những mạng di động này cũng chẳng còn chút giá trị gia tăng nào. Vì họ đã bỏ những mạng này để chuyển sang sử dụng những mạng di động khác với mức cước thấp hơn, với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn hơn. Vì vậy thay vì phải bỏ chi phí ra để tiếp tục duy trì những thuê bao ảo này, các nhà cung cấp dịch vụ di động có thể sử dụng những chi phí đó để chuyển sang đầu tư vào chất lượng dịch vụ cung cấp cho những thuê bao còn đang hoạt động. Sự đánh đổi đó sẽ giúp các doanh nghiệp này thu được một lợi ích kép: vừa cắt giảm được những chi phí không cần thiết, mà đồng thời lại nâng cao được chất lượng dịch vụ. Mặt khác, khi những khách hàng hiện tại được chăm sóc tốt hơn, lòng trung thành của họ đối với mạng di động càng tăng lên và làm giảm tỷ lệ rời mạng.
Để thực hiện sự đánh đổi đó, các mạng di động có thể giảm thời gian tồn tại trên mạng đối với các thuê bao đã bị khóa hai chiều từ 6 tháng như trước đây xuống còn 3 tháng hoặc 4 tháng. Vì khoảng thời gian 6 tháng là khá dài, và thông thường có rất ít khách hàng kích hoạt trở lại thuê bao của mình sau thời gian khoảng 6 tháng. Và sau khi đã “khai tử” đối với những thuê bao này, nhà cung cấp mạng có thể cung cấp miễn phí những số thuê bao đó cho những khách hàng muốn gia nhập mạng sau này. Việc làm này vừa khuyến khích những khách hàng mới tham gia vào mạng di động của mình, đông thời lại tái sử dụng được một thuê bao cũ đã được kích hoạt.
Giá trị gia tăng của quan hệ
Bạn đang cố gắng hết sức tìm cách cung cấp những dịch vụ với chất lượng cao hơn và với chi phí thấp hơn. Và các đối thủ của bạn cũng làm như vậy. Đó là bản chất tự nhiên của cạnh tranh. Nếu như có nhiều ngưới khác cũng làm được những gì bạn làm thì bạn sẽ không thể có giá trị gia tăng đáng kể. Một khi bạn có ít giá trị gia tăng, bạn không thể duy trì được mức lãi cao trên chi phí bỏ ra. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đó, sức mạnh từ việc tạo dựng mối quan hệ với khách hàng là một trong những cách tạo ra giá trị gia tăng.
Tạo dựng lòng trung thành của khách hàng
Có thể bạn quan tâm!
- “Lý thuyết trò chơi” trong cuộc chạy đua giữa các công ty viễn thông trên thị trường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 9
- Sự Cạnh Tranh Trên Dịch Vụ Điện Thoại Cố Định
- Vai Trò Của Người Chơi Mới Trên Thị Trường
- “Lý thuyết trò chơi” trong cuộc chạy đua giữa các công ty viễn thông trên thị trường Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 13
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Khi mà thị trường thông tin di động có sự tham gia ngày càng nhiều của những nhà cung cấp mới, với những đặc điểm dịch vụ và giá cước khác nhau thì việc khách hàng
rời bỏ những mạng điện thoại để chuyển sang những mạng khác là một thực tế không thể tránh khỏi. Trước thực tế đó, một trong những chiến lược quan trọng mà doanh nghiệp viễn thông nên cân nhắc, suy nghĩ đó là làm sao tạo dựng được lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ của doanh nghiệp mình. “Sẽ là rẻ hơn 10 lần, và dễ dàng hơn 10 lần để giữ một khách hàng cũ so với việc có thêm một khách hàng mới”. Điều này đã được chứng minh là đúng không chỉ đối với thị trường di động mà còn đối với nhiều thị trường sản phẩm khác.
Các doanh nghiệp viễn thông di động hãy biết cách nói lời cảm ơn tới những khách hàng trung thành của mình. Đây là bước cần thiết để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Chính việc nói lời cảm ơn là một phần không thể thiếu trong tạo dựng giá trị gia tăng trên một thị trường cạnh tranh. Và khi đó, hãy nói lời cảm ơn bằng hiện vật chứ không phải bằng tiền. Khi bạn dùng chính sản phẩm dịch vụ của mình để tặng, nó sẽ rẻ hơn so với giá trị của nó đối với khách hàng. Ngay cả khi bạn không cho không các sản phẩm đó mà bán với giá ưu đãi thì cũng vẫn là một cách hiệu quả để nói lời cảm ơn bằng hiện vật chứ không phải bằng tiền. Nếu bạn làm đúng, việc nói lời cảm ơn sẽ chẳng tốn kém nhiều dối với bạn. Mà ngược lại, những chi phí không đáng kể cho việc nói lời cảm ơn đó đôi khi lại đem lại những hiệu quả bất ngờ. Vì những khách hàng trung thành sẽ cảm thấy họ được chăm sóc tốt hơn với dịch vụ của bạn, họ sẽ cảm thấy rằng đối với mạng di động của bạn, họ vẫn còn có một giá trị gia tăng nhất định.
Hãy dành lời cảm ơn cao nhất cho các khách hàng trung thành của bạn. Hiện nay hầu hết các mạng di động đều chào mời những ưu đãi tốt nhất dành cho các khách hàng mới. Nhưng không nên như vậy, bạn cần đối xử theo cách tốt nhất với các khách hàng trung thành. Vì số lượng khách hàng mới là những con số chưa rõ ràng. Bạn không biết họ có thể mạng lại bao nhiêu lợi nhuận cho bạn. Nhưng bạn biết về các khách hàng hiện tại của mình. Hãy chỉ ra đâu là những khách hàng tốt nhất và cố gắng đừng bao giờ để mất họ. Hãy thưởng cho họ để đảm bảo nhận được lòng trung thành từ họ. Chẳng hạn, các mạng di động có thể tặng những khách hàng trung thành này những buổi tối gọi điện miễn phí vào các ngày nghỉ, hay những cuộc gọi đến miễn phí tỷ lệ thuận với thời gian sử dụng trong các cuộc gọi đi. Hiện nay, một số mạng điện thoại có sử dụng hình thức khuyến mãi là tặng những cuộc gọi miến phí, hay miễn phí hòa
mạng và tặng thêm tiền vào tài khoản nhưng lại chỉ áp dụng cho những thuê bao mới. Điều này chỉ khuyến khích khách hàng thay đổi nhiều lần giữa các hãng khác nhau để lấy phần thưởng khuyến mãi và thực sự làm xói mòn lòng trung thành, thay vì tạo dựng nó.
Đã có rất nhiều chương trình khuyến mãi nhằm vào những khách hàng thứ 1.000.000 hay khách hàng thứ 2.000.000 … và phần thưởng thường là rất giá trị. Đó cũng là một biện pháp tốt để thu hút khách hàng đến với mạng điện thoại của mình. Nhưng liệu những mạng điện thoại này có giữ chân được những khách hàng này lâu dài không, hay là họ lại chuyển sang thuê bao của một mạng khác khi mạng đó sắp có những chương trình khuyến mãi. Trong khi đó, những thuê bao trả trước, những người đem lại nguồn thu ổn định và tương đối cao cho các mạng di động thì lại hầu như chẳng nhận được một chương trình khuyến mãi nào. Đây chính là những khách hàng đã gắn bó lâu dài với các mạng di động và các mạng này hoàn toàn có thể nắm được những thuê bao này đem lại cho họ bao nhiêu lợi nhuận. Vậy tại sao những mạng di động này lại không tổ chức những chương trình khuyến mãi nhằm vào đối tượng khách hàng trung thành này. Những chương trình như “Kỷ niệm khách hàng lâu năm nhất”, hay những khuyến mãi, quà tặng dành cho khách hàng trung thành tỷ lệ thuận với số tiền hàng tháng thuê bao đó trả cũng sẽ đem lại những hiệu quả rất tốt. Ví dụ, bạn có thể tặng 5 ngày gọi miễn phí những khách hàng đã sử dụng mạng di động của mình liên tục trong vòng 5 năm. Hay những chương trình tích lũy điểm thưởng dựa trên số tiền thuê bao hàng tháng để đổi lấy những chương trình du lịch hay những phần quà hấp dẫn. Những cách làm như vậy sẽ làm tăng lòng trung thành của khách hàng đối với mạng điện thoại và khuyến khích họ sử dụng lâu dài hơn, vì chính việc tiếp tục sử dụng lâu dài đó cũng mang lại những lợi ích cho họ.
Thay đổi giá trị gia tăng
Nếu bạn có ít đối thủ cạnh tranh, giá trị gia tăng của bạn sẽ được đảm bảo. Khi đó vấn đề chiến lược là làm thế nào để hạn chế giá trị gia tăng của những người chơi khác trong trò chơi. Nhưng thực tế, trên thị trường viễn thông di động, ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện. Trong trường hợp này, thách thức không phải là làm thế nào để hạn chế giá trị gia tăng của những người chơi khác mà làm thế nào để có giá trị
gia tăng cho chính mình. Tạo dựng giá trị gia tăng là một công việc rất khó khăn trong kinh doanh nói chung. Các đối thủ khác trong cuộc chơi cũng chơi như bạn. Họ cũng tìm cách để có được sự đánh đổi và nâng cao giá trị gia tăng của mình. Để bảo vệ giá trị gia tăng của mình, bạn cần tạo ra các mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp, cũng như những người bổ trợ. Không có các mối quan hệ đó, bạn chỉ có thể cung cấp những dịch vụ thông thường. Cùng với mối quan hệ, chắc chắn bạn đang bán một dịch vụ có sự khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh khác, và một phần trong sản phẩm trọn gói đó chính là bạn. Quan hệ sẽ giúp bạn tăng giá trị gia tăng của mình. Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, đây chính là chìa khóa để có thể kiếm được lợi nhuận.
Điểm chính trong chiến lược này là bạn phải cố gắng tạo ra được một dịch vụ có sự khác biệt cơ bản so với những đối thủ cạnh tranh khác. Và với điểm khác biệt đó, bạn phải làm sao để khách hàng có thể nhận biết được và mong muốn được sử dụng dịch vụ đó của bạn. Khi mà sự cá biệt hóa sản phẩm được tăng lên thì cũng đồng nghĩa với việc giá trị gia tăng của bạn trên thị trường cũng tăng lên, và bạn có quyền hy vọng vào một khoản lợi nhuận lớn hơn trước. Khách háng sẽ chỉ có thể tìm đến bạn khi mà họ muốn được cung cấp những dịch vụ mà đã được bạn cá biệt hóa. Chỉ có mạng di động của bạn mới có thể cung cấp dịch vụ đó, trong khi những mạng điện thoại khác là không thể hoặc với một chất lượng kém hơn. Nhưng để có thể cung cấp những dịch vụ đó tới khách hàng với một mức giá tốt và chất lượng cao, thì bạn lại cần phải có quan hệ tốt với nhà cung cấp, những người bổ trợ và tất nhiên là với cả khách hàng.
Nhà cung cấp, đây chính là những người cung cấp những thiết bị thu phát, cũng như những thiết bị cần thiết khác để xây dựng nên hạ tầng viễn thông của một mạng di động. Hãy tạo một mối quan hệ tốt nhất có thể với những nhà cung cấp của bạn. Đặc điểm của thị trường di động là những thiết bị đầu vào thường có giá trị rất lớn và số nhà cung cấp trên thị trường cũng không nhiều. Vì vậy, sẽ rất tốt nếu bạn có thể tạo được một mối quan hệ tốt với những nhà cung cấp. Và nhờ vào nhờ mối quan hệ đó, hãy yêu cầu họ cung cấp cho bạn những thiết bị tốt nhất, kèm với những ưu đãi về tín dụng. Những ưu đãi về tín dụng đó sẽ giúp bạn có thêm nguồn vốn để đầu tư vào những vấn đề khác như chăm sóc khách hàng, thực hiện các chương trình khuyến mãi …
Người bổ trợ, đối với thị trường dịch vụ di động hiện nay, vai trò của người bổ trợ ngày càng quan trọng. Người bổ trợ là người cung cấp những dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động. Thời gian gần đây, những dịch vụ này ngày càng phát triển rầm rộ với rất nhiều loại hình. Vai trò của người bổ trợ đối với mỗi mạng di động ngày càng tăng. Vì nếu như thiếu họ, mạng điện thoại của bạn sẽ không còn được khách hàng đánh giá cao. Điều này giống như việc thưởng thức món hamburger mà thiếu đi mù tạt. Hãy tạo một mối quan hệ tốt với người bổ trợ để họ cung cấp cho mạng di động của bạn những dịch vụ bổ trợ hấp dẫn được khách hàng ưa thích.
3. Những nguyên tắc trong cuộc chơi
3.1 Thay đổi những qui tắc trong cuộc chơi
Những cơ quan quản lý thị trường viễn thông, mà cụ thể là Bộ BCVT có quyền đặt ra rất nhiều luật lệ, qui tắc cho trò chơi. Các luật này điều tiết các mối quan hệ giữa những người chơi trên thị trường, và là những qui tắc cơ bản nhất mà mỗi người chơi phải tuân theo. Những qui tắc trong cuộc chơi do các cơ quan này ban hành sẽ có những tác động trực tiếp đến tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, những qui định, chính sách tốt, phù hợp, kích thích sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn thị trường nói chung luôn được mong đợi. Ngược lại, những chính sách không phù hợp sẽ làm kìm hãm sự phát triển của thị trường, làm cho “chiếc bánh thị trường” bị nhỏ lại.
Thị trường viễn thông Việt Nam gần đây đã đi đầu trong công cuộc đổi mới, mở cửa làm ăn với nước ngoài, thực hiện việc cổ phần hoá, xoá dần độc quyền khuyến khích cạnh tranh, thúc đẩy phát triển đa dạng hoá. Đến nay trên thị trường đã có đến 6 nhà kinh doanh dịch vụ viễn thông di động và hàng chục đơn vị làm dịch vụ giá trị gia tăng. Nhờ đó đã có sự biến đổi trong việc kinh doanh và phục vụ, phục vụ chất lượng ngày càng cao, giá cước ngày càng rẻ hơn, được xã hội chấp nhận, cần tiếp tục khuyến khích. Tuy nhiên việc quản lý thị trường dịch vụ viễn thông ở nước ta vẫn chưa theo kịp với tình hình, còn nhiều bất cập; đi đôi với mặt tích cực cũng tồn tại nhiều hiện tượng tiêu cực. Cạnh tranh đã diễn ra thiếu lành mạnh, có phần lộn xộn, nói chung đầu tư thêm còn ít mà triển khai dịch vụ thì nhiều, kiềm chế giành giật lẫn nhau; động cơ chính chưa phải hoàn toàn là để phục vụ kinh tế – xã hội ngày càng tốt và rẻ hơn, mà
còn nặng về tìm kiếm thị phần, tăng doanh thu và lợi nhuận. Cách làm chủ yếu là khuyến mãi, hạ giá cước, thậm chí dưới giá thành, để rồi kêu lỗ; tuyên truyền – quảng cáo không đúng sự thực, hạ giảm uy tín của đối thủ cạnh tranh, tranh thủ dư luận, giành giật khách hàng v.v… Trong khi đó thì doanh nghiệp nắm cơ sở hạ tầng mạng lưới, chủ đạo viễn thông, chiếm nhiều thị phần, bị chia sẻ dịch vụ, bất bình với các nhà kinh doanh mới, không muốn cho đối thủ cạnh tranh sử dụng mạng lưới đã tự bỏ nhiều công của xây dựng phát triển được, gây thêm sự tranh chấp ngày càng quyết liệt, trong khi việc quản lý nhà nước từ trên xuống còn nhiều sai sót, có ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển của đất nước nói chung và viễn thông nói riêng.
Ở các nước, kể cả các nước phát triển nhất, cũng đã có tình hình tương tự. Do đặc điểm của ngành nghề và do tiến trình lịch sử tạo nên, ngành viễn thông ở Mỹ, Nhật, Tây Âu, úc, Hàn Quốc, Trung Quốc v.v… đều có một hai nhà khai thác mạng lưới chủ đạo, nói chung có lợi cho Nhà nước, nhưng cũng có trở ngại cho việc phát triển cạnh tranh của các doanh nghiệp mới, có tiềm lực yếu kém hơn về nhiều mặt. Nhà nước đã phải ra tay để can thiệp. Ví dụ ở Mỹ, Chính phủ đã ép buộc chia tách Tập đoàn Viễn thông AT&T ra thành nhiều công ty, kinh doanh thông tin đường dài và quốc tế riêng, điện thoại nội hạt riêng, để cho các công ty Bell con, MCI, Sprint v.v… có thể cạnh tranh được. ở Anh, Pháp, Đức, Nhật, Úc v.v…, Trung Quốc nữa, cũng muốn học tập, làm các việc tương tự, cho như thế sẽ phù hợp với trào lưu phát triển kinh tế – kỹ thuật mới. Thành công cũng có, nhưng còn ít, chưa tương xứng, nhưng thất bại cũng nhiều. Cạnh tranh hạ giá quá mức ở Mỹ đã đem lại thua lỗ, đưa đẩy một số nhà khai thác viễn thông đến bờ vực phá sản. Ở Tây Âu nhiều công ty viễn thông mới chết yểu, còn các nhà khai thác chủ đạo mạng lưới và dịch vụ thua lỗ triền miên, nợ nần chồng chất, Liên minh Châu Âu phải đôn đốc Chính phủ các nước trích ngân sách cứu vãn. ở Trung Quốc khi chưa có cạnh tranh phát triển có phần nhanh hơn, tốc độ có năm lên đến 40%, nhưng sau đó đã ngày càng giảm sút, những năm gần đây chỉ còn tăng 13 – 15% mỗi năm, tuy vẫn còn nhanh hơn tốc độ phát triển của cả nền kinh tế nói chung.
Gần đây ở các nước đã rút ra một bài học kinh nghiệm, mà các giới trong ngành viễn thông thế giới đều công nhận. Đó là đối với ngành viễn thông, đặc biệt là đối với mạng lưới và dịch vụ viễn thông cơ bản, chỉ có những doanh nghiệp lớn cạnh tranh với nhau, còn các doanh nghiệp nhỏ chủ yếu chỉ là kinh doanh ảo, làm dịch vụ giá trị gia tăng thì
không. Các doanh nghiệp lớn này muốn tồn tại và phát triển được phải kinh doanh đầy đủ các loại hình dịch vụ, kể cả dịch vụ mạng lưới, dịch vụ cơ bản, dịch vụ mới và dịch vụ giá trị gia tăng, trong đó dịch vụ tin học, dịch vụ truyền thông v.v… ở đây phải trừ trường hợp Công ty Vodafone của Anh, là một trong 10 công ty viễn thông hàng đầu thế giới, chỉ chuyên kinh doanh dịch vụ thông tin di động. Và cũng có một kinh nghiệm khác nữa đã được rút ra, là trên lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản, để cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả, tuỳ tình hình mà mỗi nước chỉ có từ 3 đến 6 nhà kinh doanh lớn, không nên có nhiều hơn, vì do đặc thù của ngành viễn thông và theo qui luật của kinh tế qui mô, cứ tăng thêm một nhà cạnh tranh thì giá thành kinh doanh trung bình tăng lên chứ không giảm xuống, hiệu quả của cạnh tranh cũng giảm xuống chứ không tăng lên v.v… Chính là vì lý do đó, mà dù có khối lượng dịch vụ rất lớn, Chính phủ Trung Quốc cho phép chỉ có 5 nhà khai thác kinh doanh dịch vụ viễn thông cơ bản và điện thoại truyền thống, chỉ có 2 nhà khai thác dịch vụ thông tin di động. Riêng về kinh doanh dịch vụ viễn thông gia tăng giá trị, có đến hàng ngàn. Cũng thế, số công ty thông tin di động ở Mỹ chỉ có 6, ở Anh có 5, ở Nhật có 3, ở úc có 4, ở Hàn Quốc có 3, ở Malaixia cũng chỉ có 3 v.v…
Có lẽ nước ta cũng nên học các bài học kinh nghiệm cơ bản đó về ngành viễn thông trên thế giới, không nên cho phát triển tràn lan, mà nên sắp xếp lại các doanh nghiệp kinh doanh cạnh tranh viễn thông, sáp nhập một số nhà kinh doanh nhỏ thành một số (chỉ từ 3 đến 5) nhà kinh doanh lớn, kinh doanh đa dịch vụ (không kể các nhà kinh doanh ảo, dịch vụ gia tăng giá trị), mới cạnh tranh được với nhau, chứ không thể nào đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh ngang bằng giữa các nhà kinh doanh mới ra đời, vốn có ít, kinh nghiệm chưa nhiều, không có mạng lưới riêng của mình, với các nhà kinh doanh kỳ cựu, nắm giữ mạng lưới và có nhiều tiềm năng to lớn khác. Riêng về thông tin di động chỉ nên có 3-4 nhà kinh doanh. Ngoài ra phải tăng cường quản lý thị trường dịch vụ viễn thông, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, vừa cạnh tranh vừa hợp tác; vừa khuyến khích phát triển cạnh tranh, vừa bảo đảm thông tin quốc gia, phục vụ công ích và phổ cập, cả ở vùng sâu, vùng xa; nâng nhanh sức cạnh tranh viễn thông quốc gia trong quá trình hội nhập, mở cửa thị trường thương mại dịch vụ, đón nhận cạnh tranh quốc tế.
4. Chiến thuật trong cuộc chơi
Khuấy lên màn sương mù
Sự đơn giản đôi khi là chân lý, nhưng có những lúc bạn cần phải làm cho mọi thứ trở nên phức tạp, thậm chí là không thể dự đoán trước. Khi đó, bạn cần tung hỏa mù. Một trò chơi đơn giản sẽ nhanh chóng trở thành quá rõ ràng và bạn có thể không muốn những người khác có thể nhìn xuyên qua được nó để biết bạn đang làm gì. Những sơ đồ định giá phức tạp tạo ra một màn sương làm lu mờ đi giá trị thực chất. Trên quan điểm của người bán, điều này dôi khi là có lợi. Cách định giá phức tạp còn khiến những người sử dụng dịch vụ rất khó đi tham khảo giá để so sánh. Nhìn chung cách thức định giá phức tạp thường nhằm che đậy các mức giá cao. Nhưng cũng đôi khi, người bán làm cho mọi việc trở nên phức tạp hơn nhằm mục đích che giấu cả mức giá thấp chứ không chỉ mức giá cao. Họ sẵn sàng bán sản phẩm của mình với giá rất thấp, nhưng họ giấuđiều đó để tránh tạo ra một cảm nhận về chất lượng thấp. Tuy nhiên nếu hệ thống tính giá lại phức tạp quá mức cần thiết thì lại gây ra hậu quả ngược lại. Khách hàng có thể bị lẫn lộn và thất vọng khi cố gắng nhìn rõ hơn trong sương mù, và điều này làm hại đến cách nhìn nhận của họ về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Trên thị trường dịch vụ di động hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện tính giá theo hình thức 6 giây + 1. Tức là block đầu tiên sẽ được tính trong vòng 6 giây, kể từ giây thứ 7 trở đi, khi khách hàng gọi giây nào sẽ được tính tiền giây đó. Cách tính giá cước này được khách hàng cho là công bằng hơn so với những hình thức tính trước đó là block 30 giây, hay block 6 giây. Với cách tính mới này, người tiêu dùng sẽ chỉ phải trả tiền cho khoảng thời gian mà họ thực hiện cuộc gọi. Tuy nhiên, do mọi nhà cung cấp đều sử dụng một cách tính giá này, nên sẽ rất dễ dàng cho khách hàng để biết được nhà cung cấp nào có mức giá cạnh tranh hơn, hấp dẫn hơn. Và dựa trên sự so sánh về giá cước đó, khách hàng sẽ dễ dàng rời bỏ mạng di động này để chuyển sang mạng khác.
Một cách tính giá phức tạp hơn một chút, và khác với những nhà cung cấp khác có thể tạo nên sự khác biệt. Với những tính toán cẩn thận, bạn có thể tạo ra một chiến thuật về giá mới, mà sẽ khiến khách hàng có cảm giác được tiêu dùng với mức cước phí thấp hơn những nhà cung cấp khác. Ngòai ra, để khuyến khích khách hàng thực hiện những cuộc gọi với dung lượng dài, thay vì nhanh chóng kết thúc cuộc gọi để tiết kiệm