Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 2

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1: Cách trình bày trang Văn hóa Du lịch của Báo An Giang……… 64

Hình 2.2: Cách trình bày phóng sự ảnh trên trang Du lịch Đồng Tháp

của Báo Đồng Tháp……………………………………………………….. 65

Hình 2.3: Các thông tin quảng bá du lịch trên Báo Cần Thơ

đều được BBT giới thiệu trên trang 1…………………………………….. 66

Hình 2.4: Kết quả khảo sát nội dung quảng bá du lịch ĐBSCL

trên báo địa phương………………………………………………………. 68

Hình 2.5: Kết quả khảo sát hình thức trình bày các thông tin

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

về quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo địa phương………………………… 69

Hình 2.6: Kết quả khảo sát chất lượng hình ảnh quảng bá

Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trên các báo địa phương - 2

du lịch ĐBSCL trên báo địa phương………………………………………. 69

Hình 2.7: Kết quả khảo sát nâng cao hình thức quảng bá

du lịch ĐBSCL trên báo địa phương………………………………………. 70

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế của khu vực và thế giới, du lịch Việt Nam đã và đang góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, sớm đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng thời, sự phát triển của ngành du lịch trong quá trình hội nhập quốc tế còn góp phần làm gia tăng sự hiểu biết, sự thân thiện và quảng bá nền văn hóa, danh lam, thắng cảnh và con người Việt Nam với thế giới.

Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, cả về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Vì vậy, Việt Nam ngày càng thu hút được sự quan tâm, chú ý của toàn thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển du lịch, thể hiện qua các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc Chỉ thị 46-CT/TW ngày 14/10/1994 của Ban Bí thư Trung ương Thông báo 179- TB/TW, ngày 11/11/1998 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 45-NQ/CP, ngày 22/6/1993 của Chính phủ về đổi mới, quản lý và phát triển ngành du lịch. Qua đó, ngành du lịch được nhận thức đúng hơn với vai trò là ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Năm 1999, Pháp lệnh du lịch ra đời; năm 2005, Luật Du lịch đã đi vào cuộc sống rồi đến Luật Du lịch năm 2017, điều đó đã tạo rất nhiều thuận lợi cho ngành du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng mà nước ta có được.

Để đánh thức tiềm năng và đưa du lịch Việt Nam xứng tầm với thế giới, ngày 16 tháng 01 năm 2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn”. Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định: “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển”.


Cụ thể hoá “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, trong “Đề án phát triển du lịch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2020” được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phê duyệt tại Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL, mục tiêu phát triển du lịch vùng ĐBSCL được xác định là: Phát triển du lịch vùng dựa trên thế mạnh của từng khu vực, từng địa bàn trong vùng, tạo sản phẩm đặc thù, độc đáo, tạo điểm đến hấp dẫn của quốc gia và khu vực để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Vùng ĐBSCL có diện tích 40.548km², có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, do có hệ sinh thái đa dạng và đặc sắc với nhiều khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có tính đa dạng sinh học cao. ĐBSCL có khí hậu mát mẻ, cây lành trái ngọt và sự phong phú của sản vật. Trong vùng hình thành các điểm du lịch có tầm cở quốc gia. Hiện vùng có một số điểm đến và sản phẩm du lịch độc đáo như chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), rừng tràm Trà Sư (An Giang), Tràm chim (Đồng Tháp)… Thời gian qua, du lịch vùng ĐBSCL với những thế mạnh đặc trưng của vùng như hệ sinh thái đất ngập nước độc đáo với hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, sản vật phong phú đã thu hút được một lượng khách du lịch trong và ngoài nước với kết quả đáng ghi nhận. Trong giai đoạn 2006-2015 lượng khách du lịch đến vùng ĐBSCL tăng trung bình 11%/ năm, trong đó, khách du lịch quốc tế tăng gần 8,5%/năm, khách du lịch nội địa tăng gần 12%/năm. Tổng thu từ du lịch tăng trung bình 23,6%. Năm 2015 vùng ĐBSCL đã đón hơn 12 triệu lượt khách, trong đó có hơn 1,8 triệu lượt du khách quốc tế chiếm 8,27% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, đứng thứ 4, sau vùng Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ và 10,63 triệu lượt khách nội địa (Nguồn Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2015).

Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời, được xem là đòn bẩy phát triển du lịch Việt Nam. Sau khi Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành, cùng cả nước, vùng ĐBSCL dốc sức, tiền của đầu tư phát triển du lịch. Thương hiệu du lịch ĐBSCL được du khách thế giới biết đến nhiều hơn. Cụ thể, Năm 2018, ĐBSCL đón trên 40 triệu lượt khách. Năm 2019, tổng lượt khách đến


ĐBSCL đạt 47 triệu lượt khách, so với năm 2018 tăng khoảng 7 triệu lượt; doanh thu ước đạt 30.000 tỷ, tăng 6.000 tỷ so với năm 2018.

Kết quả trên cho thấy, từng địa phương trong vùng đã nỗ lực khai thác và phát huy những tiềm năng, thế mạnh hiện có về du lịch. Đặc biệt, báo đảng địa phương, với chức năng, nhiệm vụ của mình đã tích cực tham gia quảng bá phát triển du lịch. Báo địa phương (báo in, báo điện tử) vùng ĐBSCL đã mở các chuyên trang, chuyên mục quảng bá du lịch. Hình ảnh về du lịch ngày càng phong phú; các bài viết về du lịch có cơ sở lý luận và thực tiễn, có tính khoa học để giải quyết nhiều vấn đề đang đặt ra. Từ đó có thể khẳng định, công tác quảng bá cho du lịch có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch ĐBSCL. Nó không chỉ làm cơ sở cho nhận thức của người dân nói chung, cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nói riêng mà còn giúp cho các cấp, các ngành nhận thấy rõ thực trạng phát triển du lịch, từ đó có những giải pháp điều chỉnh, bổ sung trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo.

Tuy nhiên, du lịch vùng ĐBSCL hiện nay vẫn còn nhiều bất cập bởi sự trùng lắp trong phát triển các tour, tuyến du lịch trong vùng. Các tour du lịch kém hấp dẫn, các sản phẩm du lịch vùng ĐBSCL còn đơn điệu, trùng lắp và chồng chéo; cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch chưa tương xứng với thế mạnh và tiềm năng của vùng; nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch của vùng chưa đáp ứng yêu cầu; thị trường du lịch chậm được mở rộng, chưa thu hút được nhiều du khách quốc tế; quản lý nhà nước về du lịch còn yếu kém bất cập, du lịch ĐBSCL thiếu sự phát triển đồng bộ, còn khép kín, chưa tạo ra quá trình liên kết trong Vùng để phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam.

Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng là thời gian qua, dù công tác quảng bá du lịch ĐBSCL trên báo đảng địa phương đã đạt được những kết quả quan trọng. Song cả về nội dung, hình thức thể hiện và tính hiệu quả trong quảng bá vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Những hạn chế của công tác quảng bá du lịch của vùng thời gian qua đòi hỏi phải tìm hiểu cụ thể nguyên nhân khách quan và chủ


quan những kết quả đạt được đồng thời chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức quảng bá, góp phần đưa du lịch ĐBSCL phát triển bền vững. Đó là lý do học viên quan tâm và quyết định chọn đề tài: “Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long trên các báo địa phương” cho việc nghiên cứu luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Báo chí học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên có tìm hiểu và được biết hiện nay việc nghiên cứu về du lịch ĐBSCL đã được nhiều tổ chức, nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh chuyên ngành du lịch, các học viên cao học… thực hiện.

+Luận văn thạc sĩ của Lê Nguyễn Thị Trúc Lam, năm 2011, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, với đề tài: “Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ - Thực trạng và giải pháp”. Đề tài phân tích du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ có nhiều tiềm năng cần đầu tư và phát triển. Để thực hiện được điều này cần có sự kết hợp nhiều biện pháp của ban, ngành, cơ quan chức năng và cộng đồng địa phương. Trong đó, đặc biệt lưu ý đảm bảo cho sự phát triển bền vững không chỉ cho du lịch sinh thái mà ngành du lịch của thành phố Cần Thơ phải đảm bảo mối quan hệ giữa phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường. Nếu thực hiện tốt những điều này thì du lịch sinh thái sẽ là một nguồn thu lớn cho du lịch Cần Thơ; đồng thời còn là nét đặc trưng của thành phố trong thời kỳ phát triển và hội nhập.

+Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Minh Nguyện, năm 2013, Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, năm 2013, với đề tài: “Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp”. Đây là đề tài nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Đồng Tháp và là đề tài nghiên cứu kết hợp du lịch sinh thái của một Vườn quốc gia, một khu căn cứ cách mạng và một hệ thống rừng tràm.

+Luận văn thạc sĩ của Ngô Hà Lợi Lợi, năm 2014, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, với đề tài: “Phát triển du lịch văn hóa thành phố Cần Thơ”. Luận văn đã hệ thống hoá các khái niệm và cơ sở lí luận về phát triển du lịch văn hoá. Qua đó nhấn mạnh vai trò của du lịch văn hoá đối với


hoạt động du lịch. Đồng thời người viết có tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan đến du lịch thành phố Cần Thơ, để làm nền tảng quan trọng cho việc định hướng phát triển du lịch văn hoá thành phố Cần Thơ.

+Luận án tiến sĩ của Nguyễn Quốc Nghi, Hà Vũ Sơn, năm 2016, Trường đại học Cần Thơ, với đề tài “Giải pháp phát triển du lịch gắn với phát triển nông nghiệp nông thôn, huyện Phong Điền, giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2025. Mục tiêu chung của Luận án là nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp khả thi cho sự phát triển du lịch gắn với sự phát triển nông nghiệp của huyện Phong Điền, TP Cần Thơ trong tương lai. Trong luận án, tác giả đã đề cập nhiều nội dung quan trọng như: Đánh giá tài nguyên du lịch và tiềm năng phát triển du lịch gắn với phát triển nông thôn huyện Phong Điền; Phân tích các hoạt động du lịch và đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch nông nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền; Phân tích đánh giá của du kha1chve62 mức độ hấp dẫn của các sản phẩm du lịch nông nghiệp; Thiết kế bản đồ du lịch trên địa bàn huyện. Đồng thời qua đó, tác giả cũng đã đưa ra những đề xuất về giải pháp, khuyến nghị góp phần phát triển du lịch gắn với phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền.

+Luận án tiến sĩ của Nguyễn Hoàng Phương, năm 2017, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, với đề tài: “Phát triển du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế”. Mục tiêu chung của Luận án là nghiên cứu xây dựng về khung phân tích cho sự phát triển du lịch ĐBSCL làm cơ sở cho việc phân tích và đưa giải pháp phát triển du lịch ĐBSCL trong thời kỳ hội nhập.

Công tác quảng bá du lịch trên báo địa phương có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch ĐBSCL. Nó không chỉ làm cơ sở cho nhận thức của người dân nói chung, cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nói riêng mà còn giúp cho các cấp, các ngành nhận thấy rõ thực trạng phát triển du lịch, từ đó có những giải pháp điều chỉnh, bổ sung trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo. Báo địa phương với chức năng, nhiệm vụ của mình đã tích cực tham gia quảng bá phát triển du lịch. Cụ thể, bên cạnh những thông tin đăng tải trên trang thời sự, các báo địa phương kể cả báo in và báo điện tử đã mở các chuyên trang, chuyên mục


quảng bá du lịch. Hình ảnh về du lịch ngày càng phong phú; các bài viết về du lịch có cơ sở lý luận và thực tiễn, có tính khoa học để giải quyết nhiều vấn đề đang đặt ra. Như bài viết “Thúc đẩy phát triển du lịch để phục vụ du khách tốt hơn” của nhà báo Như Anh, đăng ngày 16-7-2018, cho thấy bài viết đã phản ánh rõ nét những năm gần đây, hình ảnh du lịch Đồng Tháp “Thuần khiết như hồn sen” ngày càng tạo được ấn tượng đẹp trong lòng du khách. Các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh đã hình thành sản phẩm đặc thù theo thế mạnh từng nơi. Tại nhiều huyện, thị, thành trong tỉnh đã phát triển thêm một số điểm tham quan mới thu hút khá đông khách du lịch.

Bài viết “Xúc tiến quảng bá du lịch An Giang”, đăng trên báo An Giang ngày 5-11-2018, nhấn mạnh nhằm xây dựng hình ảnh An Giang trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, hiện đại, tỉnh tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch; tham gia có chọn lọc các hoạt động, sự kiện du lịch tại các thị trường có tiềm năng để quảng bá hình ảnh của tỉnh đến với du khách trong và ngoài nước. Để xây dựng hình ảnh An Giang trở thành một điểm du lịch hấp dẫn theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, hiện đại, UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh thực hiện đề án “xây dựng và quảng bả hình ảnh tỉnh An Giang” giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025. UBND tỉnh giao Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch hợp tác với Tổ chức hỗ trợ quốc tế Hà Lan hoàn thành đề án xây dựng thương hiệu du lịch An Giang “The Stone Into The Water - Đồng tâm lan tỏa”. Đề án tập trung phát triển 5 loại hình sản phẩm phù hợp với các địa bàn du lịch trọng điểm: du lịch tâm linh – núi Sam (Châu Đốc); du lịch nghỉ dưỡng kết hợp liệu pháp thiền định – núi Cấm (Tịnh Biên); du lịch văn hóa, lịch sử – Óc Eo (Thoại Sơn) và du lịch xanh, du lịch sinh thái nhà vườn tại một số địa điểm như rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên), cù lao ông Hổ (TP. Long Xuyên), cù lao Giêng (Chợ Mới)…

Bài viết “Du lịch Cần Thơ xác định các thị trường trọng điểm” của tác giả Kiều Mai, đăng trên Báo Cần Thơ ngày 15-11-2019. Tác giả phân tích “Những năm gần đây, du lịch Cần Thơ tăng trưởng ổn định với mức bình quân hơn 10% mỗi năm. Sự thay đổi tích cực này đến từ việc đổi mới không ngừng các sản phẩm du lịch. Bên


cạnh đó, du lịch Cần Thơ cũng đang thực hiện chiến lược xác định lại thị trường trọng điểm”.

Hoặc như bài “Liên kết các thành phố trọng điểm có đường bay đến Cần Thơ” đăng trên báo Cần Thơ ngày 27-12-2019, của tác giả Ái Lam. Tác giả nêu rõ thông tin để công chúng nắm bắt Không chỉ xác định cụ thể các thị trường trọng điểm, ngành du lịch Cần Thơ còn chủ động cải tiến, đa dạng hóa các hình thức quảng bá, xúc tiến, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao và định hình hình ảnh, thương hiệu du lịch Cần Thơ. Theo đó, chương trình Quảng bá xúc tiến du lịch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2030, xác định ngành du lịch tích cực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về vùng đất, con người, bản sắc văn hóa, tiềm năng du lịch Cần Thơ đến đông đảo du khách trong và ngoài nước. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xúc tiến, quảng bá theo hướng chuyên nghiệp, đổi mới hình thức và cải tiến nội dung, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và có trọng tâm, trọng điểm”

Các công trình nghiên cứu trên đã ít nhiều đề cập du lịch ĐBSCL, nhưng chủ yếu là nghiên cứu về du lịch dưới góc nhìn kinh tế học, chưa có công trình nào thực sự đi sâu vào quảng bá du lịch ĐBSCL; các bài viết trên báo địa phương chủ yếu đề cập, quảng bá du lịch địa phương, chưa có những bài viết mang tính bao quát về du lịch của vùng.

Bên cạnh đó, cần thấy rằng, bản chất du lịch không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là một hoạt động văn hóa - xã hội... Thiết nghĩ, để khai thác và phát huy tiềm năng và thế mạnh của du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi ngành du lịch của vùng cần có bước đi riêng. Trong đó, điều quan trọng là công tác quảng bá du lịch trên báo địa phương phải được thực hiện chuyên sâu. Hình ảnh về văn hóa, du lịch phải phong phú; các bài viết về văn hóa, du lịch phải có cơ sở lý luận và thực tiễn.

Với đề tài "Vấn đề quảng bá du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long trên các báo địa phương", tác giả mong muốn sẽ đưa ra cách nhìn mới, toàn diện, khoa học

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí