V I Trò Và Quy Trình Ti P Cận, Xử Thông Tin Chính Sách Bhxh Củ Nhà Áo


Phẩm chất và trình độ năng lực nhà báo thể hiện ngay quá trình tiếp cận và xử lý thông tin. Động cơ đúng, trung thực nhưng cũng cần có năng lực trình độ giỏi mới tiếp cận, xử lý thông tin nói chung, thông tin BHXH nói riêng đúng và ngược lại. Nhà báo vì thế cần phải có cả chẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ báo chí tiếp cận, xử lý thông tin. Đây như những điều kiện cần và đủ của nhà báo.

1.2. V i trò và quy trình ti p cận, xử thông tin chính sách BHXH củ nhà áo

1.2.1. Tiếp cận thông tin chính sách BHXH của nhà báo

Chính sách BHXH là một chính sách xã hội rộng rãi mà hoạt động của nhà báo phải am hiểu sâu sắc đối tượng, nội dung, phương pháp tuyên truyền để đạt được hiệu quả. Vì thế việc tiếp cận thông tin chính sách BHXH đối với nhà báo là việc làm đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả công việc của nhà báo. Vậy tiếp cận thông tin chính sách BHXH của nhà báo là tiếp cận cái gì ? tiếp cận như thế nào ? tiếp cận để làm gì ?...

Tiếp cận của nhà báo về thông tin BHXH, trước hết và trên hết là tiếp cận những thông tin “gốc” về BHXH. Những thông tin “gốc” đó là Luật BHXH, Nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về BHXH. Theo quy định của Luật BHXH năm 2014: “Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là người Việt Nam, từ đủ 15 tuổi, không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, đều có thể tham gia BHXH tự nguyện”. Như vậy, cùng với hình thức BHXH bắt buộc, chúng ta có cả hình thức BHXH tự nguyện.

Việc tiếp cận chính sách BHXH của nhà báo để phản ánh, tuyên truyền, vận động nhân dân, vận động người lao động tham gia BHXH với cả hai hình thức BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Hai chủ trương BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc là sự quan tâm cụ thể, thiết thực của


Đảng và Nhà nước với đông đảo, rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Nhà báo phải làm cho nhân dân hiểu rõ tính nhân văn của Đảng và Nhà nước, những lợi ích thiết thực của mình chủ động, tự giác thực hiện có hiệu quả.

Nhà báo tiếp cận thông tin chính sách BHXH trước hết là tiếp cận đối tượng chính sách BHXH chung nhất, bao quát nhất. Đó là làm rõ chính sách BHXH bao gồm chính sách hưu trí đối với những người lao động đến tuổi nghỉ hưu. Đối với nước ta chính sách tuổi nghỉ hưu đối với người lao động đã có sự điều chỉnh, thay đổi từ năm 2021. Vì thế tiếp cận chính sách BHXH đối với người lao động hết tuổi lao động đặt ra một thực tế mới cần có cách nhìn, quan điểm mới, phù hợp. Chính sách BHXH đối với các vấn đề ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, BHTN, thai sản, tử tuất...đều có nội dung quy định rất cụ thể, phong phú, đa dạng và phức tạp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Để giúp các đối tượng nhận thức sâu sắc về chính sách BHXH thiết thực với mình, nhà báo phải tiếp cận chính sách, đường lối, quan điểm chung của Đảng và Nhà nước về BHXH. Vai trò của tiếp cận thông tin chung về chính sách BHXH giúp cho người dân có con mắt toàn diện, tổng thể về BHXH trong từng lĩnh vực, đặc biệt cụ thể với bản thân. Thời gian gần đây, chính sách BHXH với người hưu trí, Đảng, Nhà nước có nhiều điểm mới từ xác định tuổi nghỉ hưu; thời gian kéo dài làm thêm; thời gian kéo dài hoặc bổ sung các chế độ cần thiết; chế độ tiền lương, tăng lương...nhà báo cần tiếp cận k lưỡng, thông báo cụ thể rõ ràng, tường tận cho người hưởng chế độ. Người về hưu thường tuổi cao, ít có điều kiện tiếp cận thông tin nên càng cần có sự hướng dẫn, tuyên truyền đầy đủ trên báo chí.

Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành TW Đảng khóa XII đã quy định những nội dung cụ thể hướng dẫn cải cách BHXH toàn dân theo quan điểm xây dựng hệ thống BHXH đa tầng. Nhà

Vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách bảo hiểm xã hội của nhà báo - 4


báo cần nghiên cứu k , tuyên truyền rõ cho nhân dân thế nào là hệ thống BHXH đa tầng; cấu tạo đối tượng và chính sách BHXH cụ thể với từng tầng trong hệ thống...Tăng cường sự liên kết, hỗ trợ giữa các chính sách BHXH cũng như tính linh hoạt của các chính sách nhằm đạt được mục tiêu mở rộng diện bao phủ; cải cách trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách nhằm củng cố niềm tin, tăng cường mức độ hài lòng của người dân tham gia BHXH. Đẩy mạnh quá trình gia tăng số lao động tham gia BHXH trong khu vực phi chính thức. Thực hiện điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình. Sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng BHXH để đạt mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH...

Trách nhiệm cao của nhà báo là phải tiếp cận thông tin của Nghị quyết TW trên một cách đúng đắn, sâu sắc giúp người dân hiểu được quan điểm của Đảng về chính sách BHXH hiện nay. Từ đó tạo nên sự đồng thuận trong quá trình xây dựng và thực hiện những nội dung cải cách chính sách BHXH. Vai trò tiếp cận thông tin như vậy một cách sâu sắc, đúng đắn, chân thực giúp cho người dân nhận thức rõ chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về BHXH đúng đắn mang lại lợi ích lâu dài cho người lao động góp phần thực hiện tốt chính sách ASXH.

Nước ta tuy ở giai đoạn dân số vàng, nhưng đang chuyển nhanh sang giai đoạn dân số già, tốc độ dân số già nhanh, tức là nhu cầu ASXH gia tăng, đến một lúc nào đó qu BHXH không đủ đáp ứng yêu cầu xã hội. Việc tiếp cận thông tin BHXH chân thực, khách quan, thấy rõ xu thế tất yếu đang và sẽ diễn ra sẽ giúp cho các cơ quan chức năng, các cấp bộ Đảng, chính quyền, đặc biệt người dân hiểu rõ xu thế tất yếu đó để chủ động, tự giác tham gia thực hiện các chủ trương, biện pháp cải cách BHXH hiện nay. Để mọi người dân hiểu rõ và chủ động tham gia BHXH một cách tự giác, cùng với các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, nhà báo có vai


trò quan trọng, trực tiếp, thường xuyên. Vì vậy, nhà báo phải tiếp cận thông tin BHXH một cách khoa học để xử lý thông tin, tuyên truyền chính sách BHXH một cách có hiệu quả.

1.2.2. Nhà báo xử lý thông tin chính sách BHXH

Để nhân dân tăng cường lòng tin, mức độ hài lòng và thực hiện mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH, nhà báo có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền sâu rộng về chính sách BHXH, nâng cao nhận thức của người dân. Việc làm này đòi hỏi nhà báo không chỉ tiếp cận thông tin chính sách BHXH mà còn quan trọng hơn, cần thiết hơn là xử lý tốt thông tin chính sách BHXH.

Xử lý thông tin chính sách BHXH bao gồm nhiều việc phải làm, nhiều nội dung thiết thực cụ thể, song có thể khái quát ở những việc chính sau:

Nghiên cứu đi sâu làm rõ những quan điểm, chủ trương, biện pháp, yêu cầu, nội dung cơ bản của đường lối, nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về chính sách BHXH. Qua đây giúp cho các cơ quan chức năng, các cấp bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể, đơn vị sử dụng lao động, người dân hiểu rõ vai trò chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về chính sách BHXH mà chủ động, tự giác thực hiện. Để xử lý tốt thông tin chính sách BHXH, nhà báo phải có trình độ chính trị, lý luận và thực tiễn, những quan điểm, tư tưởng chiến lược của Đảng và Nhà nước cần thiết đủ để nhân dân nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách BHXH hiện nay. Tuy nhiên phải tuyên truyền cho nhân dân hiểu biết chủ trương, đường lối, nghị quyết, chính sách BHXH bằng những ngôn ngữ, cách diễn đạt bình dân, dễ hiểu, phổ thông để ai cũng có thể nhận thức dễ dàng. Trình bày những điểm mấu chốt, cơ


bản, gọn gàng, dễ hiểu, không dài dòng, rối rắm, ngoa ngôn, bác học, xa lạ với người dân.

Nhà báo đi sâu tiếp cận và xử lý làm rõ 11 nội dung cải cách chính sách BHXH của Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành TW Đảng. Đây là cơ sở, là căn cứ để thực hiện những cải cách, những điểm mới làm lợi cho người dân thực hiện BHXH trong tình hình mới. Trên cơ sở nhận thức rõ, tạo sự đồng thuận giữa Đảng và Nhà nước, các tầng lớp nhân dân thực hiện Nghị quyết, thúc đẩy xã hội phát triển.

Nhà báo xử lý thông tin làm rõ chủ trương của Đảng xây dựng hệ thống BHXH đa tầng là thế nào ? Vì sao phải như vậy ? Ý nghĩa, sự cần thiết phải xây hệ thống BHXH đa tầng hiện nay...

Nhà báo xử lý thông tin về chủ trương liên kết, hỗ trợ giữa các chính sách BHXH cũng như tính linh hoạt của các chính sách nhằm đạt được mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH không những giúp các cơ quan chức năng mà nhân dân thấy rõ tính hữu hiệu, linh hoạt, sinh động của cải cách chính sách BHXH hiện nay.

Nhà báo xử lý thông tin của Nghị quyết để thấy rõ những chủ trương, quan điểm, nội dung, hình thức, biện pháp cần thiết để nhân dân, cán bộ, đảng viên, người lao động chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện nhằm củng cố niềm tin, tăng mức độ hài lòng của người lao động tham gia BHXH.

Một vấn đề mới và khó hiện nay là nhà báo xử lý thông tin chính sách BHXH làm cho gia tăng số người tham gia BHXH trong khu vực phi chính thức. Hiện nay trong điều kiện kinh tế thị trường, đa thành phần kinh tế, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể phát triển mạnh mẽ, họ tự chủ về mọi mặt, dễ sao nhãng việc quan tâm đến cá nhân với vấn đề xã hội lâu dài như BHXH.


Một thông tin mới liên quan đến BHXH là điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình mà nhà báo phải xử lý tốt, nhuần nhuyễn, có sức thuyết phục, có hiệu quả.

Thiết thực và liên quan trực tiếp đến người tham gia BHXH là thông tin sửa đổi các quy định mức đóng, căn cứ đóng BHXH để đạt mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH mà nhà báo phải xử lý thấu đáo có lý, có tình hiện nay.

Ngoài những vấn đề quan trọng trên, xử lý thông tin về chính sách BHXH của nhà báo cần làm rõ những vấn đề cần thiết như ai là đối tượng BHXH hiện nay; Mối quan hệ giữa chính sách BHXH với chính sách ASXH và các chính sách kinh tế - xã hội khác; Nguyên tắc đóng - hưởng của chính sách BHXH; Thế nào là mở rộng diện bao phủ BHXH; Những chủ thể thực hiện chính sách BHXH và mối quan hệ, trách nhiệm của các chủ thể ấy; Đâu là hệ thống tổ chức BHXH; Vai trò nhiệm vụ, chức năng của các tổ chức, đơn vị trong hệ thống đó; Đảng và Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra, giám sát xã hội thực hiện chính sách BHXH thường xuyên...Đối với từng vấn đề phải xử lý thông tin BHXH, nhà báo tiếp cận và xử lý thông tin BHXH phải đạt được sự trung thực, khách quan, đúng bản chất có sức thuyết phục, củng cố niềm tin với nhân dân về chính sách BHXH. Vì thế xử lý thông tin BHXH bao gồm xử lý các thông tin về BHXH và chất lượng, hiệu quả, mục đích của việc xử lý thông tin BHXH.

1.3. Những nh n tố ảnh hưởng đ n hiệu quả ti p cận và xử thông tin chính sách BHXH củ nhà áo

1.3.1. Nhân tố chủ quan

Việc tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách BHXH của nhà báo tùy thuộc rất lớn vào nhân tố chủ quan của nhà báo. Đều cùng một hiện thực khách quan tồn tại công khai, đầy đủ như chủ trương, nghị quyết,


chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về chính sách BHXH; đều cùng một thực tế xã hội là nhận thức, hoàn cảnh, sự phong phú, đa dạng, phức tạp của người tham gia BHXH...Nhưng mỗi nhà báo có cách tiếp cận và xử lý khác nhau vì thế mà hiệu quả rất khác nhau. Có người đi sâu tiếp cận xử lý thông tin ở tầng bản chất, ở các cơ sở lý luận và thực tiễn một cách khoa học; có người tiếp cận và xử lý ở tầng hình thức bề ngoài, hiện tượng hời hợt thiếu tính thuyết phục vì thế hiệu quả hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu...

Cho nên tiếp cận và xử lý thông tin tùy thuộc phần lớn, cơ bản vào yếu tố chủ quan của nhà báo. Làm nên yếu tố chủ quan của nhà báo lại phụ thuộc vào trình độ nhận thức chính trị, tư tưởng, vị thế vai trò của nhà báo về nghề nghiệp của mình; phụ thuộc vào năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH. Có trường hợp về ý thức chính trị, tư tưởng rất tốt, rất muốn tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH tốt để có sản phẩm báo chí tốt, nhưng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ non nên không biết tiếp cận thông tin từ đâu, như thế nào và càng không biết xử lý thông tin một cách cơ bản, mạch lạc, rõ ràng để có sản phẩm báo chí tốt, phục vụ có hiệu quả xã hội. Vậy nhân tố chủ quan của nhà báo đối với tiếp cận và xử lý thông tin BHXH bao gồm trình độ giác ngộ chính trị, tư tưởng, lý luận, nắm vững đường lối chính sách BHXH; trình độ tiếp cận, quan sát, phát hiện, nắm bắt, xử lý thông tin BHXH; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tác nghiệp của nhà báo trước những vấn đề cụ thể, thiết thực đang đặt ra.

1.3.2. Nhân tố khách quan

Cùng với nhân tố chủ quan, nhân tố khách quan có vai trò quan trọng giúp nhà báo tiếp cận, xử lý thông tin có hiệu quả. Trước hết nhân tố khách quan đối với nhà báo là Đảng và Nhà nước có định hướng chiến lược về


chính sách BHXH trong từng thời kỳ cách mạng của đất nước. Điều đó thể hiện ở việc ban hành các chiến lược, nghị quyết, pháp luật, chính sách cụ thể về BHXH làm căn cứ pháp lý cho việc tổ chức, thực hiện chính sách BHXH. Những văn bản pháp lý này vừa là ánh sáng soi đường chỉ lối, vừa là căn cứ, là sự chỉ đạo cụ thể để các tổ chức cá nhân xã hội thực hiện. Đây là yếu tố khách quan quyết định, cơ bản, trước tiên để nhà báo tiếp cận và xử lý thông tin BHXH. Không có yếu tố này hoặc xa rời yếu tố này, việc tiếp cận và xử lý thông tin chính sách BHXH của nhà báo đều không đáp ứng yêu cầu hoặc thất bại.

Tiếp đó là những văn bản hướng dẫn việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp bộ Đảng, chính quyền, cơ quan chức năng, các đoàn thể, hệ thống chính trị cùng đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo, tổ chức triển khai cụ thể, rõ ràng, quyết liệt, tạo sự đồng thuận xã hội...là những yếu tố khách quan, là nền tảng vật chất và tinh thần cổ vũ, khích lệ nhà báo say sưa, hứng thú tiếp cận và xử lý thông tin BHXH có hiệu quả.

Điều quan trọng hơn cả là các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến việc tiếp cận thông tin và xử lý thông tin BHXH mở rộng cửa sẵn sàng tạo điều kiện cho nhà báo tiếp cận thông tin và xử lý thông tin chính sách BHXH một cách thuận tiện, dễ dàng. Sự hợp tác chặt chẽ, nhịp nhàng, thuận tiện, đầy đủ, tạo mọi cơ hội cho nhà báo tiếp cận và xử lý thông tin BHXH chính xác, kịp thời, có hiệu quả.

Xã hội, người lao động, công chúng của các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí hợp tác thường xuyên, phản ánh kịp thời chính xác, khách quan với tinh thần tích cực xây dựng cũng là một yếu tố giúp nhà báo tiếp cận và xử lý thông tin trúng, đúng, kịp thời, hay, có hiệu quả.

Cơ quan quản lý báo chí từ cấp TW đến cấp cơ sở chỉ đạo sát sao, có kế hoạch phù hợp, thiết thực, cụ thể cũng là yếu tố khách quan trực tiếp

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí