Tỷ Lệ Tăng Trưởng Gdp Việt Nam Giai Đoạn 1986-2008


đó đánh giá lợi ích tổng thể cho chương trình quản lý chất thải của công ty bạn và cung cấp mốc chuẩn cho công tác quan trắc.

Việc thực hiện kiểm toán chất thải cũng quan trọng như thực hiện kiểm toán trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, không chỉ giúp bản thân cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, cộng đồng, chính phủ… nhận thức được chuyện gì đang diễn ra mà còn giúp họ nhìn nhận lại và cải thiện hoạt động để tăng hiệu quả và năng lực quản ý và kinh doanh rác thải.


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH RÁC THẢI Ở VIỆT NAM (cụ thể HÀ NỘI)


Trong chương thứ II này, khóa luận sẽ đi sâu nghiên cứu mô hình kinh doanh rác thải ở Việt Nam. Ở đây, rác thải và các dịch vụ liên quan đến rác thải (thu gom, tái chế, chôn lấp…) sẽ được xem xét dưới góc độ một loại hàng hóa – là “đầu ra” phi sản phẩm của quá trình phát triển kinh tế, là nguồn lực “đầu vào” cho quá trình tái chế, hay là “sản phẩm dịch vụ” cho các cá nhân, cộng đồng.

Trước hết, trong phần A, khóa luận sẽ trình bày tổng quát và khách quan về thực trạng phát sinh của rác thải và các hoạt động liên quan ở Việt Nam hiện nay. Trong đó, rác thải được xem như là kết quả “không mong muốn” nhưng là tất yếu của quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số. Tại đó, giá trị của rác thải là giá trị âm, hay nói cách khác, rác thải là vấn nạn, đem lại tác động tiêu cực cho xã hội. Khi đó, giá trị kinh tế của rác thải có lẽ không quan trọng bằng giá trị môi trường và giá trị xã hội mà các hoạt động có liên quan đến rác thải mang lại.

Trong phần B của chương này, khóa luận xin được phân tích một cách chi tiết hơn các mô hình “kinh doanh rác thải” hiện tại ở Hà Nội, một thành phố lớn và là thủ đô của Việt Nam. Như đã nói ở chương I, việc “kinh doanh rác thải” bao gồm tất cả các hoạt động quản lý, kinh doanh, trao đổi, buôn bán… rác thải trong tất cả các khía cạnh phát sinh, vận chuyển, chôn lấp để thu được giá trị kinh tế, hoặc giá trị kinh tế - xã hội. Chúng ta sẽ cùng xem xét mô hình “kinh doanh rác thải” ở 3 khu vực: khu vực công (public sector), khu vực tư nhân (private sector) khu vực xã hội dân sự (civil society), trong đó sẽ lần lượt xem xét tới mức độ kinh tế tăng dần theo 5 cấp độ: hệ thống quản lý Nhà nước, mô hình công ty nhà nước – công ty môi trường đô thị URENCO, mô hình cộng đồng quản lý, mô hình buôn bán rác tái chế một cách tự phát, và cuối cùng là hoạt động dự án của các tổ chức phi chính phủ (NGOs). Khóa luận sẽ dựa trên lý thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smiths và tìm lời giải cho câu hỏi “Ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm về rác thải?”


A. Phân tích tình hình chung‌

1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam:

Dấu mốc đáng nhớ nhất đối với sự phát triển của Việt Nam có lẽ là công cuộc “Đổi mới” từ Đại hội Đảng VI năm 1986. Kể từ đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội.

Việc xây dựng luật và các thể chế thị trường ở Việt Nam đã từng bước xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, nhấn mạnh quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành lập hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành các thị trường cơ bản như thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường hàng hóa, thị trường đất đai… Cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Chiến lược cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 là một quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc sửa đổi các thủ tục hành chính, luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế… để tạo ra một thể chế năng động, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Cơ cấu các thành phần kinh tế ngày càng được chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, trong đó kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Từ những định hướng đó, khung pháp lý ngày càng được đổi mới, tạo thuận lợi cho việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, sang nền kinh tế thị trường, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.


Việt Nam đã sử dụng một cách hiệu quả các thành tựu kinh tế vào mục tiêu phát triển xã hội như phân chia một cách tương đối đồng đều các lợi ích của đổi mới cho đại đa số dân chúng; gắn kết tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển y tế, giáo dục; nâng chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam từ vị trí thứ 120/174 nước năm 1994, lên vị trí thứ 108/177 nước trên thế giới năm 2005; tăng tuổi thọ trung bình của người dân từ 50 tuổi trong những năm 1960 lên 72 tuổi năm 2005, giảm tỷ lệ số hộ đói nghèo từ trên 70% đầu những năm 1980 xuống dưới 7% năm 2005.

Năm

1992-

1997

1998

1999

200

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

(dự tính)

Tỷ lệ (%)

8-9

5,8

4,8

6,79

6,89

7,08

7,34

7,79

8,43

8,2

8,48

7.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Mô hình quản lý kinh doanh rác thải phù hợp cho Việt Nam - 5


Bảng 4 Tỷ lệ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1986-2008

(Nguồn: website Tổng cục thống kê và World bank)

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực xảy ra cuối năm 1997 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Tổng sản phẩm trong nước trong những năm 1992-1997 thường đạt mức tăng trưởng hàng năm 8-9% đã đột ngột giảm xuống chỉ còn tăng 5,8% vào năm 1998 và tăng 4,8% vào năm 1999. Nhưng từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế nước ta đã lấy lại được đà tăng trưởng với tốc độ tăng năm sau luôn luôn cao hơn năm trước (Năm 2000 tăng 6,79%; năm 2001 tăng 6,89%; năm 2002 tăng 7,08%; năm 2003 tăng 7,34%; năm 2004 tăng 7,79% và năm 2005 ước tính tăng 8,43%). Tính ra trong 5 năm 2001-2005, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong nước tăng 7,51%, đưa quy mô nền kinh tế năm 2005 gấp 1,44 lần năm 2000. Năm 2006 là 8,2% và năm 2007 là 8.48%. Theo thông tin từ giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam trong Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á – Thái Bình Dương tháng 4/2008, dự kiến tăng trưởng kinh tế trong năm nay của Việt Nam sẽ đạt mức 7,5-8%. (website Tổng cục thống kê, 2007).

Trong 5 năm 2001-2005, kinh tế nước ta không những tăng trưởng tương đối cao mà cơ cấu kinh tế còn tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu phân chia nền kinh tế thành 3 khu vực: (1) Nông lâm nghiệp và thuỷ


sản; (2) Công nghiệp và xây dựng; (3) Dịch vụ, thì tỷ trọng giá trị tăng thêm theo giá thực tế chiếm trong tổng sản phẩm trong nước của khu vực công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 36,73% năm 2000 lên 38,13% năm 2001; 38,49% năm 2002;

39,47% năm 2003; 40,21% năm 2004 và năm 2005 chiếm 41,04%. Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tuy đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 5,42% về giá trị sản xuất và 3,83% về giá trị tăng thêm, nhưng tỷ trọng trong tổng sản phẩm trong nước đã giảm từ 24,53% năm 2000 xuống 23,24% năm 2001;

23,03% năm 2003; 21,81% năm 2004 và năm 2005 chỉ còn 20,89%. Khu vực dịch vụ vẫn duy trì được tỷ trọng chiếm trên dưới 38% tổng sản phẩm trong nước. Tỷ trọng của ba khu vực qua các năm như trên đã thể hiện rất rõ nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Nhờ có tăng trưởng kinh tế, thu nhập của người dân được cải thiện, việc tiêu dùng của người dân cũng tăng mạnh và rác thải tạo ra ngày càng nhiều, gây áp lực lớn đến môi trường.

2. Hiện trạng môi trường rác thải ở Việt Nam

Một lần nữa, khái niệm rác thải và chất thải rắn trong khóa luận này được sử dụng đồng nhất, có thể thay thế cho nhau. Thực tế, khái niệm chất thải rắn có thể rộng hơn và được sử dụng nhiều hơn trong các văn bản chính thống, vì thế phần phân tích thực trạng rác thải này sẽ sử dụng cụm từ “chất thải rắn”.

2.1. Chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp

a. Chất thải sinh hoạt:

Theo số lượng thống kê năm 2002, lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân khoảng từ 0,6 đến 0,9 kg/người/ngày ở các đô thị lớn và dao động từ 0,4 đến 0,5 kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ. Đến năm 2004, tỷ lệ đó đã tăng tới 0,9 đến 1,2 kg/người/ngày ở các thành phố lớn và 0,5 đến 0,65 kg/người/ngày tại các đô thị nhỏ.

Bảng 5 Tình hình phát sinh chất thải rắn

Các loại chất thải rắn

Toàn quốc

Đô thị

Nông thôn

Tổng lượng phát thải chất thải sinh hoạt (tấn/năm)

12.800.000

6.400.000

6.400.000

Chất thải nguy hại từ công nghiệp (tấn/năm)

128.400

125.000

2.400



Chất thải không nguy hại từ công nghiệp (tấn/năm)

2.510.000

1.740.000

770.000

Chất thải y tế lây nhiễm (tấn/năm)

21.000

-

-

Tỷ lệ thu gom trung bình (%)

-

71

20

Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trung bình theo đầu người (kg/người/ngày)


-


0,8


0,3

Nguồn: Báo cáo Diễn biến môi trường Việt Nam 2004 - Chất thải rắn

Theo báo cáo "Diễn biến môi trường Việt Nam 2004 - Chất thải rắn" thì hầu hết các loại chất thải rắn phát sinh tập trung chủ yếu ở các đô thị (bảng 5).

Ở hầu hết các đô thị, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt chiếm 60-70% tổng lượng chất thải rắn đô thị. Một số đô thị có đến 90% là chất thải rắn sinh hoạt. Theo kết quả nghiên cứu năm 2005 của Bộ Xây dựng về lượng phát sinh chất thải rắn ở các đô thị cho thấy tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị có xu huớng tăng đều, trung bình từ 10-16% mỗi năm.

Số liệu quan trắc môi tại một số tỉnh thành phía Bắc (bảng 6) cho thấy trong thực tế lượng chất thải rắn phát sinh hàng năm ở các đô thị lớn như Hà Nội tăng khá nhanh nhưng ở một số đô thị nhỏ như Thái Nguyên, Nam Định và Lào Cai (các đô thị loại 3 và loại 4) thì tăng không nhiều, do tốc độ đô thị hoá ở các nơi này không nhanh, đặc biệt là vùng núi.

Bảng 6 Khối lượng chất thải rắn các đô thị miền Bắc từ năm 2000-2004

(đơn vị tính: tấn/ngày)


Năm

Hà Nội*

Hải Phòng**

Nam Định*

Thái Nguyên*

Lào Cai***


PS

TG

PS

TG

PS

TG

PS

TG

PS

TG

2000

1478

1075

667

504

165

110

106

55

76

46

2001

1656

1250

732

556

170

112

112

59

80

48

2003

1800

1440

785

572

177

124

116

64

84

54

2004

2154

1640

810

585

155

124

120

69

88

58

2005

2540

2080

920

690

160

127

132

76

88

58

Trung bình

1926

1497

783

581

165

119

117

63

83

53

Tỷ lệ

TG

80%

70%

70%

60%

60%

Nguồn: Số liệu quan trắc hàng năm của TTKTMTĐT&KCN, Đại học Xây dựng Hà Nội và Báo cáo của Bộ Xây dựng 2005

Ghi chú:

PS: Lượng phát sinh trung bình (tấn/ngày)


TG: Lượng được thu gom trung bình theo thực tế (tấn/ngày)

* Bao gồm các quận nội thành

** Bao gồm 5 quận nội thành và thị xã Đồ Sơn

*** Bao gồm thị xã Lào Cai và thị trấn Sa Pa

Thành phần chất thải rắn bao gồm: chất hưu cơ, cao su, nhựa, giấy, bìa các tông, giẻ vụn, kim loại, thuỷ tinh, gốm sứ, đất đá, gạch, cát. Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, rất biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, khu vực sinh sống và phát triển sản xuất. Tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 40% - 60% tổng lượng chất thải. Theo kết quả quan trắc, tỷ lệ thành phần nilon, chất dẻo trong rác thải đã có chiều hướng giảm (còn từ 3-7%), cá biệt ở một số đô thị nhỏ như Lào Cai và Sa Pa, tỷ lệ chất dẻo thấp (chiếm 1,1%), đó là do trong vòng hai năm nay một số loại hình công nghệ thu hồi và tái chế chất dẻo đã bước đầu hoạt động và góp phần làm giảm lượng chất dẻo thải ra bãi chôn lấp.

Chất thải rắn công nghiệp: hầu hết chất thải rắn công nghiệp tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung và các đô thị phát triển. Bảng 7 là tổng hợp về khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh ở một số địa phương trong các vùng kinh tế trọng điểm.

Còn theo thống kê của các Sở Khoa học, công nghệ và môi trường thì khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các tỉnh, thành phố tính đến năm 2003 còn cao hơn rất nhiều.

Bảng 7 Tổng hợp về khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh ở một số địa phương trong các vùng kinh tế trọng điểm - năm 2003

Địa phương

Tổng (tấn/năm)

Địa phương

Tổng (tấn/năm)

Hà Nội

97 030

TP Hồ Chí Minh

130 380

Hải Phòng

28 470

Đồng Nai

24 935

Hải Dương

20 417

Bình Dương

23 400

Quảng Ninh

11 855

Bà Rịa - Vũng Tàu

29 700

Tổng cộng toàn

vùng

15 773

Tổng cộng toàn

vùng

208 415


Nguồn: Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam & đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, NXB Xây dựng, 2004

b. Chất thải rắn nguy hại:

Các chất thải rắn nguy hại chủ yếu phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề và y tế.

Theo thống kê năm 2004, chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh chủ yếu ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Điển hình là ở các tỉnh Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Các ngành công nghiệp nhẹ, hoá chất và cơ khí luyện kim là ngành phát sinh nhiều chất thải nguy hại nhất.

Tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các làng nghề truyền thống trong toàn quốc khoảng 2.400 tấn/năm. Các làng nghề thuộc các tỉnh phía Bắc phát sinh chất thải rắn nguy hại nhiều nhất (khoảng 2.200 tấn/năm). Trong đó điển hình là các tỉnh: Bắc Ninh (1.150 tấn/năm), Hà Tây (350 tấn/năm), Hà Nội (300 tấn/năm), Hưng Yên (230 tấn/năm). Các làng nghề tái chế sắt, nhựa, đúc đồng, nhôm... tạo ra nhiều chất thải rắn nguy hại nhất.

Chất thải rắn y tế: Chất thải rắn y tế chiếm tỷ lệ nhỏ nhất so với chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp. Lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh cần phải xử lý ước tính khoảng 34 tấn/ngày đêm trong toàn quốc. Trong đó 1/3 lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; 2/3 còn lại ở các tỉnh, thành khác. Nếu phân theo khu vực của các tỉnh, thành thì 70% lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở các thành phố, thị xã, 30% ở các huyện, xã nông thôn, miền núi.

2.2. Thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp

Công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém. Lượng chất thải rắn thu gom mới chỉ đạt khoảng 70% và chủ yếu tập trung ở nội thị. Tại nhiều đô thị, khu công nghiệp, chất thải nguy hại không được phân loại riêng, còn chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt. Phần lớn các đô thị, khu công nghiệp chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh và vận hành đúng quy trình nên đã ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân. Việc lựa chọn điểm chôn lấp hoặc khu xử lý chất thải rắn tại các đô thị còn gặp

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí