Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Tiếp Cận Và Xử Lý Thông Tin Chính Sách Bhxh Của Nhà Báo


việc xử lý các thông tin về BHXH làm căn cứ cho việc tuyên truyền các chính sách BHXH.

- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu về vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH của nhà báo từ năm 2017 đến nay. Đồng thời nghiên cứu trên 03 Báo điện tử trong năm 2019 để làm rõ chất lượng, số lượng thông tin và hướng tiếp cận thông tin về BHXH của nhà báo.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Lý luận và phương pháp luận được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của luận văn để nhận thức các sự kiện, các hiện tượng là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các hiện tượng, vấn đề và sự kiện khi xem xét hoàn toàn không theo ý chủ quan hay áp đặt của con người mà được đặt trong những quy luật vận động và phát triển của thực tiễn. Điều này có nghĩa là tất cả các vấn đề các hiện tượng đều phải xem xét trong mối liên hệ biện chứng, phụ thuộc, tác động qua lại với nhau, chi phối ảnh hưởng lẫn nhau. Đồng thời phải đứng trên quan điểm toàn diện. Nghĩa là vấn đề này được đặt trong bối cảnh của sự phát triển, những biến đổi kinh tế - xã hội trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Áp dụng phương pháp luận vào trong quá trình nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ được những cơ sở lý luận về báo chí và chính sách BHXH. Đồng thời xem xét mối quan hệ biện chứng giữa nhà báo và chính sách BHXH, giữa nhà báo với người tham gia BHXH. Những cơ sở lý luận chung về thông tin và việc tiếp cận thông tin về chính sách BHXH của nhà báo.

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên, tác giả luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính sau đây:


- Kh o sát b ng b ng h i Tác giả sẽ sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi đối với 20 nhà báo viết về BHXH trên báo chí, đây là những nhà báo chuyên trách BHXH, BHYT của các cơ quan báo chí có ký kết phối hợp tuyên truyền thường xuyên với BHXH Việt Nam để đánh giá vấn đề tiếp cận thông tin của nhà báo về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; việc tiếp cận và xử lý thông tin BHXH của nhà báo; chất lượng và nội dung thông tin về BHXH trên báo chí hiện nay dưới góc nhìn của nhà báo. Bên cạnh đó, đề tài cũng tiến hành khảo sát 15 người cung cấp thông tin tại các cơ quan quản lý Nhà nước ở TW và địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

- Ph ng vấn sâu Tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn sâu 02 nhóm đối tượng là nhà báo và cán bộ phụ trách cung cấp thông tin BHXH ở các cơ quan Nhà nước, mỗi nhóm gồm 03 - 05 phiếu. Nội dung của phiếu câu hỏi phỏng vấn sâu sẽ tập trung vào đánh giá thực trạng, khó khăn của nhà báo trong việc tiếp cận thông tin về BHXH; thực trạng, khó khăn đối với người cung cấp thông tin; vấn đề giải pháp của nhà báo, cán bộ truyền thông thuộc cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH để tăng cường hiệu quả tiếp cận thông tin BHXH. Tùy theo điều kiện, đề tài sẽ thực hiện phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng vấn gián tiếp (qua điện thoại, email... .

- Phân tích nội dung văn b n Tác giả sẽ phân tích các nội dung thông tin BHXH được đưa ra trong một thời điểm, bao gồm chủ đề bài viết, các hướng tiếp cận các nguồn tin cho bài viết, cách thức xử lý các số liệu, chi tiết thông tin trên Báo điện tử...Từ đó, tìm hiểu năng lực tiếp cận, xử lý thông tin cũng như trình độ và k năng chuyên môn của nhà báo viết về BHXH như thế nào.

Vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách bảo hiểm xã hội của nhà báo - 3

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích đối chiếu, nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân loại để từ đó đi đến những kết luận khoa học.


6. Ý nghĩ uận và thực tiễn củ đề tài

6.1. Ý nghĩa lý luận

Đề tài cũng góp phần vào củng cố thêm những cơ sở lý luận về báo chí trong tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo. Mặt khác đề tài sẽ góp phần làm phong phú thêm kiến thức lý thuyết về phương thức tiếp cận và xử lý thông tin nói chung, thông tin BHXH nói riêng, đặc biệt kết quả của đề tài còn là cơ sở cho các hướng nghiên cứu tiếp theo về cách tiếp cận và xử lý thông tin của nhà báo, một trong những điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng chuyên môn của nhà báo, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công chúng.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho đội ngũ nhà báo, cơ quan quản lý báo chí, cơ quan đào tạo báo chí và các cán bộ của cơ quan nắm giữ thông tin liên quan đến báo chí, giúp họ có thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cũng như cách nhìn nhận mới về cách tiếp cận và xử lý thông tin BHXH trong tương lai.

7. K t cấu đề tài

Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Đề tài gồm 03 Chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo

Chương 2: Thực trạng tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo hiện nay

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH đối với nhà báo


CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CHÍNH SÁCH BHXH CỦA NHÀ BÁO


1.1. Khái niệm

1.1.1. Thông tin, tiếp cận thông tin và xử lý thông tin

Lý luận và thực tiễn cho thấy, ba khái niệm thông tin, tiếp cận thông tin và xử lý thông tin là ba khái niệm khác nhau nhưng thường đi liền với nhau, có mối quan hệ biện chứng giữa chúng với nhau, không tách rời và bổ sung cho nhau.

Thông tin là những tin tức về sự vật, hiện tượng xảy ra trong đời sống hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, hằng giây trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội được thông báo, giao lưu, lan truyền, liên hệ giữa các cá nhân, tập thể, cộng đồng nắm được để biết rằng đã, đang, hoặc sẽ có một sự việc, hiện tượng vừa xảy ra hoặc đã xảy ra, sẽ xảy ra. Thông tin là một hoạt động, một hiện tượng xã hội tất yếu của đời sống xã hội nó đáp ứng nhu cầu của đời sống con người trên mọi lĩnh vực để tồn tại và phát triển.

Thông tin bao giờ cũng hàm chứa những nội dung nhất định (có thể thực hoặc không thực vì những mục đích nào đấy. Thông tin trên nhiều hình thức, nhiều phương tiện, nhiều “kênh” khác nhau tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Thông tin bắt nguồn từ các khâu phát thông tin, truyền thông tin, tiếp cận thông tin, xử lý thông tin. Bất cứ thông tin nào cũng kéo theo một loạt các trạng thái sau đó, loan truyền trong xã hội, rộng hẹp, nông sâu khác nhau tùy theo mức độ, phạm vi vấn đề. Để nắm được bản chất nội dung nông sâu, rộng hẹp, thực hư, đúng sai đến đâu lại tùy thuộc vào khả năng tiếp cận thông tin và xử lý thông tin.


Tiếp cận thông tin là quá trình quan sát, nắm bắt các khía cạnh của sự vật, hiện tượng, nắm chắc nguồn gốc khách quan, chủ quan của thông tin để vạch ra hiểu đúng bản chất thông tin. Tiếp cận thông tin vì thế là một hoạt động khoa học, khách quan, có phương pháp biện chứng để tìm được nguồn gốc bản chất hình thành tin tức, không bị chủ quan, phiến diện hoặc thông qua nguồn khác gián tiếp, không trực tiếp để có thể nắm đúng sự thật, nắm đúng bản chất thông tin. Tiếp cận thông tin tùy thuộc vào việc xác định mục đích, yêu cầu, tính cần thiết tiếp cận thông tin; tùy thuộc hình thức, biện pháp, phương thức và trình độ năng lực người tiếp cận thông tin...

Xử lý thông tin dựa trên cơ sở tiếp cận đúng bản chất thông tin, nắm rõ nguồn gốc hình thành thông tin, bày tỏ rõ quan điểm, thái độ, hình thức, biện pháp xử lý thông tin làm định hướng nhận thức chung cho xã hội một cách đúng đắn; phê phán, bác bỏ những nhận thức, quan điểm sai trái trước những thông tin đã diễn ra. Xử lý thông tin là khâu quan trọng có tính quyết định trước mỗi thông tin đối với xã hội. Kết quả xử lý thông tin tùy thuộc vào chất lượng thông tin đúng sai mà người xử lý biết chọn lọc đến đâu, nắm bắt đúng, đủ bản chất hình thức, thuộc tính thông tin, những kết luận rút ra do trình độ nhận thức của người xử lý thông tin.

1.1.2. Chính sách BHXH

Chính sách BHXH là một chính sách quan trọng, bảo đảm tính ổn định chính trị xã hội và phát triển, mở rộng và hoàn thiện chế độ. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và thực hiện chính sách ASXH, phúc lợi xã hội. Thực tế nhận thức của toàn xã hội về tăng trưởng kinh tế đi liền với tiến bộ và công bằng xã hội chưa thật cụ thể, sâu sắc, cần phải đạt tới. Hệ thống luật pháp và chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXH nhằm điều tiết tốt hơn mối quan hệ xã hội; thực hiện tốt hơn chính sách ASXH,


thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Chính sách BHXH thể hiện trình độ văn minh và tiến bộ xã hội. Nó tùy thuộc vào các yếu tố nền tảng kinh tế, chính trị, văn hóa, văn minh của xã hội.

Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các cấp bộ Đảng, chính quyền, các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng, chính sách xóa đói giảm nghèo; chính sách ASXH, BHXH, BHYT, BHTN...chăm sóc con người có nhiều tiến bộ được nhân dân trong nước và bạn bè thế giới thừa nhận, đánh giá cao.

Tuy nhiên để chính sách ASXH nói chung, BHXH nói riêng ổn định và phát triển vững chắc, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XII chỉ rõ: Tiếp tục hoàn thiện chính sách ASXH phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống ASXH đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống. Phát triển và thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT, BHTN, bảo biểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp...chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền ASXH của công dân. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng thể hiện chủ trương, đường lối nhất quán của Đảng xây dựng một nước văn minh, giàu mạnh, mọi người dân đều được bình đẳng, hạnh phúc, văn minh, tiến bộ. Chính sách ASXH, BHXH nhằm chăm lo con người, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau, nhất là những người bị yếu thế, dễ tổn thương hoặc người bị rủi ro trong cuộc sống.

Nước ta hiện nay đang ở giai đoạn phát triển dân số vàng nhưng cũng đang đặt ra nhiều vấn đề quan trọng về dân số và lao động trong tương lai không xa trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách ASXH, chính sách BHXH...cần có tầm nhìn chiến lược, khoa học về dân số, về lao động...phát triển vững chắc. Thực tế dân số già tăng, tuổi thọ


người dân ngày càng cao là một tiến bộ nhưng cũng đang đặt ra cho chính sách BHXH nhiều vấn đề mới, những bất cập ngày càng tăng. Chính sách BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, mang tính nhân văn sâu sắc của chủ nghĩa xã hội, khuyến khích mọi người lao động tự nguyện, tự giác tham gia nhằm bảo đảm bù đắp phần thu nhập cho chính mình khi đã giảm hoặc mất nguồn thu nhập khi về già hoặc gặp rủi ro, tử tuất đỡ bị hẫng hụt trong cuộc sống. Chính sách BHXH gắn tới tổng thể các chính sách kinh tế - xã hội; gắn với chính sách dân số; gắn với chiến lược phát triển đất nước lâu dài, toàn diện, chăm lo cuộc sống mọi người dân, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội. Vì thế việc tuyên truyền về chính sách BHXH là cần thiết nhưng không hề đơn giản cần có phương pháp khoa học và chiến lược lâu dài.

1.1.3. Tiếp cận, xử lý thông tin chính sách BHXH

Tiếp cận thông tin là quyền của tất cả mọi người dân, là quyền công dân, quyền con người được pháp luật Nhà nước đảm bảo. Cùng với đó Đảng và Nhà nước thực hiện công khai thông tin cần thiết để người dân biết và thực hiện. Nhà báo là người trực tiếp thông tin về nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại...trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách cập nhật, công khai giúp các tầng lớp nhân dân nắm bắt, hiểu biết và thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Chính sách BHXH là một chính sách lớn, quan trọng, đòi hỏi nhà báo phải tiếp cận các thông tin nói chung, thông tin chính sách BHXH nói riêng một cách kịp thời, chân thực, chính xác để cung cấp cho các tầng lớp nhân dân hiểu rõ và thực hiện. Nhà báo tiếp cận, xử lý thông tin không chỉ cho mình mà còn phục vụ nâng cao nhận thức, hiều biết cho người khác, không những một người mà cho nhiều người, cho xã hội. Vì thế tiếp cận,


xử lý thông tin của nhà báo đòi hỏi ở tầng hiểu biết sâu rộng, chắc chắn, đúng bản chất đủ thuyết phục người đọc, người nghe nhận thức đúng, rõ về BHXH.

Nhà báo không thông tin một cách “khách quan chủ nghĩa” mà phải thông tin trên cơ sở đã xử lý thông tin để cung cấp thông tin chân thực, chính xác, kịp thời cho người dân.

Thông tin và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo đòi hỏi có phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. Mọi thông tin chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại cũng như chính sách BHXH, nhà báo phải có trình độ chính trị, tư tưởng đúng đắn, hiểu sâu đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước; phải có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, không vụ lợi, không vì lợi ích cá nhân, vì đồng tiền mà bẻ cong ngòi bút, lý giải sai sự thật...Xử lý thông tin đúng đắn phải có nghiệp vụ thông thạo trong cách tiếp cận thông tin, xử lý thông tin, phản ánh thông tin khoa học, chính xác, rõ ràng, chân thực.

Tiếp cận và xử lý thông tin nói chung, chính sách BHXH nói riêng đúng đắn, khoa học, rõ ràng, chân thực có tác dụng, định hướng nhận thức cho người đọc, người nghe về mỗi thông tin quan trọng liên quan đến lợi ích của chính họ. Trái lại với sự tiếp cận, xử lý thông tin sai sự thật dù chủ tâm hay vô ý đều dẫn đến những tai hại khó lường.

Cùng một thông tin có nhiều cách tiếp cận và xử lý khác nhau do trình độ, nhận thức, dụng ý khác nhau. Cho nên tiếp cận thông tin và xử lý thông tin có trình độ, có văn hóa là đòi hỏi đối với mọi người dân, song quan trọng trước hết và thường xuyên, cần thiết là đối với nhà báo. Phẩm chất đạo đức và trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố tối cần thiết với mọi người, mọi nghề, nhưng với nhà báo lại càng tối cần thiết.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023