Phương Thức Tiếp Cận Thông Tin Qua Đối Tượng Tham Gia Bhxh


trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tiếp cận chính sách BHXH đi vào thực chất, nắm bắt được những nội dung cơ bản, cốt lõi, biết chọn lọc để phản ánh. Vì thế nhà báo đã tìm được các phương thức đa dạng, phong phú, linh hoạt, có hiệu quả tiếp cận chính sách BHXH phản ánh có chất lượng.

Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển của các phương tiện truyền thông đa phương tiện. Báo chí có thể tiếp cận thông tin về BHXH thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Điển hình như hiện này là mạng xã hội và các công cụ trực tuyến đang được sử dụng như một nhóm phương pháp và hình thức truyền thông tất yếu. Qua đây các nhà báo có thể có nhiều nguồn thông tin đa dạng, tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất. Đồng thời cũng là một trong những công cụ có sức lan tỏa lớn, tác động đến mọi tầng lớp nhân dân hiện nay. Theo đó, có ba nhóm ứng dụng quan trọng nhất của mạng xã hội trong truyền thông chính sách về BHXH hiện nay là: thăm dò dư luận xã hội; tổ chức chương trình, chiến dịch truyền thông trực tuyến; quản trị khủng hoảng.

2.2.4. Phương thức tiếp cận thông tin qua đối tượng tham gia BHXH

Trong số những cách thức tiếp cận thông tin BHXH của nhà báo được sử dụng chủ yếu và có hiệu quả nhất là từ phía đối tượng tham gia BHXH. Từ nguồn thông tin này nhà báo có những cơ sở thực tiễn trong thực hiện công tác vừa tuyên truyền, vừa trực tiếp nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của người tham gia BHXH, đồng thời nhà báo là cầu nối giữa người đối tượng tham gia BHXH với chính sách, nhằm phối hợp và tháo gỡ vướng mắc của người dân. Có thể nói nhà báo có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển tải những thông tin về chính sách BHXH tới người dân nhất là thông qua việc hỏi, đáp trên báo chí. Từ đó nhà báo có thể tiếp cận thông tin trực tiếp từ người dân thông qua việc hỏi đáp trực tiếp hiện


nay. Do đó báo chí đã chuyển tải nhiều nội dung về những kiến nghị của người dân được cơ quan BHXH ghi nhận và có chính sách giải quyết phù hợp bảo vệ quyền và lợi ích của người tham gia BHXH. Nhà báo tiếp cận thông tin về những phản hồi của người tham gia BHXH không những đóng vai trò là cầu nối nhằm giúp người tham gia BHXH đảm bảo quyền lợi của họ mà báo chí là phương tiện hình thành dư luận xã hội và định hướng dư luận xã hội. Nhà báo cung cấp thông tin kịp thời, sinh động và phong phú các sự kiện, hiện tượng tới động đảo công chúng, do đó, báo chí tác động trực tiếp đến sự hình thành và định hướng dư luận xã hội một cách nhanh chóng, rộng rãi và hiệu quả nhất. Báo chí với vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc định hướng về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vì vậy vai trò của nhà báo là đặc biệt quan trọng. Nhà báo đã tập trung viết về những vấn đề về sự phát triển của BHXH về số lượng người tham gia BHXH ngày càng tăng qua các năm. Điều này đã tập trung vào việc nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc tham gia BHXH.

Việc tiếp cận thông tin qua đối tượng tham gia BHXH sẽ hướng dư luận vào những vấn đề mà người dân quan tâm. Nhà báo phải luôn cung cấp những thông tin cập nhật về tình hình BHXH, những chính sách, chủ trương và Luật BHXH. Một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại của báo chí đó là tính mới, tính phong phú trong việc cung cấp thông tin tới người đọc. Việc hình thành dư luận chỉ xảy ra khi dư luận quan tâm đến những vấn đề về lợi ích, tức là khi tác động đến lợi ích của công chúng tất yếu sẽ hình thành những ý kiến, đánh giá từ đó sẽ hình thành dư luận xã hội. Trong đó công chúng quan tâm tới quyền lợi, lợi ích của BHXH cũng không nằm ngoài quy luật đó. Mặt khác nhà báo không chỉ phản ánh những định hướng về chủ trương, lợi ích của việc tham gia


BHXH mà còn phản ánh những bất cập thông qua thực tiễn, chính sách BHXH bộc lộ những tồn tại, hạn chế, còn bị lồng ghép với các chính sách khác như chính sách giải quyết lao động dôi dư... Chất lượng khám, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT khi tham gia BHXH bắt buộc còn nhiều bất cập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Tóm lại nhà báo có nhiều phương thức tiếp cận thông tin về chính sách BHXH, việc kết hợp nhiều nguồn thông tin sẽ giúp các nhà báo có cái nhìn tổng quan về vấn đề BHXH. Đồng thời đây là căn cứ quan trọng để các nhà báo xây dựng được chiến lược truyền thông về BHXH. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, nhà báo cần khắc phục những hạn chế hiện nay như chưa tìm được phương thức thích hợp tiếp cận, phản ánh thông tin chính sách BHXH hiện nay. Mặt khác tiếp cận thông tin không chính xác, thông tin chưa được kiểm chứng do tiếp cận thông tin từ các nguồn không chính thống. Nhà báo lạm dụng việc sử dụng facebook, zalo... để tiếp cận thông tin mà không có khảo sát thực địa, đây đang là một vấn đề cần được quan tâm về đạo đức báo chí. Vì thế đặt ra cho không ít nhà báo tìm ra phương thức tiếp cận và phản ánh thông tin chính sách BHXH nâng cao nhận thức cho người lao động, qua đó tăng cường diện bao phủ BHXH. Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt: Khoa học công nghệ, trình độ dân trí...công tác tiếp cận và phản ánh truyền thông BHXH đòi hỏi phải có sự đổi mới sâu sắc, mạnh mẽ, thường xuyên, bền bỉ để tìm ra phương thức thích hợp. Đồng thời đổi mới cách thức quản lý, các kênh, nội dung thông tin theo hướng đa dạng, đa chiều, tiếp cận phù hợp với các đối tượng, các nhóm xã hội, nhóm công chúng có hiệu quả trong tình hình mới.

Cùng với các vấn đề trên, phương thức tiếp cận và phản ánh chính sách BHXH của nhà báo để có kết quả phải chính xác, kịp thời, sắc sảo,

Vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách bảo hiểm xã hội của nhà báo - 8


thuyết phục, ngay cả sử dụng những ngôn ngữ chuyên môn, ngôn ngữ báo chí phải phù hợp với chính sách BHXH, gần với quần chúng. Có như vậy chính sách BHXH mới đi vào cuộc sống. Đồng thời nhà báo và phương tiện thông tin, báo chí mới thực sự là cầu nối giữa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước với nhân dân, với xã hội.

Phương thức tiếp cận thông tin, xử lý thông tin, phản ánh thông tin BHXH của nhà báo hiện nay ngoài những vấn đề trên còn thể hiện phương thức phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể, các phương tiện, các tổ chức xã hội để tiếp cận và xử lý, phản ánh chính sách BHXH có kết quả. Sự liên kết này rất đa dạng, cơ động, phong phú, sinh động từ những chủ thể ban hành chính sách pháp luật đến các cơ quan chức năng nghiên cứu, tổ chức, chỉ đạo thực hiện đến các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động, đến người lao động, đến các cấp bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương và cơ sở.

Có thể nói, nhà báo chỉ có thể phát huy tốt vai trò của mình khi biết sử dụng các phương thức tiếp cận, phản ánh thông tin BHXH sáng tạo, thích hợp, lấy đối tượng là nhân dân, người cần phải tuyên truyền về BHXH là trung tâm làm thước đo kết quả thông tin; thước đo đánh giá phương thức tiếp cận, xử lý thông tin BHXH.

2.3. Quá trình xử thông tin về chính sách BHXH củ nhà áo

2.3.1. Xác minh thông tin BHXH

Cùng với sự phát triển của BHXH, Việt Nam đã có nhiều sự đổi mới trong chính sách BHXH như việc cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi để khích lệ người dân tham gia BHXH. Đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trong việc tuyên truyền, quản lý và mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Có được những thành tựu đó một phần thể hiện được vai trò to lớn của nhà báo trong công tác tuyên truyền BHXH


đến người lao động. Với trình độ chuyên môn và k năng nghề nghiệp nhà báo đã không ngừng đổi mới các hình thức tiếp cận thông tin, đa dạng hóa nguồn thông tin để từ đó cung cấp không chỉ cho người tham gia BHXH mà còn phục vụ cho các cơ quan Nhà nước trong việc tổ chức, thực hiện chính sách BHXH. Ngoài việc tiếp cận các thông tin về chính sách BHXH thì việc xử lý thông tin trước khi đưa ra công chúng là một trong những khâu rất quan trọng của nhà báo. Quá trình xử lý thông tin phải tuân thủ các quy trình chặt chẽ, phản ánh k thuật và sự sáng tạo của nhà báo để cung cấp đến độc giả những thông tin bổ ích, tin cậy nhất.

Việc xác minh những thông tin thu được từ BHXH sẽ là cơ sở để nhà báo quyết định việc cung cấp thông tin. Bởi trong thực tế có nhiều nguồn thông tin khác nhau của nhiều đối tượng cung cấp về BHXH, nguồn thông tin thu được có thể là tin đồn, hay những thông tin từ người tham gia BHXH, cơ quan bảo hiểm hoặc từ những nhận định, dư luận xã hội mang lại. Nguồn thông tin chính thống là nguồn thông tin được xác minh, được cơ quan nhà nước ban hành như các Nghị định, Chỉ thị, Luật hay các chính sách BHXH. Đối với những loại thông tin này thì việc xác minh thông tin sẽ trở nên đơn giản hơn bởi lẽ đó là những nguồn thông tin chính thống. Tuy nhiện trong bối cảnh hiện nay với sự phát triển của các phương tiện truyền thông kiểu mới như facebook, zalo, youtube... nguồn thông tin mà nhà báo tiếp nhận là hết sức đa dạng. Có nhiều nguồn thông tin không chính thống ảnh hưởng tiêu cực đến dư luận xã hội. Do đó việc kiểm định độ tin cậy của thông tin đòi hỏi nhà báo phải xử lý thông tin thật k , xác minh thông tin qua nhiều nguồn, nhiều kênh khác nhau như đối tượng tham gia BHXH, các cơ quan hay các chuyên gia về lĩnh vực BHXH. Ngoài những thông tin tích cực về BHXH còn tồn tại nhiều thông tin trái chiều, bịa đặt. Những thông tin này có ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển BHXH.


Việc xử lý thông tin qua việc xác minh thông tin ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình truyền thông của nhà báo. Chính vì vậy nhà báo cần đặc biệt quan tâm tới công tác này khi tiếp cận thông tin về BHXH.

2.3.2. Biên tập và kiểm duyệt thông tin về BHXH

Đây là khâu thứ 2 trong quá trình xử lý thông tin của nhà báo về chính sách BHXH. Việc biên tập các bài viết đòi hỏi nhà báo không chỉ có thông tin chính xác mà còn đòi hỏi nhà báo phải có k năng biên tập. Đặc biệt là những thông tin có nội dung tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về BHXH. Từ việc phát hiện ra vấn đề hay thu thập được thông tin, nhà báo phải lên kế hoạch đề cương hoặc báo cáo trực tiếp hướng khai thác, xử lý thông tin tới lãnh đạo ban… đều đỏi hỏi nhà báo đều phải tư duy và xử lý thật nhanh, phù hợp với đặc thù của từng loại thông tin như tin, bài, xã luận... Việc biên tập chủ đề về BHXH phải có tính cập nhật thông tin nóng hổi và liên tục. Đó cũng chính là những thông tin thu hút được sự quan tâm của đối tượng tham gia BHXH. Cùng với việc biên tập là quá trình kiểm duyệt qua tòa soạn. Khi tiếp cận được những thông tin về BHXH nhà báo phải ngay lập tức thông tin về tòa soạn, cách khai thác, triển khai vấn đề để những người có trách nhiệm nắm bắt được thông tin và góp ý thêm về cách khai thác, tiếp cận. Nếu đây là những sự kiện lớn, có tầm ảnh hưởng rộng, phức tạp thì người phụ trách ban, ban biên tập có thể sẽ lập tức huy động thêm lực lượng, thành lập một nhóm phóng viên tác chiến khẩn trương tiếp cận hiện trường để cùng phối hợp khai thác nhanh nhất, nhiều chiều nhất k năng viết, k thuật để có thể chụp chụp ảnh, quay phim.

Việc xử lý thông tin để biên tập, nhà báo thực hiện hàng loạt các thao tác nhằm phản ánh được nội dung về những thông tin BHXH như việc mô tả, chèn ảnh, ghi chú thích, chọn thời điểm và vị trí đăng bài. Bên cạnh đó


việc duyệt nội dung sẽ do đội ngũ biên tập, các Trưởng, Phó ban, thư ký tòa soạn tiến hành ở từng mức phân quyền cụ thể khác nhau. Đây là công đoạn bắt buộc, có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ quy trình xử lý thông tin của nhà báo. Mục đích của công đoạn này nhằm hoàn thiện tác phẩm báo chí cả về nội dung và hình thức trước khi đến với công chúng. Một tờ báo làm tốt công đoạn này sẽ góp phần tạo dựng và nâng cao uy tín của mình trong xã hội. Ngược lại, uy tín của tờ báo chẳng những bị giảm sút và tính chất của dư luận xã hội cũng sẽ bị bóp méo hoặc thay đổi.

2.3.3. Thiết kế thông điệp

Công chúng tiếp nhận thông tin về BHXH nhiều hay ít, chủ động hay bị động, đồng tình ủng hộ hay phản đối. Điều này phụ thuộc rất lớn vào việc nhà báo thiết kế thông điệp phù hợp tạo ra điểm nhấn hay sự quan tâm của người tham gia BHXH khi tiếp cận thông tin. Một thông tin quá dài mà không cần thiết đối với công chúng sẽ tạo ra hiệu ứng ngược hoặc làm nhiễu thông tin. Điển hình như người tham gia BHXH muốn hỏi đáp về các chế độ chính sách BHXH khi nghỉ hưu, nếu thông tin trả lời quá dài sẽ gây ra sự phiền nhiễu, nhàm chán mà không đúng trọng tâm. Hay việc thiết kế các "tip" (tiêu đề) cần phải tạo ra sự dễ hiểu, ngắn gọn nhưng phải đáp ứng được tất cả các đối tượng tiếp nhận. Để nhà báo có được thông điệp tốt nhất cung cấp đến đối tượng tiếp nhận thì nội dung và hình thức phản ánh thông tin sẽ đóng vai trò quyết định. Ban hành văn bản hướng dẫn, tờ rơi, tranh cổ động và tuyên truyền thông qua các tin bài trên phương tiện thông tin đại chúng về BHXH. Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng; một tờ báo phải đảm bảo nội dung tức là các bài viết phải giản đơn, dễ hiểu, phổ thông thiết thực với hình thức tức là cách sắp đặt các bài, cách in phải sạch sẽ, bắt mắt. Do đó việc thiết kế các logo, slogan trong tuyên truyền BHXH cần phải được xử lý tốt. Để công chúng nhận thức nội dung tác phẩm tương


ứng với ý đồ tác giả, đòi hỏi ngôn ngữ của báo chí (cách viết, cách thể hiện...) phải được công chúng nhận thức đầy đủ. Nếu không thực hiện được nguyên tắc tính đại chúng của ngôn ngữ sẽ dẫn đến tình trạng là công chúng không hiểu được tác phẩm.

Việc thiết kế thông điệp đòi hỏi phải sử dụng ngôn ngữ biểu cảm thông qua việc sử dụng câu hỏi ngay ở "tít" bài, làm tăng thêm sự quan tâm chú ý của bạn đọc đối với những thông tin về BHXH là một đặc điểm quan trọng trong quá trình tác nghiệp của nhà báo. Sử dụng từ ngữ gây ấn tượng, đăng tác phẩm về BHXH trong các chuyên mục đặc trưng, đặt sapo, gây sự chú ý, thu hút trong những tác phẩm chống tiêu cực, bảo vệ quyền lợi BHXH của người lao động cũng được các nhà báo đặc biệt quan tâm.

2.3.4. Lựa chọn phương tiện truyền thông

Đây là khâu cuối trong quá trình xử lý thông tin về chính sách BHXH của nhà báo. Việc tiếp cận và xử lý thông tin nhằm mục đích hướng tới quá trình truyền thông, định hướng dư luận về BHXH. Do vậy, việc lựa chọn phương tiện truyền thông nào là phù hợp với từng loại tin, bài, phóng sự về các sự kiện, vấn đề liên quan đến BHXH. Trong lĩnh vực tuyên truyền về chủ trương, chính sách BHXH được thể hiện qua nhiều phương tiện truyền thông chính thức và không chính thức. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương tiện truyền thông sẽ có tính chất quyết định đến việc đối tượng tiếp nhận. Ngoài những tạp chí chuyên ngành, chuyên trang về BHXH, nhà báo có thể sử dụng đa dạng các kênh truyền thông khác nhau như báo in, báo điện tử, hay báo hình, báo phát thanh. Tùy thuộc vào loại tin bài mà các nhà báo sẽ lựa chọn phương tiện truyền thông thích hợp.

Ngoài việc lựa chọn phương tiện truyền thông thì việc lựa chọn thời điểm phát tin cũng đóng vai trò quan trọng. Những thông tin về xuất hiện đúng lúc, đáp ứng được nhu cầu của công chúng và sự quan tâm của họ

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí