Có thể nói, một trong những thành tựu lớn nhất trong phát triển con người ở nước ta là thành quả của chương trình xoá đói, giảm nghèo. Đây là mục tiêu đầu tiên và là một mục tiêu quan trọng nhất trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goal - MDG) mà nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký năm 2000. Trong giai đoạn 2000 - 2005, công tác xoá đói, giảm nghèo đã được chúng ta đẩy mạnh và nước ta đạt được kết quả rất ấn tượng. Nếu tính theo tiêu chuẩn quốc gia, năm 1992, tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta là 30% dân số, đến năm 2005, theo dự tính, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 7% dân số. Nếu tính theo tiêu chuẩn quốc tế (tính theo 1 đôla/ngày/người), thì tỷ lệ nghèo chung ở nước ta đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002, nếu tính theo tiêu chuẩn mới (2 đôla/ngày/người), thì hộ nghèo năm 2004 còn 27,5% [2, tr.79-80]. Với thành tựu này, “ngay từ năm 2002, Việt Nam đã được Liên hợp quốc đánh giá là hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch toàn cầu: giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2005” [2, tr.80]. Theo thống kê mới đây, “Tính chung cả năm 2012, cả nước có 450,3 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 27,6% so với năm 2011, tương ứng với 1911,8 nghìn lượt nhân khẩu bị thiếu đói, giảm 26,9%. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2012 ước tính là 11,3 - 11,5%” [159]. Như vậy, xóa đói, giảm nghèo nhanh chóng, nhân dân có thu nhập ổn định sẽ có điều kiện thuận lợi cho các nhu cầu ăn, mặc, ở, khám chữa bệnh…Cũng nhờ vậy, đã góp phần trực tiếp vào việc nâng cao sức khỏe nhân dân.
Về công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, mức chi tiêu công cho y tế đã và đang tăng lên trong tổng GDP nhằm cung cấp những dịch vụ y tế sâu rộng và có chất lượng nhằm chăm sóc sức khỏe cộng đồng, “năm 2008, tổng chi tiêu cho y tế từ tất cả các nguồn bao gồm chi tiêu của khu vực tư nhân của Việt Nam tương đương với 7,3% GDP, chi tiêu của chính phủ tương đương 2,8% GDP” [168, tr.16]. Đây là mức đầu tư cho y tế khá cao so với một số nước có cùng mức thu nhập GDP như Việt Nam. Nhờ sự đầu tư như vậy, nước ta đã xây dựng một mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh rộng khắp: năm 2010 cả nước đã có 13.467 cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm bệnh
viện, bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, nhà hộ sinh, khu điều trị phong, phòng khám đa khoa khu vực; trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp; có trên 246.000 giường bệnh; trên 110.000 y bác sỹ; gần 301.000 dược sỹ. Số bác sỹ trên tổng số dân cao: 7,1 bác sỹ trên 1 vạn dân [152, tr.665-675]. Với cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực y tế phát triển như vậy, bước đầu chúng ta đã thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần quan trọng vào việc nâng cao thể lực người Việt Nam.
Bên cạnh công tác phát triển y tế, thể dục, thể thao cũng được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Chính sách xã hội hóa thể dục, thể thao nhằm nâng cao thể lực con người Việt Nam được tăng cường. Các cơ sở thể dục thể, thao được xây dựng rộng khắp trong cả nước, chương trình giáo dục thể chất và kiến thức quốc phòng được đưa vào trong hầu hết các cấp bậc học. Bên cạnh thể dục, thể thao quần chúng, công tác phát triển thể thao chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp cũng được đầu tư thích đáng.
Môi trường sinh thái là nhân tố quan trọng tác động đến quá trình phát triển thể lực con người. Chính vì vậy, Đảng ta đã coi “bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân” [39, tr.78]. Nhận thức sâu sắc quan điểm đó của Đảng, trong thời gian qua, chúng ta đã tích cực kết hợp chặt chẽ giữa kiểm soát, ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch; coi trọng nghiên cứu giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên. Kết quả là, bước đầu chúng ta đã dần khắc phục được những tác hại to lớn về thiên tai, bảo vệ và tái tạo rừng, nguồn nước và bầu khí quyển, góp phần to lớn vào việc nâng cao sức khỏe con người Việt Nam.
Những thành quả đạt được trong lĩnh vực kinh tế, xóa đói giảm nghèo, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng; phát triển thể dục, thể thao cũng như cải tạo môi trường sinh thái trên đây, đã tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển thể lực con người Việt Nam, điều đó được thể hiện trên các bình diện sau:
Tỷ lệ chết ở bà mẹ và trẻ em giảm đi nhanh chóng. Theo thống kê, ở nước ta “tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 58 trường hợp trên 1.000 ca năm 1999 xuống còn 24,4 trên 1.000 ca năm 2009, trong khi tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 44,4 trên 1.000 ca xuống 16 trên 1.000 ca trong cùng thời gian này…, tỷ lệ tử vong ở bà mẹ hiện nay là 69 trong 100.000 ca sinh và 94,8% ca sinh có nhân viên y tế có chuyên môn đỡ đẻ vào năm 2008” [168, tr.25-26]. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển về thể lực con người. Vì thế, tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc năm 2000, trong 8 mục tiêu có 1 mục tiêu đề cập cụ thể đến việc cải thiện tình trạng sức khỏe trẻ em. Đó là mục tiêu thiên niên kỷ số 4: giảm 2/3 tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn 2000 - 2015. “Theo báo cáo...hiện nay mức tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ở nước ta tương đương với tỷ suất của các nước có thu nhập bình quân đầu người cao hơn Việt Nam 3
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Nhận Thức Chung Về Phát Triển Con Người
- Vấn đề phát triển con người toàn diện Việt Nam hiện nay - 9
- Những Thành Tựu Cơ Bản Trong Phát Triển Con Người Việt Nam Về
- Những Thành Tựu Cơ Bản Trong Phát Triển Con Người Việt Nam Về
- Những Hạn Chế Trong Phát Triển Con Người Việt Nam Về Tâm Lực
- Mâu Thuẫn Giữa Yêu Cầu Khách Quan Của Sự Phát Triển Nhanh Về Con Người Toàn Diện Với Thực Tế Phát Triển Con Người Toàn Diện Ở Nước Ta Còn Chậm
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
- 4 lần. Việt Nam có mức giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới năm tuổi cao hơn mức giảm trung bình của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” [150, tr.33]. Năm 2012 tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi ở nước ta chỉ còn 2,38/1.000. Với thành tích này, Việt Nam gần tiến đến mục tiêu thiên niên kỷ (dưới 2,0/1.000 vào năm 2015).
Trẻ em bị suy dinh dưỡng cũng giảm nhanh trong thời gian qua, “Nếu xét theo cân nặng/tuổi, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 35,3% năm 1998 xuống 33,8% năm 2000, 31,9% năm 2001, 30% năm 2002, 28,4% năm
2003, 26,6% năm 2004 và 25,2% năm 2005” [103, tr.552]. Nhờ có những chính sách và sự đầu tư đúng đắn trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đến nay tỷ lệ này chỉ còn 16,2% (năm 2012).
Chiều cao và cân nặng của Người Việt Nam còn thấp bé so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, song cũng được cải thiện đáng kể. Chiều cao trung bình nam giới vào khoảng 1m65 - 1m68, trong đó có khoảng trên 10% nam giới cao trên 1m70; nữ cao trung bình từ 1m55 - 1m58, trong đó có khoảng 10% cao trên 1m60. Cân nặng trung bình nam giới khoảng từ 56 - 60 kg; nữ là 48 - 50 kg. Điều quan trọng là, những chỉ số đó của thế hệ trẻ ở nước ta có xu hướng ngày càng phát triển cao.
Bên cạnh đó, những nghiên cứu gần đây cho thấy, người Việt Nam hiện nay ngày càng có sức bền, sức dẻo, sức nhanh hơn. Có được nền tảng thể lực rồi rào sẽ là tiền đề quan trọng cho hoạt động sống của người Việt Nam trong thời đại mới.
Nhờ quan tâm phát triển thể dục, thể thao, chúng ta cũng đã đạt nhiều thành tích trong thi đấu thể thao. Trên đấu trường khu vực và quốc tế, Việt Nam luôn nằm trong tốp đầu tại khu vực ASEAN trong các kì SEGAME, chỉ tính riêng năm 2010 các vận động viên thể thao nước nhà đã giành được tổng cộng 700 huy chương các loại trong các giải đấu khu vực và thế giới, trong đó có 289 huy chương vàng, 218 huy chương bạc, 193 huy chương đồng. Những thành tích đó, đã thể hiện sự cố gắng vươn lên trong phát triển thể lực của người dân Việt Nam.
Trong những thành quả nêu trên, tuổi thọ là nhân tố phản ánh có tính chất đầy đủ và khái quát nhất về sự phát triển thể lực con người Việt Nam. Những thay đổi có xu hướng tăng về tuổi thọ ở nước ta trong những năm qua cho thấy, thể lực của người Việt Nam được cải thiện rõ rệt: Năm 1999 tuổi thọ trung bình của người Việt Nam chỉ là 70,9 và đã tăng lên khá nhanh. Năm 2004 tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 72,1 tuổi, năm 2006 là 72,8 tuổi, 2008 là 73,2 tuổi, năm 2010 là 72,9 và đến năm 2012 là 73,0 tuổi [158, tr.31]. Theo mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, đến năm 2020 tuổi thọ trung bình của Người Việt Nam đạt 75 tuổi. Đây là mức tuổi thọ khá cao so với các nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội tương đương với Việt Nam.
Thành tựu đó làm cho chỉ số phát triển về tuổi thọ trong HDI ở nước ta tăng lên nhanh chóng: Năm 1992 mới đạt 0,670 thì đến năm 1999 tăng lên 0,721 và đến năm 2008 đã là 0,794, mức đóng góp của chỉ số này vào tăng trưởng HDI trong giai đoạn 1992 - 2008 tới 35,2%, cao hơn nhiều so với đóng góp của chỉ số giáo dục (chỉ là 15,9%) [Bảng 2, phụ lục]. Hơn nữa, khi so sánh chúng ta sẽ thấy, trong khi nhiều nước chỉ số tuổi thọ thấp hơn chỉ số HDI, thì ngược lại ở nước ta, chỉ số tuổi thọ bao giờ cũng cao hơn chỉ số chung - HDI. Theo báo cáo phát triển con người của UNDP 2004, trong 10 nước ASEAN chỉ có duy nhất hai nước có chỉ số tuổi thọ cao hơn chỉ số chung - HDI là Việt Nam và Malaixia. Điều đáng
nói là, trong khi Malaixia có chỉ số tuổi thọ cao hơn chỉ số chung - HDI không đáng kể (chỉ số tuổi thọ là: 0,80; chỉ số HDI là 0,793), thì Việt Nam chỉ số chênh lệch này cao hơn nhiều (chỉ số tuổi thọ là: 0,73; chỉ số HDI là 0,691) [5, tr.78].
Những kết quả đạt được về mặt thể lực con người Việt Nam trong những năm vừa qua đã góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu xây dựng con người Việt Nam mới – con người phát triển toàn diện. Con người Việt Nam mới, không chỉ có trình độ học thức cao, mà còn phải có sức khoẻ tốt, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ mới.
Bên cạnh những thành tựu về việc phát triển thể lực con người Việt Nam trên đây, chúng ta còn thấy, thể lực con người Việt Nam vẫn còn những hạn chế, yếu kém và bất cập, đòi hỏi chúng ta phải hết sức quan tâm, giải quyết.
3.1.1.2. Những hạn chế, yếu kém trong phát triển con người Việt Nam về
mặt thể lực
Khi khẳng định kinh tế là nền tảng cho phát triển con người Việt Nam, chúng ta cũng thấy rằng, trong những năm qua kinh tế nước ta tăng trưởng và phát triển nhanh, đời sống kinh tế của nhân dân được nâng cao là điều kiện tiên quyết để chăm lo phát triển thể lực con người Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, trong khi dân số của nước ta đứng thứ 13 thế giới, thì kinh tế chỉ đứng vị trí 42 thế giới, thu nhập bình bình quân đầu người cũng chỉ ở mức “trung bình thấp”, (Hiện nay Singapore có GDP tính trên đầu người là 50.000 USD/người/năm, còn Việt Nam chỉ đạt khoảng xấp xỉ 2.000 USD/người/năm).
Kinh tế phát triển chưa mạnh nên việc đầu tư cho công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân còn chưa cao: “chi tiêu của chính phủ (cho y tế - lời tác giả) chỉ tương đương với 2,8% GDP. Hơn 50% chi tiêu cho y tế chính là chi tiêu từ túi của bệnh nhân. Chi tiêu công cho y tế chiếm khoảng 8,7% chi tiêu công ở Việt Nam so với mức 14,1% ở Thái Lan và 9,9% ở Trung Quốc” [168, tr.15-17]. Với mức đầu tư cho ý tế còn thấp như vậy, nên cơ sở vật chất trong y tế thiếu thốn, lạc hậu. Hiện tượng quá tải về bệnh nhân trong các bệnh viện, nhất là ở các bệnh viện lớn vẫn đang là vấn đề nhức nhối. Hơn nữa, mức đầu tư, các dịch vụ y
tế cũng như nhân lực của ngành y, tập trung chủ yếu ở đô thị, còn ở nông thôn, nhất là vùng núi cao, xa, sâu, dịch vụ y tế còn thiếu thốn và kém chất lượng. Vì vậy, có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng, các địa phương trong việc hưởng lợi từ những dịch vụ y tế. Điều này đã làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân vùng cao, xa, khó khăn và dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, mặc dù nước ta đã đạt được thành tích đáng tự hào về xóa đói giảm nghèo, song vấn đề nghèo đói vẫn còn nhiều điều cần quan tâm. Sự chênh lệch về tỷ lệ hộ nghèo giữa các vùng miền, các địa phương còn rất lớn. Trong khi các tỉnh ở đồng bằng, tỷ lệ nghào đói thấp thì ở các tỉnh miền núi tỷ lệ này là rất cao. Theo số liệu thống kê vào năm 2008, “Lai Châu có tỷ lệ đói nghèo tiền tệ cao nhất toàn quốc với 61,3%, Điện Biên đứng thứ hai với 49% và Hà Giang đứng thứ ba với 43%” [168, tr.60]. Mặt khác, ở nước ta, tỷ lệ nghèo tiền tệ có xu hướng giảm nhanh, do thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh. Song, tỷ lệ nghèo phi tiền tệ vẫn còn cao. Điều đó cho thấy, mặc dù thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, nhưng, nhiều người Việt Nam vẫn bị thiếu hụt về mức sống, thiếu hụt về y tế và về giáo dục…, UNDP gọi những sự thiếu hụt đó là nghèo đói đa chiều (viết tắt là MPI). Theo thống kê, “chỉ số HPI (chỉ số nghèo do thu nhập và chi tiêu - nghèo tiền tệ - lời tác giả) của Việt Nam năm 2008 là 10,93%. Tuy nhiên tỷ lệ nghèo đói đa chiều - MPI của Việt Nam cao hơn nhiều, ở mức 23,3%” [168, tr.58]. Hơn nữa, “tỷ lệ nghèo đa chiều - MPI cao nhất ở vùng nghèo nhất cả nước, đó là vùng núi và trung du phía Bắc với tỷ lệ đói nghèo phi tiền tệ là 40%, tại Đồng bằng sông Cửu Long với gần 50%; ở Lai Châu 82,3%, Điện Biên 75% và Hà Giang 73%...., tổng cộng 12 tỉnh có trên 50% dân số là người nghèo đa chiều dựa theo chỉ số MPI” [168, tr.59-60]. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy, tỷ lệ đói nghèo ở trẻ em (CPR) cũng rất cao, “Việt Nam có tỷ lệ CPR cao, với tỷ lệ nghèo đói tiền tệ là 20,7% và tỷ lệ nghèo đói đa chiều là 28,9% trong năm 2008” [168, tr.58].
Thu nhập thấp, nghèo đói đã tác động trực tiếp đến sự phát triển thể lực
con người Việt Nam. Trong điều kiện nghèo đói như vậy, người dân không có
được những phương tiện vật chất đảm bảo ăn, mặc, ở, khám chữa bệnh dẫn đến thể lực suy giảm; tỷ lệ chết ở bà mẹ và trẻ em như thống kê ở trên là vẫn cao. Tỷ lệ trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi) tử vong ở nông thôn cao gấp đôi ở thành thị (thành thị: 9,4; nông thôn 18,7) [150, tr.33]. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi) vẫn là một vấn đề cần quan tâm, đặc biệt là ở những vùng khó khăn, vùng sâu, xa. Theo thông tin của cổng thông tin điện tử của Viện Dinh dưỡng, năm 2012, tỷ lệ này ở cả nước là 16,2%, trong khi Đồng bằng sông Hồng chỉ ở mức 11,8%. Trong khi đó, ở Trung du và miền núi phí Bắc là 20,9 %; Tây Nguyên tỷ lệ này lên tới 25%. Điều đó dẫn đến sự phát triển thể lực con người Việt Nam cũng có sự chênh lệnh lớn giữa các vùng, các địa phương. Vì thế, tuổi thọ cũng có sự chênh lệch lớn, “Năm 2008 trong khi tuổi thọ trung bình ở Thành phố Hồ Chí Minh là 75,7 tuổi, thì ở Điện Biên là 65,44, còn Lai Châu chỉ là 63,38 tuổi” [168, tr.168-170].
Do nước ta nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên dễ phát sinh dịch bệnh. Hiện nay nhiều dịch bệnh gia tăng làm suy giảm sức khỏe dân cư. Có thể nói, số người Việt Nam thường xuyên mắc các căn bệnh như cúm vi rút, ho mãn tính, xoang, hen xuyễn, viêm phổi....là rất lớn; số người dân Việt Nam mắc những căn bệnh hiểm nghèo ngày một nhiều. Đến nay, nước ta có khoảng trên
250.000 người nhiễm HIV, trong đó có khoảng 10.000 người chuyển sang giai đoạn AIDS và trên 50.000 người đã tử vong. Theo thống kê, cứ mỗi ngày cả nước phát hiện thêm 34 người nhiễm HIV. Như vậy, bệnh tật đang đe dọa nghiêm trọng đến tính bền vững của sức khỏe cộng đồng.
Bên cạnh đó, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thiên tai, nạn bia rượu, thuốc lá, bạo lực....hàng năm đã cướp đi biết bao tính mạng người dân Việt Nam. Chỉ tính riêng tai nạn giao thông và thiên tai, con số này cũng đã lên đến hàng nghìn người, “Tính từ 16/12/2011 đến 15/12/2012, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 10.081 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.838 người và làm bị thương 7.624 người. Bình quân 1 ngày trong năm 2012, cả nước xảy ra 28 vụ tai nạn
giao thông, làm chết 27 người và làm bị thương 21 người…; thiên tai xảy ra trong năm 2012 đã làm hơn 700 người chết, mất tích và bị thương….” [159]. Những vấn đề này, không chỉ đem đến hậu quả khốn khó cho chính những con người gặp rủi do, hoạn nạn và gia đình họ, làm suy giảm và kìm hãm sự phát triển thể lực người Việt Nam, mà nó còn là những vấn đề đang trở nên nhức nhối đối với toàn xã hội.
3.1.2. Phát triển con người Việt Nam về mặt trí lực
Thế giới đang đổi thay như vũ bão do tác động của khoa học, công nghệ tiên tiến, xu thế quốc tế hóa sâu rộng và sự phát triển kinh tế tri thức. Do đó, phát triển và cạnh tranh quyết liệt, tận dụng thời cơ và đối chọi với những thách thức của thời đại là công việc của mọi quốc gia. Chúng ta đã biết, Nhật Bản đã từng xây dựng 19 thành phố công nghiệp rải rác khắp đất nước với mục tiêu dẫn đầu loài người vào làn sóng văn minh mới; Hoa Kỳ đang dùng mọi cách níu lại vị trí siêu cường về kinh tế; các nước thuộc liên minh châu Âu đang cố gắng bứt lên trong cuộc cạnh tranh quyết liệt để sánh ngang với Mỹ; sự phi thường về kinh tế của các “con rồng Châu Á”, Trung Quốc đã vươn lên trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới. Tất cả những quốc gia này đã làm được những điều kỳ diệu trong phát triển kinh tế - xã hội là nhờ sớm nhận thức được vai trò của tri thức và triệt để khai thác nguồn tài nguyên vô tận này.
Ở Việt Nam, từ xưa, ông cha ta đã rất coi trọng học vấn, trí tuệ, hiền tài – điều đó được thể hiện trong câu nói nổi tiếng của Thân Nhân Trung trên bia tiến sỹ khoa Nhâm Tuất (1442):
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mới mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí yếu thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào mà không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết.
Nhận thức sâu sắc vai trò của trí lực đối với sự phát triển con người toàn diện nói riêng, với sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, tại Đại hội Đảng VII, Đảng ta cho rằng: