Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Thông Qua Đào Tạo

cấp cao thì hợp lý còn trong các nhà máy, xí nghiệp may mặc thì vẫn thường có nhiều lời phàn nàn của một số công nhân về lượng công việc phải làm trong ngày là khá nhiều vì việc sắp xếp bố trí công nhân chưa hợp lý có người thì phải vừa may, vừa thùa khuyết, vừa đính cúc…và có người chỉ có công việc cắt. Việc sắp xếp lao động như vậy có phần không công bằng gây nên sự ghen tỵ trong côg nhân. Lãnh đạo các doanh nghiệp dệt may cần phải chú ý hơn nữa đến những vấn đề này để người lao động cảm thấy công bằng và yên tâm hơn với sự cống hiến của mình.

2.1.5. Tạo động lực cho người lao động thông qua đào tạo

Lao động trong Ngành dệt may hiện nay chủ yếu tự học, tự đào tạo theo phương thức kèm cặp trong các nhà máy xí nghiệp là chính. Toàn bộ ngành công nghiệp này chỉ có 4 trường đào tạo, mỗi năm cho ra lò khoảng

2.000 công nhân. Số công nhân này chẳng thấm vào đâu so với nhu cầu tuyển dụng, hơn nữa nếu nhận về, doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại.

Thực tế cho thấy, dệt may là ngành có thu nhập thấp nên khó thu hút lao động, lao động trong Ngành chủ yếu là nông dân tận dụng lúc nông nhàn, làm việc thời vụ, những người trình độ tay nghề không cao chủ yếu là tốt nghiệp THPT, thậm chí mới chỉ tốt nghiệp tiểu học. Nên tình trạng công nhân tự ý bỏ việc xảy ra thường xuyên. Thêm nữa nhiều lao động có tay nghề, kinh nghiệm lại có ý định "nhảy" việc để tìm nơi có thu nhập khá hơn. Lao động ngoại tỉnh cũng đang có xu hướng bỏ việc về quê vì mức sống "dễ thở" hơn

Chính vì thế, các nhà máy, công ty may vẫn lựa chọn phương thức tự đào tạo tại đơn vị. Ví dụ như tại Công ty may Hưng Yên, hằng năm công ty này tuyển dụng hàng trăm lao động phổ thông, sau đó cho học qua trung tâm dạy nghề và bố trí thợ giỏi kèm việc trong khoảng 3 tháng. Sau thời gian này, lao động giỏi có thể tự đứng máy, thao tác chuyền như một công nhân lành nghề, lâu năm. Thêm vào đó một số đơn vị liên doanh như Kyung Việt, VIT Garment... cũng chấp nhận tuyển dụng nông dân rồi tự

đào tạo thành công nhân của mình. Làm như thế, doanh nghiệp sẽ đào tạo được theo thế mạnh của mình và tiết kiệm kinh phí đào tạo, trả lương trong thời gian học việc của công nhân.

Đối với một số công nhân đã tốt nghiệp phổ thông hay trung cấp chuyên nghiệp, lành nghề, làm việc được một thời gian cho ngành, và không có điều kiện học lên. Người lao động là cán bộ công nhân viên chức của Ngành, có đủ thời gian công tác liên tục từ 3 năm trở lên đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn được xét cho đi học Cao đẳng, Đại học và sau Đại học theo yêu cầu của Ngành. Trong thời gian đi học được hưởng chế độ trả lương và Bảo hiểm xã hội theo quy định của Ngành. Việc làm này đã giúp Ngành có những công nhân trung thành, và họ là những tấm gương sáng để cho những công nhân khác

2.1.6. Tạo động lực cho người lao động thông qua các hoạt động khác

Ngành Dệt May sử dụng các thang, bảng lương và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định làm căn cứ để ký hợp đồng lao động với mức lương chính sách, nâng bậc lương chính sách và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Ngành Dệt May luôn hướng tới duy trì bầu không khí vui vẻ khi làm việc. Các hoạt động thường xuyên được tổ chức như: 2 lễ hội năm mới, các tổ chức trong năm, nghỉ hè, các giải bóng bàn, bóng đá, bơi lội, cầu lông, quần vợt và một số hoạt động giải trí khác. Ngoài tạo bầu không khí làm việc vui vẻ, thì các hoạt động văn nghệ, thể thao, giải trí còn tăng thêm tính đoàn kết giữa các bộ phận phòng ban, giữa người lao động với lãnh đạo và người lao động với người lao động. Hàng tháng, vào các dịp lễ, tết, Ngành có tổ chức các giải thể thao trên và có phần thưởng cao cho những tổ đội, thành viên giành chiến thắng.

Các bữa cơm trưa cho công nhân ăn ngay tại xí nghiệp, hay những bữa sáng với giá khá rẻ khoảng 2500đ, giúp công nhân tiết kiệm được thời gian và

Vấn đề tạo động lực làm việc trong nghành dệt may Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 9

tranh thủ nghỉ trưa. Thêm vào đó, còn cho xây dựng những khu nhà trọ gần nhà máy cho công nhân thuê giá rẻ và giảm được chi phí đi lại cho công nhân. Một số công ty còn hỗ trợ tiền thuê nhà cho mỗi công nhân là 50000đ/ tháng. Nhờ vậy mà sức khoẻ của người lao động cũng được cải thiện giúp tăng năng suất lao động.

Các Công ty Cổ Phần chủ yếu vẫn đặt ra các hình thức thi đua cá nhân đảm tay nghề, bình xét có thưởng cho thợ giỏi... Còn các Doanh Nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì đóng 100% Bảo Hiểm Xã Hôi cho công nhân, thưởng cao để khích lệ công nhân, chú trọng đến đời sống tinh thần của công nhân như tổ chức ca nhạc, dạ tiệc, xây dựng sân vận động để công nhân vui chơi giải trí.

Ưu điểm: Các chính sách, hoạt động trên của Ngành đã tạo ra được khuyến khích về mặt tinh thần cho người lao động. Từ đó tạo ra hưng phấn và làm cho người lao động gắn bó với Ngành và làm việc có hiệu quả hơn.

Nhược điểm: Do tính chất đặc thù của công việc là lĩnh vực nên nữ giới chiếm một tỷ lệ khá cao do vậy việc tổ chức các hoạt động thể thao là tương đối khó khăn. Vì vậỵ, để tạo động lực làm việc cho người lao động thì lãnh đạo trong Ngành cần phải có những biện pháp, hoạt động thiết thực và ý nghĩa hơn.

2.2. Đánh giá chung về công tác tạo động lực cho người lao động trong ngành dệt may Việt Nam

Ưu điểm:

Thực tế cho thấy ngành dệt may Việt Nam đã thu hút một lượng lớn công nhân với trình độ chuyên môn không cao đặc biệt là các chị em phụ nữ, góp phần giải quyết một lượng lao động dư thừa lớn trong xã hội. Một điều dễ nhận thấy là những đối tượng lao động này có đời sống không cao, chủ yếu là những đối tượng từ nông thôn cũng như những người thất nghiệp ở thành thị, các công ty dệt may đã tạo được một môi trường làm việc bình đẳng cho các chị em, giúp cho các chị em có một môi trường làm việc tốt. Trước hết đây

không chỉ là nơi tạo công ăn việc làm cho họ kiếm tiền nuôi bản thân cũng như gia đình họ - điều mà làm cho họ cảm thấy mình không phải là người thừa trong xã hội, mà ngành dệt may cũng đồng thời đảm bảo phần lớn các chính sách tạo động lực cho người lao động

Về lương thưởng: với mức lương như trên tuy còn thấp hơn so với các ngành khác nhưng cũng còn cao hơn mức thu nhập khi họ làm việc ở quê, đủ chi tiêu cho mức sống trung bình có thể giúp ích cho con cái họ được học hành và đặc biệt là họ có việc làm và không gây tệ nạn xã hội.

Hệ thống đãi ngộ: vào những này tết và những ngày lễ kỉ niệm đặc biệt của đất nước thì công nhân ngành dệt may vẫn được nhận những khoản tiền, những món quà cũng như những phần thưởng hay những sự quan tâm đăc biệt như mua vé tàu xe hay có xe ca đưa công nhân về tận quê, điều này giúp họ gắn bó với ngành và sẽ cống hiến hết mình cho ngành bởi những người có trình độ như họ thì khó kiếm được một công việc ổn đinh như thế này bên ngoài thị trường.

Đặc điểm ngành: Ngành dệt may là ngành sản xuất theo đơn đặt hàng mà do vậy đôi khi công nhân ngành phải làm cả ngày đêm và đôi khi còn không được nghỉ cuối tuần để hoàn thành đơn hàng. Nên nhiều khi công nhân ngành cảm thấy áp lực lớn gây ra mệt mỏi và làm giảm hiệu suất trong lao động. Nắm bắt được tình hình trên ban lãnh đạo ngành dệt may đưa ra nhiều chính sách như là các cuộc dã ngoại, đi nghỉ, nếu người nào không thích có thể về thăm gia đình (đối với những công nhân ở xa gia đình). Do vậy mà công nhân dệt may sẽ có thể có những ngày nghỉ bên gia đình và sau khi nghỉ họ thấy thoải mái hơn và cống hiến tốt hơn cho công việc làm tăng được năng suất lao động. Việc tạo động lực này một số doanh nghiệp trong ngành đã làm rất tốt.

Một đặc điểm nổi bật nưã đó là trình độ chuyên môn của công nhân trong ngành rất thấp. Khoảng 80% công nhân chỉ tốt nghiệp PTTH và THCN. Nằm trong định hướng phát triển của ngành dệt may trong những năm tới là nâng cao chất lượng lao động cũng như đáp ứng nhu cầu và niềm mong mỏi

của một số công nhân trong ngành dệt may không có đủ điều kiện kinh tế đi học mặc dù họ có đủ khả năng thì những chính sách đãi ngộ cho đi học cùng theo một số đãi ngộ khác là một trong những yếu tố quyết định việc tăng năng suất lao động cũng như phát triển ngành trong những năm tới.

Nhược điểm:

Nếu so sánh mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam năm 2007 là 14triêu/ người/ năm và năm 2008 là 17triệu/ người/ năm vói mức thu nhập trung bình của người lao động trong Ngành năm 2008 là 20.6 triệu/ người/ năm thì khoản thu nhập hang tháng này nói chung cũng đủ cho công nhân chi tiêu. Tuy nhiên do đa số công nhân là từ quê lên, không có nhà ở, thì còn hàng trăm chi phí cần phải tiêu như tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt, tính ra thì mỗi tháng họ chỉ còn vài trăm nghìn để gửi về cho gia đình thôi. Có thể dễ dàng thấy mức thu nhập của ngành dệt may là không cao điều này sẽ làm cho một bộ phận công nhân cảm thấy chán nản với mức lương quá thấp và làm cho họ sẵn sàng bỏ việc nếu tìm được công việc tốt hơn với mức lương cao hơn điều này tạo ra mất cân đối trong lao động của ngành có thể làm cho ngành giảm năng suất lao động và ảnh hưởng đến các đơn hàng lớn. Tình trạng mức thù lao thấp cũng xảy ra trong chính sách lương thưởng bởi những phần thưởng quà ngày lễ tết là thấp trong khi xu hướng phát triển kinh tế hiện nay thì mức thưởng quyết định mức độ làm việc của người công nhân. Nhìn chung không chỉ mức lương mà còn mức thưởng của công nhân trong ngành đều ở mức thấp gần như là nhất trong các lĩnh vực gia công sản xuất của Việt Nam. Trong khi đây là yếu tố then chốt trong chính sách đãi ngộ cho ngưòi lao động

Thêm vào đó các buổi cơm trưa đang còn rất nhiều phàn nàn từ phía người lao động như là không ngon, không đủ chất dinh dưỡng, ngày nào cũng như ngày nào... Hoạt động trong ngành dệt may khá vất vả đối với người lao động đặc biệt là nữ giới, mà bữa trưa không đảm bảo. Điều này dẫn đến việc

công nhân không có đủ sức khoẻ và vì thế mà họ không thoã mãn với công việc, và không ngành sẽ không giữ chân được công nhân lâu.

2.3. Ảnh hưởng của Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến ngành dệt may Việt Nam

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã dẫn tới sự suy thoái kinh tế ở nhiều nước, điều này cũng ảnh hưởng khá lớn tới lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới trong đó có ngành dệt may. Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu đề ra cho ngành dệt may năm 2008 là 9,5 tỷ đôla. Trong chín tháng đầu năm, ngành này đã thu được 7 tỷ đôla. Vào cuối năm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì chỉ tiêu này chỉ tăng thêm 2.1 tỷ USD đạt 9.1 tỷ USD. Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 57% thị phần xuất khẩu, thị trường EU chiếm 18%, Nhật Bản là 9%. Do cuộc khủng hoảng ở Hoa Kỳ dẫn đến mức tiêu dùng và nhập khẩu dệt may giảm mạnh tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác; cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng lên; lạm phát trong nước tăng cao, Chính phủ phải áp dụng các giải pháp thắt chặt tín dụng, nâng cao lãi suất; đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn dẫn đến biến động lao động và nhiều cuộc đình công tự phát, ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của nhiều công ty, nhất là tại các thành phố và khu công nghiệp tập trung ở phía Nam; ngành công nghiệp dệt và phụ trợ còn yếu, dẫn đến 71% nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Từ tháng 9-2008 đến nay, tính bình quân số đơn hàng của các công ty trong ngành giảm hơn 10%. Dự báo trong năm 2009, tình hình kinh tế chưa thể khởi sắc và số lượng đơn hàng có thể tiếp tục giảm thêm khoảng 30%, do đó ngành dệt may sẽ tiếp tục gặp những khó khăn. Thậm chí có đơn hàng cũng không dám ký, ký được đơn hàng phải chịu cảnh giảm giá hoặc đơn hàng bị sụt giảm nghiêm trọng. Đây là thực trạng chung của nhiều doanh nghiệp dệt may do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu từ đầu tháng 10-2008 đến nay. Thêm nữa các nhà

nhập khẩu nước ngoài đã chủ động cắt giảm đơn hàng với mức giảm 25-30% so với cùng kỳ năm ngoái

Không chỉ cắt giảm về mặt số lượng, các hợp đồng ký từ tháng 12-2008 trở đi cũng phải giảm giá 5-10% so với trước. Theo báo cáo sơ bộ của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), đến thời điểm này, toàn ngành dệt may đã có trên 10.000 lao động bị mất việc làm. Do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng giảm, nhiều doanh nghiệp (DN) dệt may chưa ký kết được đơn hàng xuất khẩu, nên khả năng cắt giảm nhân công được dự báo còn tiếp tục tăng. Tình hình trở nên đáng ngại hơn với một số DN có 100% vốn đầu tư nước ngoài chuyên xuất khẩu hàng sang thị trường Mỹ, vốn chiếm đến 55% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Do nhu cầu tiêu dùng của thị trường Mỹ giảm, nên các DN này buộc phải giảm giờ làm. Nhiều nhà máy dệt và kéo sợi chỉ còn làm 2 ca hoặc 2 ca rưỡi, một bộ phận nhỏ công nhân phải nghỉ việc, 30% DN đã phải giảm giờ làm, giảm thu nhập.

Những thị trường nhập khẩu phần lớn hàng dệt may Việt Nam đang giảm sút nhu cầu nhập khẩu, có khách hàng giảm tới 30-50% đơn hàng so với năm trước. Tình hình này nếu không được cải thiện, dự báo, trong thời gian tới sẽ có một số DN nhỏ và vừa phải giảm năng lực sản xuất từ 30% đến 50%, thậm chí đóng cửa nhà máy.

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC BIỆN PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DỆT MAY‌

3.1. Mục tiêu phát triển của ngành trong thời gian tới

Với vai trò là ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực, ngành dệt may đã được Bộ Công thương lên kế hoạch “sẽ mang về 11,5 tỉ USD trong năm 2009, vượt cả dầu thô về kim ngạch xuất khẩu cho năm sau”. Tuy nhiên, Tập Đoàn Dệt May Việt Nam - Vinatex xác định mục tiêu trước mắt là năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt 9,2 - 9,5 tỷ USD (tăng 5%), doanh thu tăng 5-6%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 6%. Đồng thời nỗ lực đảm bảo thực hiện nhiệm vụ điều tiết cân đối vĩ mô về nguồn lao động, hạn chế đến mức tối đa tỷ lệ thất nghiệp trong tập đoàn.

Ông Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng Bộ Công thương đưa ra bức tranh phát triển của ngành dệt may trong những năm tới là: phải đưa ngành dệt may đạt mức tăng trưởng sản xuất hàng năm từ 16%-18%, trong đó xuất khẩu đạt 20%. Theo đó, đến năm 2020, tăng trưởng sản xuất hàng năm từ 12%-14%, xuất khẩu đạt 15%; doanh thu toàn ngành đến 2010 đạt 14,8 tỷ USD, tăng lên 22,5 tỷ USD vào năm 2015 và 31 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 25 tỷ USD vào năm 2020. Đặc biêt, lấy XK làm mục tiêu phát triển, bên cạnh phát triển tối đa thị trường nội địa, dệt may VN đang “nhắm” vào đích quan trọng nhất là lọt vào Top 5 nước phát triển dệt may trên thế giới vào năm 2015, thay cho vị trí Top 10 như hiện nay

Theo Hiệp hội Dệt may VN, để thực hiện được chiến lược phát triển đã được phê duyệt, ngay từ bây giờ dệt may phải tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực, bởi đây đang là nỗi lo lớn nhất của ngành. Lạm phát tăng cao gần đây đã ảnh hưởng đến đời sống công nhân ngành may vốn có mức lương thấp so với một số ngành nghề khác, dẫn đến biến động lao động thường xuyên xảy ra. Muốn tăng lợi nhuận, các DN dệt may đang phải rà soát để chọn những đơn hàng giá cao, đơn giản và ít chi tiết để ký hợp đồng, đồng

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí