1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
Những năm qua, đã có nhiều công trình, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm phát triển quan hệ sản xuất XHCN ở nước ta trên các phương diện khác nhau. Sau đây là những công trình tiêu biểu:
Trong phần hai của cuốn sách: “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” [99] của Phùng Hữu Phú và các cộng sự. Từ sự phân tích những mặt tích cực và hạn chế qua 30 năm đổi mới, các tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như sau:
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới căn bản và sâu sắc hơn nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, theo các tác giả nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế có sự quản lý của nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng. Là nền kinh tế có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh theo pháp luật.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới.
Thứ ba, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển nhanh và bền vững, bảo đảm nâng cao rõ rệt thực lực của đất nước và đời sống nhân dân.
Thứ tư, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Các tác giả cho rằng: Đảng cần tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo cầm quyền theo hướng không bao biện làm thay chính quyền. Cần xóa bỏ tình trạng Đảng can thiệp quá sâu vào các hoạt động của chính quyền.
Thứ năm, đổi mới căn bản vai trò của Nhà nước trong bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phân phối thu nhập công bằng, bảo đảm an
Có thể bạn quan tâm!
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 2
- Những Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Thực Trạng Sự Biến Đổi Của Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Thời Kỳ Đổi Mới Ở Việt Nam
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 4
- Khái Quát Kết Quả Nghiên Cứu Của Các Công Trình Khoa Học Đã Công Bố Liên Quan Đến Đề Tài Và Những Vấn Đề Luận Án Cần Tiếp Tục Giải Quyết
- Quan Niệm Về Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Của Các Nhà Kinh Điển Mác - Lênin Và Một Số Đảng Cộng Sản
- Vai Trò Của Quan Hệ Sản Xuất Chủ Nghĩa Xã Hội Trong Thời Kỳ Đổi Mới Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
sinh xã hội,và sự hài hòa về lợi ích, Nhà nước hạn chế những khuyết điểm của kinh tế thị trường, kiện toàn điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Về vấn đề sở hữu các tác giả cho rằng: cần duy trì đa hình thức sở hữu, ở đó các loại hình doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác, bổ sung cho nhau, khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò hỗ trợ cho khu vực kinh tế tư nhân góp phần định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, khu vực kinh tế nhà nước hiện nay ở Việt Nam còn quá lớn đang làm méo mó thị trường và là gốc rễ của lợi ích nhóm, từ đó làm nẩy sinh tham nhũng, hiệu quả thấp, thất thoát tài sản nhà nước, cần giảm sở hữu khu vực nhà nước xuống dưới 15% GDP.
Trong cuốn sách, tác giả Phùng Hữu Phú và các cộng sự đã đưa ra các giải pháp để phát triển các tập đoàn kinh tế ở nước ta. Trên cơ sở phân tích thực trạng các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định như: việc thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước ở nước ta là phù hợp với xu thế phát triển của quá trình liên kết để tạo thành các doanh nghiệp có quy mô lớn trên thế giới. Việc hình thành các tập đoàn đã nâng cao về chất so với trước đây, trình độ công nghệ, quản trị, nhân lực phần lớn đều tăng so với trước khi thành lập. Tuy nhiên còn có hạn chế: việc kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực của các tập đoàn là chưa phù hợp với điều kiện nước ta, do quá coi trọng về quy mô lớn, đa lĩnh vực dẫn đến không tập trung vào ngành lĩnh vực then chốt, hiệu quả hoạt động thấp, còn có hạn chế, bất cập về công tác quản trị, điều hành các tập đoàn hiện nay ở nước ta. Từ sự phân tích tác giả Phùng Hữu Phú đã đưa ra các giải pháp cho các tập đoàn:
Một là, cần tổ chức lại các tập đoàn. Cần xác định mục tiêu cụ thể của các tập đoàn, tổ chức lại cho phù hợp với từng giai đoạn của các tập đoàn. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong tập đoàn, hình thành các chuỗi sản xuất kinh doanh.
Hai là, đổi mới về quản trị, tổ chức quản lý, điều hành các tập đoàn.
Cải thiện quản trị tập đoàn theo chuẩn mực quốc tế.
Ba là, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho các tập đoàn. Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các tập đoàn, khuyến khích phát triển các tập đoàn thông qua năng lực cạnh tranh, phát triển tự thân…
Bốn là, cơ cấu lại các tập đoàn theo hướng cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành.
Nhìn chung, các giải pháp do tác giả Phùng Hữu Phú và các cộng sự đưa ra nhằm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển các tập đoàn nhà nước, là đúng đắn. Tuy nhiên, có nhiều giải pháp chưa được bàn đến như vấn đề phân phối hiện nay trong kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.
Trong cuốn “Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới” [120] của Lương Xuân Quỳ. Trong cuốn sách này, tác giả đã đưa ra các giải pháp để phát triển nền kinh tế nước ta.
Thứ nhất, phải xác định đúng mô hình kinh tế tổng quát. Theo tác giả, việc xác định đúng mô hình kinh tế tổng quát giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, bởi mô hình đúng sẽ tạo ra động lực to lớn thúc đẩy mọi thành phần kinh tế trong xã hội tích cực đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, mô hình không phù hợp sẽ làm cho các thành phần kinh tế đắn đo, làm ăn theo kiểu chụp giật, lách luật, và hậu quả sẽ làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Từ sự phân tích đó, tác giả đề nghị xây dựng mô hình mới đó là: “Nền kinh tế thị trường hiện đại Việt Nam”. Theo chúng tôi, mô hình mà tác giả đề nghị đã được khẳng định trong các văn kiện Đại hội của Đảng mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ là: “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Theo văn kiện XII của Đảng thì đó phải là nền kinh tế thị trường hiện đại với đầy đủ các loại thị trường và hoạt động theo quy luật
thị trường, hội nhập quốc tế. Đồng thời phải có định hướng xã hội chủ nghĩa gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Bởi vì trên thế giới không có bất cứ nước nào chỉ có kinh tế thị trường thuần túy, thị trường luôn có những hạn chế, thất bại của nó, đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước ở các mức độ khác nhau. Do vậy, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là đúng đắn.
Thứ hai, phải đổi mới thể chế chính trị phù hợp với thể chế kinh tế.
Thứ ba, phải thay đổi tư duy về sở hữu và thành phần kinh tế. Tác giả cho rằng: Theo Cương lĩnh xây dựng đất nước năm 1991 và Hiến pháp sửa đổi năm 2013 thì ở Việt Nam có ba chế độ sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, thực tiễn 30 năm qua cho thấy việc quy định như vậy là chưa tạo động lực cho sự phát triển. Tác giả cho rằng: cần xem xét điều chỉnh lại chỉ có hai loại sở hữu là: chế độ công hữu và tư hữu. Sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể đều là công hữu; còn sở hữu cá thể, tiểu chủ, hay tư nhân đều là tư hữu vì đa phần các nước chỉ có hai chế độ công hữu và tư hữu.
Thứ tư, tăng cường vai trò của nhà nước về phát triển xã hội để cải thiện công bằng xã hội. Theo tác giả cần phải đổi mới mối quan hệ giữa quan hệ phân phối theo nguyên tắc thị trường có sự điều tiết của nhà nước vừa tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế vừa thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Việc phân bổ các nguồn lực phải theo nguyên tắc của thị trường đồng thời phải phân phối lại theo hướng tăng trưởng kinh tế gắn giảm nghèo, hài hóa lợi ích của nhà nước - người lao động và người sử dụng lao động. Theo chúng tôi các giải pháp về phân phối chính là các nguyên tắc mà chúng ta đang sử dụng, xây dựng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Các giải pháp mà tác giả đưa ra là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị với chúng tôi.
Trong cuốn “Tập đoàn kinh tế trong việc thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế” [36] của Nguyễn Hữu Đạt. Tác giả đã đưa ra các phương hướng và giải
pháp nhằm tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế nhà nước và thúc đẩy nó phát triển như:
- Tập đoàn kinh tế cần tập trung phát triển ở các ngành đột phá trong nền kinh tế như: tài chính tiền tệ, thông tin, hạ tầng giao thông…
- Hình thành các tập đoàn kinh tế mà sở hữu nhà nước chi phối, tập đoàn kinh tế mà sở hữu tư nhân chi phối và tập đoàn sở hữu hỗn hợp.
- Các giải pháp phát triển các tập đoàn: đẩy mạnh tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế nhà nước, áp dụng hệ thống quản trị hiện đại cho các tập đoàn, khuyến khích tăng cường liên kết giữa các thành phần kinh tế, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tập đoàn. Tuy nhiên, các phương hướng và giải pháp của tác giả còn chung chung và bao quát cho các tập đoàn trong nền kinh tế chứ không chỉ riêng cho kinh tế nhà nước.
Với cuốn “Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [49] của Hội đồng khoa học các cơ quan Trung ương Đảng. Đây là cuốn sách tập hợp của nhiều tác giả khác nhau có tính chất chuyên sâu bàn về doanh nghiệp nhà nước, các tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp nhà nước như: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, vai trò của Nhà nước trong việc hoàn thiên thể chế, tạo khung pháp lý cho phát triển doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục, đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước… Tuy nhiên, các giải pháp mà các tác giả đưa ra chỉ thuần túy mang tính kinh tế chưa có sự khái quát, bao quát, tổng quát mang tính triết học.
Với công trình: “Đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [126] của Tạ Ngọc Tấn. Đây là cuốn sách tập hợp các bài viết của nhiều các tác giả có uy tín bàn về doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và là tài liệu tham khảo có giá trị nhiều mặt với chúng tôi. Các tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp
phát triển các doanh nghiệp nhà nước thuộc từng lĩnh vực khác nhau: Phải cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp ở nước ta, xây dựng doanh nghiệp hoạt động công ích ở Việt Nam… cuốn sách này đã bàn về các vấn đề bức xúc của doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam. Tác giả mặc dù đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp nhà nước, nhưng các giải pháp đó chỉ mang tính riêng lẻ, thuộc từng lĩnh vực của doanh nghiệp nhà nước chứ chưa bao quát toàn bộ quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Bàn về thực trạng của thành phần kinh tế nhà nước còn có các công trình sau: Phạm Việt Dũng với bài “Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước” [21]; Tô Thị Ánh Dương với cuốn “Tái đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu ngân hàng thương mại” [25]; Nguyễn Thị Hà với bài viết “Bàn về căn cứ giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước” [43]…
Về thành phần kinh tế tập thể và kinh tế hợp tác xã đã có một số công trình đề cập tới và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế tập thể:
Trong cuốn: “Phát triển kinh tế tập thể trong 30 năm đổi mới ở Việt Nam” [69] của Liên minh hợp tác xã Việt Nam. Các tác giả cho rằng: trong 30 năm đổi mới, kinh tế tập thể chỉ một lần đổi mới đáng kể sau năm 1986, chuyển từ mô hình hợp tác xã kiểu cũ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch hóa tập trung, sang mô hình hợp tác xã dịch vụ, hỗ trợ kinh tế hộ phát triển. Kể từ đó, hợp tác xã ít đổi mới dẫn đến trì trệ kéo dài. Luật hợp tác xã năm 2012 đã phản ánh đúng đắn hơn bản chất của hợp tác xã là tự nguyện, dân chủ, bình đẳng. Tác giả đã đề xuất các giải pháp cho sự phát triển kinh tế như sau:
Một là, tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp. Các cấp ủy Đảng từ trung ương đến địa phương phải quán triệt các chủ trương nghị quyết về kinh tế hợp tác xã tránh tình trạng chính sách
của Đảng, Nhà nước chỉ được quán triệt ở các Bộ, Nghành sau đó chính quyền các cấp huyện, xã buông lỏng dần.
Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bản chất, chính sách pháp luật về kinh tế tập thể.
Ba là, có chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển các hợp tác xã.
Bốn là, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho các hợp tác xã Năm là, cần có giải pháp về liên kết tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp và các hợp tác xã phải tăng cường liên kết với các hợp tác xã sản xuất
để làm rõ xuất xứ hàng hóa, thương hiệu, tiếp thị hàng hóa.
Sáu là, các hợp tác xã phải đẩy mạnh ứng dụng về khoa học công nghệ. Các hợp tác xã phải đẩy mạnh ứng dụng về khoa học công nghệ để tăng năng suất lao động. Hợp tác xã phải huấn luyện, cầm tay chỉ việc cho các thành viên và bà con nông dân về kiến thức, phương pháp áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
Theo chúng tôi các giải pháp mà đồng chí Võ kim Cự chủ tịch liên minh các hợp tác xã đưa ra là đúng đắn tuy nhiên còn có những vấn đề cần phải trao đổi thêm chẳng hạn mô hình hợp tác xã cho phù hợp với nước ta và nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế hiện nay. Trước mắt khi chưa có mô hình thật sự hiệu quả chúng ta phải đẩy mạnh mô hình hợp tác xã kiểu mới theo luật hợp tác xã năm 2012 để từ đó tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình điển hình… Phải làm cho họ thấy được là khi tham gia hợp tác xã có lợi hơn so với làm ăn cá thể có vậy thì mới thu hút được các hộ làm ăn cá thể, riêng lẻ vào hợp tác xã, tránh tình trạng gò ép như trước kia. Đây là tài liệu tham khảo nhiều mặt cho chúng tôi, khi nghiên cứu về kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã ở nước ta hiện nay.
Với cuốn “Tư tưởng hợp tác xã kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam” [5] của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Vụ Hợp tác. Cuốn sách bao gồm những bài viết của các chuyên gia, nghiên cứu về tư tưởng hợp tác xã
của một số quốc gia, nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động của các hợp tác xã trên thế giới và thực tiễn hoạt động hợp tác xã ở Việt Nam. Các tác giả đã đưa ra một số các giải pháp nhằm phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể ở nước ta, sau khi tổng kết mô hình các hợp tác xã: Hợp tác xã chăn nuôi Toàn Thắng ở Thanh Ba, Phú Thọ, Hợp tác xã liên doanh nấm ở Yên Khánh Ninh Bình, Hợp tác xã đánh bắt hải sản xa bờ… Các tác giả có đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã: Hợp tác xã phải được tổ chức trên cơ sở phục vụ xã viên, đáp ứng nhu cầu của xã viên, phải tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng của các xã viên… Tuy nhiên, đây mới chỉ tổng kết một số mô hình Hợp tác xã ở nước ta, chưa phản ánh hết thực trạng các hợp tác xã ở Việt Nam. Do vậy, các giải pháp đưa ra còn hạn chế, chưa phản ánh hết thành phần kinh tế tập thể ở nước ta. Tuy vậy, đây là tài liệu kham khảo có giá trị cho chúng tôi khi bàn về kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, một thành phần kinh tế quan trọng của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Đưa ra các giải pháp cho kinh tế tập thể còn có một số công trình như: Nguyễn Văn Giàu với bài "Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả luật hợp tác xã năm 2012, góp phần phát triền bền vững mô hình hợp tác xã kiểu mới" [41]; Lê Mạnh Hùng với luận án "Phát triền hợp tác xã thương mại dịch vụ trong hội nhập quốc tế" [51]; Bùi Văn Huyền với bài viết "Hợp tác xã ở Đồng Nai: hiện trạng vấn đề và giải pháp" [53];… Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đã đưa ra một số giải pháp để phát triển kinh tế tập thể, phát triển các hợp tác xã ở nước ta và là nguồn tham khảo có giá trị với chúng tôi trong quá trình viết luận án.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào đưa ra các giải pháp một cách toàn diện trên ba mặt là: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối kết quả lao động cho quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ đổi mới.