Những Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Hoàn Thiện Quy Hoạch Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Quận Long Biên Đến Năm 2015


- Phát triển kinh tế phải kết hợp với phát triển văn hóa - xã hội, giữ vững bản sắc văn hóa truyền thống; bảo đảm ổn định chính trị-xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao đười sống của nhân dân.

Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội đã xác định một trong những mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô là:

Xây dựng, phát triển Thủ đô xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước. Có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, môi trường bền vững… Bảo tồn phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…[17, tr. 8-9].

Là một bộ phận của Thủ đô, quá trình phát triển kinh tế quận Long Biên cũng phải đáp ứng được mục tiêu đó. Vì vậy, sự phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, giữ vững bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Đây là một quan điểm cơ bản cần được quán triệt khi xây dựng và qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quận. Để quán triệt tư tưởng trên, cần lưu ý một số vấn đề sau:

Qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện trong mối quan hệ hữu cơ với tất cả các ngành, các lĩnh vực, giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững.

Mục tiêu và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu được xây dựng cho từng giai đoạn 2006 - 2010 và 2011 – 2015, phải đặt nó trong chiến lược phát triển dài hạn cho những năm tiếp theo. Chú trọng bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu trên địa bàn quận; xây dựng các cơ sở du lịch, thể thao, khu vui chơi giải trí và các công trình văn hóa nghệ thuật đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của nhân dân. Kết hợp các mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm sự phát triển bền vững. Tăng trưởng kinh tế nhanh trên cơ sở giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, kết hợp hài hòa với giải quyết các


vấn đề xã hội (việc làm, xóa đói giảm nghèo, ngăn ngừa và hạn chế các tệ nạn xã hội…), nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

* Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên đến năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

2015:


Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2015 - 10

Từ nay đến năm 2015, xây dựng Long Biên trở thành quận phát triển toàn diện về

kinh tế - xã hội, đóng vai trò động lực phát triển của Thủ đô Hà Nội ở cửa ngõ phía Đông Bắc, phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý đô thị theo quy hoạch và bảo vệ môi trường sinh thái; khai thác có hiệu quả các yếu tố tiềm năng; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm an ninh, quốc phòng; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Cụ thể là:

- Xây dựng quận Long Biên thành một khu đô thị văn minh, hiện đại của thành phố Hà Nội.

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của quận theo định hướng qui hoạch chung của thành phố.

- Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: du lịch, thương mại, tài chính - ngân hàng, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, bảo hiểm... Tập trung mọi nguồn lực phát triển nhanh dịch vụ theo hướng nhanh chóng vươn lên trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và trở thành kinh tế mũi nhọn của quận.

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp có hàm lượng chất xám cao theo hướng đầu tư chiều sâu, đột phá vào những ngành hàng, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, sử dụng ít mặt bằng và có cơ chế bắt buộc các doanh nghiệp công nghiệp hiện đang hoạt động đổi mới công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh phù hợp với tiềm năng, môi trường và điều kiện sẵn có của quận. Khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp hoạt động tập trung trong các khu công nghiệp. Duy trì nghề khai thác cát, công nghiệp cảng sông và sản xuất các sản phẩm từ gỗ.


- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái. Từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung chất lượng cao với các loại rau cao cấp, cây ăn quả, ngô chất lượng. Hình thành các vùng nông nghiệp - đô thị - sinh thái bền vững, kết hợp phát triển du lịch - dịch vụ, thăm quan, giải trí phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân Thủ đô, các vùng phụ cận và dân cư trong quận. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp thành hai vùng lớn: ngoài bãi sông Đuống chuyên trồng rau phục vụ nhu cầu rau xanh của dân cư đô thị và tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp cho vùng này. Phía trong đê về cơ bản không còn sản xuất nông nghiệp, những diện tích nhỏ lẻ được tiếp tục tận dụng để trồng trọt khi chưa thực hiện các dự án phi nông nghiệp. Giải quyết lao động dôi dư cho các phường có đất nông nghiệp bị thu hồi và các phường, các vùng phụ cận, góp phần ổn định chính trị xã hội, nâng cao mức sống và thu nhập cho nhân dân.

- Hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, cải tạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng xã hội (trường học, các công trình phúc lợi công cộng và các công trình văn hóa, y tế…) ngang tầm với các nước trong khu vực.

Đối với hệ thống giáo dục cần tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo, xóa các phòng học cấp 4, hiện đại hóa thiết bị dạy học. Đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và trình độ chuyên môn. Khuyến khích đa dạng hóa các loại hình giáo dục - đào tạo, chuyển một số trường công lập sang dân lập. Xã hội hóa giáo dục nhằm huy động mọi nguồn lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo. Phát triển mạnh đào tạo hướng nghiệp, đào tạo nghề, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn quận.

Giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, xây dựng hệ thống văn hóa - thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, nâng cao đời sống tinh thần cũng như khả năng tiếp cận với nền văn minh nhân loại, loại bỏ những hành vi văn hóa không lành mạnh. Phấn đấu đưa phong trào thể dục thể thao phát triển rộng khắp, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực của nhân dân. Trước hết, cần phát triển mạnh phong trào thể dục thể thao trong thanh thiếu niên, học sinh, xây dựng nòng cốt thể dục thể thao cũng như tăng


cường thể chất cho lực lượng lao động trong tương lai. Đồng thời, nâng cao tinh thần thể dục thể thao đối với người cao tuổi, tăng cường sức khỏe, giúp người già sống vui, khỏe.

- Xây dựng an ninh chính trị và quốc phòng vững mạnh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, có môi trường trong sạch và đời sống nhân dân được cải thiện. Phát triển kinh tế phải gắn chặt với đảm bảo và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng. Hai mặt kinh tế và an ninh quốc phòng tuy là hai lĩnh vực riêng nhưng lại có quan hệ hữu cơ trong một thể thống nhất, mặt này là điều kiện tồn tại và phát triển của mặt kia. Do đó, phải chú trọng tăng cường xây dựng các lực lượng vũ trang, công an nhân dân vững mạnh cả về tổ chức, nghiệp vụ và khả năng sẵn sàng chiến đấu. Bên cạnh đó, an ninh quốc phòng cũng phải phát triển phù hợp với sự phát triển kinh tế, trong đó chú trọng việc huy động khả năng về cơ sở vật chất, nhân lực tham gia thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của quận.

Trong quy hoạch, việc bố trí các công trình cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng phải phù hợp với các yêu cầu về đảm bảo an ninh - quốc phòng. Để đạt được điều này, an ninh quốc phòng phải đề ra những yêu cầu mà các ngành kinh tế - xã hội phải đáp ứng. Qua đó, việc xây dựng một số hệ thống cơ sở hạ tầng như đường, điện, thông tin liên lạc, các công trình xây dựng khác phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho mục đích quân sự.

Tăng cường bảo vệ các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, thành phố, bảo vệ nhân dân; đảm bảo giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở quận, Thủ đô trong mọi tình huống; đảm bảo an ninh trật tự và phục vụ hiệu quả các hoạt động của trung ương và thành phố.

Đấu tranh có hiệu quả đối với các tệ nạn xã hội, kiên quyết ngăn chặn bằng được tệ nạn nghiện hút, buôn bán và tàng trữ chất ma túy, phấn đấu không có học sinh mắc tệ nạn ma túy, giảm các loại tội phạm, nhất là các loại tội phạm nguy hiểm. Điều tra khám phá đạt tỷ lệ cao đối với các loại án: thường án phạt phải đạt 75 - 85% và trọng án phải đạt 90% trở lên.

3.2. Những Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Hoàn Thiện QUY Hoạch Phát Triển KINH Tế - Xã Hội Quận LONG BIÊN Đến NĂM 2015


3.2.1. Giải pháp chung


* Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng trong việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Để việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trở thành hiện thực, phải coi trọng phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Làm tốt công tác tư tưởng trong Đảng và quần chúng nhân dân về ý nghĩa của việc xây dựng quy hoạch và việc tổ chức thực hiện những nội dung quy hoạch nêu ra. Để có được một đô thị mới, văn minh, hiện đại phải thực hiện theo quy hoạch là đem quyền lợi trực tiếp cho dân cư trên địa bàn quận.

- Cần quán triệt trong các cấp ủy đảng về mối quan hệ tác động qua lại giữa sự phát triển xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội. Những chỉ tiêu lớn, các mục tiêu được xây dựng trong quy hoạch đã được cân nhắc thận trọng sự tác động qua lại giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Do vậy, khi triển khai quy hoạch và các kế hoạch hành động hàng năm cần thận trọng khi thực hiện những công việc cụ thể có nguy cơ phá vỡ sự cân bằng đã được xây dựng trong quy hoạch.

- Quán triệt trước hết từ các cấp ủy đảng về trách nhiệm lãnh đạo của các Đảng bộ phường đối với mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Trách nhiệm của người đảng viên và các cấp ủy là không chỉ thụ động chờ được thông tin, mà quan trọng hơn nếu thấy cần thiết, sẽ đề nghị được thông tin về các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Từ đó để làm tốt công tác tư tưởng từ trong Đảng ra quần chúng về triển khai các dự án cụ thể. Đảng viên thông suốt về tư tưởng thì mới có thể làm tốt công tác tư tưởng đối với quần chúng.

- Dân cư trên địa bàn Long Biên sẽ chịu sự tác động của mọi dự án phát triển kinh tế - xã hội kể cả những tác động tích cực, lẫn tác động tiêu cực. Do vậy, không nên phân biệt và từ đó dẫn đến bàng quan đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội của trung ương, của thành phố triển khai trên địa bàn quận. Vì vậy, các cấp ủy đảng cần có trách nhiệm giám sát, đóng góp để từng dự án triển khai trên địa bàn phát huy tác động tích cực về kinh tế - xã hội và môi trường, giảm thiểu những tác động xấu.



quận

* Xã hội hóa hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn


Để thực hiện được các nội dung và định hướng trong quy hoạch này, sẽ cần lượng

vốn đầu tư lớn hàng nghìn tỷ đồng, nếu trông chờ nguồn vốn từ ngân sách sẽ là bế tắc trong triển khai quy hoạch. Hơn nữa, để đảm bảo xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, đem lại đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao cho dân cư cần huy động các thành phần kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước để phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề quan trọng là cần được quán triệt trong tất cả các cấp ủy, các phòng ban của quận, tạo sự thông suốt về tư tưởng trong toàn bộ cán bộ, đảng viên. Từ đó làm chuyển biến trong hoạt động hành chính theo hướng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

* Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước và cải cách hành chính trên địa bàn

quận


- Về quản lý thực hiện quy hoạch tổng thể: Trên cơ sở quy hoạch tổng thể và các

quy hoạch khác, quận phải chuyển cho mỗi phường 01 bộ tài liệu về các quy hoạch. Đồng thời, yêu cầu các phường chủ động đề xuất nhu cầu và giới thiệu trên địa bàn phường để bố trí đất cho mục đích công cộng, như điểm vui chơi công cộng, địa điểm bố trí các chợ nhỏ trên địa bàn phường… Quận sẽ xem xét các đề xuất của các phường, nếu những đề xuất đó phù hợp với quy hoạch, sẽ quyết định cho thực hiện.

Cùng với các quy hoạch chi tiết sử dụng đất và giao thông, quận sẽ phối hợp với các sở, ngành chức năng tổ chức cắm mốc giới đường giao thông, các khu đất công cộng và giao cho các phường có trách nhiệm quản lý trực tiếp mốc giới của các công trình.

Để quy hoạch tổng thể trên địa bàn quận được hiện thực hóa, có tính khả thi cao do ngày càng có nhiều dự án không thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp quận, nhưng quận lại có trách nhiệm xử lý những tác động về xã hội và môi trường của từng dự án, do vậy khi phê duyệt các dự án trên địa bàn Long Biên, cần đảm bảo tính phù hợp với quy hoạch này.


- Về cải cách hành chính: Tạo ra bước chuyển biến mới về chất trong cải cách hành chính. Về tổ chức các đơn vị hành chính, quận sẽ tuân thủ theo quy định chung của thành phố. Nội dung cải cách hành chính cần tập trung xử lý là cải tiến các thủ tục và trình tự, thời gian thực hiện các thủ tục hành chính; nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ công chức trong thực thi công vụ. Những cải tiến đó cần hướng tới mục tiêu vừa để làm lành mạnh hóa các hoạt động hành chính, vừa tạo điều kiện để thu hút các nguồn ngoại lực, vừa để phát huy tốt nguồn nội lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Kiểm tra xử lý kịp thời những vi phạm hành chính trên địa bàn quận.

- Công tác nắm thông tin phục vụ quản lý vĩ mô kinh tế - xã hội: Để có thể điều hành nền kinh tế - xã hội phát triển theo định hướng nêu trên, điều kiện có tính quyết định là quận phải nắm được các thông tin kinh tế - xã hội cơ bản. Trong khi cơ chế sản xuất và cung cấp thông tin kinh tế - xã hội của nước ta còn nhiều bất cập, quận sẽ tìm phương thức thích hợp để có được thông tin một cách hệ thống. Đồng thời, khẩn trương nối mạng hệ thống máy vi tính để chia sẻ thông tin, cung cấp thông tin giữa các phòng ban cấp quận với các phường.

* Hoàn thiện các chính sách và tăng cường giám sát, kiểm tra


Nghiên cứu hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế, đồng thời tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng cơ bản nhằm tránh lãng phí thất thoát trong đầu tư.

3.2.2. Giải pháp cụ thể thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội


* Giải pháp quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Để đạt mức tăng trưởng ổn định, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Muốn vậy, phải đa dạng hóa nguồn vốn, hình thức đầu tư như: nguồn vốn tích lũy từ bản thân doanh nghiệp, vốn tín dụng, vốn huy động, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài... Tạo môi trường thuận lợi, có chính sách ưu đãi, thủ tục nhanh gọn để đảm bảo môi trường đầu tư ổn định, hấp dẫn, tính cạnh tranh cao để thu hút vốn đầu tư. Đồng thời,


có kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, công nhân lành nghề trong các doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh. Củng cố hệ thống đào tạo nghề trên địa bàn, ngoài các trung tâm đào tạo nghề của Nhà nước, quận sẽ đẩy mạnh việc xã hội hóa đào tạo nghề trên địa bàn để hình thành trung tâm dạy nghề được trang bị đầy đủ thiết bị, với một số nghề mũi nhọn: điện tử, cơ khí vận tải, bưu điện, cơ khí chính xác, tự động hóa, sửa chữa phương tiện, thiết bị phục vụ đời sống.

Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển của ngành, đặc biệt trong việc thay đổi, tiếp nhận quy trình công nghệ mới hiện đại đối với các doanh nghiệp, phải xác định rõ tiêu chí để đầu tư, lựa chọn công nghệ tối ưu, đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm về cả chiều sâu và chiều rộng. Từng bước thực hiện có hiệu quả chủ trương sắp xếp lại sản xuất, cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước.

Cần có các chính sách và giải pháp kinh tế năng động giúp các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư, tìm đối tác liên doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ và ứng xử linh hoạt với sự vận động không ngừng của môi trường sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, khuyến khích các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng mặt hàng. Ưu tiên tạo điều kiện về mặt bằng cho các doanh nghiệp, các cá nhân có dự án mở rộng kinh doanh phù hợp với quy hoạch và cho các doanh nghiệp triển khai dự án phát triển sản xuất các thiết bị điện tử, chính xác, tự động và các sản phẩm tiên tiến phục vụ đời sống của người dân đô thị để thay thế các doanh nghiệp đóng trên địa bàn sử dụng quỹ đất không có hiệu quả hoặc gây ô nhiễm môi trường.

Khuyến khích các cơ sở công nghiệp nhỏ liên kết, tập trung, tích tụ vốn để chuyển lên sản xuất ở quy mô lớn. Xây dựng chính sách thu hút các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng, các cửa hàng sửa chữa… của các hãng sản xuất thiết bị tự động, thiết bị chuyên ngành như: phòng cháy chữa cháy, thiết bị làm sạch môi trường, thiết bị điện tử, tin học, thiết bị ngân hàng, thiết bị bưu chính viễn thông, phương tiện đặc chủng, trang thiết bị hiện đại phục vụ đời sống.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022