sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh” [39, tr.103]. Để thị trường phát triển đúng định hướng XHCN, Nhà nước sẽ “sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế” [39, tr.103]. Nhà nước quản lý và định hướng phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết thích hợp với nền KTTT. “Nhà nước thể chế hóa nghị quyết của Đảng, xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách, bảo đảm các loại thị trường ngày càng hoàn thiện và vận hành thông suốt, cạnh tranh công bằng, bình đẳng và kiểm soát độc quyền kinh doanh” [39, tr.112].
Nhà nước tập trung cải cách thủ tục hành chính gắn với nâng cao chất lượng chính sách, pháp luật, “tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh” [39, tr.112], tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp. Công khai minh bạch các quy trình, thủ tục hành chính. Nhà nước cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực, trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao. Đổi mới công tác tuyển dụng, đề bạt cán bộ , công chức để đảm bảo tính cạnh tranh, công khai, minh bạch. Đánh giá cán bộ cần trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Như vậy, hoạt động của Nhà nước phải dựa trên cơ sở của tôn trọng đầy đủ các quy luật của KTTT, nhưng cũng thể hiện rõ chức năng quản lý, giám sát để không phó mặc cho thị trường. Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ cho các chủ thể trong nền kinh tế, tạo môi trường tốt nhất cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.3. HIỆN THỰC HÓA ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TIẾP CẬN DẦN THEO TIÊU CHUẨN HIỆN ĐẠI, HỘI NHẬP QUỐC TẾ (2011 – 2016)
3.3.1. Cụ thể hóa các tiêu chuẩn hiện đại, hội nhập kinh tế quốc tế trong quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong giai đoạn 2011 - 2016, thực hiện mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, trọng tâm là thể chế về sở hữu, quyền tài sản, đất đai, doanh nghiệp, Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2013, hệ thống pháp luật về dân sự, kinh tế không ngừng được bổ sung về số lượng, nâng cao hơn chất lượng, bảo đảm hơn tính đồng bộ, thống nhất và khả thi, kịp thời điều chỉnh các quan hệ kinh tế, dân sự phát sinh.
Bộ Luật Dân sự (sửa đổi) năm 2015 là bước đột phá tư duy pháp lý về đổi mới, hoàn thiện cơ chế điều chỉnh chỉnh quan hệ dân sự trong nền KTTT định hướng XHCN, nhất là các ghi nhận về quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền giao dịch dân sự, có ý nghĩa bảo vệ tốt hơn quyền của cá nhân, pháp nhân dân sự trong đời sống kinh tế
- xã hội đất nước. Luật Doanh nghiệp (sửa đổi, bổ sung năm 2014), đưa ra quy định mới về đăng ký kinh doanh, mô hình quản trị công ty cổ phần, thúc đẩy hình thành mô hình doanh nghiệp Việt Nam cơ bản tiếp cận doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Luật đất đai (sửa đổi, bổ sung năm 2013), Luật kinh doanh bất động sản (năm 2014), Luật nhà ở (năm 2014) đã thừa nhận quyền sử dụng đất là quyền tài sản, tạo khung khổ pháp lý tạo lập đồng bộ cho phát triển thị trường bất động sản gắn quyền sử dụng đất. Luật Lao động (sửa đổi, bổ sung năm 2012), Luật việc làm năm 2013, Luật Công đoàn (năm 2012), đã hoàn thiện hơn môi trường pháp lý cho hình thành và phát triển của thị trường lao động, bảo vệ quyền của người lao động, thực hiện cam kết hội nhập theo các hiệp định tự do thế hệ mới.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nước Cơ Cấu Lại Nền Kinh Tế Giai Đoạn “Hậu Khủng Hoảng” Tài
- Tình Hình Xử Lý Di Tồn Kinh Tế Của Giai Đoạn Trước
- Tiếp Tục Đổi Mới, Cơ Cấu Lại Doanh Nghiệp Nhà Nước Để Thật Sự Cạnh Tranh Bình Đẳng Trong Nền Kinh Tế Thị Trường
- Tạo Quyền Cho Các Chủ Thể Của Kinh Tế Thị Trường
- Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016 - 16
- Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2016 - 17
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Một số luật khó, tồn đọng từ nhiều nhiệm kỳ, đã được ban hành và bước đầu mang lại hiệu quả để đổi mới chức năng kinh tế của nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN, giải tỏa nhiều vướng mắc của khâu thể chế hóa nghị quyết của Đảng như Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Đầu tư công (2014), Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (2014). Luật Ngân sách (sửa đổi 2015), Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi năm 2013), Luật dự trữ quốc gia (năm 2012, thay thế Pháp lệnh dự trữ quốc gia) đã đáp ứng quá trình cơ cấu lại tài chính công, sử dụng tài chính công và sử dụng nguồn lực dự trữ quốc gia can thiệp vào thị trường trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi năm 2013); Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi năm 2012 và 2014); Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi năm 2013 và 2014); Luật sửa đổi một số của điều 5 Luật thuế, Luật quản lý thuế (sửa đổi năm 2012) đã tạo khung khổ pháp lý cho sử dụng chính sách tài khóa linh hoạt hơn trong nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại nguồn thu, xây dựng nền tài chính hiện đại phù hợp chuẩn mực quốc tế.
Các luật chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật trên các lĩnh vực xây dựng, điện lực, bưu chính - viễn thông, giao thông vận tải, nông nghiệp - nông thôn, tài nguyên
- môi trường,... được sửa đổi, bổ sung đã mở ra cơ hội cho tư nhân đầu tư vào các
lĩnh vực trước đây do nhà nước độc quyền, phát triển hình thức đầu tư theo đối tác công tư (PPP), xác định rõ trách nhiệm và giới hạn của nhà nước trong đầu tư phát triển các hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ công cơ bản, thiết yếu. Pháp luật về thị trường chứng khoán, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng được hoàn thiện hơn, tạo khuôn khổ pháp lý để đưa thị trường chứng khoán vào phát triển lành mạnh, thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
Tính đến tháng 10-2015, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Chính phủ đã xây dựng, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội 106 dự án luật và 08 dự án pháp lệnh và được Quốc hội thông qua 64 luật, 19 luật sửa đổi; Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 01 pháp lệnh và 04 pháp lệnh sửa đổi, bổ sung. Các luật, pháp lệnh nêu trên không chỉ điều chỉnh các quan hệ kinh tế, dân sự, liên quan đến tạo quyền và bảo vệ quyền của các chủ thể sản xuất kinh doanh, quyền của người tiêu dùng, quyền của người lao động, giao dịch dân sự,,... mà chú ý hơn điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước với người dân, nhằm phát huy vai trò của xã hội, của người dân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN như: Luật Tiếp Công dân, Luật Khiếu nại, Luật tố cáo, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam [5, tr.24-25]
Trên cơ sở Hiến pháp, luật, pháp lệnh, thể chế hành chính được đẩy mạnh cải cách, bao gồm rà soát, bãi bỏ, sửa đổi các quy định cũ không còn phù hợp, ban hành nghị định, thông tư mới hướng dẫn thực hiện luật, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đăng ký kinh doanh, tạo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy xã hội hóa. Từ 2011 - 2015 đã rà soát trên 100.000 văn bản quy phạm pháp luật các loại, đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới trên 17.000 văn bản [5, tr.23]. Từ năm 2011 đến tháng 8-2015, mỗi năm Chính phủ ban hành trên 130 nghị định hướng dẫn; hàng năm, các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền và phối hợp ban hành trên 700 thông tư và thông tư liên tịch. Chính quyền địa phương các cấp cũng đã chú trọng việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, mỗi năm ban hành khoảng 1.000 quyết định cụ thể hóa các văn bản của Trung ương cho phù hợp điều kiện cụ thể của địa phương [5, tr.24]
Cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh trong quá trình xây dựng thể chế KTTT định hướng XHCN tiếp cận theo các tiêu chuẩn hiện đại; thành lập Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính để huy động sự tham gia của các tổ chức ngoài
nhà nước đề xuất sáng kiến. Tính đến quý I năm 2016 đã đơn giản hóa 4.525/4.723 thủ tục hành chính, đạt tỷ lệ 95,8%. Nhiệm vụ đơn giản hóa thủ tục hành chính được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, ban hành 2 quyết định phê duyệt kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm như Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 26-3-2012 và Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06-01-2015, các bộ, ngành hằng năm đều ban hành kế hoạch, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực đất đai, đầu tư, thuế, hải quan, kho bạc, bảo hiểm xã hội, đăng ký doanh nghiệp, xây dựng, tiếp cận điện năng... đã giúp giải phóng nguồn lực, thúc đẩy khởi nghiệp, tiết giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, trong năm 2014, số giờ nộp thuế giảm khoảng 370; tính đến tháng 9-2015, số giờ nộp thuế giảm tiếp được khoảng trên 50 giờ. Từ ngày 01-5-2015, Bảo hiểm xã hội các địa phương thực hiện phương tiện giao dịch điện tử đối với các giao dịch thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp [5, tr.26]
Công khai, minh bạch được áp dụng trong cải cách thủ tục hành chính, bằng việc niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, công khai trên Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương và công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Đến cuối năm 2015, toàn bộ các thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương được chuẩn hóa và công khai, giúp cá nhân, tổ chức truy cập tìm hiểu, thực hiện chính xác. Cơ chế một cửa liên thông tiếp tục được đẩy mạnh triển khai ở các địa phương với những cách làm mới, tạo chuyển biến tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Tính đến năm 2016, cả số đơn vị hành chính cấp xã nước có 10.960/11.164 (đạt tỷ lệ 98,2%), 704/713 số đơn vị hành chính cấp huyện (đạt tỷ lệ 98,7%), 1.114/1.204 số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh (đạt tỷ lệ 92,5%) đã triển khai cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; có 343/713 số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (đạt tỷ lệ 48,%) đã triển khai mô hình một cửa liên thông cấp huyện [5, tr.27]. Bắt đầu từ Quảng Ninh năm 2013, sau đó các tỉnh/thành phố khác như Bình Dương, Đà Nẵng... đã thí điểm tổ chức Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tập trung để giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tập trung. Môi trường kinh doanh dù đã có nhiều cải thiện nhờ cải cách hành chính, nhưng vẫn còn rất nhiều rào cản, làm cho doanh nghiệp phải
tăng chi phí, ứng phó chật vật trong điều kiện khắc phục khủng hoảng kinh tế. Vì vậy, từ 2011 – 2016 là thời gian rất khó khăn cho doan nghiệp, chỉ tính riêng trong năm 2016 có “60.667 DN tạm ngừng hoạt động (bao gồm 19.917 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và 40.750 DN tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể), giảm 15,2%; có 12.478 DN hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 31,8%” [146, tr.8].
Dù chưa đồng bộ, vẫn còn tình trạng nhóm lợi ích “bẻ lái” chính sách, nhưng các cải cách nêu trên đã giúp chuyển dần hệ thống thể chế kinh tế thị trường tiếp cận từng bước với tiêu chuẩn của nền KTTT hiện đại, gắn kết, liên thông giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới.
3.3.2. Tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường, các loại thị trường hướng đến tiêu chuẩn hiện đại, hội nhập quốc tế
3.3.2.1. Tạo lập các yếu tố của thị trường
Hiến pháp năm 2013 và các luật ban hành giai đoạn 2010 – 2016 đã ghi nhận khá đầy đủ quyền tài sản của công dân gắn với quyền sở hữu, chứa đựng trên các quyền chiếm đoạt, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Tư nhân có quyền sở hữu tài sản không hạn chế đối với tài sản nói chung và tư liệu sản xuất nói riêng; tài sản hợp pháp của cá nhân được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa (Hiến pháp 2013). Các quy định pháp luật cũng khuyến khích thúc đẩy sở hữu hỗn hợp giữa nhà nước, tập thể và tư nhân, mở rộng hình thức đầu tư theo đối tác công tư (PPP). Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là sở hữu toàn dân, nhà nước là đại diện chủ sở hữu (Hiến pháp 2013), nhưng đã thừa nhận quyền sử dụng đất là quyền tài sản, được cầm cố, chuyển nhượng, thừa kế, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản gắn với quyền sử dụng đất. Dù vậy, so với một nền KTTT hiện đại, hội nhập quốc tế thì rõ ràng vẫn còn nhiều bất cập của thể chế về quyền tài sản, nhất là các mâu thuẫn trong quyền tài sản hình thành từ quyền sử dụng đất, quyền tài sản hình thành từ quyền sở hữu trí tuệ, các tranh chấp dân sự vẫn thiếu những cơ chế phân xử công bằng, không thiên vị, khiến cho việc sử dụng “xã hội đen” để giải quyết tranh chấp rất phổ biến.
Tự do hóa giả cả theo cơ chế thị trường đã có nhiều tiến bộ. Chế độ bao cấp giá qua nhiều lần cải cách đã cơ bản được xóa bỏ, các chủ thể của KTTT có thể ra quyết định sản xuất kinh doanh từ tín hiệu giá cả trên thị trường tự do. Danh mục
các hàng hóa, dịch vụ cơ bản, thiết yếu do Nhà nước quản lý giá ngày càng bị thu hẹp. Thay vì quản lý thị trường bằng giá đã chuyển dần sang kiểm soát các hành vi lũng đoạn giá để thực hiện độc quyền, từng bước tiếp cận với các tiêu chí bảo đảm tự do cạnh tranh của nền KTTT hiện đại. Chế độ phí nhiều dịch vụ công cũng được chuyển thành giá theo nguyên tắc tính đúng, tính đú chi phí gắn với giao quyền tự chủ cho các đơn vị cung ứng dịch vụ công - cơ sở cho thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ công. Giá cả trong nước từng bước liên thông với giá cả thị trường quốc tế, chính sách tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt phù hợp cơ chế thị trường. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (1-2016) đánh giá “Giá hàng hóa, dịch vụ đã cơ bản theo nguyên tắc thị trường. Thực hiện giá thị trường theo lộ trình đối với xăng dầu, than, điện, nước, dịch vụ giáo dục, y tế,... gắn với hỗ trợ các đối tượng chính sách, hộ nghèo, vùng khó khăn” [39, tr.227]. Các mặt hàng vẫn còn độc quyền Nhà nước thì từng bước thực hiện theo giá thị trường với lộ trình phù hợp. Từ ngày 01-06- 2014, Thủ tướng Chính phủ quy định giảm dần việc bù chéo giá điện giữa các đối tượng sử dụng điện; tách bạch hoạt động sản xuất kinh doanh điện của doanh nghiệp điện với thực hiện chính sách an sinh - xã hội cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội. Trong năm 2016, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành thực hiện lộ trình áp dụng cơ chế giá thị trường đối với các dịch vụ công một cách linh hoạt, thận trọng. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng theo lộ trình hai bước: Bước 1: kết cấu thêm chi phí phụ cấp đặc thù được thực hiện vào tháng 3- 2016; bước 2: kết cấu thêm chi phí tiền lương được chia nhỏ thành nhiều đợt điều chỉnh để tránh tác động lớn đến chỉ tiêu lạm phát 2016. Phí của dịch vụ giáo dục các cấp học năm học 2016 - 2017 cũng đã được điều chỉnh tăng tại 53 tỉnh, thành phố theo lộ trình quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP. Mặc dù điều chỉnh tăng giá, phí các dịch vụ cơ bản, nhưng Nhà nước vẫn đảm bảo chính sách hỗ trợ đối với người nghèo, những đối tượng được thụ hưởng chính sách, thay vì hỗ trợ gián tiếp cho cơ sở cung ứng dịch vụ thì hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng. Phí giao thông đối với các công trình BOT cũng được điều chỉnh theo tính chất giá, tạo điều kiện thúc đẩy tư nhân đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Nhà nước yêu cầu công khai, minh bạch cơ cấu hình thành giá hàng hóa một số mặt hàng như điện, xăng dầu, dịch vụ công ích,... để nhân dân giám sát. Tự do hóa giá cả tuân theo cơ chế thị trường có tác dụng thúc đẩy khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào
các lĩnh vực trước đây nhà nước độc quyền cung ứng và định giá. Trong giai đoạn 2011 - 2015, chỉ tính riêng Bộ Giao thông vận tải đã thu hút được 186.660 tỷ đồng nguồn vốn từ khu vực tư nhân (chiếm 42% tổng nguồn vốn huy động). Đầu tư tư nhân vào xây dựng nhà máy cung ứng bán điện cho Tập đoàn điện lực phát triển mạnh mẽ, nhất là thủy điện. Các lĩnh vực dịch vụ công như vệ sinh môi trường, chăm sóc công viên cây xanh đô thị, giáo dục, y tế... cũng mở rộng hình thức đầu tư theo đối tác công tư.
Cạnh tranh trên thị trường gia tăng chủ yếu nhờ tự do hóa, tháo bỏ các rào cản gia nhập thị trường và rào cản đối với quyền tự do kinh doanh trong nước, hội nhập thị trường quốc tế. Mức độ công bằng trong cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, nhất là giữa DNNN với DNTN, DN có vốn đầu tư nước ngoài dần được cải thiện; tình trạng phân biệt đối xử về mặt pháp luật đã được loại bỏ; tình trạng phân biệt đối xử trên thực tế giảm dần. DNNN từng bước phải đổi mới, tuân theo nguyên tắc của thị trường, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Thực thi các chính sách cạnh tranh, kiểm soát độc quyền được chú trọng vào các mặt hàng chiến lược như điện, than, xăng dầu... Trong khi khắc phục độc quyền DNNN thì lại có nguy cơ xuất hiện các DN tư nhân vận hành theo “quan hệ thân hữu”, “lợi ích nhóm” gây lũng đoạn một số lĩnh vực, dự án đầu tư, kể cả thâu tóm DNNN trong quá trình cổ phần hóa. DN có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng nhiều ưu đãi hơn DN trong nước do các địa phương đều thực hiện chính sách “rải thảm đỏ”, gây bất bình đẳng mới trong nền kinh tế thị trường.
Phân bổ nguồn lực “đầu vào” sản xuất như lao động, vốn, đất đai từng bước theo cơ chế thị trường. Xóa bỏ bao cấp tín dụng cho DNNN đảm bảo cho mọi thành phần kinh tế bình đẳng tiếp cận nguồn tín dụng. Đấu thầu quyền sử dụng đất khiến cho DN tư nhân có điều kiện tiếp cận mặt bằng sản xuất, mở rộng kinh doanh bất động sản theo cơ chế thị trường. Các dự án sử dụng ngân sách không còn dành độc quyền cho DNNN, mà được đấu thầu, tạo cơ hội cho tư nhân tham gia. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản để nguồn lực thật sự vận hành theo chuẩn mực của thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, do bị các “nhóm lợi ích” thao túng, gây nên tình trạng bất cân xứng giữa các doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn lực phát triển, nhất là đất đai, tài chính công, tín dụng. Do nguồn lực nhà nước có phần bị “nhóm lợi ích” thao túng, không được phân bổ theo cơ chế thị trường và theo đúng quy hoạch, dẫn
tới tình trạng phân tán, lãng phí, hiệu quả không cao, thiếu khả năng dẫn dắt cho thị trường phát triển.
3.3.2.2. Tạo lập đồng bộ một bước các loại thị trường
Thị trường hàng hóa, dịch vụ sau 25 năm đổi mới đã cơ bản vận hành thông suốt, giao dịch tự do trên thị trường, do chủ thể thuộc nhiều thành phần kinh tế cung ứng, ngày càng phát triển với quy mô tương đối lớn. Do tác động của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ có chiều hướng suy giảm, trung bình giai đoạn 2011 – 2013 chỉ đạt khoảng 17,5%. Thực hiện các hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương, hàng hóa và dịch vụ nước ta không còn giới hạn trong thị trường nội địa mà được mở rộng ra ngoài biên giới, độ mở của nền kinh tế ngày càng cao. Thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ nhờ quyền sử dụng đất được thừa nhận là quyền tài sản, gắn với đổi mới công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, thu hồi, giải phóng mặt bằng, đấu giá quyền sử đụng đất,.. Đối tượng được giao dịch mua bán nhà ở mở rộng bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài đầu tư ở Việt Nam. Thị trường lao động từng bước phát triển lành mạnh hơn theo hướng đa dạng hóa hình thức tìm việc làm, hỗ trợ tạo việc làm, thông tin lao động, quy định mức lương tối thiểu, đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, tổ chức dịch vụ môi giới việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, khuyến khích mở rộng thị trường lao động có hàm lượng chất lượng cao, di chuyển lao động quốc tế trên cả chiều xuất cư và nhập cư. Nhiều quyền của người lao động theo quy định của Công ước Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã được nội luật hóa để bảo đảm tốt hơn quyền của người lao động, nhất là quyền công đoàn, thương lượng tập thể, đình công... Thị trường tài chính – tiền tệ từng bước vận hành ngày càng chuyên nghiệp hơn. Hoạt động giao dịch mua bán, niêm yết, phát hành, công bố thông tin chứng khoán khá nhộn nhịp, thị trường chứng khoán trở thành một kênh huy động vốn của doanh nghiệp để đầu tư phát triển. Cổ phần hóa DNNN được đẩy mạnh đã tạo thêm dư địa cho phát triển thị trường chứng khoán. Không còn phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và và nước ngoài tham gia trên thị trường chứng khoán. Sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng ngày càng đa dạng hơn, không chỉ dựa trên dịch vụ huy động – cho vay để hưởng lãi suất chênh lệch, mà ngày càng đa dạng hóa các dịch vụ chuyển tiền, thẻ tín dụng, tư vấn kin doanh... Thị trường khoa học – công