Vấn đề phát triển con người toàn diện Việt Nam hiện nay - 9


“Nếu ở thế kỷ XX, Việt Nam cần và đã có con người cách mạng kiên cường, con người chiến binh thượng đẳng, thì với thế kỷ XXI, Việt Nam cần và phải có những con người xây dựng tài ba, rất mực cần mẫn, lao động có kỹ thuật, có kỷ luật, có năng suất cao, đồng thời là con người được trang bị tư tưởng vững vàng, lý tưởng tốt đẹp” [46, tr.412].

Hiện nay, trong bối cảnh của xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ và sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học – công nghệ và sự phát triển kinh tế tri thức thì những giá trị mới trong con người Việt Nam như: phẩm chất trí tuệ tinh thông, kỹ năng ứng xử linh hoạt (kỹ năng mềm), tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm…lại trở thành những phẩm chất cần có; đồng thời những vấn đề như quyền con người, trí tuệ, văn hóa và thẩm mỹ của con người cũng hết sức được quan tâm.

Như vậy, có thể nói, có nhiều khái niệm và cách diễn đạt khác nhau về vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam. Hơn thế nữa, do tính lịch sử cụ thể, nét đặc trưng trong nội hàm của khái niệm đó lại được thể hiện ra khác nhau. Song, không phải vì vậy mà những giá trị phổ quát và có tính đặc thù của người Việt Nam lại bị che lấp trong các cách hiểu khác nhau đó. Trong một hệ giá trị phong phú, đa dạng thì những phẩm chất như: có tinh thần yêu nước, yêu lao động, sống tình nghĩa, có đạo đức trong sáng, yêu chuộng hòa bình, thông minh, có tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường Trong con người Việt Nam, về cơ bản đều được các học giả thừa nhận và khẳng định. Con người, dù ở quốc gia, dân tộc nào thì cũng đều phải có những giá trị chung, những giá trị mang bản chất con người của thời đại lịch sử đó. Tuy nhiên, bên cạnh những cái chung, bao giờ cũng tồn tại cái đặc thù, vì vậy những phẩm chất trên chính là bản sắc độc đáo của người Việt Nam.

Đứng trên lập trường duy vật của học thuyết Mác, kế thừa giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện. Đồng thời tiếp thu những giá trị trong quan niệm


của các nhà nghiên cứu đi trước và xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, thực tiễn phát triển con người Việt Nam, tác giả luận án cho rằng: Phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay là sự phát triển toàn diện, hài hòa giữa con người cá nhân và con người xã hội; giữa thể lực, trí lực và tâm lực; giữa đức và tài; giữa “hồng” và “chuyên” trong mỗi con người; phát triển cá tính và sự phong phú của bản chất con người, làm cho con người trở thành một nguồn lực chủ yếu, một chủ thể vẹn toàn cả về năng lực lẫn phẩm chất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.

Cụ thể hóa quan niệm đó về phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay, theo chúng tôi, được thể hiện ở ba mặt cơ bản, đó là phát triển con người về thể lực, trí lực và tâm lực. Đó chính là ba yếu tố cơ bản hợp thành cái bản chất của con người toàn diện, và việc phát triển con người toàn diện ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là cần tập trung làm cho ba mặt đó trong con người có điều kiện được nảy sinh, được hình thành, được bộc lộ, được thể hiện và không ngừng phát triển theo chiều hướng tích cực. Sự phát triển của những mặt đó trong con người Việt Nam, một mặt, phải phù hợp với truyền thống dân tộc và con người Việt Nam, mặt khác phải phù hợp với xu thế chung của sự phát triển của thời đại và cộng đồng nhân loại tiến bộ.

Phát triển về mặt thể lực, được thể hiện ở:

- Đối với cá nhân con người Việt Nam, phát triển thể lực được thể hiện ở: Thể hình (cân nặng và chiều cao phù hợp với lứa tuổi), sức khỏe và tuổi thọ, sức bền và sức dẻo dai của cơ bắp, khả năng lao động và làm việc ở nhịp độ cao, khả năng hoạt động linh hoạt, nhanh nhạy và có tâm - sinh lý tốt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

- Bên cạnh đó, sự phát triển thể lực con người Việt Nam còn được thể hiện gián tiếp ở: mức độ phát triển của công tác y tế, chăm sóc sức khỏe con người; tỷ lệ đói nghèo; sự phát triển của công tác thể dục, thể thao; sự trong sạch của môi


Vấn đề phát triển con người toàn diện Việt Nam hiện nay - 9

trường sinh thái; mức sống (thu nhập); tỷ lệ chết ở trẻ sơ sinh và sản phụ…của

cộng đồng dân cư, dân tộc hay của đất nước.

Phát triển về mặt trí lực, được thể hiện ở:

- Đối với cá nhân con người Việt Nam, sự phát triển về trí lực được thể hiện ở: trình độ tri thức và trình độ học vấn; kỹ năng nghề nghiệp và trình độ khoa học, kỹ thuật; khả năng nhận thức; sự hiểu biết sâu rộng; chỉ số IQ và tư duy sáng tạo; nhân sinh quan.

- Bên cạnh đó, sự phát triển trí lực con người Việt Nam còn được thể hiện ở: sự phát triển của giáo dục và đào tạo; số lượng lao động có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và trình độ công nghệ cao; số lượng các nhà trí thức;…

Phát triển về mặt tâm lực, được thể hiện ở:

- Đối với cá nhân con người Việt Nam, sự phát triển tâm lực được thể hiện khá phong phú, đó là sự phát triển hài hòa của ý chí, tình cảm, thái độ và định hướng giá trị. Trong đó, có những phẩm chất căn bản là lý tưởng và niềm tin với cách mạng, lòng yêu nước, đạo đức và lối sống, ý chí vươn lên trong cuộc sống, ý thức trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, quan điểm và hành vi pháp luật, quan điểm và hành vi thẩm mỹ.

- Bên cạnh đó, sự phát triển tâm lực con người Việt Nam còn được thể hiện ở: sự phát triển của văn hóa, của nghệ thuật, của nền dân chủ trong xã hội, của đạo đức truyền thống dân tộc, của việc được đáp ứng về thông tin và truyền thông;…ở cộng đồng dân cư, của dân tộc, đất nước.

Như vậy, phát triển con người toàn diện là thể thống nhất của sự phát triển về cả ba mặt thể lực, trí lực và tâm lực trong con người. Các mặt đó có mối quan hệ biện chứng, liên hệ hữu cơ với nhau. Nếu như thể lực đóng vai trò nền tảng ban đầu cho sự phát triển con người toàn diện, thì trí lực và tâm lực là yếu tố đóng vai trò cơ bản và quyết định nhất đối với chất lượng con người. Khi diễn tả mối quan hệ giữa các mặt đó trong phát triển con người toàn diện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát hóa con người toàn diện thành hai nhân tố “đức” và “tài”, “hồng” và “chuyên”. Trong đó, Người coi đạo đức là nền tảng, song không phải vì thế mà


Người tuyệt đối hóa đạo đức. Người luôn đặt đức trong mối quan hệ biện chứng với tài, đức và tài phải luôn đi liền với nhau trong mỗi con người, bởi theo Người: “Có tài mà không có đức…thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài, ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người” [99, tr.172]. Đúng vậy, nếu thiếu hoặc một trong các mặt đó trong con người mà phát triển chậm thì sự phát triển của con người trở nên phiến diện chứ không phải là toàn diện.

Hơn nữa, có thể nói, phát triển con người toàn diện, cố nhiên không chỉ được hiểu là sự phát triển các mặt của cá nhân con người, mà còn phải được hiểu là sự phát triển các mặt đó ở những bộ phận người – dân cư, những tầng lớp người, cộng đồng người, những lứa tuổi người, những giới tính người. Việc xem xét như vậy sẽ cho chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh về phát triển con người toàn diện ở Việt Nam.

Thứ ba, những nhân tố tác động đến phát triển con người toàn diện ở Việt

Nam hiện nay

Sự phát triển con người không đơn thuần chỉ là sự phát triển “tự nó”, là sự phát triển “tự thân”, mà trong sự tồn tại và phát triển của mình, con người luôn phải thực hiện sự giao tiếp với tự nhiên và giao tiếp xã hội. Chính trong quá trình giao tiếp đó, con người mới hình thành và phát triển. Điều này cũng đã được học thuyết Mác khẳng định, khi cho rằng “con người là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên” và “bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. Từ cơ sở lý luận này, chúng ta dễ nhận thấy rằng, để có sự phát triển con người toàn diện là do nhiều nhân tố tác động, có những nhân tố tác động trực tiếp như chiến lược phát triển con người, những chính sách kinh tế trực tiếp cho con người, chính sách an sinh xã hội... Có cả những yếu tố tác động gián tiếp như những thành tựu trong công cuộc đổi mới, những tác động của kinh tế thị trường và hội nhập. Có những yếu tố thuộc về nội sinh của chính con người, có cả những yếu tố tác động từ bên ngoài; có những nhân tố của quá khứ, cũng có nhân tố của thực tại... Đó là một tổ hợp của những điều kiện khách quan và chủ quan tác động đến sự phát triển con người toàn diện ở Việt Nam.


Về điều kiện khách quan:

Một là, phát triển con người toàn diện ở Việt Nam trước hết chịu tác động của môi trường kinh tế và thành quả phát triển kinh tế của đất nước. Theo lẽ tự nhiên, con người trước hết phải có ăn, có mặc, ở, đi lại… Đó là những điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại người. Và chính sản xuất của cải vật chất là hoạt động trực tiếp tạo nên những thứ đó cho con người. Như vậy, sản xuất của cải vật chất, nói rộng ra là hoạt động kinh tế của quốc gia đóng vai trò nền tảng cho phát triển con người toàn diện. Hơn thế nữa, sản xuất vật chất, phát triển kinh tế còn tạo nền tảng cho mọi vấn đề khác của đời sống xã hội phát triển. Đã có nhiều người cho rằng, ở đâu kinh tế phát triển thì ở đó giáo dục phát triển (theo nghĩa giáo dục toàn diện); rằng kinh tế cũng là nền tảng để thúc đẩy phát triển y tế, khoa học và công nghệ, văn hóa, nghệ thuật,…. Ngược lại, kinh tế chậm hay kém phát triển sẽ kìm hãm sự phát triển con người và các vấn đề khác của đời sống xã hội.

Với đường lối đổi mới kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, đã và đang tạo ra thế và lực mới cho sự phát triển con người toàn diện ở nước ta. Tuy nhiên sự nghiệp đó cũng đặt ra không ít thách thức đối với sự phát triển con người Việt Nam. Việc phát triển nhanh hay chậm, ổn định hay mất ổn định, cũng như việc phát triển kinh tế có đi liền với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội hay không, điều đó sẽ quyết định đến phát triển con người toàn diện ở Việt Nam.

Hai là, giáo dục - đào tạo luôn có tác động rất lớn đến phát triển con người,đặc biệt nó tác động trực tiếp đến phát triển trí lực của con người. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh vai trò to lớn của giáo dục - đào tạo đối với phát triển trí lực con người, và phát triển kinh tế - xã hội. Người ta tính rằng, nếu phổ cập giáo dục nâng lên một bậc thì năng suất lao động xã hội tăng 5%. V.I.Lênin đã từng nhắc nhở những thanh niên Xô Viết rằng: “Việc điện khí hóa không phải là do những người mù chữ thực hiện, mà chỉ biết chữ


thôi thì không đủ…Điều đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở một nền học vấn hiện đại, và nếu không có nền học vấn đó, thì chủ nghĩa cộng sản chỉ là nguyện vọng mà thôi” [75, tr.364-365].

Sở dĩ giáo dục - đào tạo có vai trò to lớn như vậy, vì giáo dục - đào tạo trực tiếp quyết định việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học, công nghệ và năng lực thực tiễn của người lao động. Nó tạo ra những nhà bác học, những chuyên gia, những kỹ sư mà nhờ họ mới có thể sáng tạo, tiếp thu kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới, những hình thức quản lý mới, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Hơn thế, giáo dục - đào tạo còn là nhân tố hàng đầu tạo ra nhân cách con người. Một số nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng, con người chỉ sinh ra con người, còn giáo dục và đào tạo thì sản sinh ra cả năng lực lẫn nhân cách con người. Giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng lớn đến thể lực, đạo đức, nhất là đối với trí tuệ con người. Nó có tác động trực tiếp đến việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục - đào tạo là một thành tố rất cơ bản của văn hoá, là một trong những hiện tượng tiềm ẩn, có khả năng “hóa thân”, “thẩm thấu” không chỉ vào từng yếu tố của lực lượng sản xuất, mà cả quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Cho nên, giáo dục - đào tạo luôn chiếm vị trí trọng yếu trong chiến lược phát triển con người và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng, sự phát triển con người toàn diện ở Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào những thành quả về giáo dục - đào tạo của đất nước.

Ba là, công tác y - dược, chăm sóc sức khỏe nhân dân và môi trường sinh thái cùng với công tác thể dục, thể thao có tác động trực tiếp đến phát triển thể lực con người. Vai trò của y - dược là hết sức quan trọng trong việc bảo đảm và nâng cao sức khỏe con người, bởi lẽ nó tham gia vào việc cứu chữa bệnh nhân, phòng ngừa bệnh dịch. Ở Việt Nam hiện nay, bệnh dịch diễn biến rất phức tạp, làm suy giảm và đe dọa tính mạng của người dân. Vì thế, công tác y – dược nước ta có phát triển hay không luôn là điều kiện hết sức quan trọng cho phát triển thể


lực con người Việt Nam. Bên cạnh đó, công tác thể dục, thể thao cũng đảm bảo cho việc nâng cao sức mạnh, sức nhanh, sức dẻo dai và sự bền vững thể lực con người. Việc phát triển hay không phát triển của công tác này, vì thế cũng có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sức khỏe cộng đồng. Hơn nữa, Môi trường sinh thái trong lành hay vẩn đục cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ là tác nhân rất cơ bản trong việc phát sinh dịch bệnh, làm suy giảm sức khỏe con người. Vì vậy, đảm bảo cho một môi trường xanh, sạch luôn là điều kiện cho phát triển sức khỏe cộng đồng.

Bốn là, văn hóa, bao gồm cả đạo đức xã hội, có tác động trực tiếp đến phát triển con người toàn diện, nhất là phát triển về tâm lực con người. Có thể nói, mỗi một chế độ xã hội ở phạm vi rộng, hay ở phạm vi hẹp là mỗi quốc gia – dân tộc, hẹp nữa là mỗi tộc người, mỗi tập thể người hay mỗi gia đình thì đều có một giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức của xã hội đó. Chính hệ văn hóa, đạo đức của xã hội là thang giá trị, là định hướng giá trị để giáo dục, tự giáo dục con người. Đồng thời, với một môi trường xã hội có văn hóa và nhân văn sẽ là điều kiện rất tốt để con người nhận ra những chân giá trị cao đẹp của chính mình, của gia đình, của xã hội và của loài người. Vì vậy, phát triển con người toàn diện ở Việt Nam, nhất là phát triển những giá trị đạo đức, văn hóa, lối sống của con người Việt Nam hiện nay chịu sự tác động rất lớn từ chính nền văn hóa và đạo đức của chúng ta.

Năm là, xu thế hội nhập quốc tế có ảnh hưởng lớn đến phát triển con người toàn diện ở Việt Nam. Chúng tôi cho rằng, ngày nay, hội nhập quốc tế không chỉ là xu thế, hơn thế nó đã trở thành một “quy luật khách quan” quy định sự phát triển của mọi quốc gia. Mỗi quốc gia cũng như mỗi con người trong quốc gia đó có phát triển được hay không, phụ thuộc rất lớn vào việc hội nhập quốc tế. Bởi chính trong quá trình hội nhập, mỗi quốc gia và người dân sẽ thực hiện quá trình tiếp cận, đối chiếu, đấu tranh, lựa chọn, tiếp nhận, tiếp thu, thẩm thấu những giá trị có ích và tiến bộ cho chính mình. Và đương nhiên, trong hội nhập quốc tế, không tránh khỏi những tác động ngược chiều làm suy


giảm sự phát triển của các quốc gia và của mỗi con người. Chính vì thế, hội nhập quốc tế sâu rộng vừa mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức đối với sự phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay.

Về nhân tố chủ quan:

Một là, nhân tố chủ quan trước tiên đó chính là sự nhận thức và năng lực hoạt động thực tiễn của chính bản thân mỗi con người. Có thể coi đây là nhân tố quyết định nhất đến phát triển của chính con người. Điều đó lý giải tại sao ở trong cùng một môi trường, điều kiện giống nhau, song sự phát triển của mỗi người có thể rất khác nhau (tất nhiên, trong sự khác nhau đó còn có cả những yếu tố bẩm sinh, di truyền mang lại). Sự nhận thức và năng lực hoạt động thực tiễn của cá nhân trong quá trình thực hiện sự giao tiếp với tự nhiên và với xã hội cho phép mỗi cá nhân tự sàng lọc và thẩm thấu những giá trị làm nên sự phát triển của chính họ. Vì vậy, việc tự học tập, rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng, thực hành… của mỗi cá nhân trong hoạt động sống luôn là nhân tố quyết định, đảm bảo sự phát triển của họ.

Hai là, nếu như bản thân mỗi con người quyết định sự phát triển của chính họ thì vai trò của Đảng và Nhà nước (với tư cách là đại diện cho chủ thể của toàn thể nhân dân) trong việc đề ra và thực hiện chiến lược phát triển con người, chính sách an sinh xã hội phục vụ phát triển con người và việc thực hiện các quyền con người sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển của cộng đồng người. Hiện nay, bên cạnh các chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa…, Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực đẩy mạnh chiến lược phát triển con người, nhất là phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đồng thời việc Đảng, Nhà nước ta thực hiện các quyền con người sẽ tạo nên điều kiện thuận lợi cho sự lựa chọn cuộc sống hạnh phúc của mọi người dân. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta cũng rất chú trọng đến các chính sách an sinh xã hội, như: Chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách lao động việc làm, chính sách dân số, chính sách vệ sinh an toàn thực phẩm,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2022