Một Số Vấn Đề Lý Luận Rút Ra Từ Tư Tưởng Của Các Hạt Nhân Lãnh Đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc Qua Các Thời Kỳ


hưng của của dân tộc Trung Hoa, thể hiện bản chất của con người.

Theo tư tưởng của Mác, mỗi cá nhân đồng thời mang trong mình đặc điểm xã hội. Mác cho rằng, trau dồi tất cả các thuộc tính của con người trong xã hội và coi anh ta là con người có những thuộc tính và mối liên hệ phong phú nhất có thể, từ đó tạo ra những người có nhu cầu rộng lớn nhất có thể. Nghĩa là, việc nuôi dưỡng những nhu cầu rộng lớn nhất có thể của con người là một khía cạnh quan trọng để thực hiện sự phát triển tự do và toàn diện của con người, cũng có nghĩa là, ở một khía cạnh nào đó, việc tạo ra và thỏa mãn nhu cầu của con người một cách rộng rãi nhất có thể chính là sự phát triển tự do và toàn diện của con người. “Giấc mơ Trung Hoa” tôn trọng “nhu cầu rộng lớn” của con người, khẳng định giấc mơ của cá nhân và một hình thức xã hội dựa trên nguyên tắc cơ bản là sự phát triển toàn diện và tự do của mỗi người, đó là những tìm tòi mang tính thực tiễn để xây dựng một xã hội có lợi hơn cho sự phát triển toàn diện của con người.

Giấc mơ Trung Hoa thể hiện tư tưởng “lấy con người làm gốc” và thực hiện “công bằng xã hội”. Tư tưởng về “Giấc mơ Trung Hoa” mà Tập Cận Bình nêu ra đã kế thừa tư tưởng lấy con người làm gốc của Hồ Cẩm Đào, đồng thời dựa trên những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc trong quá khứ và được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đã hoàn thành mục tiêu xây dựng xã hội khá giả toàn diện. Trên cơ sở đó, khái niệm con người trong “giấc mơ Trung Hoa” bao hàm nghĩa “cá nhân”, nhấn mạnh “giấc mơ Trung Hoa” cũng là giấc mơ của mỗi người dân Trung Quốc. Con người không còn là một khái niệm tập thể đơn giản, mà nhấn mạnh nhu cầu phát triển của cá nhân, đây chính là sự phát triển của tư tưởng “lấy con người làm gốc” trong “quan điểm phát triển khoa học” của Hồ Cẩm Đào.

Tập Cận Bình đã nêu trong bài phát biểu tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ nhất của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa XII như sau: “Người dân Trung Quốc sinh sống trong Tổ quốc vĩ đại và thời đại vĩ đại đều có cơ hội tốt đẹp như nhau, đều có cơ hội biến giấc mơ thành hiện thực, đều có cơ hội cùng trưởng thành và tiến bộ cùng với Tổ quốc và thời đại”. Tư tưởng này của Tập Cận Bình là sự


phát triển của quan điểm lấy con người làm gốc trong “quan điểm phát triển khoa học” của Hồ Cẩm Đào. “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” cũng từng chỉ rò: mọi phong trào trước đây đều là phong trào của số ít người hoặc vì lợi ích của một số ít người còn phong trào của giai cấp vô sản là phong trào của tuyệt đại đa số người, vì lợi ích của tuyệt đại đa số người. Tư tưởng của Tập Cận Bình trong “giấc mơ Trung Hoa” kiên trì lấy con người làm gốc, trước tiên lấy “con người” làm điểm xuất phát của phát triển kinh tế, xã hội, quan tâm đến mỗi thành viên trong xã hội, quan tâm đến mọi lợi ích của quần chúng nhân dân, quan tâm đến toàn bộ người dân và quan tâm đến vấn đề dân sinh, thống nhất việc phấn đấu thực hiện lý tưởng phục hưng dân tộc Trung Hoa với việc mưu cầu lợi ích cho đông đảo người dân, đã thể hiện Đảng Cộng sản Trung Quốc thống nhất trong việc kiên trì thực hiện các công tác Đảng và thỏa mãn lợi ích của nhân dân, thống nhất trong việc bảo đảm quyền công dân và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người, thực hiện mục tiêu phát triển vì nhân dân, chia sẻ thành quả của sự phát triển đến tất cả người dân. “Giấc mơ Trung Hoa”, đặc biệt là tư tưởng của Tập Cận Bình về phát triển con người toàn diện trong tổng thể “giấc mơ Trung Hoa” nhấn mạnh sự công bằng trong xã hội, đồng thời khẳng định giá trị của con người dưới góc độ đạo đức. Theo tư tưởng của Tập Cận Bình, “cơ hội” mà mỗi người Trung Quốc nên có là sự khẳng định cơ hội thực hiện tôn trọng cá nhân, thực hiện lý tưởng và mục tiêu cá nhân, và tận hưởng thành quả của sự phát triển văn minh; tất cả người dân trong xã hội đều được thực hiện giá trị của bản thân trong quá trình thực hiện sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Tư tưởng của Tập Cận Bình đã thể hiện nhận thức chín muồi của Đảng Cộng sản Trung Quốc về bản chất của chủ nghĩa xã hội và quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

2.2.2. Một số vấn đề lý luận rút ra từ tư tưởng của các hạt nhân lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc qua các thời kỳ

Từ việc phân tích tư tưởng của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc ở các thời kỳ về phát triển con người toàn diện cho ta thấy được nội dung của phát triển con người toàn diện theo tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

mối liên hệ giữa chủ nghĩa Mác với tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Biện pháp phát triển con người toàn diện theo quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

2.2.2.1. Nội dung của phát triển con người toàn diện theo tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam - 10

Trước hết, theo tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phát triển con người toàn diện là phát triển toàn diện năng lực của con người; năng lực của con người bao gồm năng lực cải tạo lực lượng sản xuất, sau đó là năng lực cải tạo quan hệ sản xuất, và năng lực tự cải tạo bản thân. Đây là ba loại năng lực được Đảng Cộng sản Trung Quốc coi trọng nhất trong quá trình thực hiện phát triển con người toàn diện. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác cho rằng “tổng thể những lực lượng sản xuất mà con người đã đạt được, quyết định trạng thái xã hội” [17, Tr. 42]. Trung Quốc đã không ngừng cải cách quan hệ sản xuất để kích thích lực lượng sản xuất phát triển, đồng thời thực hiện sự phát triển toàn diện của con người trong quá trình cải cách đó.

Thứ hai là phát triển tố chất của con người. Tố chất của con người có cơ sở là tài năng thiên bẩm của con người và có thể được nâng cao thông qua giáo dục, đào tạo. Chất lượng thể chất và tinh thần là tố chất cơ bản nhất của con người; trên cơ sở một thể chất khỏe mạnh thì một trí lực mới được trau dồi. Tố chất thể chất và tố chất tinh thần là tố chất cơ bản nhất của con người. Trên cơ sở thể chất khỏe mạnh, rèn luyện được phẩm chất tinh thần khỏe mạnh thì mới có thể nâng cao phẩm chất tư tưởng, đạo đức, trình độ khoa học và văn hóa của mỗi cá nhân thông qua giáo dục. Tố chất tổng hợp của một người là hiện thân của khả năng cải tạo thế giới của một cá nhân và là điều kiện để phát triển toàn diện.

Khi bàn về sự phát triển toàn diện của con người, Mác nói nhiều nhất đến sự phát triển về thể lực và trí lực của con người. Từ đó có thể thấy rằng tố chất về thể lực và tố chất trí tuệ là những tư tưởng chủ yếu của Mác về con người. Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc đã làm phong phú thêm nội hàm và yếu tố


cấu thành của tố chất của con người: Các yêu cầu về tố chất là “vừa đức vừa tài”, “vừa hồng vừa chuyên”, “phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ ”; các tiêu chuẩn của con người mới xã hội chủ nghĩa là “có lý tưởng, có đạo đức có văn hóa, có kỷ luật”; con đường để phát triển tố chất của con người là thông qua “giáo dục”.

Thứ ba là phát triển tổng thể các điều kiện bên ngoài để tạo môi trường tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của con người. Sự phát triển toàn diện của con người đòi hỏi phải có những điều kiện ngoại cảnh nhất định hỗ trợ mới có thể thực hiện được bởi lẽ “con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”, và sự phát triển của con người về bản chất là sự phát triển của các quan hệ xã hội. Chủ nghĩa Mác cho rằng sự phát triển toàn diện của con người và sự phát triển của xã hội là cơ sở và tiền đề của nhau. Sự phát triển toàn diện của con người tạo động lực cho sự phát triển xã hội, sự phát triển xã hội tạo điều kiện và nền tảng cho sự phát triển của con người. Không có xã hội phát triển độc lập với sự phát triển của mỗi cá nhân, cũng không có sự phát triển của cá nhân tách rời sự phát triển của xã hội, hai yếu tố này thống nhất trong một quá trình lịch sử và hợp thành toàn bộ nội dung của lịch sử phát triển loài người. Khái niệm phát triển khoa học kết nối sự phát triển tổng thể của con người với sự đa dạng của đời sống con người, thể hiện tinh thần thực tiễn thúc đẩy và thực hiện cụ thể sự phát triển tổng thể của con người ở cấp độ đời sống xã hội. Trong quá trình hơn 40 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã có những bước nâng cấp toàn diện trên các lĩnh vực môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa, môi trường xã hội, môi trường sinh thái… nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của con người.

2.2.2.2. Mối liên hệ giữa chủ nghĩa Mác và tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc về phát triển con người toàn diện là trước hết là sự kế thừa, sau đó là sự phát triển tư tưởng phát triển con người toàn diện của chủ nghĩa Mác, phù hợp với tình hình của đất nước Trung Quốc.

Trước hết, Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định vai trò trung tâm của con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng con


người chính là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Đảng Cộng sản Trung Quốc kế thừa tư tưởng này của chủ nghĩa Mác, đồng thời nhấn mạnh nền tảng và sức mạnh của Đảng là ở nhân dân. Tư duy phát triển lấy con người làm trung tâm chính là sự vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với chủ nghĩa duy vật lịch sử. Mặc dù trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ rất phát triển, sức ảnh hưởng của tri thức và công nghệ thông tin là rất lớn, nhưng quy luật khách quan về sự sáng tạo lịch sử của con người vẫn không thay đổi. Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định tương lai và vận mệnh của đất nước; chỉ khi tôn trọng lập trường duy vật và quan điểm nhân dân sáng tạo ra lịch sử, tin vào nhân dân, dựa vào nhân dân, đại diện cho tiếng nói của nhân dân, lấy nhân dân làm trung tâm thì Đảng Cộng sản Trung Quốc mới có thể tiếp tục đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định mấu chốt của phát triển con người toàn diện là đưa ra phương thức thực hiện. Tự do theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác không chỉ là thoát khỏi gông cùm, vượt qua trở ngại mà còn là tự giác, tự nguyện thực hiện bằng các biện pháp phù hợp với tất yếu khách quan, phát triển bản thân theo ý muốn của chính con người mà không bị điều kiện khách quan hạn chế. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau, Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển xã hội mà Mác đã hình dung, chưa có khả năng để thực hiện sự phát triển toàn diện của con người. Mức độ hiện thực hóa giải phóng con người mà Mác hình dung ở một mức độ nào đó là quá lý tưởng, chưa sát với thực tế, và không dễ thực hiện khi điều kiện không cho phép. Các học thuyết khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra những chỉ đạo về lý luận cho việc xây dựng một xã hội lý tưởng, nơi không có áp bức, không có bóc lột, mọi người đều bình đẳng và mọi người đều được tự do, vẽ ra cho giai cấp vô sản đang bị áp bức, bóc lột và những người đấu tranh cách mạng hình ảnh về một ngôi nhà đẹp đẽ. Còn lộ trình của Trung Quốc là sau khi thành lập một quốc gia xã hội chủ nghĩa, nơi mọi người đều bình đẳng, Trung Quốc từng bước thực hiện phát triển con người toàn diện dựa trên điều kiện thực tế trong từng thời kỳ. Như vậy, theo các triết gia của chủ


nghĩa Mác, điều họ quan tâm là dùng lý luận để giải thích thế giới, còn đối với Trung Quốc, mấu chốt của vấn đề nằm ở phương thức thực hiện.

Thứ ba, phát triển con người toàn diện gắn với xây dựng hiện đại hóa. Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng, sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Là biểu hiện cho sự phát triển của xã hội loài người, hiện đại hóa phản ánh quá trình phát triển của nền văn minh hiện đại của một đất nước. Trong quá trình này, con người là lực lượng quyết định và sáng tạo nhất, là nhân tố tích cực nhất. Sự phát triển toàn diện của con người ảnh hưởng và quyết định các mặt khác của hiện đại hóa, là bản chất và cốt lòi của hiện đại hóa. Mục tiêu mà chủ nghĩa Mác hướng tới là thiết lập một hệ thống xã hội chủ nghĩa, hệ thống này sẽ mang đến cho tất cả mọi người cuộc sống vật chất phong phú và thời gian giải trí, mang lại sự tự do cho tất cả mọi người. Kinh nghiệm và bài học của việc đẩy mạnh hiện đại hóa ở một số quốc gia và khu vực đã cho thấy, việc xây dựng văn minh tinh thần (xây dựng văn hóa) đi sau xây dựng văn minh vật chất (phát triển kinh tế) làm trì trệ toàn bộ quá trình hiện đại hóa.

Thứ tư, phát triển con người gắn với phát triển xã hội. Phát triển xã hội theo nghĩa rộng là sự thống nhất giữa phát triển kinh tế, phát triển chính trị, phát triển văn hóa, cải thiện dân sinh. Lực lượng sản suất là động lực cơ bản của sự phát triển xã hội, và sự phát triển toàn diện của con người xét đến cùng phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chỉ khi lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao mới có thể giúp con người nâng cao năng lực và phát huy tiềm năng thông qua sự phát triển của giáo dục và sự gia tăng của cải vật chất; chỉ khi lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao mới có thể làm cho mức độ tự do, tính chất xã hội và sức sáng tạo của con người tăng lên; chỉ khi lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao con người mới có thời gian tham gia vào các hoạt động xã hội khác nhau; chỉ khi lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao mới có thể từng bước xóa bỏ sự đối lập giữa lợi ích riêng và lợi ích chung.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng, sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình này, con


người là lực lượng quyết định và sáng tạo nhất, là nhân tố tích cực nhất. Sự phát triển toàn diện của con người ảnh hưởng và quyết định các mặt khác của hiện đại hóa, là bản chất và cốt lòi của hiện đại hóa. Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn coi trọng sự phát triển của con người, nhấn mạnh sự thống nhất biện chứng giữa phát triển con người với phát triển xã hội, hiện đại hóa xã hội, khẳng định phát triển con người toàn diện là từng bước thực hiện sự phát triển tự do, toàn diện cho con người trên cơ sở sự phát triển không ngừng của xã hội.

Trên cơ sở kế thừa, phát triển chủ nghĩa Mác, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dần hoàn thiện hệ thống tư tưởng của mình về phát triển con người toàn diện với tư tưởng cốt lòi là lấy con người làm trung tâm, nhấn mạnh mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của con người với sự phát triển của xã hội, coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người và sự tiến bộ toàn diện của xã hội. Điều này phản ánh quy luật phát triển hiện đại hóa và làm phong phú, phát triển lý luận của Mác về phát triển con người toàn diện. Mục tiêu hiện đại hóa mà Trung Quốc hướng tới tuân theo phương thức lấy người dân làm trung tâm, là hiện đại hóa vì nhân dân, dựa vào nhân dân và chia sẻ thành quả của nhân dân.

2.2.2.3. Biện pháp phát triển con người toàn diện theo quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Một là, phát triển kinh tế, đảm bảo về cơ sở vật chất để thực hiện phát triển con người toàn diện. Kế thừa tư tưởng của chủ nghĩa Mác, Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất luôn là nhiệm vụ cơ bản của chủ nghĩa xã hội. Lực lượng sản xuất xã hội là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người, điều kiện vật chất để con người tồn tại và phát triển không thể tách rời sự đóng góp của lực lượng sản xuất. Chỉ khi con người giải quyết được vấn đề sinh tồn thì mới có thể nói đến hưởng thụ và phát triển; chỉ khi con người thoát khỏi sự lệ thuộc vào vật chất mới có thể thực hiện giải phóng cá nhân, từ đó thực hiện phát triển con người toàn diện. Giải phóng lực lượng sản xuất cung cấp tư liệu vật chất cho sự phát triển toàn diện của con người, đồng thời mang lại thời gian rảnh rỗi để con người thúc đẩy sự phát triển của bản thân. Năng suất lao động tăng


lên đã làm giảm thời gian lao động, từ đó tăng thêm thời gian rảnh rỗi, tạo điều kiện để con người nghỉ ngơi, phát triển sở thích, học hỏi và trau dồi kỹ năng mới, đồng thời tạo cơ hội tốt để nâng cao năng lực, cải thiện tố chất và phát triển nhân cách của con người. Vì vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng cần phải quan tâm đến nhu cầu của nhân dân về cuộc sống tốt đẹp, nâng cao tinh thần hăng hái, chủ động của nhân dân, tạo cơ sở vật chất phong phú cho công cuộc hiện đại hóa, từ đó thực hiện phát triển con người toàn diện ở trình độ cao hơn và trong phạm vi rộng hơn.

Hai là, xây dựng chính trị, hoàn thiện về thể chế đảm bảo cho việc phát triển con người toàn diện. Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng đời sống xã hội của con người về bản chất được thể chế hóa, và các thể chế khác nhau ảnh hưởng đến đời sống xã hội của con người, đưa ra các tiêu chuẩn và chuẩn mực cho cuộc sống của con người trong một phạm vi nhất định. Sự phát triển của mọi người đều dựa trên các quan hệ xã hội và chịu sự ràng buộc của một thể chế chính trị. Mỗi cá nhân độc lập đều phải đóng một vai trò cụ thể trong một thể chế nhất định và hình thành một quan hệ xã hội nhất định. Theo tư tưởng của Mác, con người thực chất là tổng hòa của tất cả các quan hệ xã hội. Sự phát triển toàn diện của con người đòi hỏi một môi trường xã hội ổn định và tốt đẹp, một xã hội hài hòa phụ thuộc vào thể chế hợp lý và lành mạnh. Do đó, theo tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, việc thúc đẩy và thực hiện sự phát triển toàn diện của con người cần có sự hỗ trợ về chính sách và sự đảm bảo về thể chế. Sự nghiệp chủ nghĩa xã hội gắn liền với sự tồn tại và phát triển của mọi người dân, nhân dân phải nâng cao ý thức làm chủ, hăng hái, chủ động tham gia để bảo đảm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội được tiến hành thuận lợi và hoàn thành các mục tiêu xây dựng hiện đại hóa đúng tiến độ.

Ba là, xây dựng văn hóa, tạo động lực tinh thần để thực hiện phát triển con người toàn diện. Theo tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, để thực hiện phát triển con người toàn diện cần có cơ sở vật chất vững chắc, đồng thời cần xây dựng và phát triển nền văn hóa Trung Hoa trong điều kiện chủ nghĩa xã hội, nhằm nâng cao ý thức xã hội và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân. Chỉ khi quần chúng nhân

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí