Thực Trạng Việc Cung Cấp Thông Tin Cho Nhà Áo Qu Khảo Sát Các Nhà Quản Truyền Thông Bhxh Việt N M


trong thời điểm đó thì tác phẩm sẽ có giá trị hơn, tạo sự hứng thú, hấp dẫn công chúng. Lượng thông tin còn phụ thuộc vào tính thời điểm của nó. Hiện nay với sự đa dạng hóa các loại hình truyền thông, vì vậy nhà báo cần xác lập được kế hoạch, loại thông tin, nhu cầu thông tin để có định hướng cụ thể nhằm hướng vào dư luận và đối tượng tham gia BHXH.

Như vậy, việc xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo là hết sức cần thiết. Qua đó, nhà báo sẽ làm tốt hơn vai trò của mình, góp phần đưa chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước tới gần dân hơn, giúp nhân dân hiểu và thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của mình khi tham BHXH. Hiệu quả báo chí phụ thuộc vào việc nâng cao chất lượng thông tin báo chí qua xử lý thông tin và mục tiêu cuối cùng là tính hiệu quả của thông tin. Muốn nâng cao hiệu trong việc xử lý thông tin về chính sách BHXH của nhà báo cần tăng cường sự hợp tác giữa các bộ phận, cơ quan BHXH với đội ngũ các nhà báo. Đồng thời nâng cao hiệu quả và chất lượng của nội dung và hình thức của tác phẩm báo chí. Hiệu quả báo chí còn phụ thuộc vào sức hấp dẫn của việc truyền thông tin, cách thể hiện thông tin. Cho nên, bên cạnh việc nâng cao chất lượng nội dung, tăng cường hàm lượng thông tin, việc lựa chọn những phương thức chuyển tải phù hợp và hình thức biểu hiện thông tin một cách sinh động, gây được những xúc cảm tốt cũng là yêu cầu cần thiết đối với báo chí, làm cho báo chí phát huy tác dụng thực sự trong việc hướng dẫn dư luận và đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.

2.4. Thực trạng việc cung cấp thông tin cho nhà áo qu khảo sát các nhà quản truyền thông BHXH Việt N m

Các nhà quản lý truyền thông BHXH Việt Nam có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến việc tiếp cận thông tin và phản ánh thông tin BHXH của nhà báo. Cho nên thực trạng hoạt động của các nhà quản lý


truyền thông BHXH Việt Nam trong thời gian quan là một nội dung quan trọng không thể thiếu khi nghiên cứu, đề cập khả năng tiếp cận thông tin và phản ánh về BHXH của nhà báo. Thời gian qua, các nhà quản lý thông tin BHXH Việt Nam đã có những cố gắng chính sau:

2.4.1. Vai trò của nhà qu n lý truyền thông BHXH trong việc cung cấp thông tin cho nhà báo

Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền BHXH, làm rõ đây là chủ trương lớn nhất quán trước mắt, lâu dài của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng tuyên truyền, giúp nhà báo phản ánh đúng, trúng, kịp thời các chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên để nhà báo có nội dung và thông điệp chính xác, phản ánh đúng thực trạng vấn đề về BHXH thì các nhà truyền thông về BHXH có vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp các thông tin cần thiết cho nhà báo. Hơn ai hết các nhà quản lý truyền thông là những người am hiểu về chính sách BHXH và thực hiện các chương trình, chiến dịch truyền thông hướng tới đối tượng tham gia BHXH. Đồng thời những phản ánh từ phía đối tượng tham gia BHXH là căn cứ để các nhà truyền thông có kế hoạch, cải thiện chất lượng dịch vụ hướng tới sự hài lòng của khách hàng. Do đó các nhà truyền thông phải là người cung cấp những thông tin cần thiết, trung thực nhất đến nhà báo.

Các nhà quản lý truyền thông BHXH giúp nhà báo tuyên truyền cho các đối tượng tham gia BHXH hiểu rõ quyền lợi của việc tham gia BHXH trên cơ sở nhận thức đúng, đầy đủ, sâu sắc quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về BHXH, tạo sự đồng thuận, có hành vi tích cực tham gia BHXH.

Các nhà quản lý truyền thông BHXH cung cấp thông tin cho các nhà báo về các loại dịch vụ, các đối tượng truyền thông, sử dụng các phương


tiện thông tin truyền thông phù hợp. Đồng thời các nhà quản lý truyền thông BHXH là đầu mối kết nối các khâu có liên quan đến hoạt động tiếp cận thông tin, phản ánh BHXH của nhà báo. Qua điều tra, khảo sát tại phiếu khảo sát nhà báo ở câu hỏi số 9, có đa số ý kiến cho rằng việc phản hồi và cung cấp thông tin về lĩnh vực BHXH của cơ quan Nhà nước hiện nay là nhanh chóng, trách nhiệm cao; có rất ít ý kiến cho rằng việc phản hồi và cung cấp thông tin về lĩnh vực BHXH của cơ quan Nhà nước hiện nay là im lặng, ít phản ứng và xử lý chậm và phụ thuộc vào tình hình.

Biểu đồ 2.5. Trách nhiệm phản hồi và cung cấp thông tin về ĩnh vực BHXH củ cơ qu n Nhà nước hiện n y

Số lượng

0

5

10

15

20

Xử nhanh chóng, trách

nhiệm cao

17

Im ng, ít ph n ng

1

Số ượng

Xử ch m và phụ thuộc

vào tình hình

2

Ý kiến khác 0


(Nguồn: Số liệu điều tra từ bảng hỏi)

Các nhà quản lý truyền thông BHXH Việt Nam thời gian qua đã giúp nhà báo tiếp cận thông tin, phản ánh thông tin BHXH trên nhiều mặt như: Đổi mới mô hình tổ chức truyền thông; phát huy vai trò các cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH cung cấp chiến lược, các chiến dịch gắn với chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH. Cơ quan thực hiện chính sách BHXH chịu trách nhiệm tuyên truyền giúp người lao động chủ động tiếp cận chính sách BHXH. Đổi mới nội dung tuyên truyền chính sách BHXH, tập trung vào


những trọng tâm cải cách lớn của BHXH để BHXH thật sự là trụ cột của hệ thống ASXH. Đổi mới các hình thức tuyên truyền, thay đổi cách tiếp cận, thay dần và kết hợp cách tuyên truyền truyền thống bằng tuyên truyền dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Kết hợp tuyên truyền với hội thảo, tọa đàm, giao lưu, các loại báo, đài các phương tiện nghe, nhìn, tác động “mưa dầm thấm lâu”....

“Việc cung cấp thông tin về chính sách BHXH hiện nay cho báo chí là tích cực. Cơ quan BHXH Việt Nam đã luôn chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí” (PVS Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông, BHXH Việt Nam .

2.4.2. Ý kiến đánh giá của nhà qu n lý truyền thông BHXH trong việc cung cấp thông tin cho nhà báo

Mối quan hệ giữa nhà báo và cơ quan truyền thông BHXH là mối quan hệ biện chứng trong việc cung cấp, tiếp nhận và chuyển tải thông tin đến người tham gia BHXH. Đối với hệ thống BHXH, xác định được tầm quan trọng của công tác thông tin tuyên truyền và vai trò của báo chí, BHXH Việt Nam đã chủ động thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan thông đại chúng để tổ chức công tác này. Đối với Đài Truyền hình Việt Nam, BHXH Việt Nam hợp tác với Ban Thời sự, Trung tâm tin tức VTV24, Kênh VTV8...

Hàng năm, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị trong Ngành phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các cơ quan thông tin, báo chí, tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật BHXH với hàng ngàn bài viết trên các đầu báo trong thời gian qua dưới dạng các phóng sự, bút ký, bình luận về BHXH. Một trong những kênh để nhà báo tiếp cận và xử lý thông tin BHXH để phản ánh, tuyên truyền chính sách BHXH đối với người lao động cũng như người sử dụng lao động là Trung tâm Truyền


thông (BHXH Việt Nam . Hàng năm, Trung tâm Truyền thông tham mưu cho lãnh đạo Ngành BHXH ban hành kế hoạch truyền thông phổ biến các chính sách, pháp luật, các văn bản của Đảng và Nhà nước về BHXH một cách cụ thể giúp cho các nhà báo, các cơ quan báo chí nắm được nội dung văn bản, các chủ trương của Đảng và Nhà nước kịp thời. Căn cứ vào kế hoạch đó, nhà báo có thể nắm được các chỉ tiêu, nhiệm vụ của toàn Ngành, trong đó chú ý việc tuyên truyền chính sách BHXH, cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ kế hoạch được giao trong từng thời kỳ ở các đơn vị, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW và BHXH các quận, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh. Về nguyên tắc, chỉ đạo tuyên truyền về BHXH là trọng tâm của các cấp ủy, chính quyền địa phương phải duy trì thường xuyên, liên tục nhằm cải thiện, nâng cao đời sống người lao động, thực hiện chính sách ASXH.

“Cơ quan BHXH Việt Nam hiện có 3 cấp: Trung ương, tỉnh/thành phố và cấp huyện. Trên thực tế, BHXH Việt Nam đã có quy chế quy định người phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí. Tôi cho rằng BHXH Việt Nam là một trong số ít cơ các cơ quan, bộ, ngành tạo điều kiện tối đa cho hoạt động báo chí. Hầu hết các nhà báo, cơ quan báo chí cần thông tin, BHXH Việt Nam đều cung cấp kịp thời, chính xác. Hàng tháng, BHXH Việt Nam đều tổ chức cung cấp thông tin về BHXH, BHYT cho báo chí. Hàng năm tổ chức đào tạo, tập huấn hoặc tổ chức đoàn đi thực tế cho các đội ngũ nhà báo” (PVS nhà báo .

Theo kết quả tại câu 09 phiếu khảo sát đối với người cung cấp thông tin BHXH về trình độ và k năng của nhà báo trong việc tiếp cận thông tin BHXH hiện nay, cho thấy có 2/3 người được hỏi cho rằng nhà báo có nghiệp vụ về tuyên truyền BHXH giỏi, tốt; khoảng 1/3 cho rằng còn thiếu kiến thức chuyên môn...Việc tiếp nhận xử lý, cung cấp thông tin với nhà


báo, có 2/3 (73%) người được hỏi cho rằng không gặp khó khăn gì; gần 1/4 (20% cho rằng phụ thuộc ý kiến chỉ đạo của cấp trên... Có thể khái quát thực tế hiện nay, mặc dù chính sách BHXH ở nước ta có nhiều vấn đề mới, nhiều biến động nhưng cơ bản các nhà báo phụ trách chuyên mục này đã tiếp cận các thông tin về BHXH một cách đầy đủ, những vấn đề cơ bản để phản ánh kịp thời đáp ứng các yêu cầu xã hội.

Bảng 2.6. Đánh giá củ các nhà truyền thông BHXH về trình độ và k năng củ nhà áo trong việc ti p cận thông tin BHXH hiện n y

TT

Nội dung

Tỷ lệ %

1

Nghiệp vụ giỏi, có k năng tốt

73

2

Trình độ và k năng hạn chế

26,7

3

Thiếu kiến thức chuyên môn

33,3

4

Có cái nhìn thiên lệch chỉ muốn phản ánh tiêu cực

20

5

Ý kiến khác

13,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách bảo hiểm xã hội của nhà báo - 9


(Nguồn: Số liệu điều tra từ bảng hỏi đối với các nhà truyền thông BHXH)


Từ kết quả nghiên cứu cho thấy các nhà truyền thông về BHXH đánh giá cao vai trò cũng như chuyên môn nghiệp vụ của nhà báo trong việc tuyên truyền chính sách BHXH đến người dân. BHXH là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta, nội dung hoạt động của BHXH là những vấn đề thiết thực, liên quan đến cuộc sống, sức khoẻ của mọi tầng lớp cán bộ, nhân dân. BHXH là một nguồn đề tài rộng lớn đối với báo chí, được công chúng hết sức quan tâm. Nhà báo đã nhận thức rõ các vấn đề mới đặt ra và nhạy bén phản ánh, tuyền truyền, phổ biến về chính sách, pháp luật BHXH. Thực tiễn đặt ra hai vấn đề: Có thu tốt thì việc chi trả các chế độ BHXH mới đạt hiệu quả. Chủ trương, chính sách của Nhà nước phải


được chuyển tải tới nhân dân, tới đối tượng tham gia BHXH. Thực tế cho thấy, trong những năm qua báo chí đã bám sát việc thu và chi các chế độ BHXH kịp thời biểu dương các nhân tố mới, các đơn vị và cá nhân đã thực hiện tốt các chế độ BHXH một cách minh bạch, rõ ràng; đồng thời phê phán những tổ chức và cá nhân lợi dụng kẽ hở trong chính sách và trong quản lý để thực hiện các hành vi tiêu cực trong thực hiện các chế độ BHXH. Báo chí có nhiều bài viết phản ánh và phê bình tình trạng một số chủ doanh nghiệp ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh lợi dụng kẽ hở trong chính sách, trong cơ chế quản lý để trốn đóng BHXH cho người lao động, thiếu trách nhiệm chăm lo lợi ích chính đáng và hợp pháp của người lao động.

“Tối đánh giá rất cao vai trò của nhà báo trong việc khi tiếp cận thông tin về BHXH, họ có nhiều phương pháp tiếp cận đa chiều. Thậm chí nhiều nhà báo đã theo đuổi nắm bắt thông tin về những vấn đề về BHXH như những tiêu cực trong hoạt động bảo hiểm(PVS Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông, BHXH Việt Nam .

Báo chí đã đóng vai trò là người hướng dẫn, giới thiệu chính sách BHXH, nêu bật trách nhiệm của người sử dụng lao động phải quan tâm lợi ích hợp pháp của người lao động. Khi đã thành lập doanh nghiệp, có thuê lao động thì phải đóng BHXH cho người lao động. Mặt khác, nêu rõ quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn ở doanh nghiệp trong việc tham mưu, bàn giải pháp để chủ doanh nghiệp có nhận thức và thái độ đúng thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động. Báo chí cũng có vai trò quan trọng trong việc phổ biến các kiến thức pháp luật về lao động, về Luật BHXH, về nghĩa vụ và quyền lợi hợp pháp của người lao động khi tham gia BHXH. Báo chí cũng là cầu nối, đưa chính sách, chế độ mới về BHXH đến người lao động, tạo điều kiện để các bên tham gia BHXH làm tròn


trách nhiệm. Qua đây có thể thấy nhà báo đã có những tiếp cận sâu sắc về những thông tin, vấn đề BHXH.

Tuy nhiên, việc tiếp cận thông tin và xử lý thông tin để phản ánh của nhà báo về BHXH còn chưa sâu, chưa thật cơ bản, chưa đều khắp ở các báo, các địa phương và thiếu thường xuyên. Không ít nhà báo còn lúng túng, thiếu chủ động sáng tạo, còn thụ động, phụ thuộc vào cơ quan BHXH cung cấp thông tin... năng lực chuyên môn, nghiệp vụ khai thác, tiếp cận và xử lý thông tin BHXH còn nhiều hạn chế, tính thuyết phục chưa cao.

“Ý kiến này đúng một phần, vì những quy định của Nhà nước về BHXH rất nhiều vấn đề, hơn nữa những chính sách ấy lại thường hay thay đổi, điều chỉnh. Vì vậy việc hạn chế nắm bắt thông tin về vấn đề này là điều dễ hiểu” (PVS Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông, BHXH Việt Nam .

Các nhà quản lý truyền thông BHXH Việt Nam đã có nhiều sự đổi mới về tư duy, phương thức phục vụ việc tiếp cận thông tin và phản ánh BHXH của nhà báo. Mối quan hệ giữa nhà truyền thông BHXH và nhà báo còn tồn tại những khoảng cách, chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc cung cấp thông tin cho nhà báo. Điều này xuất phát từ tâm lý ngại va chạm dẫn đến một số người cung cấp thông tin về chính sách BHXH thường né tránh hoặc trì hoãn việc cung cấp thông tin cho báo chí.

“Đây là tình trạng chung nên ngành BHXH thường xuyên, liên tục tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng cho những người có thẩm quyền cung cấp thông tin về chính sách BHXH” (Pvs Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông, BHXH Việt Nam .

Cùng với đó hạn chế lớn nhất là chưa giúp nhà báo đi vào nắm bắt một cách cơ bản, hệ thống thông tin BHXH thường xuyên, vững chắc, tạo động lực cho nhà báo hoạt động tích cực có hiệu quả vững chắc, lâu dài.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí