể để phát triển tự do và nâng cao trách nhiệm đạo đức của các chủ thể trong hoạt động khoa học, công nghệ. Đó là sự tổng hợp trách nhiệm đạo đức của các cá nhân nhà khoa học trong hoạt động nghiên cứu khoa học, cũng như trách nhiệm của những chủ thể ứng dụng và cho phép ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ.

Theo tác giả Nguyễn Văn Việt, vẫn trong bài “Vấn đề định hướng giá trị đạo đức trong nghiên cứu và ứng dụng y - sinh học hiện đại” [163] nói trên, thì tri thức khoa học tự nhiên nói chung, y - sinh học hiện đại nói riêng có thể trung lập về mặt giá trị trong quan hệ nhận thức, nhưng phải thích hợp về mặt giá trị trên bình diện đạo đức, xã hội. Tác giả cho rằng, khả năng trung lập về mặt giá trị của tri thức trong các khoa học này chưa phải là sự bảo đảm cho việc áp dụng khoa học vì lợi ích xã hội. Trên bình diện đời sống xã hội, khoa học tự nhiên, y - sinh học hiện đại… những giá trị văn hóa, giá trị đạo đức luôn có vai trò định hướng nhất định. Thông qua những định hướng giá trị này, y - sinh học hiện đại sẽ phát huy được những tiềm năng to lớn và hạn chế tối đa những hậu quả có thể là cực kỳ nguy hiểm đối với sự tồn vong của con người và hệ sinh thái. Đúng như tiêu đề của bài viết, tác giả đã nhấn mạnh đến việc định hướng giá trị đạo đức trong một lĩnh vực của hoạt động của khoa học, công nghệ là lĩnh vực y - sinh học. Đây là gợi ý để luận án đưa ra giải pháp để nâng cao trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ ở Việt Nam hiện nay.

Tác giả Nguyễn Văn Phúc trong bài viết “Tự do và trách nhiệm trong hoạt động của con người” [114], cho rằng trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, với sự xuất hiện và ngày một gia tăng mức trầm trọng của những vấn


đề toàn cầu thì tự do và trách nhiệm của con người cũng đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng. Tính mạng của con người, tức là quyền sống cũng như các quyền tự do khác của con người, đang bị đe doạ bởi đại dịch AIDS, chủ nghĩa khủng bố, chiến tranh khu vực, ô nhiễm môi trường,… Những vấn đề đó và hàng loạt những vấn đề khác nữa đang đòi hỏi phải có sự nâng cao trách nhiệm không chỉ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các dân tộc, mà còn của toàn nhân loại. Và, cũng chính trong việc nâng cao trách nhiệm giải quyết những vấn đề nảy sinh từ quá trình hiện đại hóa, toàn cầu hoá, tự do của mỗi người và của loài người được nâng lên một tầm cao mới.

Cũng trong bài viết đã nêu ở mục 1.1 của tác giả Phan Xuân Dũng, “Đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [44], tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ khoa học, công nghệ của đất nước: Một là, quán triệt nghiêm túc các nghị quyết của Đảng; các chủ trương, pháp luật của Nhà nước; hiểu rõ mọi thách thức và nắm bắt tốt mọi cơ hội trong phát triển khoa học và công nghệ; Hai là, phân bổ và sử dụng ngân sách phải thực sự khoa học, hướng tới hiệu quả, theo cơ chế thị trường; Ba là, tăng cường giám sát và đánh giá tình hình sử dụng và phân bổ ngân sách bằng những chỉ tiêu thực sự khoa học; Bốn là, xã hội hóa các nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ; thu hút đầu tư từ doanh nghiệp, coi đây là nguồn lực chính. Nhà nước phải coi đầu tư từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước, đặc biệt là từ các doanh nghiệp cho khoa học và công nghệ là chính, tiến tới đầu tư cho khoa học và công nghệ chủ yếu từ doanh nghiệp như các nước tiên tiến đã làm.

Đặc biệt, bài viết “Giải pháp cho sự đồng hành giữa tiến Bộ Khoa học - công nghệ và đạo đức” của tác giả Nguyễn Văn Phúc [115] đã khẳng định, chỉ có cách tiếp cận văn hóa mới khắc phục được những tác động tiêu cực đối


với tiến bộ xã hội nói chung và đạo đức nói riêng. Theo tác giả, ở Việt Nam, định hướng xã hội chủ nghĩa đối với phát triển chính là giải pháp văn hóa mà qua đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến bộ xã hội trở thành một quá trình thống nhất; tiến Bộ Khoa học - công nghệ trở thành nhân tố thúc đẩy phát triển xã hội nói chung và nhân cách, đạo đức con người nói riêng. Luận án sẽ tiếp thu quan điểm này của tác giả bài viết trên như một gợi ý cho những giải pháp để kết hợp hài hòa giữa phát triển tự do và nâng cao trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ.

Tác giả Nguyễn Văn Phúc trong bài viết “Đạo đức và lợi nhuận trong kinh doanh” [117], đã khẳng định:

Đẩy mạnh nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu tính đặc thù của đạo đức kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đó, xây dựng và áp dụng đạo đức kinh doanh là một trong những nhiệm vụ gắn liền với chính quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay [117].

Quan điểm này của tác giả sẽ là gợi ý cho luận án đề xuất giải pháp “đẩy mạnh nghiên cứu vấn đề đạo đức trong khoa học” để có thể đảm bảo tự do của con người trong hoạt động khoa học, công nghệ nhưng con người ta vẫn đầy trách nhiệm trong hoạt động đó.

Trong luận án đã nêu của Nguyễn Thái Sơn, tác giả đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu cách mạng khoa học, công nghệ. Tác giả cho rằng, để tạo ra con người Việt Nam hiện đại, đáp ứng các yêu cầu của cách mạng khoa học, công nghệ, chúng ta cần phải xem giáo dục, khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu. Bên cạnh đó cần phát triển kinh tế thị trường, tạo ra các điều kiện vật chất để xây dựng con người. Những yếu tố văn hóa tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc là nguồn tinh thần không thể thiếu của con người Việt Nam. Một


hệ thống chính sách xã hội công bằng, tiến bộ, dân chủ là môi trường tốt đẹp để con người Việt Nam phát huy các khả năng tiềm ẩn.

1.4. GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐƯỢC TỔNG QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU, LÀM SÁNG TỎ THÊM

1.4.1. Giá trị những công trình được tổng quan

Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án được tác giả chọn để tổng quan đã bàn khá rõ những vấn đề lý luận về tự do, trách nhiệm, trách nhiệm đạo đức, mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm. Chúng cũng gián tiếp bàn đến những khía cạnh nhỏ của vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ. Các công trình trên đều có giá trị nhất định đối với luận án trên cả ba nội dung (lý luận, thực tiễn và bài học đối với Việt Nam hiện nay):

Thứ nhất, những công trình nghiên cứu tiêu biểu trên đã đề cập đến những khía cạnh quan trọng của khái niệm tự do, khái niệm trách nhiệm, trách nhiệm đạo đức; hoạt động khoa học, công nghệ; mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ.

Thứ hai, những công trình nghiên cứu trên ở những góc độ nhất định đã phân tích được những nội dung cơ bản của vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ trong hoạt động khoa học, công nghệ nói chung và trong hoạt động khoa học, công nghệ ở Việt Nam hiện nay nói riêng.

Thứ ba, những công trình nghiên cứu trên là những gợi ý cho tác giả luận án rút ra những bài học đối với Việt Nam hiện nay trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ.

Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống từ góc độ lý luận cho đến nội dung và bài học nhằm phát triển tự do và nâng cao trách nhiệm đạo đức của con người trong hoạt động khoa học, công nghệ


nói chung và ở Việt Nam hiện nay nói riêng, đó là khoảng trống lớn để tác giả Luận án thực hiện.

1.4.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ thêm

Kế thừa thành quả trong những công trình nghiên cứu của các học giả đi trước, luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu, làm rõ những vấn đề sau:

Một là, tiếp tục nghiên cứu làm rõ về mặt lý luận các quan điểm về tự do và trách nhiệm, trách nhiệm đạo đức. Đặc biệt, luận án cần làm sáng tỏ quan hệ giữa tự do và trách nhiệm được thể hiện như thế nào. Bởi vì, hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề này một cách đầy đủ và có hệ thống.

Tiếp đến, về mặt lý luận, luận án cần làm rõ nội hàm của khái niệm hoạt động khoa học, công nghệ và đi đến cách hiểu chung nhất về tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ là gì?

Hai là, phân tích những nội dung cơ bản của vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và nhận diện một số vấn đề đặt ra hiện nay đối với Việt Nam về vấn đề này.

Ba là, rút ra được những bài học chủ yếu đối với Việt Nam hiện nay trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ.

Như vậy, có thể nói, đề tài luận án là sự kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đó về mặt lý luận những vấn đề về tự do và trách nhiệm trong hoạt động khoa học, công nghệ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn những khoảng trống cả về mặt lý luận cũng như về thực tiễn và tầm quan trọng của việc nghiên cứu vấn đề trên ở Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chính chúng đã thôi thúc tôi lựa chọn “Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của Luận án.


Chương 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ


2.1. QUAN NIỆM VỀ TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC

2.1.1. Quan niệm về tự do

Tự do là một trong những biểu hiện sức mạnh bản chất của con người, đồng thời là khát vọng, là định hướng giá trị cho hoạt động người. Chưa có tự do nghĩa là chưa thoát khỏi tình trạng bản năng, động vật. Trình độ phát triển tự do của con người là tiêu chí đánh giá trình độ chinh phục tự nhiên và xã hội, trình độ phát triển nhân cách con người và tiến bộ xã hội. Tự do gắn với quá trình hoạt động của con người, với lịch sử phát triển loài người. Sự phát triển của tự do bị quy định bởi nhu cầu và trình độ phát triển của lịch sử nhân loại trong các thời đại cụ thể. Do vậy, trong tiến trình phát triển tư tưởng nhân loại, tự do luôn được nhìn nhận và lý giải từ những quan điểm khác nhau.

Trong lịch sử tư tưởng xã hội vấn đề tự do luôn gắn liền với sự tìm kiếm ý nghĩa khác nhau. Thông thường tự do hay bị quy về vấn đề, con người có tự do ý chí không hay toàn bộ các hành vi của nó đều bị quy định bởi tính tất yếu bên ngoài? (bởi sự định trước, bởi ý Chúa, bởi số phận…).

Con người là một cá thể mà từ mọi khía cạnh đều bị bao phủ bởi rất nhiều tính quy định. Một mặt, chúng ta sống trong thế giới vật chất, mà như thế có nghĩa là chúng ta phải phục tùng mọi quy luật vật lý (chẳng hạn, không thể bay như quả bóng bay), cũng như các quy luật sinh lý: phải ăn, phải uống, phải thở, sống trong một chế độ thời tiết nhất định. Mặt khác, với tư cách là những cá nhân thuộc về một xã hội xác định, chúng ta phải phục tùng các quy luật, các chuẩn mực và các quy tắc xã hội và pháp lý của nó, các khuôn mẫu hành vi, các truyền thống tập tục và lễ nghi. Vậy, có tự do trong thế giới đan dệt bởi sự phức tạp của các tính tất yếu đó hay không? Nó là gì? Là như thế

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí