Có Tài Sản Độc Lập Với Cá Nhân, Tổ Chức Khác Và Tự Chịu Trách Nhiệm Bằng Tài Sản Đó;


2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập”.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. Trường hợp xác định tư cách chủ thể của pháp nhân nước ngoài, điều 765 BLDS 2005 [1, tr.175] quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập. Trường hợp pháp nhân nước ngoài thực hiện các giao dịch dân sự tại VN thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo PL VN”.

Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về tư cách chủ thể hợp pháp của thương nhân cho thấy, pháp luật Việt Nam không có định nghĩa rõ ràng nào về tư cách chủ thể của thương nhân mà chỉ liệt kê đối tượng thương nhân được tham gia vào quan hệ HĐMBHH. Trong pháp luật quốc tế, thương nhân thường được hiểu là người có hoạt động có tính chất nghề nghiệp, tham gia kinh doanh với mục đích kiếm lời, hoạt động dưới tên hãng và có đăng ký kinh doanh.

Điều 104 Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ [13,tr.43] có định nghĩa „thương gia‟ dùng để chỉ một nhóm các chủ thể kinh doanh với đối tượng là hàng hóa mà ở đó họ cần phải có kỹ năng và nghiệp vụ riêng biệt khi tham gia vào quan hệ mua bán hàng hóa. Thương gia bao gồm cả hai loại là thương gia đăng ký thành lập hợp pháp và thương gia thực tế không có đăng ký kinh doanh nhưng chứng minh được khả năng kinh doanh với mục đích kiếm lời.

Pháp luật của đa số các nước đều quy định chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi giao kết hợp đồng là một trong các điều kiện để xác định hợp đồng có hiệu lực. Điều 1108 Bộ luật dân sự của Pháp cũng có quy định giống quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam là: Hợp đồng có hiệu lực phải thỏa mãn 04 điều kiện chủ yếu sau đây: “Các bên giao kết hoàn toàn tự nguyện; Các bên giao kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; Đối tượng của Hợp đồng phải xác định; căn cứ của hợp đồng phải


hợp pháp”. Theo Bộ luật dân sự Pháp thì mọi chủ thể đều có quyền giao kết hợp đồng nếu không bị pháp luật coi là người không có năng lực giao kết hợp đồng. Tuy nhiên Bộ luật này cũng quy định tại điều 1125: “ Bên có năng lực giao kết hợp đồng mà đã giao kết hợp đồng, thì không thể viện dẫn việc không có năng lực giao kết hợp đồng của bên kia để chống lại họ”. Quy định này hợp lý hơn và thể hiện sự bảo vệ của pháp luật với những chủ thể không có năng lực giao kết hợp đồng nhưng Pháp luật Việt Nam trong trường hợp này quy định hợp đồng vẫn có thể bị tuyên vô hiệu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Liên quan đến tư cách chủ thể HĐMBHHQT, pháp luật các nước còn quy định người giao kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền. Theo đó, hợp đồng có thể được giao kết, xác lập và thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp theo luật quy định hoặc theo ủy quyền của người được đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó. Người đại diện hợp pháp được hành động với danh nghĩa của người được đại diện. Hành vi người đại diện thực hiện trong giới hạn thẩm quyền của mình sẽ trực tiếp ràng buộc trách nhiệm của người được đại diện và bên thứ ba, khi bên thứ ba biết hoặc phải biết rằng người đại diện hành động với tư cách này. Hợp đồng mua bán có hiệu lực với bên được đại diện khi người giao kết có đầy đủ thẩm quyền đại diện để giao kết hợp đồng. Không có một quan hệ pháp lý nào được hình thành giữa người đại diện và bên thứ ba.

Có hai hình thức đại diện là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Đại diện theo pháp luật là hình thức đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Pháp luật mỗi nước khác nhau quy định khác nhau về đại diện theo pháp luật. Theo quan điểm của các nước theo hệ thống luật dân sự [19] (civil law), việc giao kết hợp đồng có thể thực hiện bởi chính chủ thể hoặc thông qua người đại diện theo pháp luật nhưng vấn đề đại diện theo pháp luật lại không được thừa nhận phổ biến ở các nước theo hệ thống luật án lệ như ở Anh, Mỹ. Chẳng hạn, cha mẹ của người chưa thành niên không được coi là người đại diện đương nhiên theo pháp luật trong giao kết hợp đồng trừ trường hợp giao kết với mục đích tiêu dùng thiết yếu của người chưa thành niên thì mới được coi là đại

Vấn đề hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam - 7


diện hợp pháp. Các nước này chỉ công nhận đại diện của Pháp nhân thông qua Ủy quyền hoặc thông qua điều lệ của pháp nhân quy định người có thẩm quyền giao kết hợp đồng. Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập thông qua ý chí của người đại diện, theo đó người đại diện ủy quyền cho người được đại diện nhân danh người đại diện giao kết hợp đồng. Tuy nhiên người được đại diện chỉ được giao kết hợp đồng trong phạm vi được ủy quyển, nếu vượt quá phạm vi ủy quyền thì phải chịu trách nhiệm về phần vượt quá của mình.

Thực tế vấn đề đại diện theo pháp luật trong ký kết và thực hiện hợp đồng thì các hình thức đại diện theo pháp luật thường áp dụng là: đại diện của người giám hộ đối với người được giám hộ; Người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…. Điều 140 BLDS 2005 định nghĩa như sau : « Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện ».

Điều 145 BLDS 2005 [1, tr.33] quy định:

Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện.

Điều 146 BLDS 2005 [1,tr.33] quy định:

Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ


trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được sự đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện. Trong cả hai trường hợp trên, người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần không có quyền đại diện hoặc đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

Các quy định về thẩm quyền đại diện và phạm vi đại diện này đang khá phù hợp với các quy định về quyền đại diện tại từ Điều 2.2.3 đến điều 2.2.7, mục 2, Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng.

Điểm khác biệt nhất theo Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 về thẩm quyền đại diện so với Bộ nguyên tắc Unidroit là quy định trường hợp ngoại lệ của người đại diện không có thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền nhưng vẫn có hiệu lực đối với bên kia trong hợp đồng và bên được đại diện. Theo khoản 2, điều 2.2.5 Bộ nguyên tắc Unidroit [9, tr.148] quy định: “…Tuy nhiên, khi thái độ của người được đại diện làm cho bên thứ ba tin tưởng một cách hợp lý là người đại diện có thẩm quyền hành động vì lợi ích của người được đại diện và hành động trong phạm vi được ủy quyền, người được đại diện không thể viện dẫn việc người đại diện không được ủy quyền đối với bên thứ ba.” Đây là một quy định tiến bộ thể hiện nguyên tắc thiện trí của các chủ thể trong giao kết hợp đồng. Chỉ cần thái độ thể hiện của người được đại diện được thể hiện … một cách hợp lý là cho phép người đại diện có thẩm quyền và việc thực hiện trong phạm vi đại diện là có hiệu lực với người thứ ba mà người được đại diện không thể chối bỏ được. Ví dụ: Giám đốc chi nhánh của một Tổng công ty A của Việt Nam đã ký thỏa thuận nguyên tắc với Công ty Trung Quốc (có ủy quyền của Tổng giám đốc Tổng công ty A) về việc nhập mặt hàng thép cuộn, số lượng và giá trị hợp đồng cụ thể sẽ được ký kết bằng các chào hàng thực tế từng lần. Khi có nhu cầu nhập 1000 tấn thép cuộn, Giám đốc Chi nhánh của Tổng


Công ty A đã ký chấp nhận vào đơn chào hàng của Công ty Trung Quốc, nhập 1000 tấn thép và thanh toán tiền cho Công ty Trung Quốc. Tổng Công ty A thấy giá hợp đồng này quá cao đã yêu cầu hủy hợp đồng vì lý do Chi nhánh Tổng công ty không có thẩm quyền ký kết hợp đồng. Yêu cầu hủy hợp đồng này không được chấp nhận và hợp đồng đã ký với Công ty của Trung Quốc vẫn có hiệu lực với Tổng công ty A theo quy định khoản 2, điều 2.2.5 Bộ nguyên tắc Unidroit về Hợp đồng.

2.1.2. Ý chí chủ thể tham gia ký kết là tự nguyện, không bị đe dọa, ép buộc, không bị lừa dối, nhầm lẫn

Ý chí chủ thể tham gia ký kết tự nguyện, không bị đe dọa, ép buộc, không bị lừa dối, nhầm lẫn là một trong những điều kiện để HĐMBHHQT có hiệu lực theo pháp luật Việt Nam (quy định tại điểm c Đ i ề u 1 2 2 BLDS VN 2005)

2.1.2.1. Nhầm lẫn

Trên nguyên tắc xuyên xuốt hợp đồng là sự tự nguyện thỏa thuận của các bên. Các bên tham gia giao kết hợp đồng không bị nhầm lẫn, hay bị ép buộc về nội dung hay điều khoản của hợp đồng. Trái với nguyên tắc này, hợp đồng bị vô hiệu. Đ i ề u 1 3 1 c ủ a B L D S 2 0 0 5 [ 1 , t r . 3 0 ] q u y đ ị n h : Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu”.

Trong tương quan so sánh với các quy định của Bộ nguyên tắc Unidroit cho thấy, mặc dù quy định này cũng phù hợp với quy định của Bộ nguyên tắc nhưng chưa đầy đủ và rõ ràng; chưa nêu ra được các trường hợp khác nhau và ngoại lệ của tình trạng nhầm lẫn dẫn đến hợp đồng vô hiệu hay không vô hiệu. Điều 3.4 Nguyên tắc Unidroit định nghĩa rõ ràng về nhầm lẫn: “Nhầm lẫn là sự tin nhầm về sự việc hoặc về pháp luật tồn tại vào thời điểm giao kết hợp” đồng thời quy định các trường hợp nhầm lẫn làm hợp đồng vô hiệu tại điều 3.5 [10, tr.172] :

1) Sự vô hiệu do nhầm lẫn chỉ có thể được một bên viện dẫn nếu trong quá trình giao kết hợp đồng, sự nhầm lẫn là lớn đến mức mà một người bình thường,


trong hoàn cảnh tương tự sẽ không giao kết hoặc chỉ giao kết với các điều kiện hoàn toàn khác nếu người này đã biết rõ tình trạng thực tế, và bên kia: a) Đã phạm phải nhầm lẫn này hoặc là nguyên nhân của nhầm lẫn hoặc đã biết hay phải biết về tình trạng nhầm lẫn mà vẫn đặt nạn nhân vào sự nhầm lẫn, đi ngược lại với yêu cầu về thiện chí và trung thực trong thương mại; hoặc b) Đã không hành động một cách hợp lý vào thời điểm hợp đồng vô hiệu, bằng cách dựa vào các điều khoản của hợp đồng. 2) Mặt khác, không được viện dẫn vô hiệu do nhầm lẫn khi: a) Nhầm lẫn xuất phát từ lỗi nghiêm trọng của bên bị nhầm lẫn; hoặc b) Nhầm lẫn liên quan đến một lĩnh vực mà ở đó nguy cơ nhầm lẫn do bên bị nhầm lẫn chịu, hoặc đặt trong hoàn cảnh đó nhầm lẫn cần phải do người này chịu.

Bộ nguyên tắc Unidroit đã quy định rất rõ ràng điều kiện để một sự nhầm lẫn về sự việc hay về quy định của pháp luật làm hợp đồng vô hiệu. Đó là khi sự nhầm lẫn phải là nghiệm trọng (yếu tố nghiêm trọng cả về khách quan và chủ quan) mà một người bình thường trong các tình huống tương tự đã làm nếu họ biết về tình trạng thực tế vào thời điểm giao kết hợp đồng. Nếu người này đã không giao kết hợp đồng hoặc chỉ giao kết với các điều kiện hoàn toàn khác thì khi đó nhầm lẫn mới là nghiêm trọng (khác biệt rõ ràng với nhầm lẫn không thích đáng). Yếu tố nhầm lẫn nghiêm trọng phải kết hợp với 04 điều kiện khác một là cả hai bên đều bị nhầm lẫn; hai là một bên đã là nguyên nhân gây ra nhầm lẫn cho bên kia dù là vô ý (nếu cố ý sẽ trở thành lừa dối); ba là bên kia đã biết hoặc phải biết về sự tồn tại của nhầm lẫn nhưng vẫn ký hợp đồng ngược lại với nguyên tắc trung thực và thiện chí, bốn là bên kia đã không hành động hợp lý vào thời điểm tuyên bố hợp đồng vô hiệu, tức là không thông báo sự nhầm lẫn cho bên bị nhầm lẫn trong một thời gian hợp lý để có thể sửa đổi làm không còn tình trạng hợp đồng vô hiệu.

Khi xác định yếu tố nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng, Điều 1110 Bộ luật dân sự của Pháp [2,tr.671] quy định như sau: “ Sự nhầm lẫn chỉ là căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu khi sự nhầm lẫn về bản chất của vật hoặc công việc là đối tượng của hợp đồng, sự nhầm lẫn về chủ thể giao kết hợp đồng không thể là căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu, trừ trường hợp việc xem xét nhân thân người đó là căn cứ


chính dẫn đến việc giao kết hợp đồng”. Có thể thấy, quy định này khá cụ thể và rõ ràng khi quy định trực tiếp loại nhầm lẫn và hậu quả của nó.

Như vậy hợp đồng ký kết do bị nhầm lẫn không đương nhiên vô hiệu mà chỉ có thể là căn cứ khởi kiện để yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu hoặc hủy hợp đồng.

2.1.2.2. Lừa dối

Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó” (Điều 132, BLDS 2005) [1, tr.130] . Đối với các trường hợp ký kết hợp đồng này, một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Quy định này cũng giống như quy định của Bộ luật dân sự Pháp nhưng quy định tại điều 1116 của BLDS Pháp [2, tr.672] rõ ràng hơn: “lừa dối là khi một bên gian dối đối với bên kia thì không cần biết gian đối đó được biểu hiện bằng hình thức nào, nội dung nào mà chỉ cần chứng minh nếu không có thủ đoạn gian dối đó thì bên kia đã không ký hợp đồng. Hành vi lừa dối không được suy đoán mà phải chứng minh”. Bộ nguyên tắc Unidroit cũng có quy định tương tự tại điều 3.8 [ 9, tr. 181] về yếu tố lừa dối trong giao kết hợp đồng: “Một bên có thể tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối khi cam kết của họ đã được thiết lập từ những thủ đoạn gian lận (đặc biệt là từ lời nói hay hành vi) của bên kia, hoặc khi người này, trái ngược với những yêu cầu về thiện chí và trung thực trong lĩnh vực thương mại và một cách gian lận, đã không cho bên kia biết về những tình huống đặc biệt mà người này đáng lẽ phải phát hiện ra”.

2.1.2.3. Ép buộc, đe dọa

Người tham gia giao kết hợp đồng phải tự nguyện và không bị ép buộc hay đe dọa, quy định này thể hiện nguyên tắc xuyên xuốt trong bất kỳ hệ thống pháp luật của quốc gia nào về hợp đồng. Theo Điều 132 BLDS 2005, “Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình”. Bộ luật dân sự


của Pháp từ điều 1111 đến điều 1115, điều 3.8 và điều 3.9 của Bộ nguyên tắc Unidroit quy định giống với Bộ luật dân sự của Việt Nam về bản chất của hành vi đe dọa và hậu quả pháp lý của nó.

Tuy nhiên theo quy định của Bộ nguyên tắc Unidroit, để tuyên bố hợp đồng vô hiệu vì lý do bị ép buộc thì điều kiện chứng minh thế nào là ép buộc được quy định chặt chẽ hơn. Trước hết sự đe dọa phải cấp thiết và nghiêm trọng đến mức mà người bị đe dọa không có cách nào khác là buộc phải giao kết hợp đồng. Đồng thời, sự đe dọa đó phải là đe dọa không chính đáng, bất hợp pháp hay hợp pháp nhưng có động cơ nhằm mục đích đạt được việc giao kết hợp đồng. Và điều kiện sau cùng là việc đe dọa có ảnh hưởng đến các lợi ích về vật chất hoặc tinh thần của bên bị đe dọa. Ngoài ra, khi so sánh yếu tố tự nguyện trong giao kết hợp đồng, Điều 3.10, Bộ nguyên tắc Unidroit [9, tr.184] quy định:

1. Một bên có thể tuyên bố hợp đồng hay một trong các điều khoản của hợp đồng vô hiệu vì lý do bị thiệt hại nếu vào thời điểm giao kết, hợp đồng hay một điều khoản trong hợp đồng dành cho bên kia một lợi ích thái quá và không có căn cứ. Cần đặc biệt xem xét đến:

a) Việc mà bên kia đã lợi dụng một cách không chính đáng tình trạng phụ thuộc, tình trạng suy thoái về kinh tế, mức độ khẩn cấp của nhu cầu, sự không dự liệu trước vấn đề, sự không hiểu biết, sự thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu khả năng đàm phán của bên thứ nhất; và

b) Bản chất và mục đích của hợp đồng.

2. Theo yêu cầu của bên bị thiệt hại, toà án có thể sửa lại hợp đồng hoặc điều khoản trong hợp đồng nhằm làm cho hợp đồng phù hợp với các yêu cầu của thiện chí và trung thực trong lĩnh vực thương mại.

3. Toà án cũng có thể sửa hợp đồng hoặc điều khoản của hợp đồng theo yêu cầu của bên nhận được thông báo hợp đồng vô hiệu, miễn là người gửi thông báo đã được thông tin một cách không chậm trễ về việc này và người này sau đó đã không hành động một cách hợp lý. Các quy định của khoản 2 Điều 3.13 sẽ được áp dụng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2023