Đánh Giá Việc Tiếp Cận Và Xử Lý Thông Tin Chính Sách Bhxh Của Nhà Báo


“Tôi đồng ý quan điểm này. Do một số nhà báo chạy theo chuyên đề riêng, không theo sự kiện khi đó muốn tiếp cận, liên hệ nguồn cung cấp thông tin là rất khó, vì vậy cần có đường dây nóng để nhà báo được đề xuất nội dung triển khai, có bộ phận tiếp nhận của Ngành, giúp nhà báo tiếp cận thông tin chính thống, bảo đảm phỏng vấn đúng người, đúng chủ đề khai thác” (PVS nhà báo .

Qua kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, phần lớn nhà báo đều cho rằng cần cấu trúc lại việc tiếp cận và xử lý thông tin BHXH. Trong đó đào tạo bổi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho nhà báo là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động truyền thông về BHXH. Bên cạnh đó cần tận dụng tối đa những lợi thế về công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận, xử lý và phản ánh những thông tin cấp thiết mà dư luận quan tâm. Sự tiếp nhận thông tin đúng, thông tin phản ánh chính xác về những vấn đề của BHXH là yếu tố then chốt và cơ bản nhất của nhà báo trong việc tiếp nhận, xử lý và phản ánh thông tin về BHXH.

2.5. Đánh giá việc tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo

Việc tiếp cận, xử lý và phản ánh chính sách BHXH những năm qua tập trung vào tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về BHXH thông qua các văn bản pháp quy đã được ban hành, công bố. Tuyên truyền về vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan chức năng chỉ đạo thực hiện. Tuyên truyền kết quả thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020”; Đề án thực hiện lộ trình tiến tới phủ rộng BHXH; Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành TW khóa XII về cải cách chính sách BHXH. Tuyên truyền, phổ biến các quy định tại Điều 214, 215, 216


của Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13 liên quan đến việc trục lợi trốn đóng BHXH. Phê phán những hành vi tiêu cực, có tính vi phạm Luật BHXH, góp phần hạn chế ngăn ngừa các hiện tượng trốn đóng, nợ đọng BHXH cũng như các hành vi lợi dụng, trục lợi qu BHXH để bảo vệ quyền lợi người lao động. Tuyên truyền giới thiệu vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện chính sách BHXH. Tuyên truyền, cổ vũ, mở rộng diện tham gia BHXH, bồi đắp niềm tin, tạo dựng hình ảnh BHXH hiện đại, chuyên nghiệp nhằm cung cấp sự hài lòng của người lao động và nhân dân, của cộng đồng ASXH.

Trong quá trình tuyên truyền những vấn đề lớn trên, nhà báo đã đạt được ưu điểm và hạn chế thể hiện ở những điểm chính sau:

2.5.1. Những ưu điểm

Nội dung tuyên truyền BHXH đã góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân về BHXH, góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách ASXH. Điều này được thể hiển rõ nét thông qua kết quả tổ chức thực hiện chính sách BHXH. Việc tuyên truyền việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin triển khai thực hiện nhiệm vụ, thực hiện giao dịch điện tử, góp phần tăng niềm tin của doanh nghiệp, người tham gia BHXH vào cung cấp dịch vụ BHXH. Nâng cao lòng tin của nhân dân, người lao động vào sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người lao động. Thông qua đây nhà báo có nhiều nguồn thông tin về BHXH, nguồn thông tin có tính đa chiều từ cơ quan BHXH đến người dân và những phản ánh của người dân về BHXH. Đây là yếu tố then chốt trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, vì vậy nhà báo là cầu nối giữa cơ quan BHXH và người dân. Tuy nhiên việc tiếp cận thông tin thông qua các phương tiện truyền thông có tính đa dạng, nhà báo thu nhận được nhiều thông tin từ các


nguồn khác nhau, nhưng những thông tin giả, thông tin sai sự thật mà chưa được kiểm chứng cũng là một trong những hạn chế khi nhà báo tiếp cận với các thông tin về BHXH. Do đó cần có sự chọn lọc thông tin, tìm kiếm sử dụng thông tin từ nguồn chính thống, từ cơ quan BHXH, từ người dân. Đây mới là nguồn thông tin thực chất phản ánh thông tin trung thực góp phần quan trọng vào việc phát triển hệ thống BHXH ở Việt Nam.

Nhà báo và cơ quan báo chí đã xác định rõ được vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của báo chí trong việc tiếp cận thông tin, phản ánh thông tin BHXH, coi đây là một trong những kênh truyền thông cơ bản cho chính sách ASXH. Vì vậy, nội dung thông điệp phản ánh thông tin BHXH đã là một nội dung sinh hoạt, nội dung đặt ra của cơ quan báo chí. Do đó nhiều cơ quan báo chí đã hướng tới sự chuyên môn hóa trong việc cung cấp thông tin, các nhà báo đã được phân công phụ trách chuyên mục về BHXH. Điều này đã giúp các nhà báo định hình được chiến lược trong việc tiếp nhận, cung cấp thông tin về BHXH, đồng thời nắm bắt thông tin, đi sâu nghiên cứu về chính sách BHXH. Vì vậy nhà báo không chỉ tiếp nhận, xử lý thông tin về BHXH mà còn phải có những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực BHXH, đây có thể được coi là những cơ sở quan trọng cho mô hình tiếp nhận thông tin của nhà báo.

Việc tiếp cận thông tin BHXH của nhà báo đã có sự phối hợp với những nhà quản lý, cơ quan chức năng, các cấp lãnh đạo, quản lý về BHXH để tiếp cận các thông tin về BHXH như: Nhận thức của người dân; Khả năng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động; Diện bao phủ BHXH; Những chế độ, quyền lợi, nghĩa vụ của người tham gia BHXH; Những vướng mắc, ách tắc trong thực hiện chính sách BHXH...Đã có nhiều tác phẩm báo chí xuất hiện trên các loại hình báo chí về BHXH được bạn


đọc đón nhận, góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước.

Nội dung tuyên truyền BHXH tập trung vào phổ biến các điểm mới của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn Luật. Trong những năm qua báo chí, nhà báo tiếp cận thông tin và phản ánh thông tin BHXH tập trung tuyên truyền chính sách pháp luật BHXH đối với người lao động là người Việt Nam, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thể hiện sự hỗ trợ, giúp đỡ, sự quan tâm, chính sách nhân văn, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. Nội dung tuyên truyền đã có sự đổi mới căn bản hướng tới đại chúng. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia BHXH. Trong thực tế việc tiếp cận và truyền thông về Luật BHXH cũng gặp những khó khăn nhất định, do mặt bằng dân trí thấp, đặc biệt ở những nơi vùng sâu, vùng xa thì việc tuyên truyền pháp luật về BHXH bộc lộ rất nhiều hạn chế. Mặt khác khi báo chí tiếp cận trực tiếp từ người dân ở những khu vực này, do những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa cũng như trình độ dân trí của người dân. Chính vì lẽ đó các nhà báo sẽ gặp không ít những khó khăn trong việc đánh giá nhu cầu, nguyện vọng, những thắc mắc của người dân. Do vậy việc tiếp cận, xử lý thông tin đối với những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển là một trong những rào cản lớn của nhà báo hiện nay.

Nhà báo tiếp cận thông tin, phản ánh thông tin BHXH tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ BHXH đã giúp cho các cơ quan BHXH ngày càng cải thiện tiến tới thực hiện dịch vụ công trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHXH. Thông qua những ứng dụng phần mềm về BHXH, mạng xã hội... đã giúp tiếp nhận thông tin đơn giản hơn so với trước đây. Đặc biệt là các dịch vụ trực tuyến giải đáp những thắc mắc, khiếu nại tố cáo của người dân về BHXH.


2.5.2. Những hạn chế còn tồn tại

Bện cạnh những mặt tích cực của nhà báo trong việc tiếp cận, xử lý thông tin về BHXH thì cũng tồn tại những hạn chế cần khắc phục.

Nội dung tiếp cận, tuyên truyền BHXH chưa thật có chiều sâu, thiếu hấp dẫn, còn chủ yếu tập trung vào cung cấp thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH một cách khô khan. Còn thiếu sự diễn giải cặn kẽ, sử dụng ngôn ngữ chuyên môn máy móc khó hiểu, thiếu phổ thông đại chúng. Nhà báo cần chuyển tải những ngôn ngữ thuật ngữ chuyên môn như: Tỷ lệ đóng, tỷ lệ % hưởng, mã sổ BHXH, phương thức đóng,....thành những ngôn ngữ giản đơn, dễ hiểu, gần gũi, phù hợp với sinh hoạt, đời sống người dân.

Nội dung tuyên truyền trong một số trường hợp chưa thống nhất, nhất quán, thiếu chính xác, xảy ra sai sót dẫn đến người lao động hiểu lầm hoặc giảm niềm tin với hệ thống BHXH. Nhất là giới thiệu những quy định cụ thể của chính sách, pháp luật về tỷ lệ đóng, tỷ lệ hưởng khi tham gia BHXH đối với từng đối tượng, từng người lao động cụ thể khác nhau...Cái khó và cần của tuyên truyền chính sách BHXH là giúp người tham gia BHXH hiểu vận dụng cụ thể đúng từng loại đối tượng tham gia BHXH và hưởng BHXH.

“Đúng như nhận định. Những thông tin thiếu chính xác, còn sai sót đã được đăng tải phần lớn nguyên nhân từ hoạt động tác nghiệp của phóng viên. Trước áp lực thời sự, hạn chót nộp bài khiến phóng viên phải khai thác thông tin nhanh và viết vội, hoặc thiếu kiểm chứng của nhiều nguồn tin khác nhau như của cơ quan quản lý, cơ quan liên quan, nên dễ xảy ra “tai nạn nghề nghiệp” (PVS nhà báo .

Nội dung phản ánh BHXH của nhà báo còn chưa thật cập nhật, chưa đúng lúc, đúng đối tượng, mất cân đối. Đối với Luật BHXH, việc phản ánh


các điều còn thiếu đi sâu, thiếu nghiên cứu k lưỡng, đầy đủ, cập nhật. Chưa làm rõ mối liên hệ, sự thống nhất vận dụng các quy định về BHXH từ Luật đến Nghị định, các văn bản dưới Luật đi vào cuộc sống. Kết quả khảo sát trên các báo điện tử: dangcongsan.vn, baophapluat.vn và vietnamnet.vn trong năm 2019 cho thấy, các nhà báo chủ yếu tiếp cận và phản ánh thông tin về chủ trương chính sách BHXH là nhiều nhất (lần lượt là 54.7%, 48.6%, 43.3% trên tổng số tin, bài viết về BHXH ; tiếp đến là thông tin phản ánh từ thực tiễn cuộc sống về BHXH; số lượng các tin, bài được các nhà báo phản ánh có nội dung viết về gương điển hình tích cực trong lĩnh vực BHXH và phản biện, đề xuất các giải pháp thực hiện chính sách BHXH chiếm tỉ lệ rất thấp. Các nhà báo tiếp cận, phản ánh chính sách BHXH và đăng tải trên 03 báo trên đúng về nội dung, nhưng còn thiếu nhưng bài đi sâu, nghiên cứu phản ánh từ thực tiễn cuộc sống về BHXH của người lao động, các tầng lớp nhân dân. Chủ yếu là thông tin được đăng tải, phản ánh là nhằm phổ biến các quy định mới của Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước trong thực hiện chính sách BHXH. Trong khi đó để phát triển dịch vụ BHXH, hướng tới sự hài lòng của khách hàng là một trong những chiến lược quan trọng không chỉ đối với lĩnh vực BHXH mà ở tất cả các lĩnh vực hiện nay. Để làm được điều này không chỉ cần mục tiêu, định hướng phát triển mà cần phải có những giải pháp có tính thiết thực, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn ở mỗi khu vực, mỗi địa phương. Như vậy, việc đề xuất các giải pháp nhằm phát triển, hoàn thiện BHXH là yếu tố cơ bản. Tuy nhiên qua kết quả nghiên cứu cho thấy ở ba tờ báo được khảo sát về nội dung phản biện và đề xuất các giải pháp thực hiện BHXH lại chiếm tỷ lệ % rất thấp, trang báo dangcongsan.vn chỉ chiếm 3.8%, baophapluat.vn chiếm 8.6%, báo vietnamnet.vn chiếm 13.4% về việc đề xuất các giải pháp. Điều này cho thấy mặc dù báo chí đã tiếp cận, xử lý


những thông tin về BHXH, nhưng việc thu nhận những kiến nghị đề xuất các giải pháp từ các cơ quan BHXH và người dân còn rất hạn chế.

Bảng 2.7. Nội dung thông tin phản ánh chính sách BHXH trong năm 2019

Nội dung

Đ ngcongs n.

vn

Baophapluat.

vn

Vietnamnet.

vn

Thông tin về chủ trương

chính sách BHXH

29/53 tin, bài

(54.7%)

17/35 tin, bài

(48.6%)

29/67 tin, bài

(43.3%)

Thông tin phản ánh từ

thực tiễn cuộc sống về BHXH

16/53 tin, bài (30.2%)

14/35 tin, bài (40%)

27/67 tin, bài (40.3%)

Điển hình tích cực trong

lĩnh vực BHXH

06/53 tin, bài

(11.3)

01/35 tin, bài

(2.8%)

02/67 tin, bài

(3%)

Phản biện và đề xuất

các giải pháp thực hiện BHXH

02/53 tin, bài (3.8%)

03/35 tin, bài (8.6%)

09/67 tin, bài (13.4%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách bảo hiểm xã hội của nhà báo - 10

(Nguồn: Khảo sát trên báo điện tử: dangcongsan.vn, baophapluat.vn

và vietnamnet.vn)


Chưa chú trọng hình thức tuyên truyền, phản ánh gắn với đặc điểm, tính chất đặc thù của từng nhóm đối tượng BHXH. Đặc biệt các nhóm đối tượng có nhiều khó khăn, hạn chế như dân tộc thiểu số, các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào khó khăn, dân trí thấp....chưa có biện pháp cụ thể sát đối tượng, còn chung chung, ít có phương pháp cụ thể, đặc thù. Nhà báo tiếp cận thông tin BHXH và phản ánh mới chỉ là bước đầu, còn thiếu tính cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ sâu sắc, vững chắc. Những kinh nghiệm được rút ra, tích lũy còn hạn chế. Đội ngũ nhà báo chuyên sâu, sắc sảo về


tiếp cận, phản ánh lĩnh vực BHXH còn mỏng, vẫn có những bài viết thiếu tính chính xác, còn sai sót.

“Chắc chắn sẽ không phải 100% bài báo đều chính xác, sẽ có một số trường hợp sai sót. Tuy nhiên vấn đề là nhiều nhà báo nhác tiếp cận nguồn thông tin mà thường dẫn lại thông tin, hay sử dụng thông tin của báo khác nên sai sót mang tính dây chuyền” (PVS nhà báo .

Việc tiếp cận thông tin, phản ánh thông tin BHXH của nhà báo còn thiếu sự phối hợp, kết hợp, liên kết chặt chẽ, đồng bộ giữa các nhà báo, các loại báo, các phương tiện thông tin. Đối với các cơ quan cung cấp thông tin, các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ còn thiếu phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong điều hành hoạt động cung cấp, xử lý, tiếp cận thông tin BHXH cho các nhà báo, các cơ quan báo chí, truyền thông.

“Hiện nay nhiều nhà báo còn chạy theo số lượng, định mức, chưa có nhiều bài báo chuyên sâu về BHXH. Nhiều bài còn hời hợt chỉ dừng ở mức đưa tin. Thực trạng này do người cung cấp thông tin chậm, chưa cung cấp thông tin một cách chuyên nghiệp, do vậy khi nhà báo cần thông tin thì bị chậm hoặc qua sự kiện” (PVS nhà báo .

Một số cơ quan lãnh đạo, quản lý, chức năng chuyên môn về BHXH và các địa phương, các ngành chưa thật sự coi trọng, tập trung chỉ đạo, quan tâm cung cấp và xử lý thông tin BHXH cho nhà báo. Vì thế kết quả còn chưa sâu, chưa đi vào thực chất, chưa vững chắc. Sự chủ động phối hợp giữa các cơ quan lãnh đạo, các cơ quan chức năng, các ngành, các địa phương với nhà báo còn lỏng lẻo, thiếu kế hoạch nên nhà báo tiếp cận thông tin BHXH gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

“Bản thân tôi thấy việc mình tiếp cận với BHXH rất thuận lợi. Tuy nhiên thực tế thì có quá nhiều báo đài nên nhiều cán bộ BHXH vẫn tâm lý

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí