Mâu Thuẫn Giữa Đường Lối, Chủ Trương, Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nữ Chất Lượng Cao Với Hiện Thực Triển


Từ việc phân tích thực trạng NNLNCLC ở trên ta thấy, sự phát triển của NNLNCLC về số lượng, chất lượng và cơ cấu mất cân đối, không đồng đều chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Hiện nay, Việt Nam đang chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, tập trung vào tái cơ cấu lại nền kinh tế và phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, các ngành có hàm lượng chất xám cao. Hơn nữa, để có thể hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế của thế giới thì chúng ta đang cần phải có một NNLCLC đủ mạnh để có thể cạnh tranh được trong quá trình phát triển. Trong khi đó, mặc dù những năm qua nền kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục có bước phát triển vượt bậc nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều yếu kém so với các nước trên thế giới và khu vực, đang đặt ra những khó khăn không nhỏ cho Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu Thiên nhiên kỷ đó là phát triển NNLN, trong đó có NNLNCLC. Cụ thể:

Về kinh tế: Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt khá cao, bình quân trong giai đoạn 2001 - 2010 đạt 7,26%/năm, nhưng chưa thực sự vững chắc, đặc biệt trong những nă m gần đây do chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới nên tăng trưởng chỉ đạt có trên 5%, những ngành kinh tế mũi nhọn phát triển chậm nên thất nghiệp có xu hướng gia tăng. Thu nhập theo đầu người thấp nên không có điều kiện đầu tư cho sự phát triển của NNLNCLC. Kết cấu hạ tầng, mặc dù có bước phát triển mạnh mẽ, nhưng mất ổn định nên chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Các thành phần kinh tế, mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực song nhìn chung chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là kinh tế nhà nước… Những yếu kém của nền kinh tế như trên đã gây khó khăn cho việc đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục và đào tạo, tạo việc làm, cũng như việc thay đổi nhận thức của xã hội trong việc nâng cao chất lượng NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng, trong khi yêu cầu đòi hỏi rất cao đối với NNLNCLC để được xã hội thừa nhận và đánh giá ngang bằng với nam giới. Theo khảo sát của Tổng cục thống kê,


mức sống dân cư, chi cho giáo dục bình quân một người đi học năm 2010 là 3,104 triệu đồng. Chi cho giáo dục bình quân một người có sự khác biệt nhất định giữa nam và nữ. Năm 2010, mức chi giáo dục bình quân cho nữ thành thị là 5,285 triệu đồng, chi cho nam l à 5,489 triệu đồng, tương ứng nông thôn là 2,070 và 2,159 triệu đồng [92, tr.43]. Như vậy, có thể khẳng định sự khác biệt trong đầu tư giáo dục cho nam và nữ nên dẫn đến sự phát triển giữa NNL nam và nữ không đồng đều cũng là một tất yếu khách quan không thể tránh khỏi, việc đầu tư khác nhau nên dẫn đến kết quả cũng khác nhau. Đồng thời việc đầu tư cho giáo dục của Việt Nam không có trọng tâm, trọng điểm, không ưu tiên cho nữ, thường đầu tư dàn trải .

Hơn nữa, khi kinh tế khủng hoảng, khó khăn làm cho thu nhập nói chung của người dân hầu hết đều giảm do giá cả leo than g. Chính vì vậy, không có điều kiện để đầu tư cho sự phát triển NNLNCLC đang là m ột thực tế diễn ra. Mỗi gia đình đều phải tính đến việc hạn chế các nhu cầu của các thành viên trong gia đình là lẽ đương nhiên, có điều sự hạn chế bắt đầu từ nhân lực nữ và nhiều nhất cũng ở nhân lực nữ. Ngay cả khi kinh tế không còn khó khăn thì thường ngày NNLNCLC ở Việt Nam vẫn hay nhường nhịn cho chồng con, dành sự thiệt thòi về phía mình, điều này được dư luận xã hội đề cao xem như một giá trị đạo đức - đức hy sinh, tình cảm tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam nói chung và NNLNCLC nói riêng.

Về văn hoá: tư tưởng “trọng nam khinh nữ” còn nặng nề, phổ biến từ gia đình cho đến xã hội, từ thế hệ trước đến thế hệ sau, trầm tích “thâm căn cố đế”, di truyền trong nếp nghĩ, tâm lý của người Việt Nam. Tâm lý ấy còn ảnh hưởng khá phổ biến trong xã hội với những biểu hiện phức tạp. Cụ thể, có nhiều trường hợp NNLNCLC chịu trách nhiệm chính trong các công vi ệc gia đình, có thu nhập cao nhưng vẫn còn phụ thuộc vào chồng về việc quyết định sinh con, cho con học hoặc quyết định những vấn đề khác của gia đình … Ở một số cơ quan, cán bộ lãnh đạo còn định kiến, chưa nhận thức đầy đủ và


đánh giá khách quan về năng lực và vai trò của NNLNCLC, do đó đã không tạo điều kiện thuận lợi, không làm tốt công tác qui hoạch và bổ nhiệm NNLNCLC vào các vị trí xứng đáng để họ có điều kiện phấn đấu, cống hiến và bộc lộ tài năng trí tuệ của bản thân cho chuyên môn của mình.

Ở đây, chúng ta có thể thấy một điều nếu tư tưởng trọng nam khinh nữ là sản phẩm đơn thuần của cơ sở kinh tế - xã hội thì việc xóa bỏ nó chắc chắn không quá khó khăn, song vấn đề là mọi người có vẻ thông suốt về tư tưởng, nhưng tâm lý và thói quen cũ thì không thể dễ dàng vứt bỏ được. Vì vậy, ngay từ bé, bài học đầu tiên đứa trẻ đã nhận thức được t rong cách giáo dục nói chung là bé trai mạnh mẽ, dũng cảm, chịu trách nhiệm che chở cho bé gái và có thể làm việc ở những nghề như bác sĩ, kỹ sư, lái xe… còn bé gái thì làm các nghề như giáo viên, nghệ sĩ, nấu ăn… Điều này nó đã tác động trực tiếp vào việc nhận thức của trẻ thơ: mẫu người đàn ông tích cực còn phụ nữ thì thụ động.

Ngày nay, trong cách giáo dục, tuyên truyền của xã hội và các gia đình vẫn còn xảy ra tình trạng phân biệt đối xử giữa con trai và con gái. Chẳng hạn, cách giáo dục của cha mẹ như con trai thì phải nhường cho chị (em) gái hoặc chị (em) gái chấp làm gì? Rồi bạn gái làm lớp trưởng thì các bạn trai trong lớp không phục hoặc coi thường và trong tư duy của các em đều không thừa nhận năng lực của bạn gái, chương trình quảng cáo trên ti vi đưa ra tình huống nhưng lại thể hiện rõ sự bất bình đẳng giới nặng nề khi ông bố gọi “Bin, Na ơi ra giúp mẹ dọn nhà”… Trường hợp khác có cháu nhỏ khoảng 4 đến 5 tuổi đã cảm nhận mặc nhiên trong tư tưởng rằng chủ nhà phải là bố chứ không thể là mẹ được… T ất cả những điều đó cứ ngấm ngầm ăn sâu vào trong tiềm thức của con trẻ và bắt buộc nó phải cảm nhận cái gì của đàn ông là có giá trị và uy quyền trong gia đình và ngoài xã hội. Tất yếu những điều đó sẽ theo con người suốt cả cuộc đời và nó lại được lưu tr uyền. Như vậy, NNLN nói chung và NNLNCLC nói riêng phải có thời gian dài thì mới có thể


phát triển được đầy đủ trong một xã hội như vậy? Đây là một khó khăn lớn và không dễ gì có thể xóa bỏ được. Cho nên, việc xóa bỏ tư tưởng “trọng nam khinh nữ” không chỉ là vấn đề kiến thức, sự hiểu biết mà còn phụ thuộc vào thiện chí và trách nhiệm của cả nam và nữ trong xã hội.

Về bản thân NNLNCLC còn tâm lý an phận, tư tưởng tự ti, cam chịu và thụ động. Điều này đã trở thành lực cản bên trong kìm hãm khả năng độc lập, sáng tạo và cống hiến của chính NNLNCLC. Về mặt tâm lý truyền thống, đại bộ phận nữ chất lượng cao có xu hướng “nhường bước” nam giới từ trong gia đình cho đến ng oài xã hội. Trong gia đình, NNLNCLC thường nhường việc học tập, phấn đấu công danh sự nghiệp cho người nam giới. Ngoài xã hội, NNLNCLC có năng lực, được thụ hưởng một nền giáo dục đầy đủ, có kỹ năng cao vẫn còn có xu hướng chấp nhận địa vị thấp hơn các đồng nghiệp là nam giới. Chính vì tâm lý tự ti, mặc cảm nên có tình trạng NNLNCLC ngại phát biểu ý kiến và tranh luận với nam giới, mặc dù ý kiến của họ có thể là chính xác. Tâm lý tự ti, mặc cảm này đã làm hạn chế vai trò của chính họ. NNLNCLC không dám đứng lên đấu tranh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và thực hiện quyền bình đẳng nam - nữ.

Mặt khác, NNLNCLC còn tư tưởng ỷ lại và trông chờ vào chủ trương

của Đảng, chính sách của Nhà nước và xã hội đem lại quyền lợi cho chính mình. Thực tế, có người không chịu học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, làm chủ tri thức, trí tuệ nên họ cũng luôn chấp nhận cuộc sống phụ thuộc, mất tự tin trong gia đình và ngoài xã hội. Họ an phận, tự bằng lòng với trình độ, bằng cấp và cuộc sống mà mình đang có, thậm chí có người còn quan niệm phụ nữ chỉ cần cho gia đình mà không chịu phấn đấu để vươn lên. Hiện nay chính các nhà lãnh đạo, quản lý xã hội cũng chưa có cái nhìn khách quan, bình đẳng khi đánh giá về NNLNCLC và nam giới. Họ thường quan niệm nam giới có năng lực hơn. NNLNCLC không muốn đấu tranh mạnh mẽ để


đòi Nhà nước cần thay đổi chính sách liên quan đ ến mình mà chỉ ngồi đợi chính sách mang lại quyền và lợi ích cho giới nữ.

Về xã hội: có khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa trung tâm với vùng sâu, vùng xa, đây cũng là những cản trở cho sự phát triển của NNLNCLC tại các vùng còn khó khăn, lạc hậu. Cơ sở vật chất và trình độ dân trí giữa các vùng có sự chênh lệch nên ở các vùng điều kiện sống thấp sẽ hạn chế đến việc phát triển của NNLNCLC và kéo theo sự phát triển của NNL nói chung. Chẳng hạn, ở giai đoạn đầu tiên của cuộc đời mỗi con người, ngườ i mẹ có tác động mạnh nhất đến việc nâng cao chất lượng NNL. Do vậy, nếu người mẹ có kiến thức, có trình độ cao bao nhiêu thì lại càng có khả năng chăm sóc thai nhi chu đáo cẩn thận hơn để tái sản xuất ra và nuôi dạy con người khỏe mạnh, cường tráng về thể chất và phát triển cao về trí tuệ. Đồng thời, họ cũng có khả năng giáo dục tốt nhất để những đứa trẻ trưởng thành và cung cấp cho xã hội NNL có chất lượng cao bấy nhiêu. Đây chính là nền tảng vật chất vô cùng quan trọng cho sự phát triển của NNL trong tương lai của xã hội. Nên cần thiết phải quan tâm đến việc phát triển NNLNCLC cũng là một cách đầu tư cho sự phát triển của xã hội tương lai. Ở bất cứ đâu, nơi nào quan tâm chú trọng đến việc phát triển NNLNCLC thì ở đó NNL sẽ được nâng cao. Đơn cử như ở các thành phố lớn, nơi đây có nhiều NNLNCLC nên trẻ em ở nơi đó bao giờ cũng khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng lớn hơn trẻ em ở nông thôn cùng lứa tuổi và các em cũng có cơ hội đi học và phát triển nhiều hơn trẻ em ở nông thôn. Bởi, nông thôn nước ta còn quá khó khăn, lạc hậu, chậm phát triển.

Mặt khác khi điều kiện kinh tế chưa p hát triển thì NNLNCLC cũng là

đối tượng chịu thiệt thòi nhất trong việc đầu tư để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như năng lực thực tiễn. Trong gia đình, họ thường phải hy sinh để cho nam giới được hưởng thụ cơ hội nhiề u hơn trong mục tiêu học tập, cống hiến và thành đạt. Ở các thành phố, trung tâm bao giờ cũng có NNLNCLC nhiều hơn vùng nông thôn hay vùng sâu, vùng xa. Sự chênh lệch


về điều kiện sống là một trong những cản trở cho việc nâng cao chất lượng NNLNCLC ở tại vùng, miền.

3.2.3. Mâu thuẫn giữa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao với hiện thực triển khai trong thực tiễn còn hạn chế

Bất bình đẳng giới là sự phân biệt, đối xử theo địa vị, quyền lực và uy tín giữa nam và nữ trong các nhóm, tập thể và xã hội. Sự phân biệt đối xử với NNLN trong xã hội đã được thể chế hóa thành khuôn mẫu bất bình đẳng về giới. Trên thực tế, ở nước ta, ngay cả ở trong các cơ quan Nhà nước, nơi được coi là đại diện cho trí tuệ và ý chí của nhân dân, vẫn tồn tại tình trạng bất bình đẳng giới thông qua thu nhập bình quân và những định kiến trong đào tạo và sử dụng cán bộ. Đây là những định kiến ảnh hưởng tiêu cực đối với NNLNCLC, làm hạn chế khả năng của chính họ và khiến cho họ tự ti, an phận, thiếu tự tin trong cuộc sống.

Bảng 3.15: Thu nhập bình quân/ tháng của NNLCLC

Đơn vị: nghìn đồng



2007

2009

2010

Chung

Nam

Nữ

Chung

Nam

Nữ

Chung

Nam

Nữ

2.088

2.235

2.004

2.622

2.902

2.477

2.835

3.023

2.725

ĐH và

SĐH

3.353

3.582

2.954

3.674

3.962

3.308

4.018

4.256

3.722

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 14

Nguồn: TCTK: Số liệu thống kê giới ở Việt Nam 2000 - 2010, tr.253.

Qua số liệu thống kê trên ta thấy, ở cùng trình độ cao đẳng , đại học và sau đại học thì thu nhập bình quân của NNLNCLC luôn thấp hơn so với nam giới.

Về đào tạo, bồi dưỡng kể cả ngắn hạn và dài hạn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì NNLNCLC luôn gặp những khó khăn khi tham gia. Chẳng hạn quy định về tuổi bổ nhiệm:


Qui chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo (Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2003/QĐ -TTg. Ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ) .

Điều 6. Điều kiện bổ nhiệm:

3. Tuổi bổ nhiệm:

A- Cán bộ, công chức bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ;

Những quy định này, dù với mục đích nào thì cũng hạn chế, gây khó khăn trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ vào một chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với NNLNCLC so với nam, mặc dù hai đối tượng về cơ bản năng lực như nhau. Hãy so sánh, nếu hai người nam và nữ tốt nghiệp đại học ra công tác và hết thời gian tập sự ở tuổi 25 - 27 thì cơ hội đào tạo tính theo năm là 10 năm đối với nữ và 15 năm đối với nam. Như vậy, cơ hội của NNLNCLC trên thực tế b ằng 2/3 so với nam. Bên cạnh đó, NNLNCLC ở tuổi này còn chịu nhiều tác động khác như: kết hôn, thái độ của vợ/chồng, con nhỏ, gia đình và cộng đồng (xem phụ lục 8).

Hơn nữa, các quy định liên quan đến tuổi qui hoạch, đào tạo - bồi

dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm… đều xuất phát từ qui định về tuổi nghỉ hưu. Qui định tuổi nghỉ hưu của nam và nữ cũng có sự khác nhau (nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi) là một cản trở đối với NNLNCLC trong quá trình phấn đấu.

Hiện nay đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị hay người sử dụng NNL thì trước quy định về tuổi, họ gặp ít nhất ba khó khăn. Thứ nhất, xét đơn thuần từ hiệu quả đầu tư , để bồi dưỡng một cán bộ nữ là không có lợi so với một cán bộ nam, vì thời gian làm việc sau đào tạo của nam dài hơn 5 năm. Thứ hai, xét về số lượng thì càng lê n vị trí quản lý cao số lượng nữ ứng viên cho một vị trí càng ít hơn so nam ứng viên. Càng ít thì càng khó lựa chọn hơn. Thứ ba, xét về tương quan, khi đặt 2 ứng viên nam và nữ cùng kịch bản về tuổi. Thực tế, (ví dụ còn đủ tuổi công tác 5 năm) nữ ứng viên hạn chế hơn nam ứng viên


về bề dày kinh nghiệm, đơn giản vì họ trẻ hơn 5 tuổi. Nếu ưu tiên thì hai người bằng nhau phải chọn nữ. Nhưng thực tế thì đa phần lại chọn nam vì độ tuổi của nam cống hiến được nhiều hơn, sức khoẻ cũng tốt hơn và nếu cần thời gian dài cống hiến thì nam cũng có thể có được nhiều hơn nữ.

Hiện nay thực chất quy định về tuổi vô hình chung đang đặt nữ giới vào một “cuộc đua” đường dài không cân sức với các điều kiện phân biệt nam nữ và phần thắng luôn thuộc về nam giới, vì ở chặng cuối nam không còn đối thủ, nữ bị loại trước 5 năm.

Trong gia đình, nếu xảy ra tình trạng bất bình đẳng về giới sẽ dẫn tới tình trạng thiếu tôn trọng NNLNCLC, tiếng nói của họ bị hạn chế khi ra các quyết định ngay cả trong gia đình. Ngoài ra, họ cũng p hải đảm nhiệm các công việc khác nhau của gia đình và việc chia sẻ hiếm nhận được từ nam giới trong gia đình, sự cảm thông và hưởng thụ mọi thành quả của lao động sẽ bị kém hơn so với nam giới.

Ngoài xã hội, NNLNCLC thường khó khăn trong việc xin đi học tậ p nâng cao trình độ. Vì nhiều khi NNLNCLC thu xếp được công việc gia đình để có thể xin đi học thì đã gần hết tuổi qui hoạch lần đầu đối với nữ nên cơ quan cũng không muốn cho đi học. Đôi khi, bản thân NNLNCLC cũng không muốn và cũng không dễ có thể vượt qua trở ngại để vươn lên khẳng định mình trong việc chinh phục đỉnh cao của tri thức. Bởi vì, trong cùng một thời gian, họ phải làm quá nhiều công việc khác nhau và việc nào cũng đòi hỏi một sự cố gắng hết sức mình mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chính điều này làm cho NNLNCLC nhiều khi cảm thấy quá mệt mỏi dẫn đến họ dễ thỏa hiệp và bằng lòng với cái mà mình đang có hoặc có thể chấp nhận như một lẽ tự nhiên về sự hơn hẳn của nam giới ngay trong cả suy nghĩ và hành động. Hơn nữa, trong công việc họ thườn g bị phân công vào những công việc nhẹ nhàng, giản đơn, kỹ thuật không cao, địa vị kinh tế -

Ngày đăng: 15/11/2022