thân doanh nghiệp mà cho ngay chính bản thân người lao động như: lãnh đạo không tin tưởng, đồng nghiệp không vui vẻ, không có sự quan tâm lẫn nhau…
1.2.2. Đối với doanh nghiệp
Thực nghiệm đã cho thấy: “ Năng suất làm việc = Năng lực + động lực làm việc”. Theo các chuyên gia trung tâm đào tạo Quản trị kinh doanh INPRO (trung tâm đào tạo dành cho doanh nhân và các doanh nghiệp của IndochinaPro - Tập đoàn đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu tại Việt Nam) và những người làm nghề nhân sự thì đối với nguồn lực tại Việt Nam tỷ lệ trong phép toán này luôn là động lực lớn hơn năng lực. Điều đó cũng có nghĩa việc quản lý và đánh giá nhân viên cần dựa trên cơ sở chú trọng vào động lực - thỏa mãn yếu tố tinh thần của nhân viên bên cạnh thỏa mãn nhu cầu của doanh nghiệp. Động lực lao động là kết quả tổng hòa của nhiều yếu tố tác động đến người lao động. Nếu động lực lao động lớn sẽ làm tăng năng suất làm việc của người lao động, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất và đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Tác dụng của tạo động lực cho người lao động không chỉ nhìn thấy rõ ở mức độ tăng năng suất làm việc mà còn có tác dụng làm cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp hơn, gìn giữ và thu hút nhân tài, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và mở rộng thị trường.
Tạo động lực làm việc cho người lao động sẽ làm cho các hoạt động khác của doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn, giúp nhà lãnh đạo quản lý hơn, tiết kiệm các chi phí, tránh lãng phí trong lao động.
1.3. Tổng quan về Ngành dệt may Việt Nam
Công nghiệp dệt may đã có ở Việt Nam khoảng 1 thế kỉ nay, còn những hoạt động thủ công truyền thống như thêu thùa thì đã tồn tại từ rất lâu. Theo số liệu ghi chép thì sự phát triển chính thức của ngành công nghiệp dệt Nam Định được thành lập vào năm 1889. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, ngành
công nghiệp này phát triển nhanh hơn đặc biệt là ở miền Nam, tại đây các công ty dệt may với các máy móc hiện đại của Châu Âu đã được thành lập. Trong thời kì này, tại miền Bắc các doanh nghiệp nhà nước sử dụng các thiết bị của Trung Quốc, Liên Xô và Đông Âu cũng đã được thành lập. Mặc dù từ những năm 1970 ngành đã bắt đầu xuất khẩu nhưng phải đến đầu những năm 1990 xuất khẩu của ngành mới đạt được những thành tựu đáng kể, đến nay ngành dệt may Việt Nam đã chiếm giữ một ví trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Các sản phẩm may mặc Việt Nam được hầu hết các nhà nhập khẩu chuyên ngành lớn trên thế giới đánh giá cao về chất lượng, hợp lý về giá cả và tin cậy trong giao hàng.
1.3.1. Vị trí của ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam
Dệt may là ngành có truyền thống lâu đời ở Việt Nam, hiện nay các sản phẩm dệt may đã tạo được vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. Dệt may đang giữ vị thế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân: sử dụng gần 2,2 triệu lao động (trong tổng số khoảng 6 triệu lao động công nghiệp)21. Trong hơn 10 năm qua, hàng dệt may luôn đứng thứ 2 (sau dầu thô) trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu chiếm xấp xỉ 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong giai đoạn 2000 - 2007, hàng may mặc xuất khẩu tăng bình quân hàng năm là 20-25% chiếm khoảng 13-14% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước22. Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 4.8 tỷ USD, năm 2006 đạt 5.8 tỷ USD, năm 2007 đạt 7.8 tỷ USD tăng 31% so với năm 2006 và kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 9.1 tỷ USD tăng 17% so với năm 2007
Trong những năm gần đây, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành dệt may trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp ổn định ở mức khoảng 10%. Tỷ lệ tăng trưởng ngành dệt may cao hơn tỷ lệ tăng trưởng GDP và tương đương với tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp toàn ngành. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu dệt
21 http://www.sanotc.com.vn
22 TS. Nguyễn Văn Thông (2007), Đánh giá trình độ công nghệ Dệt – May Việt Nam, viện kinh tế kỹ thuật Dệt – May
may trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước trong những năm gần đây luôn chiếm trên 12%.23
1.3.2. Đặc điểm chung của ngành dệt may Việt Nam
Ngành công nghiệp dệt may được phân thành lĩnh vực dệt, nhuộm và lĩnh vực may.
Hoạt động cụ thể của lĩnh vực dệt là sản xuất sợi và chỉ. Trong công đoạn gia công, lĩnh vực dệt có nhiều công đoạn gia công quan trọng không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng của chỉ trong các công đoạn sử dụng sợi ngắn và sợi dài làm chỉ, quản lý chỉ số độ lớn của chỉ, tỷ lệ tạp chất, tỷ lệ co, độ dai mà còn quyết định đến khả năng cung cấp. Lĩnh vực này cần ưu tiên tập trung vốn trong ngành dệt may, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất sợi dài. Đây là lĩnh vực hoạt động mạnh về tính kinh tế quy mô, nên đòi hỏi đầu tư về mặt thiết bị hơn các lĩnh vực khác.
Nếu so sánh với lĩnh vực dệt thì lĩnh vực nhuộm tốn nhiều nhân công hơn nhưng có đặc trưng về kỹ thuật và sản xuất đa dạng nhất. Trong sản xuất sợi tổng hợp để chế biến vải, lĩnh vực này cũng đòi hỏi sự đầu tư nhiều về vốn để hoạt động mang tính kinh tế quy mô. Ngoài ra, vấn đề tổ chức sản xuất được diễn ra ở các doanh nghiệp gia công chuyên môn hoá các công đoạn như: nhuộm, hiệu chỉnh, gia công in, hoàn thiện sản phẩm. Tiến hành các công đoạn gia công, sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện trong cơ chế phân chia các doanh nghiệp chuyên môn với những kĩ thuật đặc thù.
Lĩnh vực may là lĩnh vực cần nhiều nhân lực và tính quy mô nhỏ. Trừ những người gia công nhuộm, hiệu chỉnh thì đây là lĩnh vực có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ nhất. Khi bắt đầu tiến hành sản xuất lĩnh vực này, vốn đầu tư ban đầu nhỏ, không bị đọng vốn nên lĩnh vực may hiện được đầu tư nhiều
23 Lê Quốc Ân (2005), Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp hội Dệt - May
ở những nước đang phát triển. Nội dung cơ bản của lĩnh vực này là sản xuất hàng dệt may với công đoạn: cắt, may, hoàn thiện sản phẩm.
* Về lao động
Ngành dệt may là ngành sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều lao động. Đây cũng là ngành sử dụng được lợi thế so sánh về nguồn lao động của các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam. Đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước là tham gia vào phân công lao động và hợp tác thương mại quốc tế. Theo tính toán, để sản xuất 1 triệu sản phẩm may mặc trong một năm cần từ 700 đến 800 lao động trực tiếp, ngoài ra còn thu hút được một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động gián tiếp.
* Vốn đầu tư – công nghệ kỹ thuật
Vốn đầu tư vào ngành sản xuất hàng dệt may thấp hơn so với vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp khác. Nhà xưởng sản xuất không yêu cầu kỹ thuật cao, máy móc thiết bị không đòi hỏi chi phí lớn. Đặc biệt với ngành may, suất đầu tư tương đối thấp, chỉ khoảng 0.6 – 0.8 triệu USD/1 triệu sản phẩm. Như vậy để thành lập một cơ sở may mặc cỡ vừa hoặc nhỏ với năng lực trên dưới 1 triệu sản phẩm 1 năm thì chỉ cần đầu tư một lượng vốn khoảng
600.000 USD. Hơn nữa, vốn đầu tư sản xuất hàng may mặc có thể quay vòng nhanh do chu kỳ sản xuất ngắn (4 - 5 vòng/ năm).
* Về tiêu thụ
Sản phẩm của ngành dệt may là một trong những hàng hoá đầu tiên tham gia vào thị trường. Sản phẩm may có nhu cầu phong phú, đa dạng tuỳ theo đối tượng tiêu dùng. Sản phẩm dệt may luôn đa dạng về kiểu cách, mẫu mã, màu sắc, chất liệu. Cho nên, mỗi thời kỳ sẽ có những mẫu mã, kiểu dáng trang phục khác nhau cho phù hợp với thời đại đó. Vì vậy mà sản phẩm dệt may phải luôn thay đổi để đáp ứng nhu cầu.
Nhãn mác sản phẩm cũng có ý nghĩa rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, giá thành sản phẩm. Người tiêu dùng thường dựa vào nhãn mác để phán xét chất lượng sản phẩm.
1.3.3. Thực trạng ngành dệt may Việt Nam
1.3.3.1. Năng lực sản xuất của ngành dệt may Việt Nam
Bảng 1.1 Năng lực sản xuất một số sản phẩm dệt may Việt Nam
Đơn vị | Toàn ngành | |
Xơ PEs | 1.000 tấn | |
Kéo sợi | 1.000 tấn | 369 |
Khăn bông | 1.000 tấn | 35,6 |
Vải lụa | Triệu m2 | 1048 |
Dệt kim | 1.000 tấn | 42 |
Hàng may sẵn | Triệu sp | 711 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn đề tạo động lực làm việc trong nghành dệt may Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 2
- Học Thuyết Kỳ Vọng Của Victor Vroom
- Các Phương Hướng Tạo Động Lực Cho Người Lao Động
- Thực Trạng Công Tác Tạo Động Lực Trong Ngành Dệt May Việt Nam
- Mức Thu Nhập Bình Quân Năm Của Người Lao Động Trong Ngành Dệt May
- Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Thông Qua Chính Sách Tiền Thưởng
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Nguồn : Tập đoàn dệt may Việt Nam – Vinatex. Dệt may là 1 ngành kinh tế lớn của Việt Nam với trên 2000 doanh nghiệp, sử dụng khoảng 2,2 triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ 2 sau dầu khí, chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp dệt may được phân làm 3 khu vực: khu vực quốc
doanh, khu vực ngoài quốc doanh, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
* Cơ sở sản xuất: tập trung ở 3 khu vực:
Khu vực I: Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận Khu vực II: Thành phố Hà Nội và các vùng lân cận
Khu vực III: Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà.
* Về trang thiết bị:
Hiện tại toàn ngành dệt có khoảng 2.200.000 cọc sợi (đầu tư mới chiếm 60%), sản xuất được 300.000 tấn sợi/năm; 16.750 máy dệt thoi các loại, sản xuất được 300.000 tấn sợi/năm và 38.000 tấn khăn/ năm. Cả nước hiện có khoảng 3.700 máy dệt kim tròn, 500 máy dệt kim phẳng, công suất 300.000 tấn/ năm. Có 7 dây chuyền cán công với công suất 20.000 tấn bông xơ/năm. Có 3.025 thiết bị nhuộm hoàn tất, in hoa sản xuất 3.000 triệu m2/ năm.
Tuy nhiên, phần lớn số thiết bị ngành dệt may đều cũ và thiếu sự đồng bộ giữa các khâu. Thiết bị dệt còn quá ít so với thiết bị kéo, phần lớn là máy dệt thoi khổ hẹp, chủng loại nghèo nàn, vải làm ra không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Thiết bị kéo sợi cũng có tới 60% là cọc sợi chải thô, chỉ số thấp, chỉ có khoảng 26 – 30% là cọc sợi chải kỹ, chỉ số cao dùng cho dệt kim và vải cao cấp. Dây chuyền nhuộm hoàn tất cũng đã lạc hậu, phần lớn là thiết bị khổ hẹp, tiêu hao nhiều hoá chất, thuốc nhuộm dẫn đến chi phí cao.
Trong đó, trang thiết bị ngành may đã tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, nhất là về tính năng công dụng, hiện tại có khoảng hơn 770.000 máy may các loại, năng lực sản xuất 2,15 tỷ sản phẩm. Số máy chuyên dùng đã tăng lên đáng kể để đáp ứng nhu cầu sản xuất và chủng loại mặt hàng như máy vắt 5 chỉ, máy thùa đính, máy cạp 4 kim, bàn là treo, các máy thêu tự động, dây truyền may đồng bộ, hệ giặt màu đá, bước đầu đã sử dụng hệ thống máy vi tính trong khâu thiết kế, khâu cắt vải đã sản xuất nhiều sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng phần nào nhu cầu xuất khẩu.
* Về công nghệ:
Trong những năm gần đây đã có một số dây chuyền kéo sợi mới, sử dụng công nghệ bông chải liên hợp tự động cao, các máy ghép tự động khống chế chất lượng, ứng dụng các kỹ thuật vi mạch điện tử vào hệ thống điều khiển tự động và kiểm tra chất lượng. Trong khâu dệt vải bông, nhờ sử dụng các thiết bị xe, hấp, giảm trọng lượng nên nhiều sản phẩm giả tơ, giả len tạo được uy tín trên thị trường. Trong khâu dệt kim, do phần lớn máy móc nhập khẩu từ Nhật, Đài Loan, Đức thuộc thế hệ mới, nhiều chủng loại được trang bị máy tính đạt năng suất cao, tính năng sử dụng rộng rãi, song công nghệ và đào tạo chưa được nâng cao tương xứng nên mặt hàng còn đơn điệu, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Công nghệ sử dụng ở lĩnh vực may cũng đã có những chuyển biến khá kịp thời. Các dây chuyền may được bố trí vừa và nhỏ (25 – 26 máy), sử dụng 34 – 38 lao động cơ động nhanh và có nhân viên kiểm tra thường xuyên, có khả năng chấn chỉnh sai sót cũng như thay đổi mã hàng nhanh. Khâu hoàn tất được trang bị các thiết bị như: đóng túi, súng bắn nhãn, máy dò kim.
* Tình hình sản xuất của ngành dệt may
- Sản xuất nguyên liệu dệt:
Hiện tại Việt Nam chỉ có thể sản xuất được hai loại nguyên liệu chính là: bông xơ và tơ tằm. Mặc dù Việt Nam có khả năng phát triển các giống bông xơ và mở rộng diện tích nhưng sản xuất bông xơ tại Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng 11% yêu cầu và tỷ lệ bông nhập khẩu ngày càng tăng. Sản xuất sợi tơ tằm với công suất trên 2.000 tấn với hơn 40% hàng chất lượng cao dành cho xuất khẩu.
- Sản xuất sợi:
Việt Nam chưa sản xuất được sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo. Các dây chuyền kéo sợi đã được trang bị chủ yếu kéo sợi từ xơ cắt ngắn. Các dây chuyền kéo sợi đầu tư sau năm 1995 (chiếm 60% số cọc sợi hiện có) là các dây chuyền khá đồng bộ từ công đoạn xé kiện, cung, chải, ghép, chải kỹ, sợi thô, sợi con tới đánh ống. Các mặt hàng sợi chủ yếu là sợi bông 100%; sợi pha Pe/Co; sợi Pes chiếm 85% sản lượng sợi Việt Nam, phần còn lại là các loại sợi 100% viscose, denim, sợi lõi Lycra bọc bông…
- Sản xuất vải dệt thoi:
Hiện nay các sản phẩm dệt thoi chủ yếu là: vải bông 100%, vải denim, vải pha Pes/Co, vải Pes 100%, vải khăn lông, vải Pes/Wool. Sản lượng sản xuất thấp, chất lượng chưa cao chỉ cung cấp được 13 – 14% vải đạt chất lượng cho công nghiệp may xuất khẩu.
- Sản xuất vải dệt kim:
Sản phẩm dệt kim rất đa dạng và được tiêu thụ với số lượng lớn. Công nghiệp dệt Việt Nam chủ yếu sản xuất vải dệt kim tròn, loại vải này dệt từ sợi bông và Pes/Co chủ yếu để may các sản phẩm Polo-shirt, T-shirt, quần áo dệt kim mặc ngoài. Các sản phẩm dệt kim từ sợi Pes/Co chiếm 75% tổng sản lượng vải dệt kim.
- Sản xuất hàng may mặc:
Sản xuất hàng may mặc đến nay đã đạt được sự tiến bộ nhanh chóng và có năng lực cạnh tranh. Trong những năm 1980, ngành may chỉ may được quần áo bảo hộ xuất khẩu, hiện nay chất lượng hàng may mặc đã đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của các nhà nhập khẩu lớn. Sản phẩm chủ yếu hiện nay là: sơ mi, quần âu, jacket, áo khoác, T-shirt, polo-shirt, jean, quần áo trẻ em…
1.3.3.2. Các sản phẩm chủ yếu của ngành dệt may Việt Nam và khả năng cạnh tranh
* Các sản phẩm chủ yếu
Trong những năm qua, tình hình sản xuất của ngành dệt may, đặc biệt là ngành may công nghiệp phục vụ xuât khẩu đã có những tiến bộ đáng kể. Sản lượng sợi dệt năm 2008 tăng 84% so với năm 2004. Với sự đóng góp đáng kể của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sản lượng vải lụa các loại năm 2008 cũng tăng lên 45% so với năm 2004.
Sản phẩm chính của ngành dệt may Việt Nam là sợi, vải dệt thoi và dệt kim. Trong đó, sản xuất ở miền Bắc chiếm 35,26%, miền Trung 18,6%, miền Nam chiếm 46,13%.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất các sản phẩm chủ yếu của ngành dệt may
sản phẩm | Đơn vị | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |
1 | Sợi các loại | 1000 tấn | 239,000 | 259,78 | 324,812 | 453,622 | 469,228 |
2 | Vải lụa | Triệu m2 | 518,2 | 712,8 | 820,2 | 939,2 | 992.8 |
3 | Len đan | 1000tấn | 2,93 | 5,276 | 4,026 | 3,636 | 5,692 |
4 | Vải màn sợi bông | 1.00mét | 36.500 | 59.948 | 62.50 | 67.816 | 71.040 |
5 | Vải bạt | 1000mét | 15800 | 47.032 | 32.044 | 31.816 | 29.782 |
6 | Khăn các loại | Triệu sp | 610,0 | 861,2 | 876,8 | 1017,8 | 1176 |
7 | Quần áo dệt kim | 1000sp | 142.225 | 174.014 | 151.28 | 255.608 | 296.302 |
8 | Quần áo may sẵn | 1000sp | 784.050 | 674.02 | 751.284 | 978.116 | 1454.27 |
Nguồn: Niên giám thống kê 2008, Tập Đoàn Dệt May Việt Nam
Tình hình sản xuất các sản phẩm chủ yếu ngành may ngày càng được gia tăng. Các mặt hàng như quần áo dệt kim, quần áo may sẵn có xu hướng tăng đều qua các năm; đặc biệt đối với mặt hàng quần áo dệt kim, sản lượng