lần. Nhà báo phải nắm chắc các thông tin trên, cùng với các thông tin quy định, người sử dụng lao động chậm đóng từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền thời gian chậm đóng. Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan BHXH. Nội dung những thông tin trên là một thực trạng buộc nhà báo phải tiếp cận để phản ánh để người lao động hiểu và thực hiện....Thực tế việc tiếp cận các thông tin hết sức phong phú, cụ thể và đa dạng của BHXH bắt buộc, các nhà báo còn khoảng cách lớn, chưa đi sâu ở mức độ cần thiết cho nên việc xử lý thông tin, phản ánh thông tin của các nhà báo thời gian qua còn nhiều hạn chế, thiếu sót, chưa góp phần tích cực vào việc phủ rộng BHXH bắt buộc trong xã hội. Vì thế qu BHXH ngày càng khó khăn.
2.1.2. Thông tin về chính sách BHXH tự nguyện
Theo quy định, BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Thực trạng nhà báo đi sâu nắm và phản ánh các thông tin về BHXH tự nguyện hiện nay so với yêu cầu đặt ra cũng còn nhiều khoảng cách. Số nhà báo đi sâu nghiên cứu vấn đề BHXH tự nguyện cũng rất ít, hơn nữa những nhà báo đã đi vào nghiên cứu thông tin BHXH tự nguyện cũng còn nông, chưa chắc chắn, đủ sâu để phản ánh có hiệu quả.
Nhà báo cùng với việc hiểu rõ khái niệm, nội hàm của phạm trù BHXH tự nguyện còn chưa thật đi sâu nắm chắc mức đóng, phương thức đóng, lợi ích của người tham gia BHXH tự nguyện ở chỗ nào...
Nhà báo cần đi sâu làm rõ mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện, người lao động hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào qu hưu trí và tử tuất. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng BHXH tự nguyện mà nhà báo phải biết là: Hằng tháng, 03 tháng một lần, 06 tháng một lần; 12 tháng một lần; một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng.
Thực trạng tiếp cận thông tin và xử lý thông tin của nhà báo về BHXH tự nguyện nhằm mục đích cung cấp những thông tin về chính sách, pháp luật và chế độ BHXH tự nguyện đối với mọi người, mọi đơn vị cơ sở. Việc tiếp cận và phản ánh thông tin về BHXH tự nguyện những năm gần đây có chú ý hơn, được nhiều người lao động và sử dụng lao động hưởng ứng. Hiện nay các phương tiện thông tin BHXH tự nguyện quan tâm như: Truyền hình, truyền thanh, báo in, báo điện tử, các mạng xã hội, trực tuyến...bằng nhiều cách đến với người dân.
Có thể bạn quan tâm!
- V I Trò Và Quy Trình Ti P Cận, Xử Thông Tin Chính Sách Bhxh Củ Nhà Áo
- Lý Thuyết Thiết Lập Chương Trình Nghị Sự
- Những Nội Dung Thông Tin Áo Chí Ti P Cận Và Phản Ánh Về Chính Sách Bhxh
- Phương Thức Tiếp Cận Thông Tin Qua Đối Tượng Tham Gia Bhxh
- Thực Trạng Việc Cung Cấp Thông Tin Cho Nhà Áo Qu Khảo Sát Các Nhà Quản Truyền Thông Bhxh Việt N M
- Đánh Giá Việc Tiếp Cận Và Xử Lý Thông Tin Chính Sách Bhxh Của Nhà Báo
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Thực trạng đặt ra với nhà báo tiếp cận thông tin BHXH tự nguyện và xử lý thông tin trên ngày càng phức tạp và phong phú. Nhà báo tiếp cận và phản ánh đầy đủ, đúng đắn các đối tượng, đặc điểm, nội dung, phương thức BHXH tự nguyện tới các đối tượng, các tầng lớp nhân dân những vấn đề chính như: Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là nông dân, ngư dân, diêm dân, xã viên hợp tác xã, người lao động trong các làng nghề, trang
trại, tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể, lao động tự do, người lao động đã có một thời gian đóng BHXH bắt buộc...
Nhà báo tuyên truyền sâu, rõ các thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về BHXH tự nguyện. Nói rõ quyền lợi, mức đóng góp, mức hưởng, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện cùng với phương thức, thủ tục tham gia BHXH tự nguyện để người lao động tham gia.
Tiếp cận thông tin và xử lý thông tin BHXH của nhà báo cần có sự công khai, minh bạch về mọi phương diện đối với nhân dân. Đây là vấn đề còn nhiều hạn chế khiến nhà báo phải quan tâm. Trả lời câu hỏi số 5 và 6 của phiếu khảo sát nhà báo, cho thấy việc công bố thông tin văn bản trên Cổng/Trang TTĐT BHXH và từ cơ quan BHXH là chiếm đa số; một nửa số người được hỏi lựa chọn phương án qua đường dây nóng.Tóm lại việc công khai, minh bạch vẫn còn những khiếm khuyết, lỗ hổng chưa đảm bảo công khai minh bạch tiếp cận, xử lý thông tin BHXH của nhà báo để phục vụ tốt nhân dân.
Thực trạng tiếp cận và xử lý thông tin của nhà báo với vấn đề BHXH thời gian qua được đánh giá, xem xét trên cơ sở nhận thức và hành vi của nhà báo. Thực tế đây là vấn đề còn đang hạn chế cả phía chủ quan và khách quan như đã trình bày ở trên. Song vai trò chủ quan nhà báo tiếp cận, xử lý thông tin BHXH nói chung vẫn là quyết định.
2.2. Phương thức ti p cận thông tin về chính sách BHXH củ nhà áo
2.2.1. Phương thức tiếp cận thông tin thông qua chủ trương, chiến lược của Đ ng và Nhà nước về chính sách BHXH
Ở nước ta, Đảng và Chính phủ luôn xác định BHXH là chính sách có tính nhân văn sâu sắc, có tầm quan trọng và vai trò to lớn đối với cuộc
sống con người và đối với xã hội. Đảng và Chính phủ đã luôn quan tâm đến việc hình thành và phát triển chính sách BHXH. Dó đó nhà báo tiếp cận thông tin qua chủ trương, chính sách, chiến lược của Đảng và Nhà nước là phương thức tiếp cận thông tin chính thống. Điều này vừa đảm bảo tính chính xác về thông tin, đồng thời đây là cơ sở pháp lý quan trọng để nhà báo thu nhận, tuyên truyền về BHXH một cách có hiệu quả nhất.
Việc thông tin và tiếp cận thông tin các chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXH cập nhật kịp thời, nhất là từ sau khi có Nghị quyết số 28- NQ/TW của Ban Chấp hành TW khóa XII của Đảng về cải cách chính sách BHXH. Tiếp cận thông tin này, các nhà báo đi sâu làm rõ quan điểm, đường lối của Đảng về chính sách BHXH, làm cho toàn dân tham gia BHXH hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân; động viên và nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc chủ động tham gia BHXH cho người lao động.
Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành TW Đảng, nhà báo được tiếp cận các văn bản pháp luật của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, mở rộng chính sách BHXH, cải cách chính sách BHXH phù hợp với tình hình mới. Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành TW khóa XII về cải cách chính sách BHXH; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH hiện nay. Khẳng định vị trí, vai trò của BHXH giữ vai trò trụ cột trong hệ thống ASXH của đất nước, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững. Từng bước ổn định và hoàn thiện chế độ, chính sách BHXH, có được những bước đi, lộ trình thích hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động được tham gia BHXH, thụ hưởng đầy đủ quyền lợi theo quy định của Luật BHXH. Công tác tuyên truyền của nhà báo góp phần tăng tỷ lệ người lao động tham gia BHXH, mở rộng diện
bao phủ BHXH, “phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, sử dụng an toàn và cân đối qu BHXH trong dài hạn’’5.
Việc cung cấp thông tin, các văn bản chính sách về BHXH cho nhà báo vì thế không ngừng tăng lên. Các nhà báo được phân công theo dõi đi sâu phản ánh những vấn đề xã hội, cụ thể về BHXH có nhiều cơ hội được tiếp cận văn bản, tiếp cận thông tin về BHXH trực tiếp hơn, kịp thời hơn. Ngoài những kênh thông tin chính thống, nhà báo còn được tiếp cận các chính sách BHXH thông qua các kênh thông tin khác như giao ban báo chí, thông tin công tác tư tưởng, báo chuyên ngành như Báo BHXH, Tạp chí BHXH và Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam. Thực tế cho thấy việc nhà báo tuyên truyền nội dung gì? Tuyên truyền bằng cách nào? Hay tuyên truyền cho ai đều xoay quanh những nội dung mà Nhà nước đang định hướng. Với phương thức tiếp cận này không chỉ nhà báo quan tâm và còn là phương thức tiếp cận chủ yếu của cơ quan BHXH, người lao động... Tuy nhiên để đảm bảo phương thức tiếp cận thông tin về BHXH một cách có hiệu quả, nhà báo luôn phải cập nhật thông tin như các Nghị định, Thông tư, các Chỉ thị của Chính phủ về BHXH. Do đó với phương thức tiếp cận thông tin này của nhà báo đòi hỏi người làm báo không chỉ có chuyên môn tốt mà còn phải nắm vững về chủ trương, những thay đổi về chính sách BHXH trong những bối cảnh và tình hình cụ thể ở mỗi giai đoạn. Vì trên thực tế để làm tốt công tác truyền thông về BHXH hơn ai hết nhà báo phải nắm vững chủ trương với có nội dung tuyên truyền phù hợp nhằm định hướng dư luận về BHXH và giúp đối tượng tham gia BHXH có được những thông tin bổ ích, thiết thực và chính xác nhất. Ngoài những chủ
5 Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020”.
trương về chính sách BHXH, nhà báo còn tiếp cận thông qua Luật BHXH, quy định về chế độ, chính sách BHXH; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia BHXH; tổ chức BHXH; qu BHXH; thủ tục thực hiện BHXH và quản lý nhà nước về BHXH. Luật BHXH quy định việc thực hiện BHXH bắt buộc đối với cán bộ, công chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với các chế độ trợ cấp: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.... Với phương thức tiếp cận này còn là nhiệm vụ của báo chí trong việc tuyên truyền về chính sách ASXH nói chung và chính sách BHXH nói riêng của cơ quan báo chí.
2.2.2. Phương thức tiếp cận thông qua các cuộc tọa đàm, hội th o về BHXH
Tiếp cận thông tin BHXH thông qua các buổi toạ đàm, đối thoại trực tiếp, tin, bài phản ánh về việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH và các hoạt động của BHXH Việt Nam. Thông qua đó việc tiếp cận với BHXH của người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, nắm bắt được các thông tin kịp thời, tạo tiền đề cho việc tham gia BHXH của người dân. Mặt khác các nhà báo còn tập trung vào khai thác thông tin thông qua việc phản ánh các vụ việc vi phạm pháp luật về BHXH, các thủ đoạn trục lợi BHXH hiện nay. Để thực hiện tốt việc khai thác thông tin về vấn đề này các nhà báo đã có sự liên hệ, tiếp cận thông tin từ các cơ quan điều tra, nhằm định hướng những thông tin chính xác, trung thực phục vụ cho việc định hướng dư luận xã hội, lên án những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH.
Việc tiếp cận thông tin với chính sách BHXH của nhà báo dần dần được tăng lên cả về tuần suất, số lượng, chất lượng thông qua các buổi tọa đảm, hội thảo về chính sách BHXH. Từ năm 2014, hằng năm BHXH Việt Nam duy trì nề nếp tổ chức các hội nghị cung cấp thông tin, tập huấn về
chính sách BHXH cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí theo dõi về BHXH. Qua đó, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan báo chí với các cơ quan thực hiện chính sách BHXH. Việc phối hợp thông báo, hội nghị chuyên đề về chính sách BHXH giữa các cơ quan báo chí với các cơ quan chức năng thực hiện chính sách BHXH tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Độ che phủ rộng hơn, tần suất tăng lên, chủ động cả từ hai phía, hình thức thông tin, thông báo phong phú, cơ động, sinh động, kịp thời. Các thông tin chính sách BHXH đảm bảo đúng định hướng, đúng trọng tâm, trọng điểm từng thời kỳ.
Mặt khác báo chí tiếp cận thông tin về BHXH thông qua việc lồng ghép các chương trình với BHXH với các hoạt động khác. Như việc lồng ghép việc tuyên truyền chính sách BHXH với bình đẳng giới, phát triển bền vững, hay việc lồng ghép BHXH với phát triển giáo dục, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin. Thông qua đây các nhà báo có thể nắm bắt thông tin thông qua các hoạt động lồng ghép, khai thác những vấn đề, thông tin nổi cộm mà người dân quan tâm. Đánh giá được những ưu điểm, hạn chế trong các hoạt động lồng ghép với BHXH.
2.2.3. Phương thức tiếp cận thông tin qua các phương tiện truyền
thông
Những năm gần đây, chính sách BHXH ngày càng đóng vai trò
quan trọng, thiết thực đối với đời sống người dân. Vì vậy, đó là những thông điệp quan trọng mà báo chí quan tâm, tiếp cận, phản ánh, sáng tạo nhiều tác phẩm báo chí đóng góp, đáp ứng quá trình phát triển xã hội ngày càng bền vững.
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, trong năm 2019, thông qua các chương trình phối hợp của BHXH Việt Nam với các cơ quan báo chí TW, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã thực hiện trên 8.000 tin, bài, phóng sự, toạ
đàm, chuyên trang, chuyên mục, gameshows... phản ảnh về việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH. Thực tế đó cho thấy, phương thức tiếp cận thông tin chính sách BHXH của nhà báo hiện nay có nhiều điều kiện, cơ hội thuận tiện, nhanh nhạy, trực tiếp, cập nhật và phong phú, đa dạng.
Trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phương thức tiếp cận thông tin chính sách BHXH của nhà báo đã có những biến đổi quan trọng và cũng chịu sự chi phối của yêu cầu xã hội và tiến bộ của công nghệ. Xu hướng áp lực từ hai phía như vậy càng thúc đẩy nhà báo phải đổi mới phương thức tiếp cận thông tin BHXH có hiệu quả, thiết thực hơn. Hiện nay nước ta, số lượng người sử dụng điện thoại di động thông minh, internet rất phát triển cả thành thị và nông thôn là phương thức thuận lợi để tiếp cận và phản ánh thông tin BHXH. Cho dù phương tiện, công nghệ có hiện đại, phổ biến đến mấy vẫn không thể thiếu vai trò con người. Con người, trực tiếp là các nhà báo trong việc tiếp cận, xử lý thông tin, phản ánh trên các phương tiện truyền thông ngày càng hiện đại về chính sách BHXH vẫn là yếu tố quyết định. Vì thế nhà báo vẫn mãi là chủ thể trực tiếp trong việc tiếp cận và xử lý thông tin BHXH rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân.
Việc tuyên truyền chính sách BHXH trên các kênh thông tin ngày càng đa dạng, phong phú như Internet, facebook, zalo, youtube...càng đòi hỏi nhà báo càng phải đổi mới phương thức để thích ghi, vận dụng những lợi ích từ các công cụ thông tin để tiếp cận, phản ánh chính sách BHXH có hiệu quả.
Một trong những điểm mạnh hiện nay là nhà báo có thể sử dụng các loại hình công nghệ thông tin hiện đại, làm chủ việc ứng dụng các phương tiện đó trong tiếp cận và phản ánh thông tin về chính sách BHXH cập nhật, đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh hiện nay. Cùng với đó, nhà báo nâng cao