Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay - 2


nghiên cứu lý thuyết và nhất là ứng dụng của chúng đã để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển của loài người. Tự do là điều kiện, là động lực cho sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại, nhưng trách nhiệm xã hội đối với những hậu quả của cuộc cách mạng này như thế nào cũng là một vấn đề nhức nhối được đặt ra và cần giải quyết.

Thứ tư, nền văn minh tiện nghi công nghệ dưới sự tác động của kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực mà nó đem lại, thì cũng không thể phủ nhận những tác động tiêu cực của nó đối với môi trường và xã hội. Môi trường sinh thái bị phá vỡ, con người trở nên dường như vô cảm, thờ ơ hơn trước các vấn đề của bản thân mình, người ta đang có xu hướng đề cao thái quá chủ nghĩa cá nhân, “cái tôi”, coi trọng đồng tiền hơn các giá trị đạo đức, văn hóa… Chính điều đó đã làm cho một bộ phận giảm sút trách nhiệm của mình với chính mình và với toàn xã hội. Những hoạt động vì lợi ích cá nhân đang diễn ra ngày càng “lệch chuẩn” so với những giá trị đạo đức cơ bản. Trong hoạt động khoa học, công nghệ, việc giải quyết tích cực mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm (đặc biệt là trách nhiệm đạo đức) cũng là một trong những vấn đề bức thiết hiện nay.

Thứ năm, bước vào thế kỷ XXI, Việt Nam đã cố gắng tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học và cộng nghệ của thế giới. Những thành tựu của khoa học và công nghệ đã tạo đà cho sự phát triển của nền kinh tế, giúp chúng ta đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: “Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” [37]. Đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhấn mạnh: “Khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.


Tuy nhiên, bên cạnh việc nhận thức được vai trò to lớn của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của đất nước, chúng ta cần chỉ ra được những vấn đề cần giải quyết và biện pháp cụ thể để phát huy sức mạnh của khoa học và công nghệ, trong đó những vấn đề liên quan đến quyền tự do, môi trường tự do… trong sáng tạo và ứng dụng các thành tựu khoa học trong các hoạt động khoa học, công nghệ là những vấn đề cấp thiết được đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, cần tìm ra được những giải pháp để ngăn chặn và giải quyết tốt nhất những hậu quả của những ứng dụng khoa học, công nghệ gây ra đối với đất nước và đối với nhân loại. Đây không chỉ là một nhiệm vụ nặng nề của Đảng, Nhà nước và dân tộc ta, mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi con người Việt Nam.

Có thể khẳng định rằng, vấn đề tự do và trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ, có ý nghĩa xã hội, khoa học và chính trị to lớn, là một trong những vấn đề triết học cấp thiết nhất hiện nay rất cần được suy ngẫm và tiếp tục nghiên cứu thấu đáo. Tự do và trách nhiệm, trong khi ra nhập vào cấu trúc của tồn tại và ý thức của mỗi người, trong khi là những nhu cầu xã hội cao nhất của cá nhân, đang đòi hỏi sự luận chứng lý thuyết trong thời kỳ phát triển mới của xã hội nhằm mục đích hiện thực hóa chúng vào thực tiễn.

Xuất phát từ những lý do cơ bản đó, tôi lựa chọn đề tài “Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Luận án phân tích những nội dung cơ bản của vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ trên thế giới nói chung


Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay - 2

và ở Việt Nam hiện nay nói riêng; luận giải để rút ra những bài học đối với Việt Nam hiện nay trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Một là, tổng quan các công trình nghiên cứu về tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ.

Hai là, làm rõ những vấn đề lý luận chung về tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ.

Ba là, phân tích những nội dung cơ bản về tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ.

Bốn là, khái quát những vấn đề đặt ra và rút ra những bài học đối với Việt Nam hiện nay trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án

Vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ

3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án

- Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu những nội dung cơ bản của vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động ứng dụng công nghệ. Từ việc phân tích những nội dung cơ bản đó, luận án rút ra một số bài học đối với Việt Nam hiện nay trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong lĩnh vực hoạt động này.

- Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu: Tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ ở Việt Nam từ năm 2007 đến nay - năm đánh dấu Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).


4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý luận của luận án

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhất là phần lý luận về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Đề tài cũng dựa trên những quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của khoa học, công nghệ trong tiến trình phát triển của đất nước.

Ngoài ra, luận án cũng được thực hiện trên cơ sở tiếp thu kết quả của những công trình khoa học trong và ngoài nước thời gian qua có liên quan đến đề tài.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật, sử dụng các phương pháp như trừu tượng hóa khoa học, thống nhất lịch sử - lôgic, thống nhất phân tích - tổng hợp. Luận án còn sử dụng các phương pháp đối chiếu, so sánh, thống kê...

5. Đóng góp mới của luận án

- Luận án phân tích một cách có hệ thống các quan niệm về tự do và trách nhiệm đạo đức cũng như mối quan hệ giữa chúng trong lịch sử tư tưởng triết học phương Tây.

- Luận án phân tích sự biểu hiện của tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng. Từ đó, luận án khái quát những vấn đề đặt ra và rút ra một số bài học đối với Việt Nam hiện nay trong việc kết hợp hài hòa giữa tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa khoa học của luận án

Những vấn đề mà luận án đề cập và giải quyết sẽ góp phần làm sáng tỏ lý luận về vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay.


6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Luận án có thể làm tư liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và những người quan tâm nghiên cứu về đạo đức học, cũng như cho những người quan tâm đến các vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển khoa học, công nghệ trên thế giới và Việt Nam.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 12 tiết.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


Đã có những công trình nghiên cứu đề cập đến từng nội dung nhất định trong hệ vấn đề tự do và trách nhiệm đạo đức trong hoạt động khoa học, công nghệ và bài học đối với Việt Nam hiện nay. Vì vậy, khi tổng quan những vấn đề này, chúng tôi đã có điều kiện tiếp xúc với nguồn tài liệu khá phong phú. Để giải quyết những nhiệm vụ do luận án đặt ra, tác giả đã tổng quan tình hình nghiên cứu theo nội dung chính các chương của luận án. Tác giả luận án sắp xếp những tài liệu đó thành những nhóm chính như sau:

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ

1.1.1. Những nghiên cứu lý luận chung về tự do và trách nhiệm đạo đức

Lịch sử tư tưởng nhân loại đã ghi nhận rất nhiều quan niệm khác nhau về tự do và trách nhiệm. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, tự do và trách nhiệm, được nhìn nhận dưới nhiều giác độ khác nhau như triết học, đạo đức học, chính trị học, văn hóa học… Tuy nhiên, đa số các công trình nghiên cứu về tự do, về trách nhiệm, cũng như tư tưởng nhìn nhận tự do và trách nhiệm trong mối liên hệ biện chứng, chỉ mới được bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX. Những công trình này bao gồm những cuốn sách, các bài báo trên tạp chí, các đề tài nghiên cứu... Chúng ta có thể kể đến những công trình như:

E. Fromm - một nhà triết học Mỹ trong tác phẩm "Trốn thoát tự do" (Begstvo ot svobody) [53], được dịch giả Bùi Thanh Châu dịch sang Tiếng Việt, đã phân tích sâu sắc mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm ở các thời đại lịch sử khác nhau, nhất là trong thời kỳ chuyển biến từ xã hội phong kiến


sang xã hội tư bản. Theo tác giả, sở dĩ người ta phải chạy trốn tự do, không dám đón nhận tự do bởi càng tự do bao nhiêu, thì trách nhiệm của con người với chính bản thân mình cũng như với xã hội cũng từ đó mà tăng theo [53, tr.124-132]. Mà dám chịu trách nhiệm là năng lực rất khiếm khuyết ở con người đại chúng, phần lớn nhân loại không có năng lực này, họ đã quen sống dựa dẫm, ỷ lại, đã có người khác chỉ bảo phải làm gì, nghĩ hộ mình rồi, phải trái, đúng sai đã có người khác, họ không phải chịu trách nhiệm gì nữa. Trong tác phẩm này, E. Fromm không đưa ra quan niệm của mình về tự do, hay không đi sâu theo hướng phân tích thế nào là tự do nhưng đã phần nào đó đề cập đến một trong những khía cạnh của quan niệm về trách nhiệm đó là vấn đề “chịu trách nhiệm”. “Chạy trốn tự do” là tài liệu quý giúp tác giả luận án có cái nhìn sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm, khi nghiên cứu mối quan hệ giữ chúng cần đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của một thời đại, một mối quan hệ… thì mới có thể nghiên cứu được.

K. Jaspers trong tác phẩm "Mục đích và sứ mệnh của lịch sử" [88], khi bàn về tự do tác giả đã cho rằng: “Tự do là tài sản quý giá nhất; nó không bao giờ tự đến và không được giữ lại một cách tự động. Con người chỉ có thể giữ gìn tự do ở nơi mà nó được ý thức và con người cảm nhận thấy phải có trách nhiệm về nó” [88, tr.166] và khi đó, vấn đề trách nhiệm đối với tự do được coi là một trong những vấn đề “thầm kín” nhất. Trong tác phẩm, tác giả đã một lần nữa khẳng định giữa tự do và trách nhiệm có mối liên hệ mật thiết với nhau, muốn có được và giữ được tự do thì phải có trách nhiệm, nhưng chưa chỉ rõ cụ thể mối liên hệ ấy như thế nào. Đây là vấn đề mà luận án sẽ hướng đến làm rõ hơn.

E.V. Zolotukhiana - Abolina bàn về phạm trù tự do và trách nhiệm trên quan điểm là cần phân biệt rõ ràng các khía cạnh của tự do và trách nhiệm như: bản chất tự do; vấn đề lựa chọn tự do; con người có trách nhiệm trước ai và cho cái gì?; vấn đề tự trị của đạo đức - phán xử thế nào về hành vi thực


hiện tự do?... là những vấn đề mà tác giả đặt ra và giải quyết trong tác phẩm “Đạo đức học hiện đại: cội nguồn và những vấn đề” [54], được Trung tâm xuất bản “Mart” phát hành bằng tiếng Nga. Tác phẩm đã được nhóm các dịch giả chuyển ngữ sang tiếng Việt để làm tài liệu tham khảo. Đây là tài liệu quý giá giúp tác giả luận án có cái nhìn toàn diện hơn về khái niệm tự do và khái niệm trách nhiệm. Đặc biệt, tác phẩm bàn về khái niệm trách nhiệm dưới quan điểm đạo đức học khá sâu sắc và cụ thể. Khái niệm trách nhiệm được

E.V. Zolotukhiana - Abolina bàn đến ở tầng cao nhất của nó là trách nhiệm đạo đức. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm chưa được tác giả phân tích rõ. Tự do và trách nhiệm được tác giả nhìn nhận dưới quan điểm triết học hiện sinh là chủ yếu nên không tránh khỏi một số những hạn chế nhất định. Luận án sẽ kế thừa và phân tích cụ thể mối quan hệ này.

John Stuart Mill, trong tác phẩm "Bàn về tự do" [87], đã đề cập đến khái niệm tự do như là ranh giới giữa kiểm soát xã hội và độc lập cá nhân. Ông xuất phát từ nhận định của Wilhelm Von Humboldt cho rằng: mục tiêu của nhân loại là sự phát triển cao nhất và hài hòa nhất mọi năng lực của con người, và cần có hai điều kiện - tự do và sự đa dạng của các tình huống - để mục tiêu ấy có thể đạt được. Ông đưa ra các nguyên lý về tự do nhằm đạt được sự hài hòa trong quan hệ giữa con người cá nhân và cộng đồng xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển. Và, tự do là điều mà tất thảy mọi người đều khao khát, và phải đấu tranh hết sức để giành lấy nó. Như vậy, John Stuart Mill một lần nữa đề cao vai trò của tự do đối với mỗi người, tự do như là điều kiện đầu tiên cho sự phát triển nhưng tự do không tự dưng mà có. Là tác phẩm chuyên biệt bàn về tự do nhưng tác giả không bàn về mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm, mà John Stuart Mill luận bàn vấn đề theo hướng đặt tự do cá nhân trong mối quan hệ với toàn bộ cộng đồng xã hội, chịu sự kiểm soát của xã hội. Như vậy, tác giả gián tiếp khẳng định mối liên hệ giữa tự do và trách nhiệm là không thể tách rời khi cá nhân tham gia vào các hoạt động xã hội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023