Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam - 7


yếu là chỉ sự phát triển đầy đủ của con người và năng lực con người được phát triển trên nhiều phương diện, đó là giai đoạn cao nhất của lịch sử phát triển loài

người. Đánh giá quan điểm của Mác và Ăngghen, tác giả Hu Zhongping (扈中平)

cho rằng, “nếu như không lý giải đúng về phát triển toàn diện sẽ rất dễ dẫn đến ‘tầm thường hóa toàn diện’, nhưng thứ mà phát triển toàn diện thực sự đi tìm chính là cá tính và sự trác tuyệt” [911]. Theo quan điểm của Mác và Ăngghen, tác giả luận án cũng cho rằng, phát triển con người toàn diện không có nghĩa là làm cho con người có thể trở nên toàn năng, thông thạo tất cả mọi thứ, mà chỉ là nhấn mạnh sự phát triển trên nhiều phương diện của con người, trước hết là để con người được phát triển đầy đủ năng lực vốn có của mình trong một điều kiện xã hội của con người, không làm cho con người bị “ngu xuẩn và phiến diện” trong điều kiện lao động bị “tư bản hoá” [19, tr.173], và để từ đó tạo ra cá tính phong phú và ý nghĩa quan trọng của chính sự phát triển ấy.

Cá tính con người là thể tổng hợp của các đặc trưng và tính chất đặc thù của con người (bao gồm tố chất sinh lý và tâm lý, phương thức tư duy và hành vi), làm cho cá nhân này trở nên khác biệt với cá nhân khác ở tính độc đáo nội tại được biểu hiện tại đặc trưng phát triển của nó, cá tính độc đáo của một người chứa đựng tính quy định bản chất xã hội trong tư cách con người cá thể. Sự phát triển cá tính của một người càng đầy đủ, mức độ xã hội hóa sẽ càng cao, tính độc lập tự chủ, tính tự do và tự giác, tính tích cực sáng tạo sẽ càng mạnh mẽ, sẽ có thể tự do tham gia các mối quan hệ xã hội nhiều hơn, bộc lộ và gia tăng thêm tài năng bản thân, từ đó hình thành nên năng lực toàn diện mà phong phú. Về điều này Mác khái quát:

Cho nên, nếu con người là một cá nhân đặc thù [particular individual] nào đó và chính tính đặc thù của nó làm cho nó thành ra một cá nhân và một thực thể xã hội cá thể hiện thực [real individual social being], thì trong mức độ như thế, nó cũng là một tổng thể, một tổng thể trong ý niệm, một tồn tại - cho - mình chủ quan của xã hội đang được tư duy và đang được cảm giác, cũng giống như trong hiện thực nó tồn tại một mặt như là sự trực quan tồn tại xã hội và sự hưởng dụng tồn tại ấy một cách hiện


thực, và mặt khác, như tổng thể của biểu hiện sinh hoạt của con người. [19, tr.171-172 và 164, tr.299].

Tính đặc thù này biểu hiện ở việc con người có thể tự giác, tự nguyện, tự chủ kiểm soát và chi phối quan hệ xã hội của mình, nắm giữ nguồn sức mạnh bên ngoài có vai trò thúc đẩy phát triển bản thân. Và như vậy, con người mới thực sự trở lại với chính mình khi điều kiện tồn tại xã hội thể hiện được từ chính “tính đối tượng” của cá tính toàn vẹn của con người không còn bị tha hoá.

Xuất phát từ mặt nội dung của cá tính con người theo quan điểm của Mác và Ăngghen nêu trên, nhà nghiên cứu Heng Nan Sen ( 横 楠 森 ) cũng có sự giải

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

thích, “cá tính con người là một chỉnh thể hữu cơ nhiều tầng nấc, nhiều phương diện, nhiều yếu tố được tạo thành từ mối quan hệ mật thiết và sự tương tác giữa con người với con người” [87, tr.311-312]. Nhìn chung, theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, cá tính của con người trong quan điểm của Mác và Ăngghen chủ yếu bao gồm: đặc trưng khuynh hướng cá nhân, bao gồm nhu cầu, động cơ, sự hứng thú, lý tưởng, tín ngưỡng và giá trị; đặc trưng tâm lý, bao gồm khí chất, tính cách và năng lực; đặc trưng nhân cách xã hội của cá nhân, chủ yếu chỉ tác phong, đạo đức, tập tục, hình tượng xã hội, vị trí xã hội và trạng thái tinh thần con người, phản ánh mức độ thừa nhận và đánh giá của xã hội đối với cá thể, là tiêu chí quan trọng phân biệt các cá nhân với nhau.

Trở lại với quan điểm của Mác đã cho thấy, cá tính con người được sản sinh ra trong quá trình sản xuất xã hội, hay trong điều kiện của một tồn tại xã hội đặc trưng bản chất cá tính con người không phải là một cái gì trừu tượng, mà chính là sự “vật thể hoá tính cá biệt” để khẳng định bản chất cá nhân trong mối quan hệ với bản chất xã hội của con người, ông viết:

Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam - 7

Trong sản xuất của tôi, tôi sẽ vật thể hóa tính cá biệt của tôi [I would have objectified my individuality], sự độc đáo của nó, vì thế trong thời gian hoạt động, tôi sẽ thụ hưởng biểu hiện cá nhân của cuộc sống, còn trong sự trực quan đối tượng sản xuất tôi sẽ cảm nhận niềm vui cá nhân do ý thức được rằng cá nhân tôi biểu hiện ra là một sức mạnh vật chất, được trực quan cảm tính và


vì thế nằm ngoài mọi sự nghi ngờ. (…) Trong biểu hiện đời sống cá nhân của tôi, tôi sẽ trực tiếp tạo ra biểu hiện sống của anh, và do đó, trong hoạt động cá nhân của tôi, tôi sẽ trực tiếp khẳng định và sẽ thực hiện bản chất đích thực của tôi, bản chất con người của tôi, bản chất xã hội của tôi [19, tr.56-57 và 164, tr.227-228].

Mác cho rằng, cá tính bị kiểm soát và quyết định bởi quan hệ giai cấp cụ thể, trong xã hội tư bản, tư bản có tính độc lập và cá tính, nhưng người sống trong xã hội đó lại không có độc lập và cá tính. Mác cho rằng, cá tính bị kiểm soát và quyết định bởi quan hệ giai cấp cụ thể. Trong xã hội tư bản, tư bản có tính độc lập và cá tính, nhưng người sống trong xã hội đó lại không có độc lập và cá tính, do đó, phủ định biện chứng tài sản tư hữu là giải phóng triệt để mọi cảm giác và đặc tính con người.

… những người vô sản muốn tự khẳng định là những con người, phải thủ tiêu điều kiện tồn tại từ trước tới nay của chính họ, đồng thời cũng là của mọi xã hội từ trước tới nay, có nghĩa là phải thủ tiêu lao động. Vì vậy họ đối lập trực tiếp với hình thức mà trong đó từ trước tới nay những cá nhân hợp thành xã hội vẫn biểu hiện mình như một chỉnh thể, tức là đối lập với nhà nước, và họ phải lật đổ nhà nước để khẳng định bản thân là những cá nhân con người [17, tr.112-113].

Như vậy, cá nhân có cá tính là thể thống nhất giữa tính cá thể và tính xã hội, tính quyết định với tính sáng tạo, tính hiện thực với lý tưởng, biểu hiện trong một quá trình phát triển lịch sử, biểu hiện ở quá trình biện chứng của quan hệ xã hội quyết định sự phát triển cá tính con người, sự phát triển của cá tính con người lại thay đổi quan hệ xã hội, từ đó thay đổi và hoàn thiện hơn nữa cá tính con người. Trong xã hội cộng sản chủ nghĩa tương lai, địa vị chủ thể của con người sẽ được xác lập, cá tính con người sẽ được phát huy đầy đủ, mỗi một người sẽ có được sự phát triển tự giác và tự do chọn lựa mà không bị hạn chế bởi các hình thức cưỡng ép, con người trở nên độc lập nhờ cá tính, sở trường và các nét đặc sắc của riêng mình trong một tồn tại xã hội của con người, do con người và vì con người, đúng


theo nghĩa: “Chỉ có trong xã hội, tồn tại tự nhiên của con người mới là tồn tại có tính chất người của con người đối với con người và tự nhiên mới trở thành con người đối với con người. Như vậy, xã hội là sự thống nhất bản chất đã hoàn thành của con người với tự nhiên” [20, tr.170].

Hai là, phát triển toàn diện hoạt động, nhu cầu và năng lực của con người. Như đã phân tích ở trên, con người: “Với tính cách là thực thể tự nhiên, hơn nữa là thực thể tự nhiên sống, một mặt, nó được phú cho những lực lượng tự nhiên, những lực lượng sống, nó là thực thể tự nhiên hoạt động; những lực lượng đó tồn tại trong nó dưới hình thức thiên bẩm và năng lực, dưới hình thức năng khiếu; và mặt khác, với tính cách là thực thể tự nhiên, nhục thể, cảm tính, có tính đối tượng” [20, tr.232], theo nghĩa đó, phương thức tồn tại của con người trong tính quy định của “cá tính” trong quá trình “đối tượng hoá” của lao động, chính là hoạt động thực tiễn, và như vậy hoạt động của con người là động lực chủ yếu cho phát triển, và cũng là khâu kiểm nghiệm cuối cùng đối với bất kỳ hình thức phát triển

nào. Nhà nghiên cứu Chen Xinxia (陈新夏) cho rằng, “sự tương tác chủ động giữa

hoạt động thực tiễn với con người trở thành động lực cho toàn bộ tiến trình lịch sử của nhân loại. Khi sự tương tác này phát triển đến một giai đoạn nhất định, nghĩa là, một mặt, thực tiễn sáng tạo ra điều kiện vật chất, văn hóa, chế độ nhất định, mặt khác, ý thức chủ thể của con người đạt đến trình độ tương đối sẽ xuất hiện lý thuyết và nhu cầu một cách tự giác về phát triển” [63].

Như vậy, hoạt động thực tiễn chủ yếu bao gồm hoạt động cải tạo giới tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo con người, lần lượt để giải quyết mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên, giữa con người với xã hội và con người với chính mình. Hoạt động cải tạo tự nhiên chủ yếu là chỉ hoạt động sản xuất vật chất. Hoạt động cải tạo xã hội chủ yếu là chỉ hoạt động giao tiếp xã hội và hoạt động tổ chức, quản lý và thay đổi quan hệ xã hội. Hoạt động cải tạo bản thân con người là chỉ cải tạo thế giới chủ quan và thế giới tinh thần con người, biểu hiện ở hoạt động giáo dục, nghệ thuật, tôn giáo và thẩm mỹ v.v…

Sự phát triển toàn diện của các hoạt động thể hiện ở nội dung và hình thức


các hoạt động trở nên phong phú, hoàn chỉnh, có thể thay đổi, chứ không phải trở nên nghèo nàn, phiến diện và cố định. Đồng thời, con người không còn phục tùng phân công lao động và bị bó buộc trong một ngành nghề hạn hẹp, mỗi người đều có thể tự do lựa chọn lĩnh vực hoạt động của mình theo sở thích và sở trường của mình, không chỉ theo đuổi hoạt động lao động chân tay, mà cả lao động trí óc, không chỉ tham gia lao động sản xuất vật chất, mà cả hoạt động mang tính sáng tạo và thực tiễn trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa. Trong một xã hội, con người có thể được phát triển toàn diện mọi khả năng của mình, như Ăng-ghen đã chỉ rò:

… không ai bị hạn chế trong một phạm vi hoạt động độc chuyên…, mà mỗi người đều có thể tự hoàn thiện mình trong bất kỳ lĩnh vực nào thích, thì xã hội điều tiết toàn bộ nền sản xuất, thành thử tôi có khả năng hôm nay làm việc này, ngày mai làm việc khác, buổi sáng đi săn, quá trưa đi đánh cá, buổi chiều chăn nuôi, sau bữa cơm thì làm việc phê phán, tùy theo sở thích của tôi mà chẳng bao giờ trở thành người đi săn, người đánh cá, người chăn nuôi hoặc nhà phê phán cả [17, tr.47].

Mác không hoàn toàn tin rằng cảnh tượng nhàn nhã, thư thái này sẽ trở thành hiện thực trong xã hội cận hiện đại, mà sự thực đã không đạt được, bởi nền văn minh nông nghiệp sớm bị văn minh công nghiệp và văn minh thông tin thay thế. Thế nhưng, bức tranh về một cuộc sống tự do tự tại, không gì ràng buộc, làm việc theo năng lực, làm ở trong lĩnh vực mình hứng thú, chung sống hài hòa với thiên nhiên, vui vẻ lạc quan... của nhân loại và khát vọng về sự tự do luôn đáng để chúng ta mãi mãi kiếm tìm và hướng đến.

Phát triển toàn diện hoạt động của con người còn thể hiện ở phát triển toàn diện nhu cầu con người. Về nhu cầu, theo Mác, “con người khác với tất cả những động vật khác ở tính vô hạn của những nhu cầu của mình và ở năng lực mở rộng của những nhu cầu ấy” [21, tr.221]. Mọi hành vi của con người đều xuất phát từ nhu cầu, nhu cầu cá nhân ở mức độ nào đó quyết định phương thức sinh tồn và trạng thái sinh hoạt của con người. Sự phát triển của cá nhân được thực hiện trong


quá trình không ngừng nảy sinh nhu cầu, đặt ra nhu cầu và hiện thực hóa chúng. Theo quan điểm của Mác, nhu cầu có tính quy định nội tại và bản chất, là động lực và căn cứ cho mọi hoạt động sống của con người, có phát sinh nhu cầu thì mới dẫn đến hoạt động hành vi con người. Vì vậy mà mức độ đáp ứng nhu cầu trực tiếp liên quan đến mức độ thực hiện bản chất con người, nâng cao nhu cầu là động lực mạnh mẽ thúc đẩy con người phát triển toàn diện.

Mác và Ăng-ghen đã chia nhu cầu con người thành ba loại: nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu phát triển; chúng cấu thành nên tính quy định nội tại và bản chất con người; phát triển con người toàn diện trở thành phát triển và đáp ứng toàn diện các nhu cầu nêu trên. “Không ai có thể làm một cái gì, nếu không đồng thời làm cái đó vì một nhu cầu nào đó của mình và vì khí quan của nhu cầu đó” [17, tr.361]. Con người mỗi một lần vượt qua điều kiện khách quan đều khiến tính chủ thể mới được mở rộng, nảy sinh các nhu cầu và thực tiễn mới, mà việc đáp ứng nhu cầu mới và thực hiện thực tiễn mới này lại lệ thuộc vào điều kiện khách quan mới và cần vượt qua điều kiện khách quan mới, cứ như vậy lặp lại tuần hoàn. “Điểm thứ hai là bản thân cái nhu cầu đầu tiên đã được thoả mãn, hành động thoả mãn và công cụ để thoả mãn mà người ta đã có được - đưa tới những nhu cầu mới; và sự sản sinh ra những nhu cầu mới này là hành vi lịch sử đầu tiên” [17, tr.40]. Bởi vậy, chỉ khi một người gắn nhu cầu cá nhân mình với nhu cầu của người khác, với nhu cầu quốc gia, nhu cầu phát triển xã hội mới có được nguồn động lực bất tận, mới có thể phát huy đầy đủ tiềm năng của con người để có thể đạt được sự tự thực hiện và phát triển toàn diện ở mức độ cao nhất.

Không chỉ dừng lại ở vấn đề lý luận khi chỉ ra về sự phong phú của những nhu cầu đồng thời với tư cách là sự thể hiện lực lượng bản chất của con người, Mác cũng đồng thời vạch rò về thực chất của sự tha hoá con người, tha hoá lực lượng bản chất “cá tính” của con người trong chính hoạt động cũng như cả sự tha hoá bởi nhu cầu của chính mình trong điều kiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mác khái quát:


Chúng ta đã thấy sự phong phú của những nhu cầu của con người, do đó đã thấy phương thức sản xuất mới nào đó và đối tượng sản xuất mới nào đó có ý nghĩa như thế nào dưới chủ nghĩa xã hội: biểu hiện mới của lực lượng bản chất của con người và sự phong phú thêm của bản chất con người. Trong khuôn khổ chế độ tư hữu tất cả cái đó có ý nghĩa ngược lại. Mỗi người tìm cách thức tỉnh ở người khác một nhu cầu mới nào đó để buộc người đó phải mang tới một vật hy sinh mới, đặt người đó trong sự phụ thuộc mới và đẩy anh ta đến một hình thái hưởng thụ mới và do đó đến sự phá sản về kinh tế. Mỗi người tìm cách làm nảy sinh một lực lượng bản chất xa lạ nào đó thống trị người khác để tìm ra trong đó sự thoả mãn nhu cầu vị kỷ của chính mình” [19, tr.184].

Đồng thời với việc chỉ ra sự phát triển con người toàn diện trong hoạt động và nhu cầu, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác còn làm rò về năng lực của con người với tư cách là phương thức thực hiện nhu cầu bản thân thông qua thực tiễn xã hội, là sự thể hiện tập trung nhất tố chất con người, là khả năng của con người chủ thể để thỏa mãn nhu cầu xã hội của bản thân. Trước khi nêu ra quan điểm về năng lực thực tiễn của con người, Mác đã phê phán quan điểm của triết học cũ, rằng:

…một mặt, biến những lực lượng bản chất hiện thực và tự nhiên của con người thành những tưởng tượng thuần tuý trừu tượng và do đó thành sự không hoàn thiện, thành những ảo tưởng đau đớn, và mặt khác, cũng biến những sự không hoàn thiện hiện thực và những ảo tưởng hiện thực, những lực lượng bản chất thực sự bất lực, chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của cá nhân, thành những lực lượng bản chất và năng lực hiện thực.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, con người khác với các loại động vật khác ở chỗ sinh mệnh con người không tuân theo con đường đã định từ trước, thực tế tự nhiên chỉ giúp cho con người đi một nửa đoạn đường, một nửa còn lại do bản thân con người tự hoàn thiện. Mác cho rằng, mỗi người đều có quyền phát triển toàn diện tài năng của bản thân mình, đây là quyền không thể tranh cãi, “sứ mệnh, chức trách, nhiệm vụ của bất cứ ai đều là phải phát triển toàn diện tất cả những


năng lực của mình, kể cả năng lực tư duy” [17, tr.417].

Năng lực con người là một trong những điều kiện cần phải có để quan hệ mang tính đối tượng chủ thể - khách thể được hình thành, sự phát sinh hoạt động quyết định tính chất đối tượng và tính chất nguồn sức mạnh tương ứng với nó; quá trình hoạt động chính là sự thực hiện và thể hiện ra bên ngoài của năng lực chủ thể đối với đối tượng đặc thù trong điều kiện hoàn cảnh đặc thù; phương thức của hoạt động quyết định tính chất năng lực chủ thể; phạm vi hoạt động quyết định trình độ năng lực chủ thể; cường độ hoạt động quyết định năng lực chủ thể nhiều hay ít; thành bại của hoạt động quyết định năng lực chủ thể có được phát huy đúng hay không; kết quả của hoạt động là biểu hiện cụ thể của tính sáng tạo năng lực chủ thể, thể hiện sức mạnh bản chất của con người.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu Han Qingxiang, Kang Anyi (韩庆祥,亢安毅) cho

rằng: “Phát triển con người trước tiên là phát triển hoạt động của con người, mà sự phát triển hoạt động của con người chủ yếu là phát triển năng lực hoạt động của con người” [86, tr.139]. Có thể khẳng định rằng, phát triển con người toàn diện mang ý nghĩa là phát triển toàn diện thể chất và trí tuệ, sức mạnh tự nhiên và sức mạnh xã hội, năng lực cá thể và năng lực tập thể, tiềm năng và năng lực thực tế... của con người, cũng có nghĩa là phát huy toàn bộ tài năng và sức mạnh của con người. Con người phát triển toàn diện, chính là con người có thể thích ứng với nhu cầu lao động khác nhau và có thể làm cho mọi năng lực của bản thân được phát triển một cách tự do, toàn diện.

Ba là, phát triển toàn diện quan hệ xã hội của con người. Quan hệ xã hội là cách gọi chung của mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội, là sản phẩm của thực tiễn giao tiếp trên cơ sở sản xuất, trở thành sợi dây kết nối mạng lưới quan hệ xã hội. Phát triển con người toàn diện mang ý nghĩa phong phú, toàn diện; giao tiếp xã hội mang tính phổ biến của quan hệ xã hội loài người và sự chiếm hữu toàn diện đối với quan hệ xã hội. Mác chỉ ra rằng:

Trong mọi hoàn cảnh, các cá nhân bao giờ cũng “xuất phát từ bản thân”, nhưng vì rằng họ không phải là duy nhất theo nghĩa là họ không cần liên hệ gì với nhau cả, bởi vì nhu cầu của họ, tức là bản tính của họ và

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí