Những Thành Tựu Cơ Bản Trong Phát Triển Con Người Việt Nam Về


chính sách với người già, trẻ em, người có công,… Việc thực hiện đúng đắn và hiệu quả chiến lược phát triển con người, thực hiện các quyền con người và các chính sách an sinh xã hội sẽ tác động trực tiếp và có ý nghĩa quyết định đến chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam, đảm bảo cho sự phát triển con người toàn diện ở Việt Nam.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Vấn đề con người nói chung, vấn đề phát triển con người toàn diện nói riêng đã được C.Mác giải quyết một cách đúng đắn theo quan điểm duy vật biện chứng. Với C.Mác phát triển con người toàn diện là phát triển sự phong phú của bản chất con người. Rằng con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của lịch sử. Phát triển con người toàn diện gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, thông qua lao động sản xuất và hoạt động thực tiễn của con người.

Cách tiếp cận và luận giải một cách đúng đắn, khoa học về những vấn đề đó trong sự phát triển con người toàn diện đã làm cho học thuyết Mác về con người và phát triển con người toàn diện không chỉ mang giá trị lịch sử to lớn, mà còn mang ý nghĩa vạch thời đại. Cũng do vậy, học thuyết Mác về con người và phát triển con người toàn diện đã trở thành nền tảng lý luận, cơ sở phương pháp luận để chúng ta xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kế thừa và tiếp thu một cách có chọn lọc, vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác về con người và phát triển con người toàn diện trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã đi đến kết luận: Để đưa cách mạng Việt Nam đến thành công và đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đến thắng lợi thì trước hết và “đầu tiên là công việc đối với con người”. Vì vậy, nhiệm vụ xây dựng và phát triển con người Việt Nam nhằm đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong thời đại mới được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Với Đảng ta và với Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát triển con người toàn diện được thể hiện ở các phương diện: Phát triển con người toàn diện với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Việt Nam; phát triển con người toàn diện là phát triển con người về các phương diện thể lực, trí lực và tâm lực.


Học thuyết Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về phát triển con người toàn diện là cơ sở lý luận và phương pháp luận quan trọng để luận án đưa ra những nhận thức chung về sự phát triển con người toàn diện nói chung và phát triển con người toàn diện ở Việt Nam nói riêng. Việc nhận thức lý luận sâu sắc về vấn đề phát triển con người toàn diện nói chung và phát triển con người toàn diện ở Việt Nam nói riêng là tiền đề hết sức quan trọng để chúng ta tiến hành nghiên cứu thực trạng phát triển con người toàn diện ở nước ta trong giai đoạn hiện nay; đồng thời cũng là tiền đề lý luận quan trọng để chúng ta xác định những định hướng cơ bản và tìm ra những giải pháp thiết thực nhất và hiệu quả nhất để nhằm xây dựng con người Việt Nam mới – con người phát triển toàn diện đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.


Chương 3

Vấn đề phát triển con người toàn diện Việt Nam hiện nay - 10

PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY –

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA


Sau khi nước ta hoàn toàn được giải phóng, hai miền Nam - Bắc thống nhất, cả nước bắt tay vào khôi phục viết thương chiến tranh và quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kì này, với tư thế là người làm chủ đất nước, nhân dân ta đã có nhiều điều kiện để giải phóng chính bản thân mình và hướng tới xây dựng một cuộc sống tốt đẹp. Song cũng trong thời kì này, đất nước ta cũng đã trải qua những năm tháng hết sức khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại. Chúng ta lại duy trì quá lâu cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp kém hiệu quả. Việc làm đó đã làm cho kinh tế - xã hội rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng và đã kìm hãm sự phát triển con người Việt Nam. Với chủ trương tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta đã khẳng định, phát triển con người toàn diện vừa là mục tiêu cơ bản, vừa là động lực chủ yếu của cách mạng nước ta. Đồng thời xác định, mọi chính sách xã hội phải nhằm phát huy vai trò con người, xây dựng và phát triển con người toàn diện. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã xác định rõ: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là xã hội mà ở đó, “con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân” [29, tr.9]. Chủ trương đó của Đảng ta đã được khẳng định và tiếp tục phát triển, cụ thể hóa trong các giai đoạn tiếp theo. Tại Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển” [39, tr.30]. Điều đó cho thấy, Đảng ta luôn coi phát triển con người toàn diện là bản chất của chế độ ta và là mục tiêu, là động lực của toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta.


Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã được thể chế hóa và nhanh chóng đi vào cuộc sống. Vì vậy, những thành tựu trong sự nghiệp phát triển con người Việt Nam mà chúng ta đã đạt được trong những năm đổi mới vừa qua, có thể nói là hết sức to lớn và đáng trân trọng. Song, kết quả đó còn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của đất nước, sự phát triển con người Việt Nam còn chậm so với tốc độ phát triển con người chung của thế giới, nhiều vấn đề đang đặt ra đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đổi mới và phát triển con người Việt Nam đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những vấn đề như: nghèo đói, bất bình đẳng trong thu nhập và điều kiện sống, nạn thất nghiệp, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cao; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân còn yếu kém, tình trạng mất dân chủ trong xã hội, sự bất bình đẳng giới, nạn ô nhiễm môi trường, sự yếu kém trong giáo dục và đào tạo, sự suy giảm nhiều giá trị văn hóa truyền thống và sự phát sinh nhiều yếu tố văn hóa lai căng, phi văn hóa, phản giá trị…Đó là những rào cản to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và với sự nghiệp phát triển con người toàn diện ở Việt Nam nói riêng.

Việc nghiên cứu thực trạng phát triển con người toàn diện ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo ra một bức tranh chân thực hơn, rõ nét hơn về những thành quả cũng như những hạn chế, yếu kém trong vấn đề này. Từ đó chúng ta có thể khái quát được những vấn đề đang đặt ra, để trên cơ sở đó xác định định hướng cơ bản và đề xuất hệ thống các giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay.

3.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM

Có thể nói rằng, khi nghiên cứu để có cái nhìn toàn cảnh về thực trạng phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tùy theo lập trường tư tưởng, lĩnh vực khoa học hay mục đích mà các nhà nghiên cứu có thể khai thác khía cạnh nào đó về vấn đề này.


Đứng trên phương diện triết học, với lập trường thế giới quan và phương pháp luận mácxít, khi nghiên cứu thực trạng phát triển con người toàn diện ở Việt Nam, chúng tôi không chỉ tiếp cận về thực trạng phát triển cá nhân con người Việt Nam, mà còn tiếp cận con người với tư cách cộng đồng người, cũng như sự tương tác giữa con người với các quá trình kinh tế - xã hội tạo nên sự phát triển con người Việt Nam trên ba bình diện cơ bản là thể lực, trí lực và tâm lực.

3.1.1. Phát triển con người Việt Nam về mặt thể lực

Thể lực là vốn năng lực bên trong con người được thể hiện trong quá trình hoạt động, vì thế nó là nhân tố góp phần quan trọng trong sự thành bại của hoạt động con người. Ông cha ta thường có câu “có sức khỏe là có tất cả”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nhấn mạnh: “Mỗi người dân yếu là cả dân tộc yếu”. Đúng vậy, trong giai đoạn hiện nay, khi loài người bước vào thời kì mới - thời kì khoa học, công nghệ phát triển cao và phát triển tri thức, mặc dù trí lực có vai trò hết sức quan trọng, song thể lực vẫn luôn đóng vai trò nền tảng và cần phải có trước tiên. Ý thức sâu sắc về vấn đề này, trong chiến lược phát triển con người Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâm đến phát triển con người Việt Nam về mặt thể lực, và coi thể lực hay sức khỏe không chỉ là nền tảng cho sự phát triển con người toàn diện mà còn là vốn quý nhất và là nhân tố quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: “Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khoẻ[30, tr.67]. Tại Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định chủ trương xây dựng “chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người…không ngừng nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần, không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất” [39, tr.79].

Xuất phát từ nhận thức đó, trong suốt gần 30 năm đổi mới vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã không ngừng củng cố, phát triển thể lực con người Việt Nam.


3.1.1.1. Những thành tựu cơ bản trong phát triển con người Việt Nam về

mặt thể lực

Khi chúng ta đề cập đến việc phát triển con người Việt Nam về mặt thể lực, chúng ta thấy rằng nó được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau, bên cạnh những chỉ số phản ánh trực tiếp đến thể chất con người như tuổi thọ, cân nặng, chiều cao, sức khỏe sinh sản, những thành tích trong thể dục thể thao…chúng ta cũng cần phải xem xét cả những nhân tố tác động đến sự phát triển đấy. Trong các nhân tố tác động đến phát triển thể chất con người Việt Nam, kinh tế là một nhân tố quan trọng. Kinh tế là nền tảng cho sự phát triển con người nói chung, phát triển thể lực con người nói riêng. Như chúng tôi đã từng khẳng định: con người trước hết phải ăn, mặc, ở, đi lại. Mà muốn chăm lo tốt những mặt đó cho con người thì phải thúc đẩy sản xuất vật chất, phải không ngừng thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kết quả trực tiếp nhất phản ánh sức tăng trưởng kinh tế của một quốc gia là GDP của quốc gia đó, và GDP đầu người là một chỉ số quan trọng nhất phản ánh mức sống của dân cư. Vì vậy, trong chiến lược 10 năm phát triển kinh tế (2001 - 2010), Đảng ta đã xác định mục tiêu: “Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000...Tích lũy nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP...”, trên cơ sở đó, “nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta...Chất lượng đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần được nâng lên rõ rệt trong môi trường an toàn, lành mạnh, môi trường tự nhiên được bảo vệ và cải thiện” [36, tr.159-160]. Tại Đại hội Đảng XI, Đảng ta đưa ra chỉ tiêu, đến năm 2015, GDP đầu người nước ta đạt 2.000 USD, và quan điểm của Đảng là phát triển kinh tế gắn liền với phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, kết hợp với đổi mới toàn diện nền giáo dục quốc dân. Đó là chiến lược đột phá cho sự phát triển đất nước nói chung, phát triển con người và thể lực con người Việt Nam nói riêng.

Những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã nhanh chóng được hiện thực hóa. Thành tựu tăng trưởng và phát triển kinh tế nước ta trong những năm vừa qua là rất đáng tự hào. Theo thống kê trong “Báo cáo tổng kết


một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006)”: nếu từ năm 1986 đến 1996, chúng ta mới chỉ từng bước khắc phục sự khủng khoảng kinh tế - xã hội thì từ năm 1996 đến nay, chúng ta đã đạt được nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của 15 năm (1990 - 2005) đạt 7,5 %; thu nhập bình quân đầu người năm 1990 là 200 USD tăng lên khoảng 600 USD vào năm 2005 [2, tr.68-69]. Từ năm 2008 GDP đầu người nước ta đã vượt qua mốc 1.000 USD/Năm. Từ năm 2010 nước ta đã chuyển vị thế từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình (thấp); “Năm 2010…GDP bình quân đầu người của chúng ta đã đạt 1.168 USD” [39, tr.151]. Và theo dự báo của chính phủ (theo trang điện tử của chính phủ - VGP NEWS ngày 10/8/2013) GDP đầu người của Việt Nam có thể tăng từ 1.749 USD (năm 2012) lên 1.914 USD (năm 2013). Như vậy chúng ta sẽ có khả năng lớn đạt được mục tiêu mà Đại hội Đảng XI đặt ra đến năm 2015 đạt

2.000 USD và 3.000 USD vào năm 2020.

Sự tăng trưởng GDP đầu người của chúng ta tăng nhanh, đồng nghĩa với việc chỉ số thu nhập trong HDI của chúng ta cũng tăng nhanh: năm 1992 mới là 0,386, năm 2008 đã đạt 0,559. Và mức đóng góp của chỉ số này đối với chỉ số phát trển con người HDI cũng ngày càng tăng, tính giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2008, mức đóng góp của chỉ số GDP vào việc tăng trưởng HDI tới 48,95% [Bảng 2, phụ lục].

Tăng trưởng và phát triển kinh tế đã ra tạo nền tảng vật chất cho sự phát triển con người Việt Nam, trước hết là chăm lo thể lực con người. Song, không phải quốc gia nào có nền kinh tế tăng trưởng và phát triển cũng có sự phát triển con người cao. Với bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa tiến bộ, Đảng ta luôn gắn tăng trưởng và phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; gắn phát triển kinh tế với phát triển con người toàn diện. Vì vậy, với thành tựu kinh tế nước ta như vậy, đã và đang tạo điều kiện rất tốt để nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, tập trung thực hiện xóa đói, giảm nghèo, phát triển y tế, cải tạo môi trường sinh thái, phát triển thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe nhân dân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2022