Vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách bảo hiểm xã hội của nhà báo - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU

Hình 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu 34

Bảng 2.1. Thực trạng tham gia BHXH giai đoạn 2015 - 2019 38

Bảng 2.2. Nội dung thông tin chính sách BHXH trên báo chí 39

Biểu đồ 2.3. Nguồn cung cấp thông tin cho nhà báo về chính sách BHXH 41

Bảng 2.4. Lĩnh vực nhà báo thường gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn thông tin BHXH 44

Biểu đồ 2.5. Trách nhiệm phản hồi và cung cấp thông tin về lĩnh vực BHXH của cơ quan Nhà nước hiện nay 63

Bảng 2.6. Đánh giá của các nhà truyền thông BHXH về trình độ và k năng của nhà báo trong việc tiếp cận thông tin BHXH hiện nay 66

Bảng 2.7. Nội dung thông tin phản ánh chính sách BHXH trong năm 2019 75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Biểu đồ 3.1. Nhận định của nhà báo về các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận và xử lý thông tin BHXH 91

Biểu đồ 3.2. Số lượng và thời gian tổ chức mỗi khóa tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về BHXH đối với nhà báo 92

Vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách bảo hiểm xã hội của nhà báo - 2

Biểu đồ 3.3. Điều kiện thuận lợi để việc tiếp cận thông tin BHXH được hiệu quả hơn 94


MỞ ĐẦU


1. L do ự chọn đề tài

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện chính sách ASXH, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển bền vững đất nước, thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người lao động đã tích cực triển khai thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về BHXH qua đó đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống pháp luật, chính sách BHXH, bao gồm các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất đã từng bước được hoàn thiện, ngày càng đồng bộ, phù hợp với thực tế đất nước và thông lệ quốc tế. Chính sách BHXH đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò là một trụ cột chính của hệ thống ASXH, là sự bảo đảm thay thế, hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những rủi ro trong cuộc sống.

Do đó trong những năm qua số người tham gia BHXH ngày càng được mở rộng, số người được hưởng BHXH không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng khá nhiều người trong xã hội, các tổ chức, đơn vị sử dụng quản lý lao động xã hội, các tầng lớp nhân dân hiểu biết, nhận thức về BHXH còn rất hạn chế, chưa nắm bắt được ý nghĩa và vai trò của BHXH. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về BHXH là rất cần thiết đối với mọi tầng lớp nhân dân. Thực tế đó càng đặt ra yêu cầu chúng ta phải chủ động và tăng cường các hoạt động thông tin tuyên truyền những chính sách BHXH đến các tầng lớp nhân dân thông qua các phương tiện truyền thông, trong đó báo chí đóng


vai trò đặc biệt quan trọng. Hiện nay, công tác thông tin tuyên truyền về chính sách BHXH trên báo chí có vị trí và ý to lớn đối với công chúng. Trong đó đội ngũ các nhà báo đã không ngừng tiếp cận thông tin, đăng tải các bài viết tuyên truyền các chủ trương, các chính sách về BHXH. Mặt khác báo chí là cầu nối giữa người tham gia BHXH với các cơ quan thực hiện chính sách BHXH. Điều này không chỉ phản ánh những yếu tố tích cực mà BHXH mang lại mà còn lên án những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH. Do vậy, báo chí viết về BHXH hơn bao giờ hết cần đảm bảo tính chính xác, tính khách quan và hấp dẫn, nhằm định hướng thông tin, tạo dựng lòng tin cho độc giả và cũng là xây dựng tính chuyên nghiệp, tạo vị trí vững chắc cho báo chí viết về BHXH ở Việt Nam với độc giả. Ngoài ra, nhà báo cũng cần phải liên tục cập nhật thông tin, nâng cao kiến thức của mình và là một chuyên gia trong lĩnh vực BHXH.

Để làm được điều đó, trước hết nhà báo phải là chủ thể tích cực tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH, phải có chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ và năng lực của người làm báo chuyên ngành. Am hiểu sâu sắc những vấn đề cơ bản, cốt lõi của chính sách BHXH... Do đó, cần có sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong cung cấp thông tin, đặc biệt là về chính sách BHXH cho nhà báo để tạo điều kiện nhà báo hoạt phát huy được vai trò trong chính sách BHXH. Trong bối cảnh hiện nay với sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông kiểu mới thì việc xử lý và tiếp cận thông tin của nhà báo là yếu tố rất cần thiết để định hướng dư luận xã hội theo nguồn thông tin chính thống.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thông tin tuyên truyền về chính sách BHXH của nhà báo còn bộ lộ những hạn chế nhất định như việc tiếp cận và xử lý thông tin về BHXH, phương pháp và nội dung tiếp cận thông tin chưa đa dạng, việc kiểm chứng, xác minh thông


tin còn chậm, điều này ảnh hướng tới việc xử lý thông tin về BHXH. Do đó việc tiếp cận và xử lý thông tin của nhà báo về BHXH được coi là yếu tố then chốt trong công tác tuyên truyền, thực hiện chinhs sách BHXH một cách hiệu quả. Đồng thời để góp phần nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền về chính sách BHXH trên báo chí trong giai đoạn hiện nay, tác giả lựa chọn vấn đề: “Vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH của nhà báo” làm Đề tài Luận văn Thạc s của mình là việc làm hết sức cần thiết về cả lý luận, thực tiễn trong bối cảnh hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu iên qu n đ n đề tài

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề tiếp cận thông tin đang thu hút được sự quan tâm của các nhà nhiên cứu, các nhà hoạch định chính sách. Do vậy, có nhiều công trình nghiên cứu và các bài báo khoa học về lĩnh vực tiếp cận thông tin cũng đã được công bố rộng rãi trên toàn quốc.

- Từ góc độ nghiên cứu về Luật pháp:

Vấn đề tiếp cận thông tin được đưa ra và tìm hiểu khá rõ dưới góc độ pháp luật cả trên thế giới và Việt Nam. Trên thế giới, vấn đề tiếp cận thông tin xuất hiện lần đầu tiên năm 1776 tại Thụy Điển trong Luật về tự do báo chí. Đến thế kỷ 20, sự ra đời của Bản Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội 1966, quyền tiếp cận thông tin mới được thừa nhận rộng rãi. Vấn đề tiếp cận thông tin đã được xem xét, chú trọng và đã được hầu hết các nước trên thế giới cụ thể hóa bằng việc ban hành các Luật, Nghị định....Luật tự do thông tin, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Minh bạch và Tiếp cận thông tin Chính phủ, Luật Thông tin chính thức, Luật Minh bạch và tiếp cận thông tin Nhà nước


Mặc dù có những tên gọi khác nhau nhưng trên thực tế, không có sự khác biệt nhiều về nội dung và phạm vi điều chính của Luật. Hầu hết các luật đều xác định quyền được thông tin với nội hàm rộng bao gồm quyền của cá nhân, công nhân được tiếp cận tất cả các thông tin đang được lưu giữ bởi cơ quan công quyền (cơ quan thuộc nhánh hành pháp . Nhìn chung, quyền tiếp cận thông tin chỉ áp dụng đối với thông tin có trong hồ sơ chính thức. Tính đến năm 2016, đã có gần 100 nước ban hành Luật Tiếp cận thông tin 1. Tại Việt Nam, Luật Tiếp cận thông tin được Quốc hội thông qua ngày 06/4/2016 và có hiệu lực từ 01/7/2018, theo quy định công dân được tiếp cận thông tin bằng hai cách: tự do với thông tin được công khai hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước cung cấp.

- Từ góc độ tiếp cận và xử lý thông tin liên quan tới chính sách BHXH của nhà báo.

BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là trụ cột của hệ thống ASXH ở Việt Nam. Do vậy trong thời gian qua đã có nhiều công trình liên quan tới chủ đề này:

+ Luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về ASXH ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế” của nhà báo Dương Văn Thắng (bảo vệ năm 2013 . Tuy nhiên đề tài mới chỉ đề cập đến hoạt động truyền thông về ASXH của các tờ báo chứ chưa đề cập sâu tới vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo.

+ Đề tài “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền BHXH, BHYT” của tác giả Nguyễn Đức Toàn (bảo vệ năm 2014 . Đề tài đã nêu lên tổng quan về hiệu quả công tác tuyên truyền và các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác tuyên tuyền BHXH, BHYT. Đề tài cũng đã đánh giá



1 Nguyễn Thị Kim Thoa (2016), Luật Tiếp cận thông tin ở một số nước: Lợi ích hai chiều, http://nguoibaovequyenloi.com.


được thực trạng hiệu quả công tác tuyên truyền về BHXH, BHYT ở TW và BHXH các địa phương. Trên cơ sở những phân tích đánh giá thực trạng đó, đề tài đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên tuyền chính sách BHXH, BHYT. Tuy nhiên đề tài chưa đề cập tới vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo.

+ Luận văn Thạc sĩ “Việc tiếp cận thông tin tài chính của nhà báo Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Hữu Tuấn (bảo vệ năm 2014 . Đề tài đã hệ thống hóa và phân tích chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về tiếp cận thông tin của nhà báo nói chung, của ngành tài chính nói riêng; khảo sát, đánh giá thực trạng vấn đề tiếp cận thông tin về tài chính của nhà báo. Từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc tiếp cận thông tin tài chính đối với các nhà báo thời gian tới. Có thể thấy, đề tài mới chỉ đi sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận tiếp cận thông tin nói chung và tiếp cận thông tin tài chính của nhà báo nói riêng mà không đề cập tới việc tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo.

+ Đề tài “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện” của tác giả Nguyễn Đức Toàn (bảo vệ năm 2017 . Đề tài đã đánh giá làm rõ thực trạng tuyên truyền đối với người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và những vấn đề đặt ra. Đồng thời đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp để thực hiện tốt công tác tuyên truyền phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở nước ta trong thời gian tới.

+ Luận văn Thạc sĩ “Thông điệp về chính sách BHXH và BHYT trên Báo BHXH” của tác giả Phạm Tú Linh (bảo vệ năm 2018 đi sâu nghiên cứu đánh giá thực trạng nội dung; hình thức của các tác phẩm báo chí viết


về chính sách BHXH, BHYT. Qua đó kiến nghị những giải pháp để tăng hiệu quả tuyên truyền chính sách về BHXH, BHYT trên Báo BHXH, nhằm đáp ứng yêu cẩu chính trị của ngành BHXH được Đảng và Nhà nước giao.

+ Đề án “Đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền phù hợp với đặc điểm, tính chất đặc thù của từng nhóm đối tượng, vùng miền, bảo đảm hiệu quả công tác tuyên truyền gắn với phát triển đối tượng tham gia BHXH” của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (bảo vệ năm 2019 . Đề án đã đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền về BHXH; chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế hiện nay và những nguyên nhân của hạn chế. Đặc biệt, phân tích và làm rõ các nguyên nhân chủ quan, khách quan. Đề xuất nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền phù hợp với đặc điểm, tính chất đặc thù của từng nhóm đối tượng, vùng miền, bảo đảm hiệu quả công tác tuyên truyền gắn với phát triển đối tượng tham gia BHXH và định hướng cải cách chính sách BHXH trong giai đoạn 2020 - 2030.

Khái quát phần lịch sử nghiên cứu nêu trên cho thấy, hiện chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về việc tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH của nhà báo, từ đó đưa ra những giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả tiếp cận, xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo như đề tài đã thực hiện. Do đó đề tài mà tác giả lựa chọn sẽ không trùng lặp với các công trình khoa học trước đó nhưng vẫn đóng góp tích cực vào việc thực hiện chính sách BHXH của Nhà nước hiện nay và kế thừa, phát triển các kết quả khoa học của các công trình trước đó.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu củ đề tài

3.1. Mục đích:

Đề tài là hướng tới việc phân tích, đánh giá thực trạng về tiếp cận và xử lý thông tin về lĩnh vực BHXH của đội ngũ nhà báo trong bối cảnh hiện


nay. Làm rõ được phương pháp, nội dung tiếp cận thông tin và cách thức xử lý thông tin của nhà báo về BHXH. Từ đó nhận diện những vấn đề cấp thiết đang đặt ra hiện nay của đội ngũ các nhà báo, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc tiếp cận và xử lý thông tin về BHXH của nhà báo.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được những mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Một là, làm rõ một số vấn đề về lý luận tiếp cận và xử lý thông tin nói chung, tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH nói riêng.

- Hai là, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH của nhà báo và những vấn đề đặt ra hiện nay.

- Ba là, đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH đối với các nhà báo thời gian tới.

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH của nhà báo.

4.2. Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của đề tài là các nhà báo viết về BHXH có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên. Các cá nhân, cơ quan tổ chức triển khai thực hiện BHXH.

4.3. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về phương pháp tiếp cận thông tin, nguồn thông tin tiếp cận, đồng thời làm rõ

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí