“hoạt động tự do, có ý thức” [20, tr.136] của con người, song mặt khác Mác cũng đồng thời cho biết, trong điều kiện của chế độ tư hữu thì lao động của con người đã biến thành “lao động bị tha hóa”, khi kết quả của lao động, cái được “đối tượng hoá” thống trị lại con người, làm biến dạng cá tính, giá trị của chính con người. Về điều này, Mác đã chỉ rò, trong điều kiện thống trị của chế độ tư hữu:
Công nhân càng sản xuất nhiều thì anh ta có thể tiêu dùng càng ít; anh ta tạo ra càng nhiều giá trị thì bản thân anh ta càng mất giá trị, càng bị mất phẩm cách; sản phẩm của anh ta tạo dáng càng đẹp thì anh ta càng què quặt; vật do anh tạo ra càng văn minh thì bản thân anh ta càng giống với người dã man; lao động càng hùng mạnh thì người công nhân càng ốm yếu; công việc của anh ta làm càng phức tạp thì bản thân anh ta càng trống rỗng về trí tuệ và càng bị nô lệ vào giới tự nhiên [19, tr.131].
“Trong điều kiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, với sự thống trị của chế độ sở hữu tư nhân, tư do của con người, người lao động đã biến thành ‘sự nô dịch hoàn toàn cá tính bởi những điều kiện xã hội mang hình thái các lực lượng vật chất.” [19, tr.272] Như vậy, để “con người chiếm hữu bản chất toàn diện của mình một cách toàn diện, nghĩa là như một con người toàn vẹn” [19, tr.172], thì phải thực hiện thắng lợi một quá trình đấu tranh của các mặt mâu thuẫn giữa cái “văn hoá” với sự “vật hoá”; giữa cái “toàn vẹn” và sự “què quặt”; giữa cái “nhân tính” với cái “phi nhân xa lạ” [19, tr.172]… của con người trong quá trình lao động hoàn thiện bản chất người.
Trong quan điểm của Mác, chỉ trong điều kiện của chủ nghĩa cộng sản, với những thành quả của chủ nghĩa cộng sản đạt đến trình độ cao, đặc biệt là khi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất bị xóa bỏ, thì khi đó mới có thể xóa bỏ tính chất tha hóa của lao động, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện, mà trước hết là trở về đúng với con người mà “cá tính” trong quá trình “đối tượng hoá” không bị trở thành bị “nô lệ của vật được tạo ra đó” [19, tr.40]. Mặc dù trong tác phẩm không xuất hiện đầy đủ cụm từ “phát triển con người toàn diện”, song
như trên đã nêu với mục tiêu đưa “con người chiếm hữu bản chất toàn diện của mình một cách toàn diện, nghĩa là như một con người toàn vẹn” [19, tr.172], đã cho thấy việc Mác đặt tiền đề cho lý luận về phát triển con người toàn diện. Song mục tiêu không chỉ đối với con người cá nhân, mà là với toàn thể nhân dân, trong một điều kiện thực sự: “cung cấp tự do chính trị cho nhân dân, …đập tan xiềng xích của xã hội công dân, …liên kết các thế giới làm một, …sáng tạo ra nền thương nghiệp nhân đạo, đạo đức trong sạch, sự giáo dục phong nhã; thay cho những nhu cầu thô lỗ”[19, tr.154].
Trên cơ sở tiếp tục phát triển quan điểm về mục tiêu để giành lại “bản chất toàn diện” của con người bị “tha hoá” trong điều kiện của chế độ tư hữu mà tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844” đã nêu, đến tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, Mác và Ăng-ghen đã tiếp tục trình bày một cách hệ thống thế giới quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong tác phẩm này, với quan niệm về con người là trung tâm của thế giới quan ấy, Mác và Ăng-ghen đã tiếp tục bổ sung quan điểm về điều kiện cho sự phát triển con người toàn diện. Trước hết, Mác và Ăng-ghen đã làm rò hơn nữa về bản chất “con người” trong sự phát triển toàn diện của con người, đó là đặc trưng lao động thực tiễn, có tính xã hội, có tính lịch sử và có tính cách mạng, mà như vậy là luôn bị quy định bởi phương thức sinh sống của họ, trong đó sự phát triển của mỗi cá nhân trước hết quan hệ trực tiếp với điều kiện vật chất của sự sản xuất của họ. Mác và Ăngghen khái quát:
Phương thức mà con người sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho mình, phụ thuộc trước hết vào tính chất của chính những tư liệu sinh hoạt mà con người thấy có sẵn và phải tái sản xuất ra. Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân. Mà hơn thế, nó là một phương thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của hoạt động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ. Hoạt động sống của họ như thế nào thì họ là như thế ấy. Do đó họ là như
Có thể bạn quan tâm!
- Những Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Quan Điểm Của Đảng Cộng Sản Trung Quốc Về Phát Triển Con Người Toàn Diện
- Những Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Thực Trạng Phát Triển Con Người Toàn Diện Trong Quá Trình Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Đặc Sắc Trung Quốc
- Đánh Giá Kết Quả Nghiên Cứu Của Các Công Trình Và Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam - 7
- Tư Tưởng Của Đảng Cộng Sản Trung Quốc Về Phát Triển Con Người Toàn Diện
- Hồ Cẩm Đào Nhấn Mạnh “Lấy Con Người Làm Gốc”, Coi Đó Là Bản Chất Và Hạt Nhân Của “Tư Tưởng Phát Triển Khoa Học”, Đã Sáng Tạo Nên
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ, với cái mà họ sản xuất ra cũng như với cách họ sản xuất. Do đó, những cá nhân là như thế nào, điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chất của sự sản xuất của họ. [17, tr.30]
Không chỉ nhấn mạnh sự phát triển của con người trong mối quan hệ với tự nhiên, Mác và Ăngghen cũng đồng thời nhấn mạnh mối quan hệ của con người trong cộng đồng xã hội. Các nhà kinh điển chỉ rò: “Chỉ có trong cộng đồng cá nhân mới có được những phương tiện để có thể phát triển toàn diện những năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng đồng, mới có thể có tự do cá nhân”[17, tr.108].
Tuy nhiên, cái “cộng đồng” mà các nhà kinh điển nêu trên, phải được hiểu là “cộng đồng” đã thủ tiêu được lao động làm cho cá tính của con người, nhất là người vô sản bị tha hoá, bị biến dạng, Mác và Ăngghen chỉ rò:
“Mâu thuẫn giữa cá tính của người vô sản riêng lẻ và những điều kiện sinh sống mà anh ta phải chịu nhận, tức là lao động, bây giờ trở thành hiển nhiên đối với bản thân anh ta… những người vô sản muốn tự khẳng định là những con người, phải thủ tiêu điều kiện tồn tại từ trước tới nay của chính họ, đồng thời cũng là của mọi xã hội từ trước tới nay, có nghĩa là phải thủ tiêu lao động. Vì vậy họ đối lập trực tiếp với hình thức mà trong đó từ trước tới nay những cá nhân hợp thành xã hội vẫn biểu hiện mình như một chỉnh thể, tức là đối lập với nhà nước, và họ phải lật đổ nhà nước để khẳng định bản thân là những cá nhân con người” [17, tr.112].
Cũng trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, Mác và Ăng-ghen còn phân tích nội hàm và thước đo căn bản cho sự phát triển toàn diện của con người. Hai ông cho rằng, con người phát triển toàn diện chủ yếu bao gồm sự phát triển toàn diện về nhu cầu, về quan hệ xã hội, về năng lực và về cá tính của con người. Chính hoạt động tự chủ và cá tính của con người là thước đo căn bản đối với sự phát triển toàn diện của con người. Hơn nữa, Mác và Ăng-ghen đã luận giải điều kiện và con đường để thực hiện phát triển con người toàn diện, rằng:
“Chúng ta cũng đã chỉ ra rằng chế độ tư hữu chỉ có thể bị xoá bỏ trong điều kiện cá nhân được phát triển toàn diện (N.T.T.H. nhấn mạnh), bởi vì những
hình thức giao tiếp và lực lượng sản xuất hiện có là toàn diện, và chỉ những cá nhân được phát triển toàn diện mới có thể chiếm hữu được chúng, nghĩa là mới có thể biến chúng thành hoạt động sống tự do của mình” [17, tr.643 - 644].
Một lần nữa, theo quan điểm của Mác có thể nhấn mạnh, chỉ khi xóa bỏ được những lao động kìm hãm cá tính của con người, xóa bỏ được phân công kiểu cũ và chế độ tư hữu, thay vào đó thực hiện hình thức “tập thể”, thì khi đó mới có thể thực hiện phát triển con người toàn diện.
Từ “Hệ tư tưởng Đức” đến “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” là thời kỳ lý luận phát triển con người toàn diện của Mác sơ bộ được hình thành và có được những bước phát triển ban đầu. Trong giai đoạn này, thế giới quan chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa xã hội khoa học đã hình thành và những thành quả ban đầu có được từ người sáng lập ra chủ nghĩa Mác khi nghiên cứu về kinh tế học chính trị đã đặt nền tảng vững chắc cho lý luận phát triển con người toàn diện.
Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Mác và Ph.Ăng-ghen đã nêu rò: “Thay cho xã hội tư bản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của mọi người” [18, tr.628]. Với quan điểm này cho thấy, theo Mác, xã hội cộng sản chủ nghĩa là liên hợp của những người tự do, coi sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi cá nhân là nguyên tắc cơ bản. Mỗi cá thể trong liên hợp này độc lập, tự chủ, tự do, toàn diện, sự tôn nghiêm và giá trị của mỗi cá thể đáng được tôn trọng và bảo vệ. Sự phát triển con người toàn diện là mục tiêu lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản và nguyên tắc cơ bản của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Quan điểm này đã đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển ngày càng chín muồi của lý luận phát triển con người toàn diện.
Cũng trên cơ sở của những quan điểm lý luận trên, Mác và Ăngghen tiếp tục nhấn mạnh đến đặc điểm về điều kiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, với sự thống trị của chế độ sở hữu tư nhân, tự do của con người, người lao động đã biến thành “sự nô dịch hoàn toàn cá tính bởi những điều kiện xã hội mang hình thái các lực lượng vật chất”[20, tr.272], để tiếp tục đi sâu trong những quan
điểm về giải phóng và phát triển con người toàn diện không chỉ từ bản thân con người, mà còn từ điều kiện tồn tại và điều kiện sống của con người.
Từ những quan điểm trước đó, đến Bộ “Tư bản” đã đánh dấu sự chín muồi của lý luận chủ nghĩa Mác về phát triển con người toàn diện trong quá trình phát triển của lịch sử loài người như một quá trình lịch sử tự nhiên. Như vậy, xuất phát từ quan hệ giữa con người với xã hội, đặc biệt ở đây, xuất phát từ sự tiếp cận trực tiếp trong điều kiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, Mác và Ăng-ghen đã tập trung vào quan hệ giữa “tư bản và lao động ở đây có quan hệ với nhau với tư cách là tiền và hàng hoá” [20, tr.463] để chỉ ra cơ sở cho sự giải phóng và phát triển con người. Chính từ góc độ diễn biến lịch sử để chỉ ra tình trạng phát triển của con người trong các hình thái xã hội, nhất là trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa, thông qua việc phân tích quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông đã tìm ra được quy luật nội tại quá trình vận hành của kinh tế tư bản chủ nghĩa - quy luật giá trị thặng dư, đồng thời, trong thời gian lao động thặng dư đã tìm ra điều kiện để phát triển con người toàn diện - thời gian tự do. Trên cơ sở đó, Mác và Ăng-ghen đã trình bày một cách toàn diện nội hàm và tính lịch sử, tính tất yếu của vấn đề phát triển con người toàn diện, bảo đảm con đường và điều kiện để phát triển con người toàn diện, đã xác lập nên hệ thống khoa học về học thuyết phát triển con người toàn diện, trên cơ sở “tạo ra những yếu tố vật chất để phát triển tính cá nhân (cá tính) phong phú, tính cá nhân ấy trong sản xuất cũng như trong tiêu dùng”[20, tr.463].
Mác và Ăng-ghen dành cả đời quan tâm đến sự sinh tồn và phát triển của con người trong hiện thực. Theo cách lý giải của chủ nghĩa Mác, có thể nói phát triển con người toàn diện là sợi dây xuyên suốt tư tưởng vì con người của ông. Trên cơ sở thừa nhận quy luật khách quan của phát triển xã hội, Mác đã luận chứng và thiết kế phương án phát triển con người toàn diện, từ đó thoát khỏi cạm bẫy nhân tính trừu tượng của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Đối với triết học cổ điển Đức, các ông đã kế thừa có phê phán tư tưởng tính quy luật của sự phát triển lịch sử, hay tư tưởng yêu cầu cá thể phải hy sinh cho sự phát triển của loài trong tiến trình phát triển lịch sử, tư tưởng phân công dẫn đến
con người phát triển phiến diện, cho đến tư tưởng xóa bỏ đối kháng giữa cá thể và loài trong xã hội lý tưởng tương lai mà vì thế cá tính con người có được phát triển toàn diện. Bởi vậy có thể nói, tư tưởng của Mác mang trong mình tính khoa học, tính hiện thực và tính cách mạng, thể hiện mối quan tâm và suy tư sâu sắc đối với con người. Tư tưởng tự do và phát triển toàn diện của mỗi một con người là bản chất và hạt nhân chủ nghĩa Mác. Tự do và phát triển toàn diện của mỗi một con người không chỉ là trạng thái sinh tồn lý tưởng mà Mác và Ăng-ghen đã mô tả, Mác và Ăng-ghen còn coi nó là cơ sở giá trị của phong trào cộng sản.
Mác coi trọng phát triển xã hội và phát triển lực lượng sản xuất, mà trong đó bản thân con người là bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất, và đồng thời thể hiện vai trò chủ thể trong đó. Mác cũng hết sức quan tâm đến sự phát triển toàn diện của con người, đồng thời nhấn mạnh đến quan hệ thống nhất biện chứng giữa phát triển xã hội với phát triển con người. Nếu như nói lực lượng sản xuất xã hội là thước đo đánh giá mức độ phát triển cao hay thấp của xã hội, thì sự phát triển toàn diện của con người sẽ là thước đo giá trị đánh giá mức độ bền vững của một xã hội phát triển. Xa rời tính tích cực, tính chủ động và tính sáng tạo của con người, lực lượng sản xuất sẽ chỉ còn lại cái vỏ bọc vật chất lạnh lẽo không chút sức sống. Con người cụ thể, thực tiễn, có cá tính là giá trị và ý nghĩa mà lý thuyết phát triển con người toàn diện của Mác muốn nhấn mạnh. Khác với thần học, triết học tư biện, nhân văn học cũ, Mác khi bàn về phát triển con người toàn diện chưa từng đứng trên dự báo có tính tiên nghiệm của một lý thuyết nào, chưa từng đơn thuần nhằm vào con người mang tính kinh tế, mang tính xã hội trừu tượng nào, tiền đề nghiên cứu của Mác là con người hiện thực, “Những tiền đề ấy là những con người, không phải những con người ở trong một tình trạng biệt lập và cố định tưởng tượng mà là những con người trong quá trình phát triển - quá trình phát triển hiện thực và có thể thấy được bằng kinh nghiệm - của họ dưới những điều kiện nhất định” [17, tr.38]. Như vậy, chính đời sống hiện thực là nơi bắt đầu hoạt động thực tiễn và quá trình thực tiễn sự phát triển của con người. Cá nhân hiện thực theo đuổi hoạt động thực tiễn và phát triển bản thân mình trong hoạt động thực
tiễn. Hoạt động xã hội về bản chất là thực tiễn, mà thực tiễn lại là phương thức tồn tại của con người. Thông qua hoạt động thực tiễn con người cải tạo xã hội, sáng tạo ra các mối quan hệ xã hội đã thúc đẩy xã hội phát triển, đồng thời, bản thân con người cũng được cải thiện, hoàn thiện và phát triển.
Có thể thấy rằng, tư tưởng phát triển con người toàn diện của Mác xuất phát từ con người hiện thực, đánh giá mức độ phát triển con người và xã hội dựa trên sự chung sống, cân bằng, hài hòa giữa chủ thể và khách thể, bên cạnh đó, khám phá ra động lực, điều kiện, con đường phát triển của con người trong sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, chỉ ra được bản chất con người và tính tất yếu lịch sử của phát triển con người toàn diện, bởi vậy mà lý thuyết phát triển con người toàn diện trở thành lý thuyết khoa học về con người hiện thực và sự phát triển trong lịch sử của nó.
Trọng tâm nội dung khái niệm phát triển con người toàn diện của Mác không phải là “con người” hay “toàn diện”, mà là “phát triển”. Trong khái niệm “phát triển con người toàn diện”, quan trọng nhất cũng là “phát triển”; “con người” và “toàn diện” chỉ là quy phạm và đối tượng của “phát triển”, giải quyết tốt vấn đề phát triển, nội hàm “con người” và “toàn diện” cũng sẽ dễ dàng được lý giải, bản chất phát triển con người toàn diện cũng vì vậy mà trở nên rò ràng. Bản chất của phát triển con người toàn diện suy cho cùng là do bản chất con người quyết định, mà bản chất con người lại nằm ở tính xã hội. Vì bản chất của con người là mối liên hệ xã hội giữa người và người nên trong quá trình thực hiện bản chất của mình, con người tạo ra, sản sinh ra mối liên hệ xã hội của con người, sản sinh ra bản chất xã hội mà bản chất xã hội này không phải là một lực lượng trừu tượng phổ biến nào đó đối lập với từng cá nhân, mà là bản chất của từng cá nhân riêng lẻ. Tuy sự phát triển của con người là đa tầng, đa vĩ độ, đa phương diện, thế nhưng bản chất sự phát triển toàn diện chỉ có thể là sự phát triển toàn diện của bản chất xã hội bị quy định bởi quan hệ xã hội, nhu cầu mang tính xã hội và nhu cầu tinh thần, tố chất xã hội và tố chất tổng hợp.
Tóm lại, có thể nói rằng, tư tưởng phát triển con người toàn diện của Mác có
sự thống nhất cụ thể giữa thực tiễn và lịch sử, con người (xã hội) và tự nhiên, lịch sử và lôgíc, tổng thể và cá thể, giữa chân, thiện, mỹ, bao hàm cả nội dung liên quan đến kinh tế, văn hóa và môi trường. Sự hình thành và phát triển của tư tưởng này đã khiến học thuyết duy vật lịch sử do Mác và Ăng-ghen sáng lập ra có được nội dung rộng hơn, sâu sắc hơn và sinh động hơn.
2.1.2. Nội dung tư tưởng phát triển con người toàn diện trong triết học Mác
Vấn đề phát triển con người toàn diện là một vấn đề xuyên suốt trong quá khứ và hiện tại. Ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, các nhà triết học đã đưa ra nhiều cuộc thảo luận và ý tưởng khác nhau về vấn đề phát triển con người toàn diện. Nhưng chỉ đến Triết học Mác, tư tưởng này mới được luận giải một cách khoa học. Nội dung của tư tưởng phát triển con người toàn diện trong triết học Mác bao gồm:
Một là, phát triển toàn diện “cá tính” của con người. Như trong các tác phẩm kinh điển của Mác và Ăngghen cho thấy, tư tưởng cá tính tự do của các nhà kinh điển mác- xít được xây dựng trên cơ sở phân tích xã hội hiện thực và phủ định lý luận của những quan điểm trước đó về bản chất con người một cách trừu tượng, không hiện thực, để trên cơ sở đó nêu nên quan điểm về tồn tại người – cá tính (individual being), hay con người chỉnh thể hiện thực – cá tính (individuality). Từ sự khái quát về sự phát triển toàn diện “cá tính” của con người trên đây, Mác và Ăngghen đã phát triển quan điểm về con người toàn diện trong chủ nghĩa cộng sản đó là “một cá nhân và một thực thể xã hội cá thể hiện thực [real individual social being]” [19, tr.171-172 và tiếng Anh tập 3, tr.299]. Quan điểm này cho thấy “cá tính” chính là cái không chỉ quy định về một con người cá nhân, hay một “con người đặc thù”, mà quan trọng hơn “cá tính” theo các nghĩa đã nêu, còn là tính quy định về một “thực thể xã hội” (tồn tại xã hội) [social being] của những cá nhân, hay của những “con người đặc thù”. Với những quan điểm này về con người mà Mác và Ăngghen nêu ra cũng là nhằm để phủ định lý luận của chủ nghĩa tự do, đặc biệt là lý luận chủ nghĩa cá nhân.
Việc phát triển con người toàn diện mà Mác chủ trương trên thực tế chủ