phải ưu tiên cho các báo đài lớn được nhiều độc giả quan tâm” (PVS nhà báo .
Các nguồn thông tin BHXH chưa được xã hội hóa rộng rãi, nhà báo chưa được cung cấp các thông tin thường xuyên, đầy đủ, hệ thống. Chưa đa dạng hóa các hình thức, phương thức tiếp cận thông tin BHXH. Việc tổ chức học tập, nghiên cứu chuyên đề, hội nghị, hội thảo, tọa đàm chưa thường xuyên còn hình thức, nặng nề, cồng kềnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan, khách quan, thời gian, kinh phí....
Tiểu k t Chương 2
Trong Chương 2 tác giả tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản là thực trạng tiếp cận thông tin và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo hiện nay. Để làm rõ vấn đề này, tác giả tập trung luận giải 5 vấn đề chính gồm:
Một, những nội dung thông tin báo chí tiếp cận và phản ánh về chính sách BHXH.
Hai, phương thức tiếp cận thông tin về chính sách BHXH của nhà báo. Ba, quá trình xử lý thông tin về chính sách BHXH của nhà báo.
Bốn, thực trạng việc cung cấp thông tin cho nhà báo qua khảo sát các nhà quản lý truyền thông BHXH Việt Nam.
Năm, đánh giá việc tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo.
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Thức Tiếp Cận Thông Tin Qua Đối Tượng Tham Gia Bhxh
- Thực Trạng Việc Cung Cấp Thông Tin Cho Nhà Áo Qu Khảo Sát Các Nhà Quản Truyền Thông Bhxh Việt N M
- Đánh Giá Việc Tiếp Cận Và Xử Lý Thông Tin Chính Sách Bhxh Của Nhà Báo
- Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nâng Cao Phẩm Chất Năng Lực Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Của Đội Ngũ Nhà Báo Trong Tiếp Cận, Xử Lý Thông Tin Về Chính Sách Bhxh
- Điều Kiện Thuận Lợi Để Việc Ti P Cận Thông Tin Bhxh Được Hiệu Quả Hơn
- Theo Anh/chị, Thông Tin Chính Sách Bhxh Trên Áo Chí Hiện N Y Như Th Nào?
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Năm vấn đề của Chương 2 là căn cứ lý luận và đặc biệt là căn cứ thực tiễn qua điều tra, nghiên cứu, khảo sát về các yếu tố chủ quan, khách quan các hoạt động tiếp cận, xử lý thông tin về BHXH của nhà báo, từ đó là cơ sở để Chương 3 có những căn cứ đề xuất phương hướng, giải pháp giúp nhà báo tiếp cận, xử lý thông tin BHXH hiện nay.
CHƯƠNG 3
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CHÍNH SÁCH BHXH ĐỐI VỚI NHÀ BÁO
3.1. Những vấn đề đặt r trong ti p cận và xử thông tin về chính sách BHXH củ nhà áo
3.1.1. Cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đ ng, Nhà nước và các cơ quan qu n lý báo chí đối với việc tiếp cận và xử lý thông tin BHXH của nhà báo
Những thông tin về chính sách BHXH phản ánh định hướng, đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong chính sách An sinh xã hội. Do đó những thông tin này cần phải đúng định hướng, phù hợp với đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bởi lẽ trong bối cảnh hiện nay với rất nhiều kênh thông tin khác nhau, đa dạng hóa các hình thức truyền thông, thậm chí rất khó kiểm soát những thông tin thật và thông tin giả. Do đó khi nhà báo đưa tin về các chính sách BHXH cần bám sát những chủ trương, chiến lược của Đảng, nếu không đội ngũ nhà báo, phóng viên rất dễ bị sa đà vào việc tuyên truyền những chính sách, quan điểm không phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước. Đồng thời các cơ quan quản lý báo chí cần thực hiện nghiêm Luật báo chí, Luật tiếp cận thông tin làm căn cứ cho việc kiểm duyệt, xác minh thông tin trước khi đưa ra công chúng. Đảm bảo thông tin có tính khách quan, trung thực và phản ánh được thực tiễn trong thực hiện chính sách BHXH hiện nay.
3.1.2. Vấn đề về năng lực của đội ngũ nhà báo trong việc tiếp cận và xử lý thông tin về về chính sách BHXH
Đây có thể được coi là vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay đối với đội ngũ nhà báo viết về chủ đề BHXH. Hoạt động thông tin tuyên truyền về chính sách BHXH của nhà báo còn bộ lộ những hạn chế nhất định như việc tiếp cận và xử lý thông tin về BHXH, phương pháp và nội dung tiếp cận thông tin chưa đa dạng, việc kiểm chứng, xác minh thông tin còn chậm, điều này ảnh hướng tới việc xử lý thông tin về BHXH. Vấn đề này phản ánh năng lực chuyên môn, k năng và sự am hiểu của nhà báo về BHXH còn nhiều hạn chế, dẫn tới việc nhà báo không nắm rõ được nội dung về chính sách BHXH, những chủ trương hay những chính sách đã được đổi mới. Quá trình tiếp cận và xử lý thông tin không tuân thủ đúng quy trình đã dẫn tới tình trạng nhiều bài báo cung cấp thông tin không đúng sự thật gây hoang mang dư luận xã hội.
Rõ ràng, việc nhà báo biết và am hiểu về luật pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác, đặc biệt là những văn bản quy định về thủ tục, trình tự cung cấp và tiếp cận thông tin nói chung, thông tin chính sách BHXH sẽ giúp nhà báo có cái nhìn toàn diện hơn về khung pháp lý. Qua đó, chính nhà báo sẽ tìm hiểu, biết cách vận dụng và yêu cầu người phát ngôn hoặc người cung cấp thông tin trả lời và cung cấp thông tin cho nhà báo. Do vậy, việc tự trang bị kiến thức Luật BHXH để có thể phán xét vấn đề đúng sai dựa trên cơ sở quy định của pháp luật là điều hết sức thiết thực. Bên cạnh đó, nhà báo cần tăng cường rèn luyện các k năng, nghiệp vụ báo chí, tính chuyên nghiệp trong việc tiếp cận, xử lý, khai thác thông tin và cả k năng đưa thông tin lên báo chí của nhà báo cũng còn nhiều hạn chế.
Nhà báo cũng cần tăng cường hơn nữa kiến thức về chính sách BHXH để từ đó có thể tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH được tốt hơn. Bởi thực tế hiện nay nhiều trường hợp, nhà báo chưa hiểu hết về các thuật ngữ chuyên ngành, đặc biệt những thuật ngữ liên quan đến công
tác thu bảo BHXH, sử dụng qu BHXH.... Do vậy, nhiều bài viết chưa sâu, hoặc đưa tin sai, không đúng với ý nghĩa của thuật ngữ đó.
3.1.3. Nhà báo gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận thông tin về BHXH
Đó là một trong những vấn đề quan trọng được đặt ra của nhà báo trong quá trình tác nghiệp. Mặc dù các quy định minh bạch, công khai thông tin được đưa vào luật báo chí, tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn những khoảng trống trong việc thực hiện các quy định, khiến công chúng nói chung và báo chí nói riêng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin. Nhiều nhà báo đánh giá tỷ lệ cơ quan Nhà nước cung cấp thông tin để làm rõ, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà báo còn ít. Bên cạnh đó, thủ tục tiếp cận thông tin của nhà báo cũng gặp nhiều khó khăn. Luật Tiếp cận thông tin cho báo chí đã ban hành được gần 2 năm nhưng thực tế, phóng viên khi tác nghiệp vẫn phải tiếp cận công chức chuyên môn để “xin” thông tin”. Nhà báo được đảm bảo, được hưởng đặc quyền tiếp cận thông tin nhưng quyền này không có cơ chế nào giám sát người phát ngôn và người cung cấp thông tin. Người phát ngôn có quyền ban phát thông tin. Không có chế tài, không có giám sát, không có ai đôn đốc, không có ai xử lý những người từ chối trách nhiệm phát ngôn không cung cấp thông tin hay cản trở cung cấp thông tin cho báo chí tác nghiệp.
Thực tế hiện nay nhiều cơ quan Nhà nước quản lý BHXH còn lúng túng, né tránh, trì hoãn, từ chối phát ngôn và cung cấp thông tin cho nhà báo, nhất là những vấn đề nhạy cảm liên quan đến chính trị, quyền lực... Điều này rất dễ nảy sinh những tiêu cực trong quá trình tiếp cận thông tin. Điển hình như việc nhà báo tiếp cận, thu thập thông tin từ việc trục lợi BHXH của các cán bộ, lãnh đạo, quản lý. Nhiều người cho rằng đây là những vấn đề nhạy cảm không thể cung cấp thông tin cho nhà báo. Do vậy
thông tin mà nhà báo có được nhiều khi phải phụ thuộc vào cơ quan điều tra công bố kết quả nhà báo với có thể tiếp cận được thông tin. Bên cạnh đó nhà báo còn gặp những khó khăn trong tiếp cận thông tin BHXH, một phần là do nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong việc công khai thông tin không đầy đủ và tình trạng đóng dấu mật lên những nội dung không chứa bí mật nhà nước cũng phần nào cản trở hoạt động tiếp cận thông tin của cơ quan truyền thông và việc công khai thông tin rộng rãi cho nhân dân. Thực tế trên cho thấy, mặc dù đã có những quy định rõ ràng làm cơ sở để công dân tiếp cận thông tin, tuy nhiên trong phạm vi hoạt động của báo chí, nhất là nhà báo trong lĩnh vực BHXH còn thiếu những quy định cụ thể.
3.1.4. Tình trạng nhiễu loạn thông tin trong tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo
Trong bối cảnh hiện nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã có tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự tác động này luôn có tính hai mặt tích cực và tiêu cực. Trong đó lĩnh vực BHXH cũng không nằm ngoài quy luật đó. Với các phương tiện truyền thông kiểu mới, truyền thông đa phương tiện như hiện nay nhà báo có thể thu thập, tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau, thông tin được chia sẻ một cách nhanh chóng, rộng rãi tới công chúng, do vậy người dân có thể dễ dàng tiếp cận thông tin về chính sách BHXH. Từ đó nhà báo có thêm những căn cứ để đối chiếu, xác minh thông tin. Mặt khác nhà báo tiếp cận nguồn thông tin đa chiều, có sự phản biện, phản hồi trực tiếp từ người tham gia BHXH và các cơ quan quản lý BHXH. Ngoài những ưu điểm trên thì hiện nay sự đa dạng hóa các nguồn thông tin trên các phương tiện truyền thông cũng có nhiều hạn chế nhất định, ảnh hưởng đến việc tiếp cận và xử lý thông tin về lĩnh vực BHXH của nhà báo. Do có nhiều nguồn thông tin
được phản ánh qua nhiều kênh khác nhau đã dẫn tới thực trạng là không ít những thông tin không được kiểm chứng, thông tin tiêu cực xuyên tạc, phản ánh sai sự thật đã và đang gây ra nhiều hậu quả, tạo nên sự hoang mang, bất an cho dư luận, cộng đồng.
Trước đây, người tham gia BHXH chủ yếu theo dõi nguồn tin từ báo chí, truyền thông chính thống. Nhưng hiện nay họ đã có thêm nhiều nguồn thông tin hơn và có xu hướng mở rộng tìm kiếm ra các nguồn thông tin bên ngoài. Chính vì lẽ đó đã tạo ra những rào cản nhất định đối với nhà báo trong việc tiếp cận thông tin, do người tham gia BHXH có nhiều cách hiểu, cách tiếp cận không thống nhất. vì vậy nhà báo tiếp cận thông tin từ người tham gia BHXH sẽ có tính đa nghĩa. Tình trạng nhiễu thông tin thể hiện ở nguồn thông tin nhiều chiều trên mạng nhưng không dễ sàng lọc, kiểm chứng, điều này sẽ khó khăn hơn cho nhà báo trong việc xử lý thông tin.
3.2. Giải pháp n ng c o hiệu quả ti p cận và xử thông tin BHXH đối với nhà áo
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đ ng, qu n lý của Nhà nước và các cơ quan qu n lý báo chí với công tác tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo
Tiếp cận và xử lý thông tin BHXH của nhà báo có nhiều cách nhưng phụ thuộc phần lớn vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các cơ quan quản lý báo chí ở nước ta hiện nay.
Nhà báo có tiếp nhận được thông tin đúng đắn, chính xác, kịp thời hay không là nhờ sự chỉ đạo của các cấp bộ Đảng, chính quyền, cơ quan chức năng, cơ quan báo chí về thực hiện chính sách BHXH. Tiếp cận thông tin BHXH là cấp độ ban đầu, quyết định cấp độ thứ hai là xử lý thông tin, dẫn đến cấp độ thứ ba là tuyên truyền, cung cấp thông tin cho nhân dân, các
đối tượng thực hiện BHXH. Ba cấp độ này thống nhất biện chứng với nhau theo một trình tự trong nhận thức, hành động của nhà báo.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình tiếp cận, xử lý thông tin BHXH của nhà báo là yếu tố quan trọng ban đầu vừa là nền tảng vừa là phương hướng, nội dung, biện pháp tiếp cận xử lý thông tin BHXH trực tiếp, trước mắt, cơ bản, lâu dài.
Sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực này là giúp nhà báo nhận rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, tính cần thiết của chủ trương phát triển BHXH của Đảng hiện nay trong xã hội văn hóa, nhân đạo, văn minh. Đảng trang bị cho nhà báo các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng thể hiện trong chỉ thị, nghị quyết đã ban hành về BHXH. Nhà báo trên cơ sở được trang bị những đường lối, quan điểm cơ bản, vững vàng, sáng tỏ mới có thể tiếp cận, xử lý thông tin BHXH rõ ràng, chính xác, thuyết phục quần chúng nhân dân, các đối tượng thực hiện BHXH có kết quả.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà báo để tiếp cận và xử lý thông tin BHXH thông qua các hoạt động cần thiết như: Mở lớp nghiên cứu quán triệt Nghị quyết của Đảng về BHXH. Tổ chức hội nghị chuyên đề cung cấp thông tin, định hướng tiếp cận và xử lý thông tin BHXH; Cung cấp các tài liệu cần thiết như Nghị quyết, hướng dẫn thực hiện Nghị quyết, các văn bản kèm theo....Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với tiếp cận thông tin, xử lý thông tin BHXH còn là tăng cường chỉ đạo, kiểm tra hoạt động các cấp trong quá trình cung cấp thông tin và xử lý thông tin BHXH cho nhà báo. Sự sát sao đôn đốc, nhắc nhở, đề ra kế hoạch chỉ đạo, thực hiện, kiểm tra đôn đốc các đơn vị, các cấp có liên quan là khởi động, là theo dõi quồng máy hoạt động có hiệu quả.
Thiếu vắng hoạt động này, thiếu vắng sự lãnh đạo Đảng, chỉ đạo của Nhà nước, lập tức bộ máy, những phóng viên báo chí khó có thể tiếp cận và
xử lý thông tin BHXH nói riêng, các hoạt động báo chí nói chung có hiệu quả.
Các cơ quan chức năng Nhà nước ban hành các văn bản hệ thống pháp luật, văn bản dưới luật, hướng dẫn thực thi pháp luật về BHXH là cơ bản, là nền tảng, là căn cứ giúp nhà báo tiếp cận, xử lý thông tin về BHXH. Bởi lẽ đây là những thông tin gốc, những văn bản pháp quy, chính xác, định hướng cho nhà báo tiếp cận đúng nhất, gần nhất, trực tiếp nhất, chính xác nhất. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước với hoạt động tiếp cận, xử lý thông tin BHXH của nhà báo đòi hỏi các cơ quan chức năng Nhà nước đi sâu nghiên cứu ban hành những văn bản đầy đủ, chặt chẽ, ngắn gọn, rõ ràng, chính xác giúp nhà báo nắm đúng bản chất tuyên truyền, chuyển tải đến người dân những thông tin BHXH đúng, đủ, cần, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện nhất.
Ngoài cung cấp các thông tin, các cơ quan chức năng Nhà nước cần có những hình thức truyền thụ các kiến thức BHXH cho đội ngũ nhà báo như phổ biến văn bản, tập huấn chuyên đề, sinh hoạt hội thảo giúp nhà báo trao đổi, tiếp nhận, xử lý thông tin BHXH một cách trực tiếp, sinh động, hiệu quả. Không nên chỉ tung ra các văn bản để các nhà báo tự tìm hiểu, tự tiếp cận một cách tự phát, lẻ tẻ, rời rạc, thiếu tập trung. Bởi thế hiệu quả tuyên truyền BHXH không chỉ tùy thuộc vào các cơ quan truyền thông mà do thái độ, trách nhiệm của các cơ quan lãnh đạo Đảng, quản lý của Nhà nước với nhân dân.
Các cơ quan báo chí là đơn vị trực tiếp truyền thông BHXH đối với nhân dân. Các cơ quan báo chí có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, tính cần thiết của việc tuyên truyền BHXH trên mặt báo hay không. Báo ở đây gồm các loại hình báo in, báo viết, báo điện tử, báo hình, báo mạng, đài phát thanh....Dù báo gì, bằng hình thức nào, lãnh đạo cơ quan báo chí cũng phải