Lý Thuyết Thiết Lập Chương Trình Nghị Sự


quan trọng đối với nhà báo tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH. Việc kiểm tra, đánh giá, phản biện, góp ý thường xuyên của các cấp lãnh đạo, của cơ quan chuyên môn báo chí, của dư luận xã hội...đều là những yếu tố khách quan vô cùng quan trọng giúp cho nhà báo tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH tốt, có hiệu quả cao. Ngoài những yếu tố trên, nhà báo phải biết quan sát nhân dân, xã hội đang cần tuyên truyền, giải thích, nâng cao nhận thức về những vấn đề gì trong chính sách BHXH cũng là nhân tố khách quan rất cần thiết của nhà báo.

1.4. Một số thuy t áp dụng và khung thuy t

1.4.1. Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự

Tại sao một số vấn đề xã hội lại được coi là quan trọng còn số khác lại không? Đây là nội dung chính mà mô hình thiết lập chương trình nghị sự muốn giải quyết. Mô hình này bắt nguồn từ giả thuyết rằng nếu các phương tiện truyền thông thường xuyên thông báo về một sự kiện và sự kiện này nhận được mức độ quan tâm nhiều hơn thì sẽ khiến công chúng coi nó là quan trọng hơn. Như Bernard Cohen cho rằng: “Báo chí có thể không thành công khi muốn người ta nghĩ thế nào, nhưng nó đã thành công một cách đáng ngạc nhiên khi muốn họ nghĩ về cái gì2.

Cụ thể, McCombs và Shaw cho rằng các phương tiện truyền thông đại chúng có chức năng lập ra “chương trình nghị sự” cho công chúng, nghĩa là ấn định những nội dung mà công chúng sẽ theo dõi và bàn luận. Những vấn đề nào được nhấn mạnh trên các phương tiện truyền thông đều được công chúng quan tâm theo dõi. Điều đáng chú ý của chức năng “thiết lập chương trình nghị sự” này là ở chỗ nó có thể thu hút sự chú ý của công luận vào một vấn đề nhất định nào đó, đồng thời tránh né (hay quên đi một số vấn đề khác. Giả thuyết về chức năng “thiết lập chương trình nghị sự


2 Cohen, B. C. (1963), The Press and Foreign Policy, Princeton, NJ: Princeton University Press


về sau được nhiều công trình nghiên cứu sử dụng nhằm đo lường khả năng ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đối với tâm tư và suy nghĩ của người dân về các vấn đề khác nhau trong xã hội. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng mối liên hệ tương quan trên đây không phải lúc nào cũng chặt chẽ. Người ta nhận thấy cũng có những vấn đề được nhấn mạnh rất nhiều trên các phương tiện thông tin, nhưng vẫn không nhất thiết trở thành “vấn đề quan trọng” dưới con mắt công chúng3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Theo McQuail và các công sự thì quá trình thiết lập chương trình nghị sự bao gồm ba yếu tố chính: chương trình nghị sự truyền thông, chương trình nghị sự công chúng và chương trình nghị sự chính sách. Mô hình thiết lập chương trình nghị sự khẳng định rằng các phương tiện truyền thông chưa chắc đã ảnh hưởng tới việc chúng ta nghĩ thế nào nhưng chúng lại có ảnh hưởng vô cùng lớn khi xét tới khía cạnh khiến chúng ta nghĩ tới một cái gì đó. Nói cách khác, sự có mặt hay vắng mặt của tin tức trên các phương tiện truyền thông có thể ảnh hưởng tới thứ hạng của chúng trong chương trình nghị sự của công chúng và chương trình nghị sự chính sách. Thông thường, các cơ quan báo chí sẽ có sự thống nhất trong việc đưa tin về những tin tức chính trong ngày.

Vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH của nhà báo cho thấy, báo chí đã và đang thiết lập trong chương trình nghị sự sẽ thông qua phương pháp phân tích nội dung để tìm hiểu những chủ đề về BHXH với mức độ như thế nào, so sánh với nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng để đánh giá cách thức thiết lập chương trình nghị sự của báo chí đã phù hợp hay chưa. Do đó việc thiết lập chương trình nghị sự phản ánh tính mục đích, hướng công chúng vào những vấn đề về những lợi ích của BHXH, điều này phải

Vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách bảo hiểm xã hội của nhà báo - 5


3 Trần Hữu Quang (2015), Xã hội học báo chí, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.


thể hiện rõ được vai trò của báo chí rong việc làm thay đổi hành vi của công chúng. Trong thực tế cho thấy có nhiều bài viết, chủ để được các mặt báo quan tâm viết về việc tuyên truyền chính sách bảo hiểm, những bất cập hay những tiêu cực trong thực hiện chính sách BHXH. Với số lượng thông tin lớn mà chúng ta có thể tiếp cận “không giới hạn” như hiện nay, việc định hướng những thông điệp truyền thông tới các bộ phận công chúng mục tiêu cụ thể đã trở nên quan trọng hơn. Điều này rõ ràng thay đổi mô hình tiếp nhận tin tức và tạo ra một hệ thống khác về việc lựa chọn và sàng lọc thông.

1.4.2. Lý thuyết thuyết phục

Để có khả năng thuyết phục trong hoạt động truyền thông (bao hàm nhiều loại hình truyền thông khác nhau , từ đó giúp đối tượng thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi, theo quan điểm của William McGuire- nhà tâm lý học xã hội người M , cần phải trải qua nhiều bước khác nhau. Các bước này là:

Bước 1: Tiếp cận thông điệp: Với phương tiện truyền thông là báo chí đã tạo ra một môi trường truyền thông trong đó công chúng/nhóm đối tượng có khả năng tiếp cận với thông điệp đã thiết kế. Nói cách khác, đây là bước giới thiệu để tăng khả năng tiếp cận thông điệp trong các hoạt động truyền thông.

Bước 2: Chú ý tới thông điệp: Khả năng thuyết phục trong truyền thông chỉ có thể có được khi nhà truyền thông có khả năng thu hút công chúng/nhóm đối tượng để họ chú ý đến thông điệp.

Bước 3: Mối liên hệ của cá nhân với thông điệp: Nếu công chúng/đối tượng tìm thấy mối quan tâm hoặc liên quan đến nhu cầu, lợi ích, sở thích, thói quen... của họ, họ sẽ tiếp tục bị “dẫn dắt” để chịu tác động của truyền thông.


Bước 4: Hiểu thông điệp: Đây là giai đoạn trong đó đối tượng/công chúng nhận thức để hiểu thông điệp. Hiểu thông điệp là vấn đề có ý nghĩa làm thay đổi nhận thức và thái độ của công chúng/nhóm đối tượng một cách bền vững.

Bước 5: Cá nhân hoá điều chỉnh hành vi phù hợp với đời sống: Các đối tượng tiếp nhận suy nghĩ k hơn về thông điệp. Họ liên hệ với những vấn đề liên quan đến đời sống của chính họ. Khi đó, nội dung thông điệp đã bắt đầu có tác dụng điều chỉnh suy nghĩ và định hướng hành vi của từng cá nhân.

Bước 6: Chấp nhận thay đổi: Chấp nhận thay đổi (nhận thức và hành vi, thái độ là một bước ngoặt quan trọng trong kết quả của chiến dịch truyền thông. Nhà truyền thông cần chủ động chú ý theo dõi, quan sát và chọn thời điểm “bấm nút” cho bước chuyển đổi này thì hiệu lực, hiệu quả truyền thông sẽ cao hơn.

Bước 7: Ghi nhớ thông điệp mà không ngừng ủng hộ thông điệp: Khi đối tượng/công chúng đã chấp nhận sự thay đổi hành vi (chẳng hạn, từ chỗ hút thuốc lá ở nơi công cộng, nay họ đã chấp nhận thay đổi không hút nữa , việc tiếp theo mà nhà truyền thông cần làm để thuyết phục được họ là phải làm cho họ ghi nhớ thông điệp và không ngừng ủng hộ thông điệp.

Bước 8: Có khả năng tư duy về thông điệp: Việc chuyển đổi tận gốc thái độ và hành vi liên quan đến lĩnh vực truyền thông phụ thuộc vào việc đối tượng/công chúng tư duy về thông điệp như thế nào. Các tài liệu, các sản phẩm truyền thông, thông qua các kênh truyền thông khác nhau, phải chú ý khuyến khích, kích thích khả năng tư duy về thông điệp cho đối tượng/công chúng, định hướng quá trình tư duy về thông điệp.

Vận dụng lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu cho thấy, độ tin cậy của nguồn tin phụ thuộc vào vai trò, vị thế xã hội của cơ quan truyền thông


hoặc uy tín xã hội của nguồn tin. Do đó nguồn thông tin từ báo chí cung cấp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự quan tâm của công chúng đối với chính sách BHXH. Tuy nhiên nhà báo cần đặc biệt quan tâm tới thông điệp được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ nói, viết, biểu tượng, hình ảnh... sẽ tạo ra sự quan tâm của công chúng đối với BHXH. Việc sử dụng các chuyên trang, chuyên đề về BHXH đòi hỏi nhà báo phải chuyên môn hóa bài viết gắn với các hoạt động cụ thể phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Đồng thời áp dụng lý thuyết này cũng cho thấy để thuyết phục công chúng nhà báo cần chú ý thuyết phục cả về lý trí và cảm xúc. Trong hoạt động báo chí - truyền thông và hoạt động tư tưởng, thông điệp áp đặt hoặc mệnh lên sẽ không đạt hiệu quả mong đợi, thậm chí gây hiệu ứng ngược mong đợi, hiệu ứng ngược này có thể bộc phát ngay, cũng có thể tích tụ ngấm ngầm, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát khi có điều kiện.

1.4.3. Lý thuyết “đóng khung”

Lý thuyết này do Erving Goffman –nhà tâm lý xã hội học người M gốc Canada đề xuất vào năm 1974. Theo đó, đối với hoạt động báo chí - truyền thông, quá trình đóng khung chủ yếu liên quan tới việc lựa chọn và làm nổi bật thông tin về sự kiện và vấn đề thời sự. Đóng khung có thể có cách hiểu là lựa chọn một số khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồi làm cho nó nổi bật lên trên văn bản và chiến dịch truyền thông bằng cách nhấn mạnh vào một cách đặt vấn đề nào đó, một cách lý giải, một cách đánh giá đạo đức, một cách xử lý nào đó, tức là thiết kế và chọn lựa thông điệp phù hợp với nhãn quan của nhà truyền thông và công chúng.

Vận dụng lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH của nhà báo cho thấy: Lý thuyết đóng khung có thể vận dụng vào các chương trình, kế hoạch hay chiến dịch truyền thông được thiết kế, xây dựng một cách có chủ đích với các mục


tiêu trong hoạt động truyền thông về BHXH của nhà báo. Trong thực tế việc tuyên truyền BHXH phải có kế hoạch và lộ trình cụ thể hướng tới đối tượng tiếp nhận. Việc đóng khung các chương trình truyền thông về BHXH sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực theo từng chủ đề mà đối tượng tham gia BHXH quan tâm như hỏi đáp, tư vấn hay lên án, tố cáo hành vi trục lợi bảo hiểm...

1.4.4. Khung lý thuyết nghiên cứu

Từ những cơ sở lý thuyết áp dụng trong quá trình nghiên cứu tác giả xây dựng khung lý thuyết như sau:

Hình 1.1: Khung thuy t nghiên cứu


Chính sách BHXH

Nhà áo

Y u tố ảnh hưởng

Ti p cận

Xử

Nguồn thông tin

Nội dung thông tin

PP ti p cận TT

Xác minh thông tin

Biên tập và kiểm duyệt

Thi t k thông điệp

Lựa chọn PTTT

phù hợp


Từ khung lý thuyết nghiên cứu cho thấy. Việc tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH của nhà báo có nhiều chỉ báo, phản ánh qua


nhiều khía cạnh khác nhau. Về tiếp cận thông tin BHXH nhà báo có thể tiếp cận đa dạng các nguồn tin từ người tham gia BHXH, cơ quan BHXH, các chuyên gia trong lĩnh vực này. Mặt khác nội dung thông tin tiếp cận đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nội dung tuyên truyền. Trong đó nhà báo sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau, tùy thuộc vào từng loại thông tin và từng thời điểm tiếp cận.

Về xử lý thông tin: Đây có thể coi là yếu tố then chốt trong quá trình truyền thông về BHXH, cung cấp cho công chúng những thông tin quan trọng, đồng thời định hướng dư luận xã hội về BHXH. Việc xử lý thông tin có mối liên hệ chặt chẽ với việc tiếp cận thông tin. Việc tiếp cận thông tin là bước đầu, còn xử lý thông tin là bước thứ 2 trong quá trình tác nghiệp của nhà báo. Xác minh thông tin là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các bài viết của nhà báo. Xác minh thông tin phản ánh độ tin cậy của thông tin. Nhà báo tiến hành biên tập và kiểm duyệt, đồng thời lựa chọn phương tiện truyền thông thích hợp để đưa thông tin đến công chúng.

Trong quá trình tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH của nhà báo cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan trong quá trình thu thập thông tin cũng như xử lý thông tin.


Tiểu k t Chương 1


Chương 1 bao giờ cũng có vị trí, vai trò quan trọng, làm nhiệm vụ xác định, “mở cửa, dẫn đường” đi vào tiếp cận và giải quyết những vấn đề chính của Luận văn. Đồng thời nó cũng làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, là công cụ nhận thức, quan niệm tiếp cận, xử lý các vấn đề nội dung của Luận văn.


Vì thế Chương 1 của Luận văn đề cập cơ sở lý luận và thực tiễn về tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo, giải quyết vấn đề này tác giả đi sâu nghiên cứu, trình bày các điểm chính sau:

Bước đầu làm rõ khái niệm thông tin, tiếp cận thông tin và xử lý thông tin. Tác giả trình bày những nội dung cơ bản của khái niệm thông tin; khái niệm tiếp cận thông tin và khái niệm xử lý thông tin nói chung và có hướng vào việc xác định thông tin chính sách BHXH, tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH dựa trên cơ sở khoa học của lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta.

Tác giả xác định vai trò và quy trình tiếp cận xử lý thông tin chính sách BHXH cụ thể của nhà báo hiện nay. Đây là vấn đề cơ bản, có tính nền tảng để nhà báo phản ánh việc thực hiện chính sách BHXH hiện nay.

Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả tiếp cận thông tin và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo hiện nay. Tác giả xác định hai nhân tố chủ quan và khách quan đều vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả tiếp cận, xử lý thông tin chính sách BHXH. Nội chung Chương 1 sẽ là nền tảng cho việc nghiên cứu việc tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo. Kết quả cụ thể được trình bày ở Chương 2 và Chương 3 của Luận văn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023