Những Nghiên Cứu Lý Luận Về Hoạt Động Khoa Học, Công Nghệ


Trên cơ sở phân tích phạm trù nghĩa vụ đạo đức, tác giả Vũ Trọng Dung trong "Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin" [43] đã bước đầu đề cập đến phạm trù trách nhiệm. Dựa trên quan niệm của đạo đức học Mác - Lênin, tác giả cho rằng nghĩa vụ đạo đức là “ý thức trách nhiệm của con người, là ý thức cần phải làm và mong muốn làm, hành động tự giác vì lợi ích của người khác và vì lợi ích của xã hội” [43, tr.197]. Xét ở phương diện đạo đức, đây cũng được xem là một trong những khái niệm gần với khái niệm trách nhiệm mà luận án quan tâm nghiên cứu.

Nguyễn Trần Bạt qua cuốn sách "Cội nguồn cảm hứng" [19], đã cho chúng ta một cái nhìn khá mới mẻ, hiện đại mà sâu sắc về khái niệm tự do và vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội. Tác giả cho rằng, cần phải định nghĩa gần gũi hơn về tự do. Vì nếu định nghĩa tự do trong mối quan hệ với tất yếu thì “nhiều khi con người không nhận ra cái tất yếu để hành động, do đó, phần đông con người vẫn không hiểu về tự do và giá trị cao quý của tự do” [19, tr.13]. Kết lại, tác giả định nghĩa tự do như sau: “Tự do là quá trình dịch chuyển song song của ý nghĩ và hành vi” [19, tr.15]. Chỉ có sự dịch chuyển song song đó thì con người mới chủ động trong hành động của mình. Tác giả cuốn sách có tư tưởng gần với với tư tưởng của John Stuart Mill trong tác phẩm “Bàn về tự do” khi cho rằng tự do là điều kiện đầu tiên, là tiền đề cho sự phát triển. Tác giả cũng đã đưa ra quan niệm của riêng mình về tự do sau khi khảo cứu các quan niệm về tự do trong lịch sử. Đây là tác phẩm quan trọng, luận án có thể tham khảo khi tìm hiểu về lịch sử của khái niệm tự do.

Từ việc khảo cứu các quan niệm về tự do theo dòng lịch sử triết học phương Tây (từ triết học cổ đại đến triết học Mác - Lênin) thông qua một số tác giả tiêu biểu, tác giả Vương Thị Bích Thủy trong công trình "Tất yếu và tự do - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" [143] đã nêu cách hiểu của mình về phạm trù tự do trong mối quan hệ với cái tất yếu. Tác giả đã xem xét quan niệm về tự do dưới hai khía cạnh, thứ nhất với tư cách là một phạm trù triết


học và thứ hai với tư cách là một phạm trù chính trị - xã hội. Thông qua đó, tác giả khẳng định, tự do xuất phát từ tính tất yếu, nảy sinh dưới sự quy định của tất yếu. Cuốn sách tuy không bàn về mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm, nhưng thông qua cách triển khai nghiên cứu của tác giả về mối quan hệ giữa tự do và tất yếu sẽ là một tham khảo quý giá cho tác giả luận án triển khai nghiên cứu mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm (đặc biệt là tự do trong mối quan hệ với trách nhiệm đạo đức). Khái niệm tự do cũng được tác giả Vương Bích Thủy khảo cứu theo dòng lịch sử triết học khá toàn diện. Đó chính là cơ sở lý luận giúp tác giả luận án dễ dàng hơn khi tiếp cận và đưa ra quan điểm của mình về tự do.

Tác giả Đinh Ngọc Thạch trong bài viết “Về “tự do” với tư cách phạm trù triết học xã hội” [131], cũng chỉ ra rằng “tự do là giá trị thiêng liêng và là đặc tính bản chất của con người, là cơ sở bản thể luận của đời sống. Phạm trù “Tự do” dùng để chỉ nhu cầu và khả năng của con người trong những hoạt động phù hợp với những lợi ích và mục tiêu của mình, không cần sự can thiệp hay cản trở từ bên ngoài” [131]. Hơn thế nữa, tự do còn là “một phạm trù xã hội, tự do chỉ được bàn đến trong xã hội, trong hệ thống các quan hệ giữa người với người”. Do đó, tác giả đã nhìn nhận “tự do” là một phạm trù lịch sử và nó là sản phẩm được nhận thức và lý giải theo tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Tác giả khảo cứu các quan niệm của các nhà triết học từ cổ đại đến hiện đại và phần nào đó lý giải nó dựa vào đặc điểm thời đại khi quan niệm ấy ra đời. Tác giả dựa trên quan niệm của triết học Mác - Lênin về tự do và khẳng định tự do chân chính của con người bị chi phối bởi cả hai yếu tố quyền lợi và nghĩa vụ. Theo đó, không có tự do tuyệt đối mà tự do của con người luôn bị giới hạn bởi các yếu tố của đời sống xã hội. Có thể khẳng định, bài viết là một tư liệu quý giá giúp tác giả luận án có cái nhìn khái quát về quan niệm tự do trong lịch sử triết học. Đặc biệt, cần chú ý quan điểm khẳng định tự do của con người là không tuyệt đối mà bài viết đã khảo cứu và nhấn mạnh.


Tác giả Vũ Thị Thu Lan trong bài tạp chí “Vấn đề giá trị đạo đức trong đạo đức học Cantơ” [97], cho rằng, nếu triết học lý luận của Cantơ hướng tới việc xác định năng lực nhận thức của con người và trả lời cho câu hỏi: “Tôi có thể biết được cái gì”, thì triết học thực tiễn của ông nghiên cứu các nguyên lý hoạt động thực tiễn của con người trong xã hội và giải đáp tiếp các câu hỏi: “Tôi cần phải làm gì”, “Tôi có thể hy vọng gì”. Với cách tiếp cận đó, Cantơ đã dành nhiều tâm huyết để xây dựng một học thuyết tập trung luận chứng cho tính hợp pháp và các giá trị của đạo đức.

Hướng tới việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và hoạt động thực tiễn của con người, khi xây dựng đạo đức học của mình, Cantơ đã đưa ra một quan niệm độc đáo về giá trị đạo đức để trên cơ sở đó, đánh giá hành vi ứng xử của con người. Khác với các nhà triết học trước ông và đương thời với ông, Cantơ không gắn giá trị đạo đức với hạnh phúc, tức là với sự thoả mãn các nhu cầu hưởng thụ cá nhân. Với ông, hành vi đạo đức là hành vi thực hiện “bổn phận vì bổn phận”. Coi thực hiện bổn phận đạo đức là sự tuân thủ “mệnh lệnh tuyệt đối”. Khi phân tích giá trị đạo đức theo quan niệm của Cantơ, tác giả đã chỉ ra việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và thực tiễn của con người, chính điều đó đã đưa tới những giá trị đạo đức, và phải dựa trên đó để đánh giá hành vi, ứng xử của con người. Câu hỏi “tôi cần phải làm gì để hành vi của tôi được đánh giá là hành vi đạo đức?” đã đề cập đến khía cạnh trách nhiệm của con người đối với cuộc sống xung quanh mình, với xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Trong bài viết “Tự do và trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh” của Đỗ Minh Hợp [72] cho rằng đạo đức “càng trở nên đặc biệt cấp bách trong bối cảnh hiện nay, khi loài người đang đối mặt với vô số nguy cơ đe doạ bản thân sự tồn tại của họ, khi những người có lương tâm đang cùng nhau đi tìm một thứ đạo đức thực sự nhân văn, có khả năng đảm bảo sự phát triển thực sự có tính người của mỗi người và của toàn thể cộng đồng nhân loại” [72]. Do


Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay - 3

vậy, trên cơ sở làm rõ tự do và trách nhiệm với tư cách là những phạm trù đạo đức cơ bản trong triết học hiện sinh qua việc làm rõ quan niệm của các đại diện tiêu biểu như E. Husserl, M. Heidegger, K. Jaspers, J.P. Sartre và A. Camus, tác giả bài viết đã đưa ra những ý kiến đánh giá xác đáng về đóng góp của các nhà triết học hiện sinh trong lĩnh vực đạo đức học.

Một trong những nhận định khá quan trọng của tác giả là: “nhân loại tự do đang đứng trước trách nhiệm về tương lai của mình, tức là về các thế hệ tương lai” [72] và “tự do và trách nhiệm (đối với tự do) là hai hiện sinh thể quan trọng nhất. Trách nhiệm không phải là sự sao chép lại tự do, mà là luận điểm cơ bản thứ hai của triết học hiện sinh” [72]. Xét về mặt triết học, tác giả cho rằng trách nhiệm đối với tự do là cái quy định trách nhiệm đối với cả quá khứ, lẫn hiện tại và tương lai.

Bài viết trên của tác giả Đỗ Minh Hợp là một trong số không nhiều các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm trong lịch sử triết học - đạo đức học, giúp tác giả luận án có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này. Tuy nhiên, đúng như tiêu đề của bài viết, tác giả chỉ mới nghiên cứu “tự do và trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh”, mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm ở các giai đoạn khác của lịch sử đạo đức học cần được bổ sung nghiên cứu. Đây là vấn đề mà luận án sẽ tiếp tục làm rõ.

Tác giả Nguyễn Văn Thức, trong bài tạp chí “Vai trò của nhà nước và vấn đề trách nhiệm xã hội” [141], đã phân tích những nội dung cơ bản của khái niệm trách nhiệm xã hội cũng như vai trò của nhà nước đối với việc tổ chức và thực thi trách nhiệm xã hội. Tác giả cho rằng:

Trách nhiệm được hiểu là điều phải làm, phải gánh vác, hoặc phải nhận lấy về mình. Trách nhiệm thuộc phạm trù đạo đức học và luật học, phản ánh thái độ xã hội đặc biệt và thái độ đạo đức - pháp luật của cá nhân đối với xã hội (đối với nhân loại nói chung); thái độ này biểu thị sự hoàn thành nghĩa vụ đạo đức của mình và các tiêu chuẩn pháp luật [141].


Tác giả bài viết khẳng định: Trong các học thuyết về đạo đức và pháp quyền, người ta thường xem xét trách nhiệm trong mối liên hệ với tự do. Nhưng, ngoài chủ nghĩa Mác, vấn đề đó thường được giải quyết một cách trừu tượng và lệ thuộc vào việc trả lời câu hỏi: nói chung, liệu có thể coi con người là tự do trong những hành động của mình hay không. Trong chủ nghĩa Mác, vấn đề trách nhiệm mang tính lịch sử - cụ thể và được giải quyết trên cơ sở phân tích mức độ tự do hiện thực của con người trong những điều kiện lịch sử nhất định.

Bài viết cũng phần nào đưa ra giải pháp để con người trong xã hội có được tự do đó là: xây dựng một xã hội không có bóc lột, không có những giai cấp thù địch, việc áp dụng nguyên lý tự giác một cách có kế hoạch vào đời sống xã hội, việc làm cho quần chúng nhân dân quen với việc tự quản lý xã hội và sáng tạo lịch sử sẽ tăng cường mạnh mẽ mức độ tự do của cá nhân và đồng thời, tăng cường trách nhiệm xã hội và đạo đức của mỗi người. Tác giả bài viết cho rằng: trách nhiệm của cá nhân không chỉ bao hàm những hành vi đã làm, mà cả sự nhận thức của cá nhân về lợi ích của xã hội nói chung, nghĩa là xét đến cùng, nhận thức được các quy luật phát triển của lịch sử.

Tuy không phải là bài viết về vấn đề tự do và trách nhiệm theo quan điểm triết học hay đạo đức học, nhưng thông quan việc tìm hiểu khái niệm trách nhiệm xã hội, nội dung của bài viết trên phần nào là cơ sở lý luận để luận án khẳng định mối quan hệ không tách rời giữa tự do và trách nhiệm của con người trong xã hội. Bài viết cũng phần nào gợi mở giải pháp để phát triển hài hòa giữa tự do và trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm đạo đức của cá nhân trong hoạt động khoa học, công nghệ - vấn đề mà luận án quan tâm.

Tác giả Nguyễn Văn Phúc trong bài viết “Tự do và trách nhiệm trong hoạt động của con người” [114] đã bước đầu khẳng định quan hệ giữa tự do và trách nhiệm như hai phương diện của một vấn đề: tự do là hành động thực hiện trách nhiệm một cách tự giác, tự nguyện; còn trách nhiệm là hành động


đáp ứng và đảm bảo cho tự do của con người. Theo đó, chỉ khi có tự do con người mới thực sự có trách nhiệm, vì trách nhiệm của con người trước bản thân mình, trước những hành động được lựa chọn một cách tự do. Ngược lại, vì hành động của con người bị quy định bởi hoàn cảnh, bởi những yếu tố bên ngoài, nên tự do của con người cũng chỉ có giới hạn; đồng thời con người cũng ít trách nhiệm đi, vì con người không phải chịu trách nhiệm về những hành động mà họ không được lựa chọn một cách tự do.

Xem xét các quan điểm về tự do và trách nhiệm trong lịch sử triết học, tác giả bài viết đã điểm lại các quan điểm cơ bản của các nhà triết học về vấn đề này. Bài viết mở ra một vấn đề: trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự tự do và trách nhiệm của con người ngày càng được mở rộng và nâng cao, và nó cũng đang chịu những thách thức nghiêm trọng từ quá trình này. Do đó, trách nhiệm của con người đối với nhân loại, xã hội trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu là con đường tất yếu để phát triển tự do của con người.

Bài viết trên của tác giả Nguyễn Văn Phúc tuy không nghiên cứu sâu về các quan điểm tự do, trách nhiệm, hay mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm nhưng vẫn là tài liệu quý giá có cách tiếp cận về hệ vấn đề này theo phương pháp lịch sử - logic khi khảo cứu các quan niệm về tự do trong lịch sử triết học - một cách tiếp cận khá mới trong nghiên cứu vấn đề này. Mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm tuy chưa được bàn đủ sâu nhưng đó là những gợi mở giúp luận án nghiên cứu tiếp vấn đề này. Phần kết của nội dung bài viết trên đã thôi thúc tác giả luận án đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm trong một lĩnh vực hoạt động của con người là hoạt động khoa học, công nghệ.

Tác giả Trần Đức Cường trong bài viết “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” [39] cho rằng:

Trách nhiệm, đó là năng lực của con người ý thức được những hậu quả do hành động của mình đưa lại. Cụ thể hơn, đó là năng lực xác định được lợi


ích hoặc tác hại đối với người khác, đối với xã hội của hành động. Trong trường hợp như vậy, chủ thể của hành động hoạt động có trách nhiệm làm cho hành động hoặc hoạt động của mình có ích đối với xã hội. Trách nhiệm cũng thể hiện trong trường hợp những hoạt động không phù hợp với lợi ích xã hội, chẳng hạn, với trật tự xã hội, với pháp chế hoặc đạo đức xã hội. Trong trường hợp này, chủ thể phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại đối với lợi ích xã hội do hoạt động của mình gây ra. Như thế, trách nhiệm bao hàm cả quyền của xã hội đòi hỏi hoặc trừng phạt các thành viên của mình tuỳ theo hành vi của họ. Trách nhiệm không chỉ bao hàm đòi hỏi của xã hội đối với cá nhân, mà còn bao hàm đòi hỏi của cá nhân, tức là quyền của cá nhân, đối với xã hội. Cụ thể hơn, nếu cá nhân có nghĩa vụ, có trách nhiệm đối với xã hội thì xã hội cũng có nghĩa vụ, có trách nhiệm đối với cá nhân [39].

Do đó, trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, mọi quốc gia bằng cách này hay cách khác, cũng đều phải xem xét và tính đến các vấn đề về công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội.

Theo Nguyễn Thị Lan Hương trong bài tạp chí “Trách nhiệm môi trường - Một phương diện của trách nhiệm xã hội” [77], trách nhiệm môi trường của con người ngày càng quan trọng không kém so với trách nhiệm của con người đối với con người. Con người phải hành động khôn ngoan để không làm tổn hại đến môi trường vì lợi ích của chính con người và các sinh thể khác. Trong bài viết này, tác giả nêu cách hiểu cơ bản nhất về thuật ngữ “trách nhiệm” nói chung và phân biệt nó với thuật ngữ “trách nhiệm xã hội”.

Bài viết đã phần nào nói đến khái niệm trách nhiệm trước khi phân tích trách nhiệm môi trường. Tác giả cho rằng, thông thường, nói đến trách nhiệm là nói đến mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Thực thi trách nhiệm là cách thức để con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho lợi ích của cá nhân phù hợp với lợi ích của cộng đồng, hoặc ít nhất cũng không làm phương hại đến lợi ích của các cá nhân khác hay toàn cộng đồng. Bên cạnh đó, nói


đến trách nhiệm là nói đến mối quan hệ cụ thể, xác định. Nó trả lời cho câu hỏi: chủ thể chịu trách nhiệm là ai và chịu trách nhiệm trước ai, trước cái gì (đối tượng mà nó tác động)?

Có thể kể thêm một công trình nữa nghiên cứu về tự do là tập tiểu luận "Suy tưởng" của Nguyễn Trần Bạt [18], trong đó tác giả đề cập và luận giải về tự do, tuy nhiên tác giả chủ yếu đi sâu vào phân tích vai trò của tự do với con người, xã hội, tự do sinh ra con người, mang lại sự thức tỉnh cho các dân tộc. Ngoài ra Suy tưởng còn đề cập đến tự do như một quyền của con người nhưng không đi sâu phân tích chúng, mà chủ yếu luận giải vấn đề bảo vệ quyền con người ở Việt Nam thông qua các suy luận biện chứng.

Luận án tiến sĩ triết học của tác giả Nguyễn Công Chiến với tiêu đề "Mối quan hệ biện chứng giữa tất yếu và tự do trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn" [31] đã đi sâu vào khai thác mối quan hệ biện chứng giữa tự do và tất yếu trong lĩnh vực nhận thức và hoạt động thực tiễn, nhưng chưa phân tích làm rõ phạm trù tự do với tư cách là một quyền dân sự của con người.

1.1.2. Những nghiên cứu lý luận về hoạt động khoa học, công nghệ

Tác giả Phan Xuân Dũng trong bài viết “Đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

[44] cho rằng, khoa học và công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng và an ninh, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, theo tác giả khái niệm và nội hàm của khoa học và công nghệ hiểu chưa được đầy đủ nên có không ít nhiệm vụ khoa học và công nghệ được phê duyệt không phải là hoạt động khoa học, công nghệ; còn sự nhầm lẫn giữa khái niệm công nghiệp với công nghệ nên đã sử dụng ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ vào phát triển công nghiệp; nội dung chi nhiệm vụ thường xuyên, nhiệm vụ giải pháp cũng đưa vào nội

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí