Tương tự, một cán bộ công tác xã hội không chuyên sâu về sức khỏe tâm thần hay không có bằng thạc sĩ công tác xã hội lâm sàng không được giám sát hoặc tư vấn các đồng nghiệp về lĩnh vực này.
3. Trách nhiệm đạo đức của một người hành nghề
Hầu như tất cá các điều lệ đạo đức trong ngành SKTT đều nhấn mạnh các vân đề liên quan đến tính chính trực của nghề như các quy định về năng lực, sự chân thành, nghĩa vụ tránh tất cả các hành vi có liên quan đến phân biệt chủng tộc, tư lợi, làm hại, xúi giục thân chủ và nhận công.
Duy trì năng lực: Các điều lệ nhấn mạnh đến nghĩa vụ phải hàng ngày xem lại và phân tích cơ sở lý luận, lý thuyết của ngành, tham dự giáo dục liên tục và thực hành dựa trên những kiến thức được công nhận, đặc biệt là các nghiên cứu thực nghiệm, có số liệu phù hợp với nghề và đạo đức.
Hành vi nghề nghiệp: Giá trị của nghề nghiệp, các hành vi, phát biểu của cá nhân không được ngụ ý, dung thứ, hợp tác với bất cứ dạng phân biệt đối xử nào. Người thực hành cũng không cho phép có các hoạt động cá nhân, riêng tư nào ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành các trách nhiệm nghề nghiệp
Trung thực trong mối quan hệ nghề nghiệp: Người thực hành có nghĩa vụ trung thực trong mối quan hệ với tất cả các bên, bao gồm giới thiệu đúng phẩm chất nghề nghiệp, bằng cấp, quá trình đào tạo, cơ quan. Người hành nghề không được phóng đại hoặc cung cấp thông tin sai lệch về phẩm chất, bằng cấp của mình cũng như không được chỉ nói về những bằng cấp, chứng chỉ mà mình sở hữu. Chẳng hạn, điều lệ đạo đức của hội tâm lý học Hoa Kì yêu cầu cán bộ tâm lý không được tuyên bố sai lệch, không trung thực, giả tạo về: quá trình đào tạo, kinh nghiệm hoặc năng lực của mình; các bằng cấp; các chứng chỉ; các tổ chức mà mình thuộc về; các dịch vụ; cơ sở, lý thuyết khoa học mà mình dựa vào để thực hành; chi phí mỗi buổi làm việc; các ấn phẩm hoặc kết quả nghiên cứu của mình (điều 5.01[b]).
4. Trách nhiệm đạo đức đối với nghề
Những người hành nghề chăm sóc SKTT có trách nhiệm đạo đức không chỉ với thân chủ, với bản thân mình, với cơ sở mà còn với chính nghề nghiệp của mình. Các điều lệ đều lưu ý đến tính chính trực của nghề và nghĩa vụ phải duy trì và xúc tiến các tiêu chuẩn thực hành cao bằng cách những người thực hành tham dự vào các nghiên cứu, điều tra, giảng dạy, xuất bản các ấn phẩm, báo cáo trong các hội nghị chuyên môn, cung cấp dịch vụ cho cộng đồng, các tổ chức.
Ở Việt Nam, các nghề chăm sóc SKTT như tâm lý lâm sàng, công tác xã hội lâm sàng, và kể cả bác sĩ tâm thần đều chưa có điều lệ đạo đức được ban hành chính thức và pháp lý hóa cho nghề mình. Điều đó không có nghĩa là người thực hành không cần phải quan tâm đến các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Việc ý thức các tiêu chí đạo đức này giúp người thực hành làm tốt hơn công việc của mình, cũng như bảo vệ uy tín nghề nghiệp của mình. Đây cũng là cơ sở để những người hành nghề vận động chính sách để thiết lập điều lệ đạo đức cho nghề của mình ở Việt Nam.
Chương II
VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CÁC DỊCH VỤ SỨC KHỎE
TÂM THẦN
I. Khái niệm công tác xã hội
Công tác xã hội (social work) là một ngành chuyên môn hướng tới mục tiêu tìm những cách thức cải thiện chất lượng đời sống và phúc lợi của các cá nhân, các nhóm hoặc của cộng đồng thông qua những phương thức can thiệp như nghiên cứu, hoạch định chính sách, tổ chức cộng đồng, hướng dẫn thực hành hoặc huấn luyện cho những đối tượng chịu thiệt thòi trong xã hội như đói nghèo, bất công, mất quyền lợi. Theo đó, nhân viên công tác xã hội (CTXH) có thể hiểu như là một “chiếc cầu nối” để nhóm những đối tượng yếu thế kết nối tới các nguồn lực trong xã hội, khơi gợi nội lực của chính họ để họ tự giải quyết vấn đề của mình. Và để làm được điều đó, một nhân viên CTXH phải là người có kiến thức liên ngành, tổng hợp của các ngành như: kinh tế học, giáo dục học, xã hội học, y học, chính trị học, luật học và tâm lý học…
II. Vai trò của công tác xã hội
Nhân viên CTXH (công tác xã hội) có những vai trò sau đây:
a. Người giáo dục: NVXH (nhân viên xã hội) tìm cách chuyển thông tin đến thân chủ một cách tốt nhất, giúp thân chủ nhận thức về hành vi
b. Người môi giới: NVXH hiểu rõ nhu cầu của thân chủ và các nguồn tài nguyên, vì vậy, NVXH phải tích cực kết nối thân chủ với các nguồn tài nguyên
c. Người tạo điều kiện: NVXH tạo điều kiện cho thân chủ tăng khả năng bàn bạc, lựa chọn, lấy quyết định hành động để giải quyết vấn đề theo sự hiểu biết và quyết định của chính thân chủ
d. Người biện hộ: Đây là một trong những vai trò quan trọng của NVXH. Lúc này, NVXH là người đại diện cho tiếng nói của thân chủ, đề đạt đến các cơ quan có thẩm quyền, tổ chức xã hội về những vấn đề bức xúc của thân chủ, yêu cầu các cơ quan trên hợp tác với thân chủ. NVXH thực hiện vai trò này với quyền được thân chủ giao
e. Tham vấn: Cung cấp các kiến thức và thông tin cho thân chủ để đạt được mục tiêu, mục đích của hành động
f. Nhà nghiên cứu: Thu thập các thông tin, phân tích tình huống và vấn đề, từ đó chuyển những phân tích trên thành chương trình hành động
g. Người lập kế hoạch: Là người lập các kế hoạch hành động dựa trên các thông tin đã được đánh giá, cùng với thân chủ có các bước hành động phù hợp trong tiến trình giải quyết vấn đề của thân chủ
h. Người điều phối: Đảm bảo cho thân chủ có quyền đến với các dịch vụ cần thiết và các dịch vụ này được thực hiện có hiệu quả. Vai trò này thể hiện khi thân chủ vì thiếu hiểu biết, quá nhỏ hay thiếu năng lực…trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội. Ngoài ra, NVXH còn đóng vai trò điều phối các dịch vụ hỗ trợ cho thân chủ được hợp lý trong trường hợp một thân chủ cần nhiều dịch vụ hỗ trợ.
III. Các lý thuyết đặc trưng vận dụng trong CTXH với sức khoẻ tâm thần
1. Lý thuyết hệ thống sinh thái
a) Quan niệm hệ thống sinh thái
Lý thuyết sinh thái là một lý thuyết rất quan trọng trong nền tảng triết lý của công tác xã hội. Lối tiếp cận này được áp dụng từ giữa những năm 1970 đến nay. Theo lý thuyết này mỗi cá nhân đều có một môi trường sống và hoàn cảnh sống, họ chịu tác động của các yếu tố trong môi trường sống và họ cũng ảnh hưởng ngược lại môi trường sống quanh họ. Như vậy có thể nói, cốt lõi của lối tiếp cận này là:
- Con người sống trong môi trường
- Con người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
- Con người ảnh hưởng ngược trở lại với môi trường
b) Nội dung cơ bản của lý thuyết hệ thống sinh thái
Theo quan điểm sinh thái học nhấn mạnh đến sự thích nghi giữa các yếu tố. Sự thích nghi đó chính là quá trình vận động giữa con người và môi trường của họ khi con người trưởng thành, hoàn thiện những khả năng của mình. Theo lý thuyết hệ thống chú trọng vào việc quản lý các cấu trúc xã hội bằng cách làm giảm tính phức tạp xã hội và có thể mở rộng hiểu biết của con người về sự đa dạng của hành vi con người. Như vậy, sinh thái học và lý thuyết hệ thống kết hợp với nhau nhằm mô tả hình dạng cũng như chức năng của hệ thống con người trong môi trường xã hội và môi trường vật lý tự nhiên của họ.
Theo quan điểm hệ thống sinh thái, con người và môi trường không tách rời nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể gộp hai yếu tố đó vào làm một. Nghĩa là chúng ta không phải hiểu về con người là hiểu được môi trường của họ. Mặt khác, chúng ta phải luôn kiểm tra sự tác động qua lại giữa hai yếu tố đó. Mô tả về mối quan hệ này, thuyết sinh thái cho rằng con người và môi trường vật lý - xã hội – văn hoá của họ luôn tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và bổ sung sự trao đổi tài nguyên cho nhau.
Theo lý thuyết sinh thái, con người được mô tả là hết sức phức tạp. Bởi lẽ, con người là sự tổng hợp của các nhân tố sinh học, tâm lý, xã hội, văn hoá với những suy nghĩ, cảm giác và những hành vi có thể quan sát được. Do đó, quan điểm sinh thái thừa nhận rằng con người phản ứng một cách có ý thức và tự chủ, tuy nhiên cũng có thể hành động bột phát và không tự chủ. Mặt khác, con người vừa là một cá thể, vừa là thành viên của một nhóm. Do vậy, hành động của con người thích nghi với sự thay đổi của môi trường, nói cách khác con người định hướng môi trường xung quanh cũng như việc môi trường định hướng con người.
c) Hệ thống và môi trường
+ Hệ thống là gì?
Một cách đơn giản nhất, hệ thống chính là mô hình hay cấu trúc của sự tác động và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của con người.
+ Tiểu hệ thống và môi trường:
Để hiểu rõ hơn về hệ thống trong hệ thống, chúng ta cần phân biệt hai khái niệm: tiểu hệ thống và môi trường.
Hệ thống nhỏ hơn trong mỗi hệ thống gọi là tiểu hệ thống. Chẳng hạn, trẻ em và cha mẹ tạo thành tiểu hệ thống của hệ thống gia đình lớn hơn. Tương tự như vậy, mỗi cá nhân trong một gia đình là một tiểu hệ thống. Ngược lại, hệ thống lớn hơn chính là môi trường của hệ thống nhỏ hơn. Môi trường ảnh hưởng và cung cấp bối cảnh cho chức năng hệ thống trong nó. Chẳng hạn, địa phương là môi trường xã hội cho hệ thống gia đình. Mở rộng ra, cộng đồng chính là môi trường xã hội của địa phương (khu phố) và gia đình.
+ Hệ thống thay đổi như thế nào qua thời gian?
Hệ thống sinh thái luôn nhấn mạnh sự tiến triển tự nhiên của con người. Bên cạnh những biến đổi được mong đợi, được dự đoán trước cũng xuất hiện những sự thay đổi không mong đợi (điểm nút) đều ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự phát triển của hệ thống. Chẳng hạn như sự thêm hay bớt các thành viên như sinh, chết, kết hôn, hay ốm đau của các thành viên …. Ở mức độ lớn hơn là sự mở rộng hay thu hẹp của tổ chức. Ở mức độ cộng đồng như thay đổi lãnh đạo, giảm cây trồng hay nhận được một sự tài trợ của nhà nước… Tất cả những sự kiện không được mong đợi đó có thể cải thiện chức năng của hệ thống hoặc hệ thống phải đối đầu với những thách thức và cơ hội mới.
2. Quan niệm sức mạnh thân chủ
a) Các nguyên tắc của lối tiếp cận dựa trên sức mạnh thân chủ.
Lối tiếp cận này bắt đầu giữa thập niên 1990 và được sử dụng chung với lối tiếp cận của hệ thống sinh thái. Quan điểm này được sử dụng dựa trên các nguyên tắc sau:
- Mọi cá nhân, nhóm, cộng đồng đều có sức mạnh. NVXH phải giúp đỡ họ phát hiện ra sức mạnh của họ trong mọi hoàn cảnh.
- Thân chủ bị tổn thương, lạm dụng hay bệnh tật. Là những khó khăn nhưng cũng là cơ hội của thân chủ. Nhân viên xã hội giúp thân chủ nhìn những khó khăn đó theo hướng tích cực.
- Nhân viên xã hội luôn nhấn mạnh đến những khả năng của thân chủ.
- Nhân viên xã hội cùng làm với thân chủ chứ không đứng trên thân chủ và làm cho thân chủ.
- Mỗi môi trường đều có những nguồn lực. Nhân viên xã hội phải biết cách sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó.
- Có niềm tin vào thân chủ: Trung tâm của thuyết sức mạnh là tin rằng thân chủ là người trung thực. Bởi lẽ không ai đi tìm sự giúp đỡ của các dịch vụ xã hội lại có thể nói dối. Sự xét đoán thân chủ là người không trung thực chính là vi phạm giá trị của công tác xã hội.
- Cần phải khám phá ra thân chủ muốn gì: Có 2 vấn đề khi nhân viên xã hội làm việc với thân chủ. Thứ nhất, xem xét xem thân chủ muốn và mong đợi gì từ các dịch vụ xã hội? Thứ hai, điều gì thân chủ muốn xẩy ra trong mối quan hệ với vấn đề hiện tại của họ.
b) Ví dụ về mô hình thực hành dựa trên lý thuyết sức mạnh của thân chủ (gia đình)
- NVXH tin rằng dẫu gia đình có vấn đề thì họ vẫn có những điểm mạnh. NVXH cần giúp họ khám phá và giải quyết vấn đề dựa trên điểm mạnh. Ví dụ: các thành viên đều tìm đến NVXH vì muốn gia đình tốt hơn.
- Gia đình có khả năng thay đổi và phát triển, NVXH giúp họ khám phá ra khả năng và tận dụng nó.
- Gia đình đã trải qua những khó khăn và khủng hoảng. NVXH cần chỉ ra họ đã có khả năng vượt qua khó khăn và phục hồi.
- Khả năng chịu đựng của gia đình.
- NVXH làm việc có hiệu quả hơn khi với tư cách là một đối tác của gia đình – cùng làm với họ
3. Thuyết hành vi
Hành vi của con người liên quan đến các yếu tố như cảm xúc, suy nghĩ, lời nói và các hành động. trong khi những cảm xúc và suy nghĩ thường không thể nhìn thấy rõ ràng thì hành vi của con người lại có thể dễ dàng nhận biết được Môi trường bao gồm các yếu tố như hoàn cảnh xung quanh (cả về vật chất và con người). | |
b.Điều căn bản cho sự lớn lên và phát triển của một con người là các nhu cầu căn bản được đáp ứng | Nhu cầu căn bản như sự phát triển cơ thể, cảm xúc, trí tuệ của con người. Nhu cầu về thể lý như thức ăn, quần áo, nhà ở,… Nhu cầu về tinh thần (tình cảm và trí tuệ) như sự yêu thương, sự an toàn, học hỏi,…Có thể nói phát triển nhu cầu tinh thần là nền tảng cho sự phát triển nhân cách |
c.Nhu cầu về tình cảm của con người là có thật, chúng không thể được đáp ứng hay bị loại trừ bằng sự lý giải của lý trí | Khi một người cảm thấy khó chịu hoặc có những cảm xúc bất an trong một tình huống cụ thể nào đó, những lý giải mang tính lý trí của người thứ hai không thể giúp người kia vơi bớt cảm xúc khó chịu hay bất an. Những giải thích theo kiểu có thể hoặc không thể trợ giúp người đó được |
d.Hành vi của con người thường có mục đích và hành vi này là sự thể hiện những nhu cẩu về thể lý và tình cảm của cá nhân | Có những hành vi của con người mà chúng ta có thể nhận biết hay giải thích được khi các nhu cầu về vật chất và tình cảm có thể quan sát được. Nhưng cũng có những nhu cầu về tình cảm mà chúng ta không thể nhận thấy dễ dàng, vì thế khó có thể thiết lập mối liên hệ giữa nhu cầu và hành vi. Khi hành vi của một người không dễ để nhận thấy được, chúng ta cần tìm hiểu và xác định các yếu tố xã hội và tình cảm liên quan đến hành vi đó, trước khi chúng ta đưa ra sự giải thích. |
Có thể bạn quan tâm!
- Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần - 2
- Tỉ Lệ Các Vấn Đề Sức Khỏe Tâm Thần Tại Mỹ (Theo Robin Và Regier, 1991)
- Trách Nhiệm Đạo Đức Tại Cơ Sở Hành Nghề
- Những Chính Sách Hỗ Trợ Bệnh Nhân Nghèo, Bệnh Nhân Có Hoàn Cảnh Khó Khăn Tại Bệnh Viện Tâm Thần Đà Nẵng
- Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Trong Lĩnh Vực Sức Khỏe Tâm Thần
- Hồ Sơ Cá Nhân Hết Sức Hữu Ích Trong Việc Giáo Dục Và Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
IV. Nhu cầu công tác xã hội trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần
1. Trên thế giới
Chuyên viên CTXH lâm sàng (clinical social worker) là những nhân viên xã hội chuyên cung ứng những dịch vụ về sức khỏe tâm thần như phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các rối loạn về tâm lý, hành vi và cảm xúc của các cá nhân, gia đình và nhóm.
Với lĩnh vực làm việc đặc thù, làm việc trong lĩnh vực tâm lý trị liệu, chuyên viên CTXH cần rất phải được đào tạo chuyên môn bài bản, chuyên sâu về tâm lý, về can thiệp ca, về tham vấn… đồng thời cũng cần phải có vốn kiến thức liên ngành rộng rãi ở nhiều lĩnh vực để có thể vận dụng vào việc trị liệu, hỗ trợ và giải quyết vấn đề của các “thân chủ”.
Trên thế giới, chuyên viên CTXH lâm sàng, hoạt động trong lĩnh vực tâm lý trị liệu đã được phát triển từ lâu. Thực tế, số lượng nhân viên CTXH hoạt động trong lĩnh vực này còn nhiều hơn, đông đảo hơn các ngành khác như tâm lý học, bác sỹ tâm thần, điều dưỡng tâm thần… Trong bài thuyết trình “Clinical Social Work in the 21st Century – Psychiatry’s Perspective on an Urgent Agenda” của Katherine Shear và Marion E. Kenworthy, Khoa CTXH, Đại học Columbia, Hoa Kỳ, được trình bày ngày 24-1-2007 – một bài viết dựa trên nhãn quan của các nhà tâm thần học Hoa Kỳ về công tác thực hành và nghiên cứu trên cơ sở phối hợp liên ngành trong lĩnh vực CTXH lâm sàng.
Tác giả còn đưa ra sơ đồ phân bố tỷ lệ thành phần nguồn nhân lực làm tâm lý trị liệu xuất thân từ các nghiệp vụ chuyên môn khác nhau tại Hoa Kỳ năm 1998:
SAMHSA 1998 – Được cung cấp bởi Myrna Weussman Ph.D.
Số lượng nhân sự làm tâm lý trị liệu tại Hoa Kỳ được phân phối như sau: