Hai là, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế kinh doanh thua lỗ:
Hàng năm có 12% doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, mức lỗ bình quân của một doanh nghiệp nhà nước cao hơn 12 lần so với khu vực khác [126, tr.47]. Nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng gây bức xúc trong nhân dân như: Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Vinaship, Tổng công ty hàng hải Vinalie, và các dự án: mở rộng thép Thái Nguyên, đạm Ninh Bình, Xơ sợi Đình Vũ. Điều này, đã làm thất thoát một nguồn vốn lớn của Nhà nước và của nhân dân, làm mất niền tin của nhân dân vào các doanh nghiệp nhà nước, ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước và niền tin của nhân dân với cán bộ nhà nước.
Ba là, mô hình quản trị của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty còn nhiều bất cập
Trong 30 năm đổi mới chúng ta đã thành lập được 12 tập đoàn kinh tế nhà nước và nhiều tổng công ty nhà nước đóng vai trò nòng cốt của doanh nghiệp nhà nước, làm công cụ để nhà nước ổn định điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tăng cường hợp tác cạnh tranh với bên ngoài. Bên cạnh những mặt tích cực như: chiếm lĩnh thị trường, tạo điều kiện cho đổi mới mua sắm về khoa học công nghệ hiện đại cho sản xuất kinh doanh, là lực lượng để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế… mô hình quản trị này còn bộc lộ nhiều hạn chế bất cập như: thất thoát và lãng phí lớn trong đầu tư, đầu tư tràn lan ra ngoài ngành dẫn đến không hiệu quả.
Do đó, đã có 3 tập đoàn kinh tế bị giải thể do không hoàn thành nhiệm vụ là: Tập đoàn Công nghiệp và Tàu thủy bị giải thể cơ cấu lại thành tổng công ty do thua lỗ nặng, Tập đoàn Nhà và Đô thị, Tập đoàn Công nghiệp và xây dựng cũng bị giải thể. Chính vì vậy, chúng ta đã không thành lập các tập đoàn mới mà phải cổ phần hóa, kiện toàn công tác quản trị doanh nghiệp.
Tổng kết hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII chỉ rõ: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nhà nước thấp, chưa tương xứng với tài sản, thất thoát, lãng phí còn lớn” [34, tr.255].
Có thể bạn quan tâm!
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 13
- Thực Trạng Về Sự Biến Đổi Của Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Thể Hiện Ở Kinh Tế Tập Thể
- Cơ Cấu Gdp Của Các Thành Phần Kinh Tế Năm 2010-2014.
- Vấn Đề Hoàn Thiện Về Cơ Chế, Chính Sách, Pháp Luật Liên Quan Đến Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã
- Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Để Phát Huy Những Biến Đổi Tích Cực, Hạn Chế Những Biến Đổi Tiêu Cực Của Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Ở
- Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Tạo Môi Trường Pháp Lý Phù Hợp Để Phát Huy Tính Năng Động Của Các Chủ Thể Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Định
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
* Về quan hệ sản xuât xã hội chủ nghĩa thể hiện ở kinh tế tập thể, mà nòng cốt là các hợp tác xã.
Những chuyển biến tích cực.
Sau 30 năm đổi mới kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã đã có những chuyển biến mạnh mẽ ở nước ta, điều này được thể hiện:
Một là, chúng ta đã chuyển đổi thành công mô hình hợp tác xã kiểu cũ với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp theo kiểu gò ép đông về số lượng, kém về chất lượng sang hợp tác xã kiểu mới trên cơ sở liên kết tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi. Điều này đúng với tinh thần và thực chất của hợp tác xã, phù hợp với QHSX XHCN là; liên kết tự nguyện, không có sự ép buộc, quản lý dân chủ không có áp bức, bóc lột, bất công và cùng nhau, giúp đỡ nhau phát triển mang bản chất tốt đẹp của kinh tế tập thể ở nước ta.
Hai là, chúng ta đã chuyển đổi kinh tế tập thể sang cơ chế thị trường và đã có luật Hợp tác xã ra đời năm 1996 và được sửa đổi năm 2003 và luật Hợp tác xã kiểu mới năm 2012. Điều này tạo cơ sở pháp lý cho kinh tế hợp tác xã có tư cách pháp nhân, bình đẳng trước pháp luật với các thành phần kinh tế khác trong sản xuất kinh doanh chứ không phải dựa vào sự ưu ái của nhà nước như trước đây. Do đó, các hoạt động như vay vốn, thành lập, ký kết các hợp đồng kinh tế Hợp tác xã đã có đầy đủ tư cách pháp nhân và kinh doanh theo pháp luật.
Những biến đổi tiêu cực
Thứ nhất, kinh tế tập thể mặc dù có sự hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước nhưng số lượng còn hạn chế, quy mô còn nhỏ bé, kinh tế tập thể hiện nay chiếm số lượng nhỏ bé nhất trong các thành phần kinh tế ở nước ta chỉ từ 3%
- 5% GDP, thua xa kinh tế cá thể 31% - 32% GDP và các thành phần kinh tế khác. Đa số các Hợp tác xã có quy mô nhỏ bé chỉ từ 1 tỷ đến vài chục tỷ đồng, nhỏ bé hơn nhiều so với kinh tế nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, quá trình chuyển đổi theo Luật hợp tác xã năm 2012 còn chậm. Tính đến 30/6/2016 cả nước có khoảng 20 062 hợp tác xã, có 14.365
hợp tác xã cần chuyển đổi theo Luật hợp tác xã năm 2012. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi còn chậm, tính đến 1/7/2016 cả nước có 9.189 HTX đã hoàn thành chuyển đổi, chiếm 64% tổng số HTX nằm trong diện chuyển đổi. Nhiều tỉnh, thành phố thực hiện công tác chuyển đổi còn chậm như Hà Giang mới đạt 17%, Lai Châu đạt 25%, Cà Mau đạt 34%, Tp. Hà Nội đạt 41,7% [37].
3.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.2.1. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Hiện nay, trên thế giới có nhiều mô hình kinh tế thị trường khác nhau như: mô hình kinh tế thị trường ở các nước châu Âu, mô hình kinh tế thị trường của Nhật Bản, mô hình kinh tế thị trường của Mỹ…Mỗi mô hình kinh tế lại có đặc trưng riêng và đều có điểm chung là cơ sở kinh tế là tư bản tư nhân đóng vai trò chủ đạo chi phối
Đối với nước ta, Mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đảng, Nhà nước xác định là: “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [30, tr.23].Trong nền kinh tế đó có nhiều hình sở hữu, nhiều thành phần kinh tế trong đó: “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế” [34, tr.96].
Về vấn đề vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn có nhiều quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất, cho rằng không cần vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế.
Theo quan điểm này, chỉ cần phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện đại, bởi vì kinh tế thị trường là chung cho nhân loại không có thị trường TBCN cũng như không có thị trường CNXH. Do đó không cần định hướng XHCN, bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước để cho các thành phần kinh tế tự do phát triển. Hơn nữa, kinh tế nhà nước làm ăn kém hiệu
quả, nhiều doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế làm ăn thua lỗ do tham ô, tham nhũng làm thất thoát vốn của nhà nước, đó là tài sản của nhân dân. Vì vậy, theo họ kinh tế nhà nước không cần chủ đạo trong nền kinh tế, quan điểm này có các tác giả: Lê Du Phong, Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Văn Nam… đều đề nghị mô hình kinh tế tổng quát của nước ta là: “Nền kinh tế thị trường hiện đại”.
Quan điểm thứ hai, cho rằng cần thiết phải phát triển kinh tế thị trường và định hướng XHCN, tác giả Phùng Hữu Phú cho rằng; đây là một bước tiến về mặt lý luận của Đảng khi khẳng định trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là: “Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, cũng không phải nền kinh tế thị trường tự do, mà là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [99, tr.264], và nhấn mạnh “Định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là “cái đuôi” được gán ghép chủ quan vào nền kinh tế thị trường, mà là tính chất của nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đang xây dựng” [99, tr.270]. Trong nền kinh tế nhiều thành phần thì kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tác giả Phùng Quốc Hiển cho rằng: “kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo là thực thể khách quan trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” [133, tr 91].
Chúng tôi cho rằng, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước khẳng định qua các văn kiện Đại hội Đảng lần VI, VII, VII, IX, X, XI và XII của Đảng, Hiến pháp sửa đổi năm 2013. Qua 30 năm đổi mới chúng ta đều khẳng định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, vai trò chủ đạo đó được thể hiện như thế nào là vấn đề đang đặt ra. Tổng kết quá trình đổi mới tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận xét: “Đổi mới cũng là một quá trình sửa lại những nhận thức không đúng về cái cũ - cái cũ ấy là cái đúng - để hiểu đúng nó hơn, vận dụng có hiệu quả hơn vào thực tiễn mới” [95, tr.285].
Vấn đề vai trò chủ đạo của QHSX XHCN trong kinh tế nhà nước được đặt ra trên cả ba mặt là quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối.
Về quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
Bản chất của các doanh nghiệp nhà nước và tập đoàn kinh tế nhà nước là sở hữu toàn dân do nhà nước là người đại diện, nhà nước cử ra hội đồng quản trị thay mặt nhà nước. Tuy nhiên, về mặt nhà nước đại diện chủ sở hữu là chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng chính phủ quyết định, phê duyệt thành lập các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các bộ như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải… mỗi bộ quản lý một mảng, chẳng hạn về vốn thuộc Bộ Tài chính, về tiền lương, thưởng thuộc Bộ Lao động thương binh và xã hội, cán bộ thuộc Bộ Nội vụ… các bộ thường quản lý theo ngành mang tính hành chính. Do nhiều bộ, ban, ngành cùng quản lý dẫn đến không thống nhất, không có ai đứng ra chịu trách nhiệm khi sai phạm. Điển hình như Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Vinaship và Vinalines đã sai phạm khi đầu tư tràn lan mua tàu cũ, tham nhũng của các cán bộ đại diện cho sở hữu nhà nước, làm thất thoát thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng nhưng không quy trách nhiệm được cho ai, bộ nào quản lý. Đảng ta chủ trương phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu tài sản thuộc các hình thức sở hữu, các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đổi mới, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về sở hữu đối với đất đai, tài nguyên, vốn và các loại tài sản công được quản lý, sử dụng có hiệu quả, khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí v.v… Nhưng trên thực tế, chủ trương này vẫn chưa được thực hiện tốt. Kinh tế nhà nước - sở hữu nhà nước, tuy được ưu tiên - nhất là cơ chế chính sách, vốn, v.v… nhưng hoạt động kém hiệu quả, thất thoát lớn, "sở hữu toàn dân" dường như "vô chủ" do đó mà người ta có thể nâng khống giá lên đến 1.300 lần [4], v.v.. Trong lúc đó nhiều chủ thể thuộc một số thành phần kinh tế khác, quyền sở hữu chưa thực sự được tôn trọng đúng mức, chưa được đối xử bình đẳng với sở hữu nhà nước.
Về quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất.
Do cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp nên trong một thời gian dài, các doanh nghiệp nhà nước được bao cấp của nhà nước. Khi tiến hành đổi mới các doanh nghiệp nhà nước lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, với quan điểm kinh tế nhà nước đóng vai trò nền tảng của nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được ưu đãi hơn các thành phần kinh tế khác về nhiều mặt như: đất đai, tiếp cận vốn ngân hàng, bảo trợ của nhà nước về tín dụng, khoanh nợ, giãn nợ… Chính sự bao cấp của nhà nước đã dẫn đến các doanh nghiệp nhà nước không chịu đổi mới trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền do lợi thế của doanh nghiệp mà nhà nước tạo ra như: Điện lực, Dầu khí, Viễn thông… điều này dẫn đến không có sự cạnh tranh của các thành phần kinh tế khác làm mất động lực cho nền kinh tế và khả năng đổi mới nâng cao về năng suất, chất lượng sản phẩm. Đây chính là tàn dư của cơ chế cũ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, do vậy để doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả phải xóa bỏ hoàn toàn cơ chế cũ chuyển sang cơ chế thị trường, doanh nghiệp nhà nước phải thật sự, hoàn toàn bình đẳng với các loại hình quan hệ sản xuất khác, thành phần kinh tế khác, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế hiện nay.
Việc tổ chức, quản lý sản xuất, quản lý vốn nhiều khi còn tùy tiện dẫn tới "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng" [54]. Người lao động trên thực tế không có quyền tham gia quản lý sản xuất, chỉ có quyền quản lý sản xuất về hình thức. Do đó, người lao động không có quyền thực chất trong giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì tổ chức, quản lý sản xuất còn nhiều yếu kém, bất cập nên năng suất lao động thấp, hiệu quả đầu tư sản xuất, kinh doanh thấp.
Về quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động.
Hiện nay, người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước chưa có quyền làm chủ thực sự, chưa được hưởng đúng mức về thành quả lao động
của mình. Vì, chúng ta chưa có cơ chế chính sách để người lao động kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp, nên kinh tế nhà nước dường như vô chủ, người lao động được trả lương thấp không tương xứng với thành quả lao động của mình dẫn đến năng suất chất lượng thấp. Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá: Vietnam Airlines hay Vinalies đều là những doanh nghiệp có truyền thống, có thương hiệu, song trong tình hình mới, muốn người lao động gắn bó thì không chỉ dựa vào yếu tố này cũng như tình cảm của họ mà trước tiên phải từ lợi ích kinh tế.
Trong phân phối sản phẩm hiện nay các cán bộ nhà nước được trả lương theo chế độ công chức nhà nước, do đó không khuyến khích họ gắn bó với doanh nghiệp nhà nước mà thường lợi dụng chức vụ để tham ô, tham nhũng làm giàu phi pháp.
Kinh tế nhà nước mà nòng cốt là các doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước nhìn chung còn thấp, năng lực, quản trị điều hành của một số tập đoàn, tổng công ty còn yếu kém, bất cập, làm thất thoát vốn, tài sản của nhà nước, để xảy ra nợ xấu, thua lỗ liên tục kéo dài. Nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước lại mạo hiểm đầu tư ngoài ngành, lấn sân sang một số lĩnh vực khác, như đầu tư tài chính, bất động sản, khai khoáng… và khi làm ăn thua lỗ, gây lãng phí, thất thoát vốn nhà nước thì các tập đoàn lại xin được "giải cứu". Để kinh tế nhà nước làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế chúng ta phải nâng cao về chất lượng, phải chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu. Tác giả Võ Đại Lược cũng cho rằng: “Cần cụ thể hóa vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, kinh tế quốc doanh theo hướng không trái với các nguyên tắc của thị trường” [79, tr.140].
3.2.2. Vấn đề hợp tác xã kiểu mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Đảng, Nhà nước luôn xác định: kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo cùng
với kinh tế tập thể phải trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Quá trình đổi mới kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác được bắt đầu từ lĩnh vực nông nghiệp với các chỉ thị như khoán 10 đã cởi trói cho sản xuất nông nghiệp, đã xác định đúng đắn hơn vai trò của các xã viên trong hợp tác xã và vai trò của các hợp tác xã trong quan hệ với các xã viên của mình. Nhờ đó, năng suất lao động trong nông nghiệp không ngừng tăng lên, đất nước ta từ chỗ thiếu lương thực tiến tới dư thừa và xuất khẩu. Quá trình đổi mới kinh tế hợp tác được thúc đẩy bởi các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước như quan điểm của các kỳ Đại hội VII, VIII, IX, X, XI và XII của Đảng. Đặc biệt là sự ra đời luật hợp tác xã năm 1996 và luật hợp tác xã năm 2003, đã đánh dấu bước ngoặt cho sự đổi mới kinh tế hợp tác ở nước với tư cách là một pháp nhân bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên, Luật hợp tác xã cũ chưa thể hiện đầy đủ được bản chất tốt đẹp của kinh tế hợp tác, cũng như chưa có sự phân biệt cụ thể rõ ràng sự khác biệt giữa các hợp tác xã với doanh nghiệp. Để khắc phục các thiếu sót đó Nhà nước đã thông qua Luật hợp tác xã mới năm 2012 thay thế cho Luật hợp tác xã cũ trước đây.
Sau 4 năm triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012, đến nay nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới đã bước đầu hình thành, từ khi triển khai Luật HTX 2012 đến năm 2016 cả nước đã thành lập mới được 3.053 HTX. Nhiều hợp tác xã hoạt động hiệu quả, phát huy tốt những lợi thế của luật hợp tác xã mới để áp dụng vào thực tiễn. Các hợp tác xã mới thành lập đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và nguyện vọng của người lao động, các xã viên, có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể rõ ràng đáp ứng được nhu cầu của các thành viên. Tuy nhiên, thời hạn để các hợp tác xã kiểu cũ chuyển sang mô hình hợp tác xã kiểu mới đã hết ½ thời gian quy định, nhưng vẫn còn tỷ lệ lớn các hợp tác xã chưa chuyển đổi, nhiều địa phương còn lúng túng trong việc chỉ đạo thực hiện sự chuyển đổi.
Theo số liệu thống kê của Liên minh hợp tác xã Việt Nam: “đến cuối năm 2014 mới có 1.092/ 18.592 hợp tác xã chuyển đổi sang mô hình hợp tác