dân thực sự ý thức mình là một phần tử của chủ nghĩa xã hội, họ mới có trách nhiệm với những việc họ làm một cách tự giác. Trải qua hơn 40 năm cải cách mở cửa, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường và tiến trình toàn cầu hóa, con người Trung Quốc được thỏa mãn về nhu cầu vật chất và tinh thần, tư tưởng, quan niệm và thông tin đa dạng đan xen vào nhau, trong khi thúc đẩy giao lưu về văn hóa, nó cũng mang lại một số vấn đề, nhất là đối với một số ít người thiếu hệ thống tri thức toàn diện. Do đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng, cần phải trau dồi và thực hiện một hệ thống giá trị chung được cả xã hội thừa nhận, loại bỏ những khiếm khuyết, vướng mắc trong các quan niệm, tư tưởng, thiết lập các giá trị cốt lòi xã hội chủ nghĩa, và tự giác thực hiện, tạo động lực tinh thần và sự ủng hộ về trí tuệ cho sự nghiệp phát triển con người toàn diện.
Bốn là, tạo môi trường xã hội tốt đẹp để thực hiện phát triển con người toàn diện. Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng, để thực hiện phát triển con người toàn diện đòi hỏi phải có một môi trường xã hội tốt đẹp, ổn định và hài hòa. Để làm được điều này cần tập trung giải quyết những vấn đề thiết thực mà nhân dân quan tâm, tạo ra môi trường xã hội ổn định, hài hòa cho nhân dân. Xây dựng xã hội là một công việc quan trọng nhằm cải thiện đời sống của người dân và thúc đẩy tiến bộ xã hội, nó bao gồm mọi khía cạnh khác liên quan đến cuộc sống hàng ngày của con người như giáo dục, việc làm, y tế, quản trị xã hội, phúc lợi xã hội; sự hài hòa và ổn định của xã hội liên quan đến sự tồn và sự phát triển của tất cả mỗi người. Vấn đề căn bản của phát triển con người là làm cho con người trở thành chủ nhân của chính mình. Giáo dục giúp con người thích ứng được với yêu cầu phát triển của xã hội, phát triển giáo dục toàn diện bảo đảm cho con người có khả năng thích ứng với những vấn đề phức tạp trong sản xuất và đời sống, từ đó thực hiện phát triển con người toàn diện.
Năm là, tạo môi trường sinh thái tươi đẹp để thực hiện phát triển con người toàn diện. Một mặt, để phát triển con người toàn diện đòi hỏi phải có môi trường xã hội tốt đẹp, ổn định, hài hòa, đảm bảo cho con người có được đời sống xã hội phong phú, mặt khác cũng đòi hỏi phải có môi trường sinh thái tươi đẹp để bảo
đảm sự phát triển hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Môi trường tươi đẹp, thoải mái là điều kiện bên ngoài quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của con người, sự phát triển toàn diện của con người phải xây dựng dựa trên cơ sở con người và thiên nhiên chung sống hài hòa, cần có những biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái hiệu quả để hình thành nên cục diện con người và thiên nhiên cùng phát triển hài hòa. Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất, con người đã tạo dựng được cuộc sống tốt đẹp song cũng gây ra những thiệt hại lớn cho môi trường sinh thái như ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước, ô nhiễm không khí, sa mạc hóa, làm giảm tính đa dạng của sinh vật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của con người. Vì vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng cần phải thực hiện chiến lược phát triển bền vững, phát triển hợp lý tài nguyên thiên nhiên, cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm cho con người được phát triển toàn diện trong môi trường thiên nhiên xanh và tươi đẹp.
Tiểu kết chương 2
Lý luận phát triển con người toàn diện là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống lý luận triết học Mác. Chủ nghĩa Mác đã nghiên cứu bản chất của con người trên cơ sở nhận thức quy luật phát triển của xã hội, con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất mà còn là chủ thể sáng tạo ra lịch sử và là mục tiêu phát triển của lịch sử. Nội dung của phát triển con người toàn diện theo lý luận chủ nghĩa Mác chính là phát triển toàn diện hoạt động, nhu cầu và năng lực của con người; phát triển toàn diện cá tính con người; phát triển toàn diện quan hệ xã hội của con người. Nhận thức về sự phát triển toàn diện của con người là mục tiêu giá trị cơ bản mà chủ nghĩa Mác theo đuổi, đồng thời cũng là đặc trưng cơ bản của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập năm 1921 đến cuộc cách mạng lật đổ chính quyền cũ để thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, cho đến khi tiến hành công cuộc cải cách mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn kiên trì chủ nghĩa Mác
Có thể bạn quan tâm!
- Tư Tưởng Của Đảng Cộng Sản Trung Quốc Về Phát Triển Con Người Toàn Diện
- Hồ Cẩm Đào Nhấn Mạnh “Lấy Con Người Làm Gốc”, Coi Đó Là Bản Chất Và Hạt Nhân Của “Tư Tưởng Phát Triển Khoa Học”, Đã Sáng Tạo Nên
- Một Số Vấn Đề Lý Luận Rút Ra Từ Tư Tưởng Của Các Hạt Nhân Lãnh Đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc Qua Các Thời Kỳ
- Thành Tựu Phát Triển Con Người Toàn Diện Trên Phương Diện Xã Hội
- Hạn Chế Của Phát Triển Con Người Toàn Diện Trên Phương Diện Kinh Tế
- Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
là kim chỉ nam cho mọi công tác của Đảng, coi mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân là sứ mệnh của Đảng, lấy toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân làm tôn chỉ căn bản xuyên suốt mọi hoạt động của Đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh tư duy phát triển lấy con người làm trung tâm và đặc biệt, luôn kiên trì thúc đẩy con người phát triển toàn diện, đồng thời luôn coi thúc đẩy phát triển con người toàn diện là tiêu chuẩn của mọi sáng tạo lý luận và hoạt động thực tiễn, đảm bảo toàn thể nhân dân có được cảm giác hạnh phúc hơn, an toàn hơn trong quá trình phát triển. Theo tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, việc phát triển con người toàn diện cần được thực hiện trên tổng thể các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường bởi con người chỉ có thể có được sự phát triển toàn diện khi có được sự đảm bảo về cơ sở vật chất, về thể chế chính trị, có động lực về tinh thần, có môi trường xã hội tốt đẹp và môi trường sống tươi đẹp.
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC
3.1. THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC Kể từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, đặc biệt từ khi tiến
hành cải cách mở cửa, Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra những chủ trương, chính sách, biện pháp trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường nhằm tạo điều kiện để người dân được phát triển toàn diện và đạt được những thành tựu đáng kể. Trải qua hơn 40 năm cải cách mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, bước sang thế kỷ XXI, người dân Trung Quốc đã có được những điều kiện thuận lợi chưa từng có để phát triển toàn diện, tập trung ở một số phương diện chủ yếu sau:
3.1.1. Thành tựu phát triển con người toàn diện trên phương diện kinh tế
Kể từ khi cải cách mở cửa đến nay, Trung Quốc đã lấy xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc làm mục tiêu, theo đuổi và thực hiện phát triển con người toàn diện. Từ năm 1978 cải cách mở cửa đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã vượt xa tốc độ tăng trưởng bình quân của thế giới, được xếp vào hàng các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tỷ trọng của kinh tế Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu tăng xấp xỉ 06 lần, từ chỉ khoảng 2,7% năm 1978 lên hơn 16% vào năm 2019. GDP bình quân đầu người của Trung Quốc gấp hai lần mỗi 8 năm, hơn 2 lần mỗi 10 năm. Hiện nay, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình cao với GDP bình quân đầu người năm 2019 là 10.276 USD [112]. Có được những thành tựu như trên là do Trung Quốc trên cơ sở vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, căn cứ vào tình hình thực tế của đất nước, xây dựng nên hệ thống lý luận về nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, và dùng lý luận đó để chỉ đạo thực tiễn trong suốt quá trình cải cách mở cửa, cụ thể như sau:
Thứ nhất, xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trên cơ sở quan hệ sở hữu lấy chế độ công hữu làm chủ thể song song với sự tồn tại và phát triển của hình thức tư hữu. Chế độ công hữu là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Cho phép sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư hữu là yêu cầu nội tại cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, hơn nữa là lựa chọn tất yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người. Trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, kinh tế công hữu đã tạo ra khối lượng tài sản vật chất lớn, đồng thời bảo đảm được sự công bằng và bình đẳng trong xã hội, còn kinh tế tư hữu cũng đã tạo ra một khối lượng tài sản vật chất lớn cho xã hội, đáp ứng nhiều hơn cho nhu cầu của con người, cũng thể hiện tự do của con người trong đời sống vật chất. Các doanh nghiệp tư nhân của đã đóng một vai trò to lớn trong việc thúc đẩy việc làm và tạo nguồn thu thuế. Riêng trong năm 2019, khối kinh tế tư nhân của Trung Quốc đóng góp hơn 50% thuế, hơn 60% GDP, hơn 70% đổi mới công nghệ, hơn 80% lao động thành thị và hơn 90% số doanh nghiệp đã trở thành lực lượng không thể thiếu, thúc đẩy triển kinh tế, xã hội của Trung Quốc phát triển [124]. Do đó, chế độ công hữu và hình thức tư hữu cùng tồn tại, cùng phát triển trong đó đề cao vai trò của chế độ công hữu, đều có lợi cho việc tạo ra cơ sở vật chất cho sự phát triển toàn diện của con người.
Thứ hai, lấy phân phối theo lao động làm chủ thể, nhiều phương thức phân phối cùng tồn tại. Giống như chế độ công hữu, phân phối theo lao động là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, thể hiện nguyên tắc công bằng. Song trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, ngoài kiên trì nguyên tắc công bằng, còn phải kiên trì nguyên tắc hiệu quả, như vậy mới có thể huy động, phát huy tính tích cực, tính chủ động và tính sáng tạo của tất cả mọi người trong xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời làm cho mỗi người trong vận hành nền kinh tế với tốc độ cao giành được lợi ích kinh tế cao nhất, để thỏa mãn sự theo đuổi và thụ hưởng của mọi người đối với sự phát triển toàn diện.
Thứ ba, thừa nhận và bảo vệ tài sản tư hữu. Một điểm sáng trong cải cách mở cửa của Trung Quốc chính là tài sản cá nhân của người dân Trung Quốc liên
tục tăng lên. Trung Quốc cũng đã thể chế hóa quyền của công dân đối với tài sản tư hữu bằng Hiến pháp và pháp luật. Hiến Pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Bản sửa đổi năm 2004) đã nêu rò điều khoản về bảo vệ tài sản tư hữu hợp pháp của công dân như sau: “Tài sản riêng hợp pháp của công dân là bất khả xâm phạm”; “Luật về quyền sở hữu tài sản” được thông qua tại Hội nghị lần thứ năm Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khóa X năm 2006 đã quy định rò quyền sở hữu tài sản của tư nhân được pháp luật bảo hộ, không tổ chức và cá nhân nào được quyền xâm phạm. Khi con người có được tài sản tư hữu nhất định thì mức độ quan tâm của con người đối với xã hội cũng vì thế tăng lên, nguyện vọng tham gia vào các hoạt động xã hội cũng theo đó tăng lên; theo đó mức độ tự do của con người dần tăng lên, cơ hội phát triển toàn diện cũng sẽ ngày một tăng lên.
Thứ tư, nhanh chóng thích ứng với kinh tế toàn cầu hóa. Trước làn sóng toàn cầu hóa về kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã thích ứng bằng nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả quá trình thị trường hóa nền kinh tế toàn cầu, trong đó có tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 1999. Kinh tế toàn cầu hóa được hình thành trên cơ sở tự do kinh tế, là kết quả tất yếu của tự do kinh tế, đồng thời kinh tế toàn cầu hóa sẽ thúc đẩy và bảo đảm tự do kinh tế tồn tại và phát triển rộng rãi hơn và đi vào chiều sâu. Việc Trung Quốc nhanh chóng thích ứng với kinh tế toàn cầu hóa, phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa sẽ làm gia tăng ý thức về tự do, dân chủ, công bằng, chính nghĩa của công dân, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người.
So sánh với hình thái kinh tế trước đây, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa càng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, càng có lợi cho việc tăng thêm giá trị thặng dư, do đó tạo ra thời gian tự do và không gian rộng lớn hơn cho sự phát triển toàn diện của con người. Thực tế đã chứng minh, trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, thời gian mà con người được tự do chi phối ngày càng nhiều hơn, thời gian theo đuổi khoa học, nghệ thuật cũng ngày càng nhiều hơn. Đồng thời, phương thức hoạt động của con người thể hiện sự đa dạng, mối liên hệ giữa người với người ngày càng mật thiết, phạm vi và không gian giao lưu ngày
càng mở rộng. Có thể nói rằng, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã đặt nền móng và tạo cơ sở kinh tế và điều kiện vật chất cho sự phát triển toàn diện của con người.
3.1.2. Thành tựu phát triển con người toàn diện trên phương diện chính trị
Kể từ khi cải cách mở cửa, nhân dân Trung Quốc đã lấy xây dựng văn minh chính trị xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc làm mục tiêu, theo đuổi và thực hiện sự phát triển toàn diện của con người, thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, vai trò chủ thể của nhân dân tiếp tục được củng cố. Trung Quốc xây dựng thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ chuyên chính dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, làm cho con người không còn bị tha hóa trong kinh tế và tạo điều kiện về chính trị để con người được phát triển toàn diện. Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định: “Tất cả quyền lực của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đều thuộc về nhân dân”. Tôn trọng nhân dân là yêu cầu, nguyên tắc cơ bản của xây dựng nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng phát triển lấy nhân dân làm trung tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc là một trong những chiến lược cơ bản của tư duy chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới được ghi vào Hiến pháp. Tư tưởng này thể hiện vai trò chủ thể của nhân dân.
Thứ hai, quan niệm về nhân quyền được xác lập trong Hiến pháp. Con người là linh hồn của vạn vật. Quyền sinh tồn, quyền phát triển, quyền sở hữu của con người, quyền bình đẳng, quyền được an toàn, quyền được giáo dục, quyền theo đuổi những lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa chính đáng đều cần được tôn trọng và thỏa mãn. Sau cải cách mở cửa, quan niệm về nhân quyền dần nhận được sự quan tâm của xã hội, nhận được sự công nhận và tôn trọng của xã hội. Tháng 3 năm 2004, Hội nghị lần thứ hai Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khóa X đã chính thức đưa điều khoản “Nhà bảo vệ nhân nước tôn trọng và bảo vệ quyền con người” vào Hiến pháp (Điều 33). Sự kiện này đã đặt cơ sở chính trị, pháp luật cho sự phát triển toàn diện của con người.
Thứ ba, hệ thống pháp luật của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dần hoàn thiện. Muốn bảo đảm thiết thực cho sự phát triển toàn diện của con người cần xây dựng nhà nước pháp quyền. Quản lý đất nước bằng pháp luật không những nhấn mạnh bất cứ người nào, bất cứ cơ quan nào cũng phải nghiêm túc làm việc dựa trên pháp luật, thực hiện các công việc hành chính theo pháp luật, mà còn nhấn mạnh bất kỳ người nào, bất kỳ cơ quan nào cũng không thể vượt qua hoặc ở trên pháp luật, mỗi người đều là chủ thể hành vi bình đẳng và độc lập, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Điều này được nêu trong Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa như sau: “Mọi công dân của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 33). Thông qua việc xây dựng hệ thống pháp luật, thực hiện quản lý đất nước bằng pháp luật, Trung Quốc kiên quyết xóa bỏ hiện tượng đặc quyền, bảo đảm quyền cơ bản của toàn thể nhân dân là được phát triển toàn diện.
Thứ tư, quần chúng nhân dân được hưởng quyền được biết về tình hình chính trị ngày càng rộng rãi. Con người là động vật chính trị. Đời sống chính trị là bộ phận cấu thành quan trọng của đời sống xã hội, cũng là lĩnh vực quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển toàn diện của con người. Kể từ khi cải cách mở cửa đến nay, Đảng và Chính phủ Trung Quốc thông qua việc xây dựng nhiều cơ chế, áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, làm cho nhân dân có thể hiểu được đường lối, phương châm, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như sự phát triển và biến đổi của tình hình trong nước, quốc tế; quần chúng nhân dân được hưởng quyền hiểu biết về chính trị ngày càng rộng rãi hơn.
Cuối những năm 90 của thế kỷ XX, khái niệm văn minh chính trị bắt đầu chính thức xuất hiện ở Trung Quốc; đến năm 2002, xây dựng văn minh chính trị lần đầu tiên được Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định là một nhiệm vụ trọng tâm bên cạnh xây dựng văn minh vật chất và văn minh tinh thần. Văn minh chính trị thực chất là dân chủ và pháp quyền, nhằm mục đích bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện. Chế độ Đại hội đại biểu nhân dân về cơ bản bảo đảm nhân dân làm chủ đất nước, có tính chất cơ bản trong hệ thống chính trị quốc gia, có vị trí cơ